Trang chủNewsThời sựChỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác tiêu...

Chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quốc gia


Chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quốc gia- Ảnh 1.
Rà soát, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ, hội nhập quốc tế.

Trong những năm qua, công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đã có bước phát triển, đạt nhiều kết quả quan trọng. Một số trung tâm kiểm định tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng bước đầu góp phần thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo nền tảng kỹ thuật quan trọng, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, của các ngành, lĩnh vực và nền kinh tế, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế. Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng là công cụ quản lý nhà nước có đóng góp ngày càng quan trọng vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, người tiêu dùng; bảo đảm công bằng và an sinh xã hội.

Tuy nhiên, hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, còn một số hạn chế, yếu kém, đặc biệt là: Nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, doanh nghiệp và người tiêu dùng về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng chưa đầy đủ, toàn diện, chưa thực sự quan tâm đến công tác này; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách đối với tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng chưa phù hợp với thực tiễn hội nhập quốc tế hiện nay; năng lực quản lý nhà nước, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực tham gia hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng còn nhiều hạn chế; chưa tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hoá sản xuất tại Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn, chất lượng khắt khe của thị trường quốc tế. Công tác đầu tư và phát triển các tổ chức kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng còn thiếu quy hoạch, định hướng, không đồng bộ. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và phối hợp của các bộ, ngành, địa phương chưa đồng bộ, thống nhất, các biện pháp xử lý vi phạm chưa đủ mạnh.

Để tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đến năm 2030 và những năm tiếp theo, góp phần thực hiện mục tiêu trở thành nước có công nghiệp hiện đại theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và phát triển đất nước, trong đời sống xã hội; về ý nghĩa của việc sản xuất, tiêu dùng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng; nâng cao ý thức tự giác chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

2. Rà soát, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ, hội nhập quốc tế dựa trên các nền tảng hạ tầng kỹ thuật hiện đại, công nghệ số và mô hình quản trị thông minh. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Chuyển hình thức kiểm soát đối tượng, công đoạn cụ thể sang quản lý chuỗi sản phẩm, từ khâu nghiên cứu tiền sản xuất, tổ chức sản xuất đến tổ chức phân phối, lưu thông, tiêu dùng và xuất khẩu sản phẩm, hàng hoá mang thương hiệu Việt Nam. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, tạo nền tảng kỹ thuật bảo đảm đáp ứng các mục tiêu phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, dẫn dắt quá trình phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; nâng cao mức độ hài hoà tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ các mục tiêu phát triển đất nước trong từng giai đoạn. Hoàn thiện hệ thống chuẩn đo lường quốc gia, chuẩn đo lường chính của các bộ, ngành, địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp về chuyển đổi số, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc để tăng cường công tác quản lý nhà nước về năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá, tạo môi trường sản xuất kinh doanh minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển thương mại, thị trường xuất, nhập khẩu.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức hoạt động cơ quan tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng theo hướng chỉ một đầu mối cấp quốc gia để quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Phát triển các tổ chức công nhận quốc gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp quốc gia, tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm quốc gia, tổ chức năng suất quốc gia để thực hiện cơ chế trọng tài phục vụ công tác quản lý về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong phạm vi cả nước, đáp ứng yêu cầu và thông lệ quốc tế.

3. Xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng bảo đảm số lượng và chất lượng. Đưa đào tạo nhân lực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng vào một số cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp nghề. Đầu tư, nâng cấp cơ sở đào tạo nghiệp vụ tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và nhu cầu thực tiễn, chú trọng hình thành và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các nhóm chuyên gia có uy tín đạt trình độ quốc tế, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, xuất khẩu nhân lực lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

4. Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong tổng chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ tương xứng với vị trí, vai trò. Quy hoạch và thực hiện đúng quy hoạch phát triển các trung tâm kiểm định tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong toàn quốc. Xây dựng ít nhất một trung tâm kiểm định tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng ở mỗi vùng kinh tế trọng điểm theo Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở từng vùng. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực đối với trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng 3 khu vực Bắc, Trung, Nam; hiện đại hoá hệ thống phòng kiểm định kỹ thuật tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; xây dựng một số trung tâm kiểm định đạt chuẩn quốc tế. Đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong các ngành, lĩnh vực để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Quan tâm đầu tư nguồn lực cho hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng lĩnh vực quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng theo Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 26/01/2022 của Bộ Chính trị khoá XIII về “đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo”.

5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng bảo đảm an toàn của sản phẩm, hàng hoá trong sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường. Phối hợp xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Kịp thời khen thưởng và có biện pháp phù hợp để bảo vệ người tố giác hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

6. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, tuân thủ các điều ước, các thoả thuận quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia. Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác đào tạo; cập nhật kịp thời các tiêu chuẩn, công nghệ mới, nhất là với các quốc gia có năng lực kiểm định tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng tiên tiến. Tăng cường sự tham gia vào các tổ chức quốc tế; nâng tỉ lệ hài hoà của tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

7. Tổ chức thực hiện

– Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị tới cán bộ, đảng viên và nhân dân. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị phù hợp với tình hình của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan, tổ chức, cơ sở hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; đưa nội dung công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng vào trong kế hoạch phát triển kinh tế của ngành, địa phương.

– Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ cho việc thực hiện và giám sát thực hiện Chỉ thị; bảo đảm ngân sách nhà nước cho việc phát triển và nâng cao hiệu quả công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

– Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị; rà soát, hoàn thiện các văn bản dưới luật, cơ chế, chính sách về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện; tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong việc thực hiện Chỉ thị.

– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên tích cực thực hiện và giám sát việc thực hiện Chỉ thị.

– Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền Chỉ thị.

– Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Chỉ thị; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Ban Bí thư kết quả thực hiện Chỉ thị.

Chỉ thị này phổ biến đến các chi bộ.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/chi-thi-cua-ban-bi-thu-ve-day-manh-cong-tac-tieu-chuan-do-luong-chat-luong-quoc-gia-377755.html

Cùng chủ đề

Hàng ngàn hộ dân ở Cao Bằng, Bắc Kạn bị ảnh hưởng do lũ

VOV.VN - Do chịu ảnh hưởng từ cơn bão số 3, các khu vực ở tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn có mưa to đến rất to trên diện rộng với lượng phổ biến từ 100mm đến hơn 200mm kèm gió giật cấp 6, cấp 7. Hàng ngàn hộ dân ở Cao Bằng bị ảnh hưởng do lũ Tại thành phố Cao Bằng, vào lúc 22h ngày 8/9, các khu dân cư thuộc khu vực ven sông, trũng thấp thuộc phường Hợp...

Thủ tướng đề xuất đến 2030 đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Nhận diện rõ thực trạng, sát thực tếCuộc họp diễn ra sáng 9/9. Tại...

Giá lúa gạo hôm nay 9/9/2024: Giá lúa giảm 100

Giá lúa gạo hôm nay ngày 9/9 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động trái chiều với lúa và gạo, giá gạo tăng 150-300 đồng/kg, giá lúa giảm 100-200 đồng/kg. Ghi nhận tại các địa phương như Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ… giá lúa nội địa giảm, chất lượng lúa ảnh hưởng do mưa bão, giao dịch chậm. ...

1 người tử vong, 20 người mất tích do mưa lũ ở Cao Bằng

Nhiều ngày qua, mưa lũ tại tỉnh Cao Bằng đã gây thiệt hại về người, nhà ở, công trình.. và ảnh hưởng sinh hoạt của người dân. Do chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 (Bão Yagi), từ đêm 7/9 đến ngày 9/9 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to trên diện rộng gây ngập úng, sạt lở đất ở nhiều địa phương trong tỉnh. Mưa lớn gây ngập lụt...

(Trực tiếp) Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

Sáng 9-9 cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Sập cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng tại Phú Thọ, hình ảnh từ hiện trường - Video: TUẤN PHÙNG - MẠNG XÃ HỘI Cầu Phong Châu chỉ còn lại 1 nhịp - Ảnh: Mạng xã hội Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Phó chủ tịch huyện Tam Nông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết cầu Phong Châu có kết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở

Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công...

Thái Bình tập trung tiêu úng, giảm thiểu thiệt hại về lúa và hoa màu

Rà soát, đánh giá cụ thể thiệt hại diện tích lúa mùa, hoa màu, thủy sản, chủ động các biện pháp khắc phục, phục hồi sản xuất. Có phương án để kịp thời hỗ trợ cho người dân vùng bị thiệt hại khôi phục và phát...

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Dương

Đến 18h ngày 8/9, nhiều địa phương ở Hải Dương thông tin sẽ cho toàn bộ học sinh nghỉ học ngày 9/9 để các trường khắc phục hậu quả sau bão số 3.Theo khảo sát nhanh trên địa bàn toàn tỉnh, đa số các trường đều...

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, động viên công tác khắc phục hậu quả bão tại Hải Phòng

Cùng với đó, thành lập các đoàn công tác để kiểm tra, đôn đốc, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, các vấn đề nổi lên tại các quận huyện; bảo đảm an ninh, an toàn, an dân; kiểm soát giá cả các mặt hàng thiết...

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra, chỉ đạo khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng bão số 3 tại tỉnh Yên Bái

Cùng đi có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái khoá XV; lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ.Trước đó,...

Bài đọc nhiều

Quảng Ninh, Hải Phòng tan hoang vì bão số 3

Trong ngày 7.9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh và TP.Hải Phòng, gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản. Đến tối cùng ngày, nhiều địa phương ở các tỉnh, thành trên vẫn chưa thể cấp điện trở lại nên cơ quan chức năng chưa thể cung cấp chính xác thiệt hại do bão. Quảng Ninh: Hàng nghìn cây xanh bị gãy đổ, nhà tốc mái Qua thống kê sơ bộ của tỉnh Quảng Ninh khi bão số...

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

(Dân trí) - Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bắc qua sông Hồng nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông sáng nay bất ngờ sập xuống một đoạn dài. 10h40, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đơn vị mới nhận được thông tin cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ bị sập.  Ông Hiệp đánh giá, ảnh hưởng của bão Yagi đang rất khủng khiếp, đặc biệt đối với các tỉnh...

Hành trình tàn phá miền Bắc của siêu bão Yagi

(Dân trí) - Thông tin "siêu bão" giảm xuống thành "bão" vào giờ chót không khiến cho Yagi bớt hung dữ. Người dân bước ra khỏi nhà trong sáng 8/9, ngỡ ngàng vì cây đổ, mái tốc và nước chảy trên đường cuồn cuộn...   Khi bình minh 7/9 vừa ló rạng, người dân các tỉnh ven biển miền Bắc đã chuẩn bị tinh thần đối mặt với cơn bão mạnh nhất trong 3 thập kỷ - Yagi. Xuất phát từ Biển Đông,...

Thành phố Hạ Long hoang tàn, đổ nát sau bão Yagi

(Dân trí) - Bão Yagi quét qua TP Hạ Long đã để lại thiệt hại nặng nề, đặc biệt là với các công trình, cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ẩm thực dọc tuyến đường ven biển. Chiều 7/9, bão Yagi đổ bộ vào đất liền, quét trực tiếp qua địa phận tỉnh Quảng Ninh, gây thiệt hại nặng nề tại các khu vực TP Cẩm Phả, TP Hạ Long, huyện Vân Đồn... Ghi nhận của phóng viên Dân trí trong...

Cây đổ la liệt, đường ngập sâu sau khi bão số 3 Yagi quét qua Hà Nội

Bão số 3 Yagi quét qua Hà Nội khiến nhiều cây xanh, cột điện, biển báo giao thông gãy đổ. Một số tuyến đường bị ngập sâu khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi bão số 3 Yagi quét qua Hà Nội, hàng trăm cây xanh, biển báo, cột đèn... đã bị gãy đổ. Ghi nhận trên phố Phúc La (quận Hà Đông), hàng loạt cây xanh gãy đổ chắn ngang đường khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó...

Cùng chuyên mục

Hàng ngàn hộ dân ở Cao Bằng, Bắc Kạn bị ảnh hưởng do lũ

VOV.VN - Do chịu ảnh hưởng từ cơn bão số 3, các khu vực ở tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn có mưa to đến rất to trên diện rộng với lượng phổ biến từ 100mm đến hơn 200mm kèm gió giật cấp 6, cấp 7. Hàng ngàn hộ dân ở Cao Bằng bị ảnh hưởng do lũ Tại thành phố Cao Bằng, vào lúc 22h ngày 8/9, các khu dân cư thuộc khu vực ven sông, trũng thấp thuộc phường Hợp...

Thủ tướng đề xuất đến 2030 đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Nhận diện rõ thực trạng, sát thực tếCuộc họp diễn ra sáng 9/9. Tại...

1 người tử vong, 20 người mất tích do mưa lũ ở Cao Bằng

Nhiều ngày qua, mưa lũ tại tỉnh Cao Bằng đã gây thiệt hại về người, nhà ở, công trình.. và ảnh hưởng sinh hoạt của người dân. Do chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 (Bão Yagi), từ đêm 7/9 đến ngày 9/9 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to trên diện rộng gây ngập úng, sạt lở đất ở nhiều địa phương trong tỉnh. Mưa lớn gây ngập lụt...

(Trực tiếp) Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

Sáng 9-9 cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Sập cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng tại Phú Thọ, hình ảnh từ hiện trường - Video: TUẤN PHÙNG - MẠNG XÃ HỘI Cầu Phong Châu chỉ còn lại 1 nhịp - Ảnh: Mạng xã hội Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Phó chủ tịch huyện Tam Nông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết cầu Phong Châu có kết...

Xuyên đêm khắc phục sự cố lưới điện 220kV và 500kV sau bão tại Quảng Ninh

Hiện PTC1 đang khắc phục sự cố đổ cột 220kV đường dây Tràng Bạch - Uông Bí dọc theo quốc lộ 18 và TBA 500kV ở Quảng Ninh, đảm bảo sớm cấp điện phụ tải trở lại.   Hiện PTC1 đang khắc phục sự cố đổ cột 220kV đường dây Tràng Bạch - Uông Bí dọc theo quốc lộ 18 và TBA 500kV ở Quảng Ninh, đảm bảo sớm cấp điện phụ tải trở lại. Theo đó, do ảnh hưởng của v đã...

Mới nhất

Ăn mừng hay tuyệt vọng khi Fed hạ lãi suất

Soi biến động thị trường trong quá khứ và gần đây, vàng có vẻ hưởng lợi nhiều hơn chứng khoán, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lần đầu cắt giảm lãi suất cơ bản sau một thời gian dài. Cục Dự trữ Liên...

Cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với hoàn lưu sau bão

(Bqp.vn) - Sáng 8/9, chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi người dân, doanh nghiệp, cơ quan, địa phương không bị thiệt hại...

Cây xanh gãy đổ do bão Yagi, phải phục hồi mảng xanh Hà Nội

Tính đến 10h ngày 8.9 đã có 14 người chết và 176 người bị thương do bão Yagi. Trong đó, người chết có nguyên nhân do cây gãy đổ đè trúng không nhiều, chủ yếu là do những nguyên nhân khác.Đừng mất bình tĩnh đến mức phải tính đến việc chặt cành cây hay trồng các loại cây...

Nông, lâm, thủy sản Việt Nam xuất khẩu tới hơn 190 quốc gia, vùng lãnh thổ

Nông lâm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 190 quốc gia, vùng lãnh thổ. Số...

Cảnh báo trên sông tăng nhanh, Phú Thọ và Đồng Nai khẩn trương ứng phó

UBND huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã chỉ đạo xã Hiền Lương di dời 205 hộ với 770 nhân khẩu đến nơi cao hơn nhằm đảm bảo an toàn trước diễn biến mưa lũ, trong khi tỉnh Đồng Nai cảnh báo lũ trên sông La Ngà.   Trước tình hình nước sông dâng cao, tỉnh Phú Thọ đã có phương án...

Mới nhất