Trang chủNewsThời sựChỉ thị Báo cáo Phát triển bền vững của EU tác động...

Chỉ thị Báo cáo Phát triển bền vững của EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt?


PwC Việt Nam vừa phát hành Báo cáo Tác động sâu rộng của Chỉ thị Báo cáo Phát triển bền vững doanh nghiệp (CSRD) đối với các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam. Theo PwC, với yêu cầu báo cáo sâu rộng và toàn diện, Chỉ thị CSRD sẽ không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong Liên minh châu Âu (EU) mà còn cả những doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị của đối tác châu Âu. Điều này sẽ mang lại nhiều thách thức nhưng cũng đồng thời mang lại các cơ hội chuyển đổi bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.

Thay vì tự nguyện, Chỉ thị CSRD mang tính bắt buộc đối với doanh nghiệp

Chỉ thị CSRD được EU ban hành vào tháng 12/2022 và chính thức có hiệu lực cho các báo cáo phát hành từ năm tài chính 2024 (trừ một số ngành và các doanh nghiệp không đặt trụ sở tại EU sẽ cần tuân thủ từ năm 2026). Theo đó, Chỉ thị CSRD nhận được nhiều sự chú ý trong cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Một trong những nguyên nhân chính là bởi Chỉ thị CSRD mang tính bắt buộc thay vì tự nguyện như các tiêu chuẩn và khung hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững hiện hành như: Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI), Lực lượng Chuyên trách các Báo cáo Tài chính liên quan đến Khí hậu (TCFD), Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Bền vững (SASB)… Quan trọng hơn, Chỉ thị CSRD sẽ có ảnh hưởng đến doanh nghiệp trên toàn thế giới, không chỉ trong phạm vi châu Âu.

Theo PwC, một trong những bước tiến lớn của Chỉ thị CSRD trong việc đẩy mạnh thực hành phát triển bền vững là thay vì chỉ tập trung vào dấu chân môi trường của bản thân doanh nghiệp, CSRD nhấn mạnh vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp, vốn là yếu tố chính góp phần tạo ra các tác động của doanh nghiệp lên môi trường và xã hội.

Bên cạnh đó, Chỉ thị CSRD đề cao tính minh bạch trong việc công bố thông tin phát triển bền vững. Cụ thể, Chỉ thị CSRD yêu cầu thực hiện đảm bảo số liệu báo cáo bởi bên thứ ba độc lập ở mức đảm bảo có giới hạn. Trong tương lai, Chỉ thị CSRD sẽ tiến đến yêu cầu thực hiện đảm bảo hợp lý, tương đương với mức độ đảm bảo cho báo cáo tài chính.

“Với tính phức tạp và đa chiều của các chủ đề liên quan đến phát triển bền vững, yêu cầu này giúp nâng cao tính chính xác, đầy đủ và khách quan trong thông tin được đưa vào báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp, tránh tình trạng chỉ báo cáo những mặt tích cực (cherry-picking), bỏ sót thông tin hay nhấn mạnh quá mức”, PwC cho hay.

Cũng theo PwC, sự ra đời của Chỉ thị CSRD cũng đòi hỏi sự lưu tâm của bộ phận thuế trong doanh nghiệp. Với những yêu cầu báo cáo mới và khắt khe, Chỉ thị CSRD sẽ tạo áp lực để chính doanh nghiệp cũng như toàn bộ chuỗi giá trị thay đổi cách thức hoạt động, kéo theo các ảnh hưởng về thuế và pháp lý…

Chỉ thị Báo cáo Phát triển bền vững của EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt?
Chỉ thị CSRD sẽ mang lại nhiều thách thức nhưng cũng đồng thời mang lại các cơ hội chuyển đổi bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam (Ảnh minh họa)

Tác động đối với doanh nghiệp Việt

Theo PwC, Chỉ thị CSRD đang và sẽ có tác động mạnh mẽ ở Việt Nam. Bởi trong bối cảnh hiện nay, kim ngạch thương mại hai chiều EU – Việt Nam ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Kể từ khi Hiệp định EVFTA được ký kết, 25/27 nước thành viên EU đã đầu tư hơn 22 tỷ USD vào hơn 2.000 dự án FDI tại Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn thứ 16 của EU, đồng thời xếp thứ 11 trong các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào thị trường này.

“Với việc một lượng lớn doanh nghiệp Việt Nam nằm trong chuỗi giá trị của các doanh nghiệp hoạt động tại châu Âu, sự ra đời của Chỉ thị CSRD sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp này đẩy mạnh việc chuẩn bị số liệu và lập báo cáo phát triển bền vững để cung cấp cho công ty mẹ hoặc doanh nghiệp đối tác tại châu Âu khi có yêu cầu”, báo cáo của PwC nêu.

PwC cũng phân tích các tác động của Chỉ thị CSRD đối với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị của đối tác châu Âu tại Việt Nam, đồng thời đề xuất các bước chuẩn bị cho các doanh nghiệp này. Cụ thể, theo quan điểm của PwC, dựa trên cơ sở yêu cầu báo cáo hiện hành tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt thuộc chuỗi giá trị của đối tác châu Âu nên lưu ý ba yêu cầu báo cáo thuộc Chỉ thị CSRD:

Thứ nhất, là vấn đề phát thải khí nhà kính: Theo PwC, dù đã nắm được tầm quan trọng của chuyển đổi xanh, nhìn chung doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm các doanh nghiệp niêm yết) hiện chưa sẵn sàng cho việc kiểm kê và giảm phát thải khí nhà kính. Trong số các doanh nghiệp thuộc rổ chỉ số VN100, chỉ có 12 doanh nghiệp đã thực hiện kiểm kê ở phạm vi phát thải 1 và 2, và chỉ có 7 doanh nghiệp đề cập đầy đủ phát thải phạm vi phát thải 1, 2 và 3.

“Trường hợp phát thải khí nhà kính thuộc phạm vi phát thải 3 là vấn đề trọng yếu của doanh nghiệp châu Âu cần tuân thủ Chỉ thị CSRD, các đối tác cung ứng tại Việt Nam sẽ phải tổng hợp dữ liệu phát thải và nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính trong nội bộ doanh nghiệp cũng như chuỗi cung ứng của doanh nghiệp đó. Ngoài Chỉ thị báo cáo CSRD, châu Âu cũng đã triển khai Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon nhằm đánh thuế các-bon đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại. Hai luật định này sẽ khiến việc kiểm kê và giảm phát thải khí nhà kính trở thành điều kiện tất yếu để gia nhập thị trường EU”, PwC nêu trong báo cáo.

Đối với vấn đề phát thải khí nhà kính, PwC phân tích các lộ trình đề xuất cho doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức và năng lực về quản lý, kiểm kê và giảm thiểu phát thải khí nhà kính cho nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp. Đồng thời, thiết lập các chính sách và quy trình khử các-bon, triển khai thực hiện các phương pháp sản xuất có phát thải các-bon thấp để giảm lượng phát thải trong quá trình sản xuất, tập trung vào năng lượng và giao thông vận tải do đây là hai lĩnh vực gây phát thải khí nhà kính nhiều nhất tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt cần đặt các mục tiêu giảm phát thải phù hợp với khoa học khí hậu, tức là hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C. Ngoài ra, cần nghiên cứu các yêu cầu về báo cáo phát thải khí nhà kính, phát triển các quy trình nội bộ, hệ thống kiểm kê lượng phát thải và quản lý dữ liệu bài bản, phục vụ cho quá trình đảm bảo các số liệu trong báo cáo.

“Doanh nghiệp có thể tham khảo các luật định liên quan tại Việt Nam, bao gồm Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn”, PwC chỉ rõ.

Xuất khẩu dệt may đã có dấu hiệu hồi phục. Ảnh minh họa
Thay vì tự nguyện, Chỉ thị CSRD mang tính bắt buộc đối với doanh nghiệp

Thứ hai, là vấn đề đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Theo PwC, tuy Việt Nam đã có một số doanh nghiệp thực hành bảo tồn cũng như khôi phục đa dạng sinh học trong sản xuất kinh doanh, song nhìn chung sự tham gia của doanh nghiệp còn tương đối hạn chế, chủ yếu theo hướng tự nguyện và theo sự huy động nguồn lực của các tổ chức vì môi trường thay vì việc doanh nghiệp chủ động đánh giá tác động và triển khai thực hiện. Trong khi đó, Báo cáo “Đánh giá đa dạng sinh học ở Việt Nam” của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) cho thấy, các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đã và đang ảnh hưởng rất lớn tới đa dạng sinh học ở Việt Nam. Ngoài ra, các luật định của Việt Nam hiện chưa có nhiều hướng dẫn cụ thể và nêu rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đánh giá tác động và giảm thiểu ảnh hưởng lên đa dạng sinh học và hệ sinh thái.

Theo yêu cầu của Chỉ thị CSRD, các doanh nghiệp hay nhà sản xuất tại Việt Nam sẽ cần thực hiện đánh giá tác động của doanh nghiệp lên hệ sinh thái xung quanh khu vực hoạt động và sản xuất của họ, tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến đa dạng sinh học để hỗ trợ việc đánh giá tính trọng yếu kép của doanh nghiệp đối tác tại Châu Âu, cũng như lập báo cáo về chủ đề này nếu đây được xác định là một trong các chủ đề trọng yếu của doanh nghiệp đối tác.

PwC đề xuất lộ trình thực hiện tiêu chí này cho doanh nghiệp: Nâng cao nhận thức và năng lực về bảo tồn đa dạng sinh học cho nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp; đánh giá tác động của doanh nghiệp lên hệ sinh thái xung quanh khu vực hoạt động và sản xuất của doanh nghiệp và các rủi ro và cơ hội đi kèm; có quy trình đo lường, thu thập số liệu và hệ thống quản lý dữ liệu bài bản, phục vụ cho quá trình đảm bảo các số liệu trong báo cáo. Doanh nghiệp Việt có thể tham khảo các luật định liên quan tại Việt Nam, bao gồm: Luật Đa dạng sinh học 2008; Quyết định số 149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/01/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

Thứ ba, các vấn đề xã hội và quyền con người. PwC cho biết, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có ý thức tôn trọng, bảo vệ quyền của người lao động, quyền của khách hàng và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền con người của các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng có xu hướng gia tăng về số lượng, tính nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng. Một số vi phạm nổi bật bao gồm tình trạng doanh nghiệp phân biệt đối xử, sử dụng lao động trẻ em, không bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, thời giờ nghỉ ngơi, mức lương tối thiểu, bảo hiểm xã hội, quyền hoạt động công đoàn của công nhân…

PwC dẫn chứng các dữ liệu: Thu nhập bình quân tháng của lao động nam hiện cao gấp 1,35 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (8,3 triệu đồng so với 6,1 triệu đồng). Hay tại Việt Nam, có hơn 1 triệu trẻ em trong độ tuổi 5 – 17 tham gia lao động, chiếm 5,4% tổng số trẻ em trong độ tuổi này.

“Với sự ra đời của Chỉ thị CSRD, các doanh nghiệp và nhà sản xuất tại Việt Nam cần thu thập các thông tin liên quan đến việc đảm bảo nhân quyền trong sản xuất, kinh doanh để hỗ trợ việc đánh giá tính trọng yếu kép của doanh nghiệp đối tác tại châu Âu, cũng như để doanh nghiệp đó lập báo cáo về chủ đề này nếu đây được xác định là một trong các chủ đề trọng yếu”, báo cáo PwC nêu.

PwC cũng đề xuất lộ trình thực hiện cho doanh nghiệp: Cần nâng cao nhận thức và năng lực về đảm bảo nhân quyền cho nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp; đẩy mạnh việc đảm bảo các tiêu chuẩn về lao động và môi trường sản xuất, kinh doanh; đồng thời, siết chặt hệ thống kiểm soát nội bộ, thiết lập hệ thống quản lý rủi ro trong các quy trình kinh doanh và tuân thủ các yêu cầu về trách nhiệm giải trình; thiết lập quan hệ đối tác và tham gia chương trình hỗ trợ của các tổ chức hợp tác quốc tế như ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế), UNDP (Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc)… về việc kiến tạo hoạt động doanh nghiệp thân thiện với người lao động; có quy trình đo lường, thu thập số liệu và hệ thống quản lý dữ liệu bài bản, phục vụ cho quá trình đảm bảo các số liệu trong báo cáo và thẩm định các vấn đề về nhân quyền. Doanh nghiệp Việt có thể tham khảo các luật định liên quan tại Việt Nam, bao gồm: Luật Doanh nghiệp 2020 (Điều 8 về Nghĩa vụ của doanh nghiệp); Luật Lao động 2019.

“Chỉ thị CSRD có ảnh hưởng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi sự tham gia của toàn bộ các mắt xích trong chuỗi giá trị của các doanh nghiệp có hoạt động tại thị trường châu Âu. Doanh nghiệp Việt Nam có liên quan vì thế cần theo dõi sát sao và sớm nắm bắt các yêu cầu tuân thủ Chỉ thị CSRD để duy trì tính cạnh tranh và phát triển mối quan hệ đối tác với các doanh nghiệp tại châu Âu, cũng như có các kế hoạch thực hiện kịp thời. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt cân nhắc chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng bền vững hơn và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu thực hành phát triển bền vững ngày càng chặt chẽ từ các thị trường lớn như EU”, PwC khẳng định.





Nguồn

Cùng chủ đề

Vinh danh 60 sản phẩm, dịch vụ xanh hóa và số hóa

Với chủ đề trọng tâm "Thương hiệu tích cực - Tiêu dùng bền vững", chiều 20/12, chương trình Tin Dùng Việt Nam 2024 đã công bố và vinh danh Top 10 Sản phẩm - Dịch vụ ấn tượng...

Mời tham dự Triển lãm toàn cầu Bharat Mobility 2025

Từ ngày 17-22/1/2025, Triển lãm toàn cầu về lĩnh vực ô tô ‘Bharat Mobility 2025” sẽ diễn ra tại TP. Greater Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Triển lãm toàn cầu về lĩnh vực ô tô ‘Bharat Mobility 2025” sẽ được tổ chức tại 03 địa điểm chính tại Ấn Độ gồm: Trung tâm Hội nghị quốc tế Bharat Mandapam (Pragati Maidan), New Delhi; Trung tâm Hội nghị Yashobhoomi, Dwarka, New Delhi và Trung tâm triển...

TP HCM tăng cường phổ biến kiến thức ESG, thúc đẩy hoạt động phát triển bền vững

(NLĐO) - Sáng 20-12, Chương trình bồi dưỡng kiến thức phát triển bền vững về môi trường trong tình hình mới tại TP HCM được diễn ra tại Trung tâm Báo chí TP HCM ...

Vietjet hợp tác với Xanh SM, thúc đẩy giao thông bền vững giữa Việt Nam-Indonesia

Hãng hàng không thế hệ mới Vietjet và Xanh SM, thương hiệu tiên phong về dịch vụ di chuyển thuần điện, vừa ký kết hợp tác chiến lược để phát triển đa dạng các dịch vụ tiện ích dành cho người dân và du khách, quảng bá du lịch, thu hút đầu tư tại Việt Nam, Indonesia và cả khu vực. Ông Đỗ Xuân Quang, Phó Tổng Giám đốc Vietjet (phải) và ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng giám đốc toàn...

Nestlé Việt Nam nhận Giải Vàng Chất lượng Quốc gia lần thứ 2

Nestlé Việt Nam lần thứ 2 vinh dự nhận Giải Vàng Chất lượng Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho tổ chức, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, năng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gỡ “nút thắt” trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Luật Dầu khí, Luật Điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương xây dựng góp phần khắc phục điểm nghẽn trong thực tiễn nhằm chống lãng phí nguồn lực. Nhận diện lãng phí, điểm nghẽn trong xây dựng thể chế, pháp luật Ngày 9/11/2022, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà...

Gạo các loại biến động mạnh, lúa tươi quay đầu

Giá lúa gạo hôm nay ngày 22/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang. Trong tuần qua giá gạo biến động mạnh, giá lúa tươi quay đầu giảm sút. Giá lúa gạo hôm nay ngày 22/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang. Cụ thể, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, không có biến động với cả lúa và gạo. ...

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 22/12, hàng ngàn người dân đổ về sân bay Gia Lâm (Hà Nội) để tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Sáng 22/12, hàng ngàn người dân đổ về sân bay Gia Lâm (Hà Nội) để tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, sự kiện nổi bật trong chuỗi hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Triển lãm mở cửa miễn...

Vàng nhẫn tiếp tục “vượt mặt” vàng miếng

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn và vàng trang sức các loại giảm nhưng với biên độ hẹp hơn so với đà lao dốc của vàng miếng. Tại thời điểm khảo sát lúc 10h30 ngày 22/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty tiếp tục đi ngang. Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết...

Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển”

Sáng ngày mai (23/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Diễn đàn ‘Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển’. Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về triển khai ngay các công tác trọng tâm, đột phá về phòng, chống lãng phí, tạo dấu ấn lan tỏa trong toàn xã hội; tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lịch thi đấu Việt Nam – Myanmar hôm nay: Thầy trò HLV Kim Sang-sik không được phép thua

Đội tuyển VN dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik không được phép thua Myanmar ở trận đấu cuối bảng B giải AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ tối nay (21.12) trên sân Việt Trì (Phú Thọ; trực tiếp trên VTV5, FPT Play) Trận ra mắt của Xuân Son trong màu áo đội tuyển Trận hòa 1-1 hú vía tại Philippines khiến kế hoạch sớm đoạt ngôi đầu bảng B của đội tuyển VN (7 điểm) bị ảnh hưởng...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Dự đoán kết quả AFF Cup 2024 – đội tuyển Việt Nam đấu Myanmar: Sẽ chiến thắng!

Đội tuyển Việt Nam được đặt niềm tin vào chiến thắng trước đội tuyển Myanmar ở lượt trận cuối bảng B, AFF Cup 2024 diễn ra hôm nay. Niềm tin chiến thắng 20 giờ hôm nay trên sân Việt Trì (Phú Thọ), đội tuyển Việt Nam tiếp đón đội tuyển Myanmar ở lượt trận cuối bảng B, AFF Cup 2024 trong khi ở trận cùng giờ, đội tuyển Indonesia đối đầu Philippines. Nguyễn Xuân Son sẵn sàng "cháy" hết mình cùng đội tuyển Việt Nam trước Myanmar ẢNH: VFF Cục...

Cùng chuyên mục

Gỡ “nút thắt” trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Luật Dầu khí, Luật Điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương xây dựng góp phần khắc phục điểm nghẽn trong thực tiễn nhằm chống lãng phí nguồn lực. Nhận diện lãng phí, điểm nghẽn trong xây dựng thể chế, pháp luật Ngày 9/11/2022, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà...

Ấn tượng những màn biểu diễn đặc sắc của hàng ngàn quân dân trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ

(NLĐO) - Ngày hội "văn hóa quân - dân" nhằm góp phần nâng cao lòng yêu nước, tự hào về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, Quân đội và Nhân dân Việt Nam anh hùng ...

Kéo dài thời gian tham quan một số khu vực tại Triển lãm Quốc phòng đến 23/12

Để đáp ứng nhu cầu tham quan của nhân dân, Bộ Quốc phòng quyết định kéo dài thời gian trưng bày, phục vụ một số khu vực tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế lần hai đến ngày 23/12. Ngày 22/12, Văn phòng Bộ Quốc phòng đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Chỉ đạo Triển lãm về việc kéo dài thời gian mở cửa một...

Hàng trăm người phải sơ tán khẩn cấp

(CLO) Ngày 22/12, chính quyền bang Victoria, Úc, thông báo một đám cháy rừng lớn đang vượt tầm kiểm soát tại khu vực Công viên Quốc gia Grampians, cách thành phố Melbourne khoảng 241 km về phía tây. ...

Hủy bỏ quyết định chỉnh năm sinh của một cán bộ thị xã ở Bạc Liêu

Việc thu hồi, hủy bỏ quyết định chỉnh sửa nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp cấp II của một cán bộ đang công tác tại UBND thị xã Giá Rai là do thực hiện chưa đúng quy định của Bộ GD&ĐT. ...

Mới nhất

Nhóm vũ trang đối lập tuyên bố kiểm soát một sở chỉ huy quân sự tại Myanmar

Sau nhiều tuần giao tranh, nhóm vũ trang đối lập Arakan Army (AA) tuyên bố giành quyền kiểm soát một trong 14 sở...

Bộ Quốc phòng quyết định mở thêm một ngày Triển lãm quốc phòng

Bộ Quốc phòng thông báo triển lãm quốc phòng sẽ được kéo dài thời gian mở cửa một số gian hàng, mở cửa thêm một ngày đến hết 23-12. ...

Hủy quyết định sửa năm sinh trên bằng tốt nghiệp của chủ tịch TX.Giá Rai

Sở GD-ĐT Cà Mau thu hồi, hủy bỏ quyết định điều chỉnh năm sinh trên bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa của...

Gia đình 3 thế hệ bác sĩ nội trú sản khoa của bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng

Tân bác sĩ Hồ Ngọc Lan Nhi vừa nhận giấy báo trúng tuyển bác sĩ nội trú chuyên ngành sản phụ khoa Trường ĐH Khoa học sức khỏe (ĐH Quốc gia TP.HCM), trở thành người thứ ba trong gia đình theo học bác sĩ nội trú sản...

Mới nhất