Trang chủKinh tếNông nghiệpChỉ thị 40-CT/TW: Tạo bước chuyển mình cho tín dụng ưu đãi...

Chỉ thị 40-CT/TW: Tạo bước chuyển mình cho tín dụng ưu đãi ở Cô Tô


Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã tạo bước ngoặt trong công tác tín dụng chính sách xã hội, giúp thay đổi tích cực và toàn diện, hiệu quả về kinh tế – xã hội, giảm nghèo trên địa bàn huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.

Tín dụng chính sách chắp cánh ước mơ Mở rộng nhiều trường hợp được vay vốn tạo việc làm

Nhớ lại thời điểm cách đây 10 năm, ông Nguyễn Đức Chiến, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Cô Tô chia sẻ, do địa bàn là huyện đảo, giao thông cách trở nên việc giao thương trao đổi hàng hóa bị hạn chế, kinh tế và đời sống người dân gặp khó khăn. Kinh tế chủ yếu dựa vào nuôi trồng, đánh bắt hải sản truyền thống, nhưng thiếu nguồn vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Chính vì vậy khi Chỉ thị số 40-CT/TW được Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành và đi vào thực hiện đã giúp các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị – xã hội huyện đảo Cô Tô vào cuộc mạnh mẽ, đặc biệt là có những thay đổi tích cực rõ rệt trong việc tăng cường nguồn vốn và nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội.

Chỉ thị 40-CT/TW: Tạo bước chuyển mình cho tín dụng ưu đãi ở Cô Tô
Bà Vũ Thu Hòa – Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại buổi thực hiện công tác kiểm tra Ban Đại diện HĐQT NHCSXH huyện Cô Tô

Theo Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Cô Tô, tính đến thời điểm ngày 30/06/2024, tổng nguồn vốn 139.507 triệu đồng, tăng 92.068 triệu đồng so với năm 2014 (trong đó nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương là 34.645 triệu đồng tăng so với năm 2014 là 35.859 triệu đồng); Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn đạt 139.320 triệu đồng, tăng 91.881 triệu đồng so với thời điểm trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW. Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn 0,08%, giảm 1,78% so với thời điểm 31/12/2014.

Với nguồn vốn được tăng cường, hoạt động tín dụng chính sách xã hội của NHCSXH đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương làm chuyển biến phương thức sản xuất của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng bộ và chính quyền huyện Cô Tô đặt ra.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần giúp 1.748 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong đó: có 12 lượt hộ nghèo, 02 hộ cận nghèo, 01 hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển kinh tế, đồng thời tạo điều kiện chuyển biến nhận thức cách làm ăn giúp ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống và thay đổi đáng kể đời sống vật chất, khuyến khích hộ vay vốn ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững; tạo việc làm cho 1.373 lao động từ chương trình quỹ quốc gia về việc làm; hỗ trợ cho 2 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập; 05 học sinh sinh viên mua máy tính thiết bị học tập trực tuyến; đầu tư mới, cải tạo 423 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; có 3 hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn được vay vốn phát triển kinh tế gia đình, 40 hộ gia đình người lao động có thu nhập thấp được vay vốn Nhà ở xã hội để sửa chữa và xây dựng mới nhà ở, 01 hộ gia đình được vay vốn sản xuất, kinh doanh từ chương trình Cho vay người chấp hành xong án phạt tù…

Chỉ thị 40-CT/TW: Tạo bước chuyển mình cho tín dụng ưu đãi ở Cô Tô
Cán bộ NHCSXH huyện Cô Tô giao dịch tại xã Thanh Lân

Bà Nguyễn Thị Gành, một trong những hộ gia đình khó khăn trên địa bàn huyện Cô Tô, đã có những cảm nhận sâu sắc về sự thay đổi sau khi Chỉ thị 40-CT/TW được ban hành. Bà Gành chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi chỉ sống dựa vào nghề đánh bắt hải sản và làm nông nghiệp với thu nhập bấp bênh. Nhờ Chỉ thị 40-CT/TW, nguồn vốn được bổ sung, chúng tôi đã được tiếp cận với các khoản vay ưu đãi từ NHCSXH, để đầu tư vào nuôi bò sinh sản. Hiện nay, thu nhập của gia đình đã ổn định và đời sống được cải thiện rõ rệt. Tôi hy vọng rằng các chương trình tín dụng chính sách sẽ tiếp tục hỗ trợ những hộ gia đình khác như chúng tôi”.

Ông Nguyễn Đức Chiến nhấn mạnh, với vai trò là đầu mối cung cấp vốn vay ưu đãi trên địa bàn, Phòng Giao dịch đã tuân thủ chặt chẽ các chỉ tiêu và hướng dẫn từ ngân hàng cấp trên và Ban đại diện HĐQT NHCSXH. Đồng thời đã hợp tác hiệu quả với các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác để triển khai các chương trình tín dụng chính sách một cách tốt nhất. Sự nỗ lực này đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Đặc biệt là sự phối hợp của NHCSXH với các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị – xã hội trong việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách đóng vai trò rất quan trọng. “Sự phối hợp này không chỉ giúp chúng tôi phân bổ nguồn vốn hiệu quả mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát đảm bảo các khoản vay được sử dụng đúng mục đích và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân”, ông Chiến nói thêm.

Có thể khẳng định, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và ngày càng đi vào cuộc sống, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững; xây dựng nông thôn mới; đảm bảo an sinh xã hội; ổn định chính trị, an ninh quốc phòng tại huyện đảo Cô Tô.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/chi-thi-40-cttw-tao-buoc-chuyen-minh-cho-tin-dung-uu-dai-o-co-to-154527.html

Cùng chủ đề

Đồng hành cùng hội viên, phụ nữ liên kết sản xuất, phát triển thương mại miền núi

Ngay trong địa bàn tỉnh Cao Bằng, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác và các hộ gia đình sản xuất ngày càng chủ động hơn trong việc kết nối chặt chẽ với các đơn vị phân phối...

Ngân hàng săn đón doanh nghiệp

Các ngân hàng tung loạt gói tín dụng ưu đãi lãi suất thấp nhưng doanh nghiệp đáp ứng điều kiện vẫn dè dặt, ngại vay ...

Agribank tăng quy mô tín dụng ưu đãi lĩnh vực lâm, thủy sản lên 13.000 tỷ đồng

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Agribank tiếp tục triển khai chương trình tín dụng ưu đãi dành cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản với quy mô lên đến 13.000 tỷ đồng. ...

Nông dân Thái Nguyên thoát nghèo nhờ nguồn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội

Hiệu quả từ nguồn vốn vay ưu đãiTrong 7 năm qua, Hội Nông dân huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) đã tích cực phối hợp cùng với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện trong việc giải ngân nguồn vốn vay ưu đãi và đạt nhiều...

Nuôi trâu, nuôi bò đếm chả xuể, ở xã này của Quảng Bình có nhà mua ô tô sang, xịn, mịn

Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) là một xã vùng cao biên giới. Nơi đây, hơn 90% là người Ma Coong (thuộc dân tộc Bru – Vân Kiều) sinh sống, cuộc sống còn gặp rất nhiều khó khăn.Để vươn lên thoát nghèo, phát triển...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP. Hồ Chí Minh: Tăng tốc để về đích

Muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 là 7,5% thì tăng trưởng quý IV của TP. Hồ Chí Minh phải chạm mốc 9%. TP. Hồ Chí Minh: Dư nợ cho vay xuất khẩu lãi suất ưu đãi đạt hơn 100 ngàn tỷ đồng Đẩy mạnh vốn đầu tư công được xem là nhiệm vụ cấp bách của TP. Hồ Chí Minh ...

Nâng “chất” cho nông nghiệp tuần hoàn

Nông nghiệp tuần hoàn đối với Việt Nam vừa không mới vừa mới. Không mới bởi trên thực tế, những mô hình sản xuất nông nghiệp mang tính tuần hoàn đã được áp dụng ở Việt Nam từ nhiều năm. Mô hình kinh doanh bao trùm: Hóa giải thách thức phát triển nông nghiệp bền vững Tiếp vốn cho nông dân làm kinh tế ...

Thặng dư xuất nhập khẩu nông sản đạt 15,21 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản 10 tháng đầu năm 2024 đạt khoảng 51,74 tỷ USD. Thặng dư thương mại ngành này đạt mức tăng trưởng 62,2% so với năm ngoái.Theo báo cáo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 10/2024 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng...

Gỡ khó cho chi thường xuyên

Theo Bộ Tài chính, dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025 khoảng 2.548,9 nghìn tỷ đồng (đã bao gồm số sử dụng từ nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương còn dư đến hết năm 2024 chuyển sang để bố trí dự toán năm 2025 của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương). Xây dựng hành lang pháp lý...

Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển

Tại Diễn đàn Nhịp đập kinh tế Việt Nam 2024 với chủ đề "Định hướng tương lai: Điều chỉnh chiến lược và chính sách phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh quốc tế mới" do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đồng tổ chức ngày 1/11, các chuyên gia chỉ ra rằng cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi giúp nền...

Bài đọc nhiều

Các “ông lớn” ký hợp tác chiến lược, đẩy nhanh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang thị trường Halal

Ngày 2/11, tại Hà Nội, Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp) đã ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về chương trình hợp tác, liên kết chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm theo tiêu chuẩn Halal. ...

Quảng Ngãi có gần 9.800 hộ cần hỗ trợ nhà ở

An cư cho người nghèo Sau bao năm ở trong ngôi nhà cũ nát, tạm bợ, tháng 6/2024, gia đình chị Lê Thị Kim Liên (43 tuổi, xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) đã có ngôi nhà mới khang trang nhờ sự hỗ trợ của chính quyền và các đoàn thể. Gia đình chị Liên là một trong những hộ nghèo ở xã Đức Phong. Cả 2 vợ chồng đều xuất thân nghèo khổ, không có...

Thêm một hoàn lưu bão mới hình thành, đường đi của bão số 6 sẽ rất khó đoán

Tin bão số 6 (bão Trà Mi) mới nhất, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, do chịu tác động cùng lúc của hệ thống không khí lạnh và hoàn lưu bão mới hình thành phía...

Đã có 460.000 tấn thịt và phụ phẩm động vật được nhập về Việt Nam trong 9 tháng năm 2024

Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), 9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu trên 460.000 tấn thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2023. ...

Công tác khoán bảo vệ rừng và phát triển rừng theo Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Sớm tháo gỡ khó khăn thì...

Nghệ An có hơn 1,148 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp, đứng đầu cả nước về diện tích. Từ thực tế cho thấy, việc giao khoán bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) được kỳ vọng, không chỉ vừa bảo vệ diện tích rừng hiện có mà còn gia tăng sinh kế cho người dân...

Cùng chuyên mục

Lan’s Homestay – “Viên ngọc xanh” ở Cao Bằng

Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm du lịch gần gũi với thiên nhiên, khám phá, trải nghiệm văn hóa bản địa thì Lan’s Homestay tại xóm Háng Thoang, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng là một trong những điểm đến đầy hứa hẹn. ...

Hồ nước ngọt đẹp như phim ở Bình Định, nuôi cá đặc sản, cá điêu hồng kiểu gì mà bán sang Nhật Bản?

Cá điêu hồng thơm ngon được nuôi ở hồ Định Bình-một hồ nước ngọt nhân tạo cảnh quan đẹp như phim ở huyện miền núi Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định). Nghề nuôi cá điêu hồng trên lòng hồ đã mang lại thu nhập tốt cho nhiều nông dân. Đặc biệt loại...

Không khí lạnh đã tiến sát biên giới, nhiệt độ Hà Nội thế nào?

Tin không khí lạnh mới nhất: Cơ quan khí tượng nhận định đợt không khí lạnh tác động đến miền Bắc từ ngày 4/11 có cường độ mạnh nhất từ đầu mùa đến nay, Thủ đô Hà Nội có khả năng mưa rét trong những ngày tới. ...

Phú Yên: Đồng bào DTTS giữ rừng ở thượng nguồn sông Kỳ Lộ

Không còn phá rừng làm rẫy, 906 hộ đồng bào dân tộc Chăm, Ba Na ở xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã nhận trách nhiệm quản lý, bảo vệ hơn 25.000 ha rừng tự nhiên ở vùng thượng nguồn sông Kỳ Lộ. Không chỉ được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mà nhiều hộ được giao đất rừng sản xuất để phát triển kinh tế.Ngày 1/11, Trung tâm Xúc tiến đầu...

Xây tường, đắp bao cát ngăn nước

Liên quan đến bài viết: "Mới đầu tư 2 trạm bơm 30 tỷ đồng, vì sao bến Ninh Kiều ở Cần Thơ vẫn ngập nặng?" đăng tải trên Dân Việt ngày 23/10, theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt hôm nay (4/11), bến Ninh Kiều đã được xây thêm tường,...

Mới nhất

Thanh Hóa: Người có uy tín sát cánh cùng đồng bào DTTS miền núi phát triển kinh tế

Bao năm qua, Đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã luôn khẳng định được là những tấm gương điển hình về sự chịu khó, sáng tạo, làm chủ các mô hình kinh tế, đặc biệt họ còn là những người sát cánh hỗ trợ trực tiếp được nhiều gia đình gặp...

Khan nguồn cung căn hộ, khách mua đổ về “của hiếm” tại phía Đông Hà Nội

Trước đà phục hồi của thị trường bất động sản cuối năm và tình trạng thiếu hụt nguồn cung trầm trọng, loại hình căn hộ đang trở thành mục tiêu săn đón của cả người mua ở thực và giới đầu tư. Khan nguồn cung căn hộ, khách mua đổ về “của hiếm” tại phía Đông Hà NộiTrước đà phục...

Hoạt động kinh doanh bất động sản của Hodeco (HDC) vẫn giảm mạnh

Trong quý III/2024, hoạt động kinh doanh bất động sản của Hodeco mang về 124,5 tỷ đồng, giảm khoảng 26% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận đạt 13,33 tỷ đồng, giảm 58,9%. Hoạt động kinh doanh bất động sản của Hodeco (HDC) vẫn giảm mạnhTrong quý III/2024, hoạt động kinh doanh bất động sản của Hodeco...

Hoa Sen lãi cả niên độ 510 tỷ đồng, gấp 16 lần năm trước

Khép lại niên độ 2023-2024, Hoa Sen lãi hơn 510 tỷ đồng, gấp 16 lần năm trước và vượt mục tiêu lợi nhuận với 2 kịch bản lần lượt 400 tỷ đồng và 500 tỷ đồng. Khép lại niên độ 2023-2024, Hoa Sen lãi hơn 510 tỷ đồng, gấp 16 lần năm trước và vượt mục tiêu lợi nhuận với...

Anh Ngô Minh Hải tái đắc cử chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM khóa IX

Chiều 4-11, anh Ngô Minh Hải đã được hiệp thương trực tiếp làm chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM nhiệm kỳ 2024 - 2029. ...

Mới nhất