Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhChỉ tên 'địa điểm' để chống lãng phí: Hạ tầng đi sau,...

Chỉ tên ‘địa điểm’ để chống lãng phí: Hạ tầng đi sau, nền kinh tế lãnh đủ


Hạ tầng đi sau, nền kinh tế lãnh đủ - Ảnh 2.

Đường vành đai 2 đoạn qua TP Thủ Đức (TP.HCM) dài 2,7km nằm im lìm sau bốn năm tạm dừng thi công – Ảnh: Q.ĐỊNH

Vì thế phải tìm ngay giải pháp chống lãng phí như yêu cầu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, trong đó có lĩnh vực hạ tầng.

Chuyện dự án hạ tầng vỡ tiến độ, đội vốn ngàn tỉ đồng, làm mãi không xong có thể thấy ở khắp nơi.

Nhiều con đường xây mãi không xong

Những ngày này, công trường đoạn 3 đường vành đai 2 TP.HCM dài 2,7km nằm im lìm sau bốn năm tạm dừng thi công. Tuy chỉ là một đoạn ngắn nhưng dự án này đóng vai trò quan trọng trong việc khép kín đường vành đai 2.

Đây chính là con đường điều phối xe ở nội thành, giảm ùn tắc cho các tuyến đường vào cảng vốn đang quá tải. Dự án 2,7km vốn được làm theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao) – một loại hình đã phần nào góp phần vào bức tranh giao thông TP.HCM.

Năm 2017 dự án được khởi công, nhưng chỉ chưa đầy ba năm sau đã phải tạm dừng khi khối lượng mới đạt 43,7%. Có hai nguyên nhân chính khiến công trình tạm dừng: đầu tiên vì vướng mặt bằng; thứ hai là điều chỉnh hợp đồng BT, rà soát quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, suốt bốn năm qua, nhà đầu tư đã cùng các sở ngành TP rà soát hợp đồng BT để tiến hành đàm phán, ký kết phụ lục hợp đồng, thanh toán quỹ đất nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thành. Sự chậm trễ về giải quyết vướng mắc để khởi động lại dự án không chỉ làm ảnh hưởng tới hoạch định phát triển giao thông mà còn gây lãng phí những khoản tiền có thể tính toán bằng con số.

Theo báo cáo của Công ty cổ phần Văn Phú – Bắc Ái (doanh nghiệp thực hiện dự án), kể từ khi triển khai tới nay, doanh nghiệp đã chi ra để thực hiện dự án 2.200 tỉ đồng. Đến nay, nhà đầu tư vẫn chưa nhận được khoản thanh toán nào, dẫn tới khó khăn trong công tác triển khai dự án. Đáng quan ngại, hiện nay số lãi vay ước tính mà TP phải trả đã lên tới 600 tỉ đồng, mỗi tháng chậm có thể phát sinh thêm 15 tỉ đồng.

“Doanh nghiệp đã hoàn thành các phần trách nhiệm của mình, phần còn lại cần sự quyết liệt gỡ vướng từ TP. Tuy nhiên, thời gian qua các sở ngành vẫn đang lúng túng triển khai các bước tiếp theo dẫn đến doanh nghiệp không thể tính toán được khi nào khởi động lại dự án.

Công trình đình trệ quá lâu không chỉ ảnh hưởng đến người dân, gây thiệt hại về kinh tế mà còn đẩy doanh nghiệp rơi vào tình cảnh rất khó khăn, có nguy cơ phá sản”, một lãnh đạo Công ty cổ phần Văn Phú – Bắc Ái chia sẻ.

Dự án liên vùng: Ra “chiến dịch” và… thất thủ

Trong số các dự án trọng điểm ở phía Nam, dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được kỳ vọng sẽ kết nối với các trục cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Bến Lức – Long Thành. Đồng thời, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu hoàn thành đúng tiến độ sẽ giảm tải rất lớn cho quốc lộ 51.

Tuy nhiên, tiến độ giải phóng mặt bằng đoạn cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu qua Đồng Nai đã nhiều lần lỗi hẹn.

Khi Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, nhắc nhở tiến độ chậm, Đồng Nai đưa ra “chiến dịch 30 ngày đêm”… Thế nhưng đã mấy lần các cấp ra “chiến dịch” đến nay, việc giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người dân có đất ở khu vực làm dự án vẫn còn ngổn ngang.

Gần đây nhất, Thủ tướng thêm một lần nữa yêu cầu đến 15-10 phải bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án thành phần 2 nhưng vẫn chưa đâu vào đâu.

Theo Ban quản lý dự án 85 (Ban 85, Bộ Giao thông vận tải), trường hợp không kịp bàn giao mặt bằng và tháo gỡ vướng mắc về đất đắp, nguy cơ vỡ tiến độ cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa và khai thác đồng bộ năm 2026 là rất lớn”, Ban 85 khẳng định.

Còn trước mắt phát sinh đủ thứ khó cho chủ đầu tư, nhà thầu vì cứ hẹn ngày giao mặt bằng rồi lại lỗi hẹn. Mỗi lần được hứa hẹn giao mặt bằng, nhà thầu lại vào “chiến dịch” huy động máy móc, công nhân, chuẩn bị nguồn vật liệu… nhưng lại lỗi hẹn, tất cả phải “nằm chờ”, gây lãng phí rất lớn. Chỉ riêng trả lương cho người lao động cũng đã khiến doanh nghiệp thiệt thòi lớn.

Đại diện Ban 85 chia sẻ: “Do không thể chắc chắn được thời gian nhận bàn giao mặt bằng nên việc huy động, tập kết vật liệu của nhà thầu cũng thiếu tính chủ động, đã xảy ra nhiều trường hợp nguồn vật liệu (cát, đá,…) khi cần sử dụng thì không còn nguồn cung cấp do nhà sản xuất đã bán cho các dự án khác, gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế khi phải huy động từ các nguồn cung cấp khác có giá thành cao hơn”.

Vị này nói: “Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đang đội vốn hàng ngàn tỉ đồng, đang phải xin điều chỉnh nguồn vốn đầu tư. Và hơn hết, thi công cao tốc chậm một ngày sẽ lãng phí rất lớn vì nguồn lực, vật lực đang nằm trên công trình chờ mặt bằng…”.

Còn ở dự án đường vành đai 3 TP.HCM qua Đồng Nai, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh cho hay riêng dự án thành phần 3 huyện Nhơn Trạch đã bàn giao mặt bằng 89%.

Tuy nhiên mặt bằng thực tế thì công được trên 36ha, đạt khoảng 55%. Nguyên nhân do mặt bằng được bàn giao không liên tục, còn nhiều hộ dân đã nhận tiền bồi thường nhưng chưa được xét tái định cư hoặc còn tài sản trên đất nên chưa bàn giao mặt bằng.

Mặt bằng bàn giao da beo, không liên tục và nhiều vị trí khó có đường tiếp cận đến nơi có mặt bằng để thi công.

Cần nhắc lại, theo nghị quyết Chính phủ, ở dự án này phải giao mặt bằng đạt 70% trước 30-6-2023.

Hạ tầng đi sau, nền kinh tế lãnh đủ - Ảnh 3.

Thiếu mặt bằng đang cản trở tiến độ dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu – Ảnh: A LỘC

Chậm tiến độ gây hậu quả lớn

Tiến sĩ Phạm Viết Thuận, viện trưởng Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường TP.HCM, cho rằng những năm qua chúng ta đã chứng kiến khá nhiều dự án kết nối liên vùng hay những công trình tại TP.HCM chậm tiến độ. Đơn cử như với metro số 1 đã kéo dài 16 năm. Vì vậy, tình trạng kẹt xe, kết nối đồng bộ giao thông tại TP.HCM vẫn chưa thể giải quyết căn cơ, mỗi năm ước tính thiệt hại tới 6 tỉ USD”, ông Thuận nói.

Về nguyên nhân chậm trễ, theo ông Thuận, tùy công trình đều có nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng chung quy lại vẫn là vấn đề về con người. Chúng ta có thể thấy hiện nay có một số dự án không vướng về tiền, không vướng về nhân lực mà chỉ vướng về cơ chế, thủ tục. Nhưng ở đâu đó vẫn còn tình trạng cán bộ “không dám làm, không dám quyết” dẫn đến các thủ tục giải quyết vướng mắc kéo dài mấy tháng hoặc nhiều năm chưa xong.

Ông Lê Trung Tính, chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô hành khách TP.HCM, đã chỉ ra một vấn đề quan trọng khi nói về thất thoát và lãng phí. Theo ông, nhiều người thường chỉ nghĩ đến những thất thoát hữu hình, có thể đo lường được bằng tiền bạc như đội vốn hay chi phí tăng cao. Tuy nhiên, còn một dạng lãng phí lớn hơn nhiều, đó là thất thoát vô hình. Một dự án bị chậm trễ không chỉ gây ra tổn thất về tài chính mà còn làm mất đi nhiều cơ hội phát triển kinh tế, làm gián đoạn tạo công ăn việc làm, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống và chất lượng cuộc sống của người dân.

Nói thêm về hiệu quả sử dụng đồng vốn, tiến sĩ Phạm Viết Thuận nhấn mạnh thêm về hiệu quả sử dụng đồng vốn và cho rằng tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công tại một số địa phương trong năm 2024 đang là một vấn đề đáng lo ngại. Điển hình như TP.HCM, dù được giao một nguồn vốn đầu tư công rất lớn, nhưng sau chín tháng đầu năm, tỉ lệ giải ngân chỉ đạt 20,2%.

“Không thể giải ngân được vốn đầu tư công là một dạng lãng phí nghiêm trọng. Đầu tư 1 đồng từ ngân sách, Nhà nước có thể kích cầu đến 4 đồng từ nguồn đầu tư tư nhân. Việc giải ngân chậm trễ không chỉ làm ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án, mà còn kìm hãm sự phát triển kinh tế tổng thể của TP”, ông Thuận phân tích.

“Thất hứa” giao mặt bằng, do đâu?

Sự ì ạch ở dự án trên từ đâu? Một cán bộ ở một đơn vị tham gia vào dự án này không cho nêu tên nói rằng: “Cốt lõi của việc chưa thể giao hết được mặt bằng đoạn cao tốc qua Đồng Nai là câu chuyện chuẩn bị tái định cư. Ở khu vực Long Thành có hai khu tái định cư đang xây dựng, còn hai khu tái đinh cư lớn ở phường Phước Tân, Tam Phước (TP Biên Hòa) bố trí cho dân ở phải giữa năm 2025 mới xong”.

Vị này cho hay hiện nay người dân ở dự án đang so sánh giá bồi thường và hỏi bố trí nhà ở xã hội ở đâu (trường hợp không đủ điều kiện tái định cư) nên xảy ra việc dùng dằng chưa bàn giao mặt bằng…

Thanh quyết toán 4 năm chưa xong

Cũng cùng số phận, dự án BOT đường nối Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM – Trung Lương dài 2,7km cũng đang hoang phế vì tạm dừng từ 2020 đến nay. Nguyên nhân vì Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh (nhà đầu tư) vi phạm hợp đồng nghiêm trọng. Các sở ngành nhiều lần yêu cầu nhà đầu tư cung cấp tài liệu xác định khối lượng, giá trị hợp pháp đã thực hiện để đủ điều kiện thanh quyết toán theo quy định. Thế nhưng doanh nghiệp nhiều lần xin gia hạn với lý do vì hồ sơ tài liệu bị thất lạc. Chính vì vậy, sau bốn năm rà soát, hợp đồng dự án này vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Hạ tầng đi sau, nền kinh tế lãnh đủ - Ảnh 4.

Dự án cầu Rạch Miễu 2 thi công vượt tiến độ ở một số gói thầu, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 9-2025 – Ảnh: M.TR.

Cầu Rạch Miễu 2: xây đúng tiến độ ai cũng vui!

Ngày 18-10, ông Nguyễn Nam Phong, giám đốc Ban điều hành dự án cầu Rạch Miễu 2, cho biết đến nay tiến độ dự án đã đạt được khoảng 64,12%, tổng thể cơ bản đáp ứng theo kế hoạch. Riêng phần cầu chính cầu Rạch Miễu 2 đang vượt tiến độ 10% so với kế hoạch.

Trên toàn dự án có 6 cầu, hiện đã hoàn thành 3 cầu gồm cầu Mỹ Tho, cầu Tam Sơn và cầu Ba Lai. Ba cầu còn lại đang thi công gồm cầu Xoài Hột, cầu Sông Mã và cầu Rạch Miễu 2. Cầu Rạch Miễu 2, hay còn gọi là phần cầu chính, hiện đang vượt tiến độ và dự kiến cuối tháng 10-2024 sẽ hoàn thành 100% phần thân trụ tháp. Riêng phần đường dẫn ở cả hai hướng Bến TreTiền Giang hiện các đơn vị thi công trên toàn bộ tuyến dài khoảng 14km.

Ông Phong cho biết hiện trên toàn dự án có khoảng 505 công nhân và cán bộ kỹ thuật thi công “3 ca, 4 kíp” với 32 mũi thi công. Dự kiến dự án sẽ về đích đúng tiến độ vào tháng 9-2025.

Nói về ý nghĩa của cây cầu Rạch Miễu 2, ông Trần Ngọc Tam, chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, cho biết: “Công trình cầu Rạch Miễu 2 có ý nghĩa rất lớn: Thứ nhất, cầu Rạch Miễu 2 sẽ góp phần giải phóng tình trạng ùn tắc giao thông trên cầu Rạch Miễu hiện hữu. Thứ hai, công trình sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội không chỉ cho Bến Tre mà là liên vùng và kết nối giữa khu vực ĐBSCL, trong đó có tỉnh Bến Tre, với TP.HCM”.

Trong tháng 10-2024, tỉnh Bến Tre đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2024 với chủ đề “Tầm nhìn hướng đông và tiềm năng phát triển bền vững”. Tại sự kiện này, 23 doanh nghiệp ký hợp tác chiến lược, cam kết đầu tư khoảng 300.000 tỉ đồng vào Bến Tre.

Tại hội nghị này, nhiều nhà đầu tư đã chia sẻ lý do chọn tỉnh Bến Tre để làm ăn bởi hiện nay nhiều dự án cầu đường đang được đầu tư nối giữa tỉnh Bến Tre với các tỉnh lân cận. Việc rút ngắn tiến độ thi công cầu Rạch Miễu 2 không chỉ tạo động lực cho tỉnh Bến Tre thu hút đầu tư, phát triển kinh tế mà còn giúp người dân và doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền của.

Ông Lê Hoàng Minh (48 tuổi), nhà thầu xây dựng ở Bến Tre, cho biết: “Khi nhận công trình ở phía Tiền Giang, dù chỉ cách khoảng 10km nhưng qua lại giữa hai tỉnh rất vất vả vì cầu Rạch Miễu kẹt xe thường xuyên, lỡ hết công việc”. “Cứ mỗi lần nghe thông tin dự án thi công vượt tiến độ, tui vui lắm, chắc đây cũng là niềm vui chung của nhiều người chứ không riêng giới làm ăn như tụi tôi đâu”, ông Minh nói thêm.

Dự án cầu Rạch Miễu 2 có điểm đầu tại ngã tư Đồng Tâm (nút giao giữa quốc lộ 1 với đường tỉnh 870) thuộc địa phận huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang); điểm cuối dự án tại quốc lộ 60, cách mố cầu Hàm Luông khoảng 700m, thuộc TP Bến Tre (tỉnh Bến Tre). Chiều dài dự án hơn 17km với tổng mức đầu tư hơn 6.810 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.



Nguồn: https://tuoitre.vn/chi-ten-dia-diem-de-chong-lang-phi-ha-tang-di-sau-nen-kinh-te-lanh-du-2024101909055762.htm

Cùng chủ đề

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch...

Nhà nghiên cứu Trung Quốc đánh giá những thành quả trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm” mang tên Tham nhũng ở Việt Nam đã gây tiếng vang lớn, công cuộc xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đây là một trong những biện pháp cơ bản nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và thịnh vượng lâu dài.

Bắt giám đốc công ty ở Quảng Ninh gây thất thoát, lãng phí tài nguyên khoáng sản

Ngày 15/11, tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc ông Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”.Cụ thể, Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, Công...

Hướng tới xã hội tiết kiệm – xã hội của kỷ nguyên vươn mình

Xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí cũng chính là một trong bốn giải pháp đột phá được đưa ra trong bài viết “Chống lãng phí” gần đây của Tổng Bí thư Tô Lâm. Phát huy tinh thần "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi," toàn Đảng, toàn dân ta đang nỗ lực xây dựng và phát huy những giá trị tốt đẹp trong nền văn hóa Việt Nam, đề cao vai trò của văn hóa đối với...

Sở GD-ĐT Đồng Nai thực hiện chống lãng phí nhân ngày nhà giáo Việt Nam

Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai quyết định không tổ chức các hoạt động tiếp khách, nhận hoa và quà chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Hôm nay (14/11), Sở GD-ĐT Đồng Nai cho biết vừa thông báo tới các đơn vị giáo dục trên địa bàn về việc không tổ chức tiếp khách, nhận hoa, quà chúc mừng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Theo cơ quan này, việc không...

Ông Ngô Thanh Danh: Người dân rất ủng hộ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Lãng phí hiện nay như một căn bệnh trầm kha. Nó gặm nhấm, bào mòn và làm rỗng đi rất nhiều nguồn lực của quốc gia, rồi để lại sau đó những di hại không đong đếm được. Nhận thức chính xác về vấn nạn này, đặc biệt là sau khi Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ lãng phí “…đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển”, cần được coi là nhiệm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP.HCM hoàn thành hải trình mang tình yêu đến biển đảo tây nam Tổ quốc

Sáng 16-11, đoàn đại biểu TP.HCM đã về đến cảng Lữ đoàn 125 hải quân (TP Thủ Đức, TP.HCM), khép lại hành trình hướng về biển đảo phía tây nam của Tổ quốc. Ông Lộc nêu rõ trong những năm qua TP.HCM đã có...

Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội kỷ niệm 50 năm ngày tuyền thống

Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nhắn nhủ sinh viên "tương lai của nhà trường phụ thuộc vào sự cống hiến và khát vọng của các bạn sinh viên", đồng thời gửi lời tri ân tới các thế hệ giáo chức đã cống hiến. ...

Hai vị khách treo cờ Việt Nam tại Paris thăm trẻ mồ côi, khuyết tật: ‘Rất thương các em’

Chiều 16-11, hai người treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Paris đã đến thăm, tặng quà Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp người khuyết tật và trẻ mồ côi tại huyện Hóc Môn, TP.HCM. Trong mắt họ,...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập. Hội thảo "Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải...

Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng nhận giải thưởng Ramon Magsaysay danh giá

Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng vừa được trao giải thưởng Ramon Magsaysay, được coi như Nobel châu Á. Bà là một trong năm chủ nhân của mùa giải năm 2024.   Bà Cecilia L. Lazaro và ông Ramon B. Magsaysay Jr. trao giải thưởng Ramon Magsaysay cho giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Ảnh: T.T.D. Tối 16-11, giải thưởng Ramon Magsaysay lần thứ 66 đã được trao cho các cá nhân, tập thể tại Nhà hát Metropolitan ở thủ đô...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Cổ phiếu khu công nghiệp đồng loạt tăng trần ngày ông Trump tái đắc cử

Phiên giao dịch hôm nay (6/11) ghi nhận hàng loạt mã chứng khoán ngành bất động sản khu công nghiệp tăng giá mạnh mẽ. Cổ phiếu khu công nghiệp đồng loạt tăng trần ngày ông Trump tái đắc cử Phiên giao dịch hôm nay (6/11) ghi nhận hàng loạt mã chứng khoán ngành bất động sản khu công nghiệp tăng giá mạnh mẽ. Ngay từ...

Bộ Công Thương lý giải việc cần tái khởi động điện hạt nhân

Nếu Luật Điện lực (sửa đổi) chậm được thông qua, chúng ta không có cách nào bảo đảm an ninh năng lượng điện, chưa nói đến mục tiêu Net Zero, theo Bộ Công Thương. Tại báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến...

FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nâng hạng thị trường

Chiều ngày 4/11/2024, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi làm việc và trao đổi thông tin với đoàn công tác của FTSE Russell và Morgan Stanley về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nâng hạng thị trườngChiều ngày 4/11/2024, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi làm việc và...

Cùng chuyên mục

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập. Hội thảo "Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải...

Đấu giá đất Thanh Oai, Hà Nội: Cao nhất 90 triệu/m2, cò rao chênh cả tỷ đồng

Theo xác nhận từ phía Công ty đấu giá hợp danh Đấu giá Việt Nam, trong phiên đấu giá 25 thửa đất hôm nay tại Thanh Oai, thửa đất có giá trúng đấu giá thấp nhất là 45,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 8 lần giá khởi điểm và giá trúng đấu giá cao nhất là 90,3 triệu đồng/m2, gấp 17 lần khởi điểm.2 thửa đất có giá trúng cao nhất có ký hiệu 100 và 106 có diện...

Tăng nguồn cung nhà ở vừa túi tiền, áp thuế chống đầu cơ bất động sản

Đây là hai giải pháp để đưa thị trường bất động sản mất cân đối cung cầu hiện nay trở lại lành mạnh và phát triển trong thời gian tới. Sử dụng thuế điều tiết thị trườngChưa tin rằng thị trường bất động sản...

Nghịch lý người dân không mặn mà vay vốn giá rẻ mua nhà

Khảo sát thực tế tại các ngân hàng thương mại đầu tháng 11/2024 cho thấy, mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà hiện dao động trong khoảng 4,6 – 9,5%/năm. Đây được coi là mức lãi suất khá hấp dẫn đối với người mua nhà. Trong khi đó, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, mặc dù thị trường vẫn chưa phục hồi như kỳ vọng, nhưng đến cuối quý III/2024, dư nợ tín dụng “đổ” vào...

Mới nhất

Nghiện thuốc lá 30 năm, đi khám phát hiện mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Theo chia sẻ của ông Thắng, ông nghiện thuốc lá nhiều năm nay, đã vài lần cai nhưng không thành công. Khi hút lại, ông hút nhiều hơn, mỗi ngày 1 bao thuốc. Vợ ông cách đây 5...

Ngày hội ở khu phố Tân Nhất (Ninh Bình)

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu phố Tân Nhất, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan (Ninh Bình) diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi, thắm đượm tinh thần đoàn kết. ...

Năng lượng sạch- nền tảng phát triển bền vững của tỉnh Long An

(ĐCSVN) - Trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến và đầu tư tại Vương quốc Bỉ từ ngày 15/11 đến ngày 16/11, đoàn công tác tỉnh Long An do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được dẫn đầu đã đến làm việc và nghiên cứu mô hình công nghệ năng lượng tại Tập đoàn John Cockerill. Đoàn đã làm...

Mới nhất