Hôm nay (13/11) Tổ chức giáo dục Education First chính thức công bố Chỉ số thông thạo tiếng Anh toàn cầu năm 2024 (English Proficiency Index 2024 – EPI 2024).

Chỉ số EPI năm 2024 được phân tích từ kết quả kiểm tra của 2,1 triệu người không phải người bản ngữ nói tiếng Anh từ 18 tuổi trở lên tại 116 quốc gia và khu vực.

Dựa trên kết quả chỉ số EPI, các quốc gia sẽ được chia thành các nhóm thành thạo tiếng Anh: Rất cao (trên 600 điểm), Cao (550 – 599 điểm), Trung bình (500 – 549 điểm), Thấp (450 – 499 điểm), Rất thấp (dưới 450 điểm).

Tiếng Anh.JPG
Bảng xếp hạng Chỉ số thông thạo tiếng Anh năm 2024. Ảnh: EF

Năm 2024, chỉ số thông thạo về trình độ tiếng Anh của người Việt Nam đạt 498 điểm, nằm ở nhóm thấp. Trong khi đó, năm 2023, Việt Nam đạt 505 điểm, nằm trong nhóm trung bình.

Trong bảng xếp hạng toàn cầu năm nay, Việt Nam đứng thứ 63 trên tổng số 116 quốc gia và khu vực.  Như vậy, so với năm 2023, thứ hạng của Việt Nam đã giảm 5 bậc, từ 58 xuống 63. 

Thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đạt được là năm 2019, hạng 52.

Ở khu vực châu Á, Việt Nam xếp hạng 8 về mức độ thông thạo tiếng Anh, sau Singapore, Philippines, Malaysia, Hong Kong, Hàn Quốc, Nepal và Bangladesh.

So với năm 2023, Việt Nam giảm một bậc từ hạng 7 xuống hạng 8. Bangladesh là nước chiếm lấy vị trí thứ 7 của Việt Nam, trong khi năm ngoái nước này xếp hạng 8. Việt Nam xếp trên một số nước trong khu vực như Indonesia (80), Trung Quốc (91) và Nhật Bản (92) về chỉ số EPI 2024.

'Học tiếng Anh cả chục năm vẫn không thể nói một câu hoàn chỉnh'

‘Học tiếng Anh cả chục năm vẫn không thể nói một câu hoàn chỉnh’

“Tôi học tiếng Anh từ lớp 6 đến lớp 12 nhưng không nói được câu nào”, một độc giả chia sẻ với VietNamNet. Không ít độc giả phân tích phương pháp, sĩ số lớp quá đông… là rào cản cho việc dạy và học tiếng Anh tại các trường học.
Bộ GD-ĐT sẽ xây đề án đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Bộ GD-ĐT sẽ xây đề án đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025 của ngành giáo dục. Trong đó xác định sẽ xây dựng đề án đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Đại học 'mạnh tay' giới hạn đăng ký học phần nếu sinh viên chưa đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh

Đại học ‘mạnh tay’ giới hạn đăng ký học phần nếu sinh viên chưa đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh

Khả năng đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh chủ yếu nằm ở nỗ lực của sinh viên. Nhiều trường đại học cũng có các biện pháp từ khuyến khích tới mạnh tay nhằm giúp các em hoàn thành chỉ tiêu này.