Theo đó, Chỉ số giá thực phẩm đạt trung bình 118,3 điểm trong tháng 3, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá dầu thực vật dẫn đầu mức tăng trong tháng 3, đạt mức 8% so với tháng 2 và đạt mức cao nhất trong một năm do giá dầu cọ, đậu nành, hướng dương và hạt cải dầu đều tăng. Giá dầu cọ tăng do sản lượng giảm theo mùa ở các nước sản xuất hàng đầu và nhu cầu nội địa vững ở Đông Nam Á. Trong khi đó, giá dầu đậu nành đã phục hồi từ mức thấp trong nhiều năm nhờ nhu cầu mạnh từ ngành nhiên liệu sinh học, đặc biệt là ở Braxin và Hoa Kỳ.
Chỉ số giá sữa tăng tháng thứ sáu liên tiếp, tăng 2,9% so với tháng trước, dẫn đầu là do giá phô mai và bơ.
Chỉ số giá thịt tăng 1,7% so với tháng trước, với giá thịt gia cầm, thịt lợn và thịt bò đều tăng.
Ngược lại, Chỉ số giá ngũ cốc giảm 2,6% so với tháng 2 và thấp hơn mức trung bình 20% so với tháng 3/2023. Giá ngũ cốc giảm do giá xuất khẩu lúa mì suy yếu do cạnh tranh xuất khẩu mạnh mẽ giữa Liên minh châu Âu, Liên bang Nga và Hoa Kỳ. Giá xuất khẩu ngô tăng một phần do những khó khăn về hậu cần ở Ucraina, trong khi Chỉ số giá gạo giảm 1,7% trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu toàn cầu giảm.
Chỉ số giá đường giảm 5,4% so với tháng 2, với mức giảm chủ yếu là do dự báo sản lượng đường niên vụ 2023/24 ở Ấn Độ được điều chỉnh tăng và tốc độ thu hoạch cải thiện ở Thái Lan.