Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChỉ nên ưu tiên cho người khó!

Chỉ nên ưu tiên cho người khó!


Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất miễn học phí từ mầm non đến đại học cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang trong thời gian công tác. Với đề xuất này, căn cứ vào độ tuổi của nhà giáo và dự tính độ tuổi của con, số tiền học phí cần trả thêm hằng năm là hơn 9.200 tỉ đồng.

Còn nhiều đối tượng khó khăn hơn

Hiệu trưởng một trường THPT đóng tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đánh giá dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất miễn học phí cho con em nhà giáo từ bậc mầm non đến đại học là một đề xuất nhân văn và thể hiện sự quan tâm của xã hội đến nhà giáo. Tuy nhiên, dù là người trong cuộc, cá nhân ông không mong quy định này được áp dụng trong thực tế.

Ông cho rằng nghề giáo không nên có quyền lợi dị biệt mà hãy bình đẳng như các nghề khác. Nếu có thể, hãy quy định miễn học phí cho con nhà giáo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công tác ở vùng đặc biệt khó khăn. “Theo tôi, trước mắt ngân sách nhà nước nên dành để miễn giảm học phí cho con em các dân tộc thiểu số, người có hoàn cảnh khó khăn, các trẻ em mồ côi, bệnh hiểm nghèo, khuyết tật… Khi có điều kiện thì có thể mở rộng dần đối tượng miễn giảm học phí. Nếu toàn dân được đi học mà không phải đóng học phí hoặc được giảm học phí thì tôi rất mừng” – vị hiệu trưởng này đề xuất.

Với tư cách người trong cuộc, chị Nguyễn Hoàng Lam, giáo viên một trường THPT ở TP HCM, cho biết thu nhập của chị cũng không cao nhưng chị không đồng tình với đề xuất miễn học phí cho con nhà giáo. Nhiều ngành nghề khác, số đông vẫn có thu nhập không ổn định. Phụ huynh học sinh vẫn còn nhiều người khó khăn, lương công nhân chỉ 6-8 triệu đồng/tháng, chi phí thuê nhà, sinh hoạt, tiền học cho con là hết. So với họ, đời sống giáo viên có thể không giàu nhưng ổn định hơn rất nhiều. Đề xuất ưu tiên không chỉ gây áp lực cho nhà giáo mà còn có thể tạo nên sự thiếu bình đẳng, phân biệt giữa các nghề nghiệp. “Tôi tin nhiều đồng nghiệp của tôi cũng có chung suy nghĩ này, không cần đến ưu tiên miễn học phí. Trước mắt, nếu ngân sách có tích lũy, hãy dành để tăng thêm phụ cấp giáo viên ở miền núi, hải đảo hay miễn giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn” – giáo viên này gợi ý.

Tương tự, thầy Phạm Kim Dũng, giáo viên Trường Tiểu học Thành Công B (TP Hà Nội), cho rằng đề xuất trong dự thảo Luật Nhà giáo là rất tốt. Tuy nhiên, trước mắt nên dành ưu tiên cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa… cần thiết hơn.

Nhiều đại biểu Quốc hội không đồng tình với đề xuất miễn học phí đối với con nhà giáoẢnh: HOÀNG TRIỀU

Nhiều đại biểu Quốc hội không đồng tình với đề xuất miễn học phí đối với con nhà giáoẢnh: HOÀNG TRIỀU

Nên miễn học phí ở các bậc học

Không ít chuyên gia giáo dục cho rằng cần tính toán kỹ trước đề xuất của Ban Soạn thảo Luật Nhà giáo. Một ý kiến cho rằng nhà giáo đã được nhận đủ lương như những cán bộ, công nhân viên thuộc các ngành nghề khác. Thậm chí lương của nhà giáo hiện nay cũng không thấp, việc miễn học phí như vậy là tạo ra sự không công bằng giữa các ngành nghề.

Luật sư Trịnh Đức Tiến, Văn phòng Luật sư Phúc Thọ (TP Hà Nội), cho rằng nghề giáo là một nghề cao quý nhưng sao chỉ con của nhà giáo mới được hưởng chính sách này? Những ngành nghề khác, ví dụ như đội ngũ y – bác sĩ, họ cũng cống hiến cho xã hội rất nhiều, tại sao lại không được hưởng. “Tôi tin sẽ có nhiều ý kiến cho rằng tại sao con nhà giáo và con của những người làm ngành nghề khác có sự khác biệt? Tại sao con nhà giáo được miễn học phí còn những ngành khác thì không? Đó là câu hỏi mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phải trả lời vì nếu không sẽ sinh ra đặc quyền, đặc lợi trong ngành giáo dục” – luật sư Trịnh Đức Tiến nói.

Ông cũng cho rằng để bảo đảm công bằng, Bộ GD-ĐT nên tính đến phương án nếu ngân sách cho giáo dục tăng lên thì miễn giảm học phí cho học sinh THCS, THPT trên cả nước. Hiện nhà giáo đã được tăng lương, nếu tiếp tục miễn học phí cho con nhà giáo nữa thì lại thiệt thòi cho các học sinh khác.

Cũng chung quan điểm này, một giảng viên của ĐHQG Hà Nội đề xuất nên miễn học phí cho con những người nghèo chứ không chỉ miễn cho con nhà giáo. “Quan điểm cá nhân tôi là nên tiến dần tới miễn học phí cho các bậc học từ thấp đến cao. Tôi không nghĩ con mình cần miễn học phí, chính sách này nên dành cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế hơn trong xã hội. Khi kinh tế phát triển, đất nước đủ điều kiện thì tiến tới miễn học phí cho học sinh toàn quốc” – giảng viên này bày tỏ ý kiến. 

Khó khả thi

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp – Bộ GD-ĐT, cho rằng đây là một chính sách rất khó thực hiện. Ban soạn thảo liệu đã đánh giá tác động của chính sách này trên các bình diện chính trị, kinh tế, công bằng, bình đẳng với các nghề khác, với các nhóm đối tượng khác?

“Tôi cũng băn khoăn những nhà giáo về hưu nay đi thỉnh giảng có thuộc diện ưu tiên không, hay con nhà giáo học liên thông suốt đời thì có được miễn phí hay không? Trường nghề tư, đại học tư học phí đến hàng chục triệu đồng, trăm triệu đồng/năm có được miễn học phí nếu là con nhà giáo?” – TS Hoàng Ngọc Vinh đặt vấn đề.

Không nên quy định đặc quyền, đặc lợi

Liên quan đến quy định tại điểm d điều 26 dự thảo Luật Nhà giáo quy định miễn phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang trong thời gian hoạt động, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) khẳng định ông không đồng ý với đề xuất quá riêng biệt này.

Theo ông Hòa, có nhiều lý do để ông không đồng ý. Con nhà giáo cũng giống như bao con em của những người công nhân, nông dân, lực lượng vũ trang… Có nghĩa, con em các ngành nghề phải được đối xử bình đẳng, không thể nào quy định đặc thù theo hướng “đặc quyền, đặc lợi” cho con nhà giáo. Bản thân nhà giáo cũng đang được đề xuất lương cơ bản xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương, chế độ phụ cấp nghề…, tức là đã có rất nhiều ưu đãi cho nghề nghiệp của thầy, cô giáo.

Theo ông Hòa, với chính sách miễn học phí cho con của nhà giáo từ mầm non đến đại học, căn cứ độ tuổi của nhà giáo và dự tính độ tuổi của con, Chính phủ cho biết hằng năm ngân sách nhà nước phải cấp chi trả thêm 9.200 tỉ đồng. Đây là số tiền rất lớn nhưng quan trọng hơn, đó là đề xuất này gây bất bình đẳng, bất hợp lý, gây tâm lý so bì giữa các ngành nghề.

Khi thảo luận tại phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dẫn số liệu từ báo cáo của Chính phủ về số tiền trên, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng tương đối lớn. “Nguồn này ở đâu, lấy từ chỗ nào để bố trí chi hằng năm. Các đồng chí phải đánh giá kỹ lưỡng hơn để bảo đảm tính khả thi, bảo đảm tính công bằng trong mối tương quan với các đối tượng ưu tiên khác” – ông Trần Thanh Mẫn nói.

Còn theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, việc ban hành các chính sách có tính đặc thù cho nhà giáo là rất cần thiết, tuy nhiên cần rà soát, đánh giá tác động của các chính sách một cách kỹ lưỡng, thận trọng, bảo đảm tính khả thi. Ưu tiên nhà giáo phải đặt trong tương quan chung với các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác.

Nhận định đề xuất miễn học phí cho con nhà giáo là chính sách nhân văn nhưng Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng quy định này không thể áp dụng cho cơ sở giáo dục tư thục và thậm chí trong cả cơ sở giáo dục công lập. Do đó cần giao cho Chính phủ quy định chính sách theo hướng cho đối tượng nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn cụ thể. “Tôi cho rằng không nên quy định nội dung này vào dự thảo luật. Ưu đãi, chính sách đặc thù thì được nhưng quy định “đặc quyền, đặc lợi” là không nên” – Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

Văn Duẩn



Nguồn: https://nld.com.vn/de-xuat-mien-hoc-phi-cho-con-nha-giao-chi-nen-uu-tien-cho-nguoi-kho-196241009212248804.htm

Cùng chủ đề

Về những điều cấm chạnh lòng

Quốc hội vừa thảo luận về những điều cấm giáo viên không được làm, đặc biệt là cấm giáo viên nhận tiền của người học. Nhiều người coi trọng nghề giáo cũng băn khoăn: Nên hay không nên cấm và cấm thế nào? Trong...

Cần ưu tiên chính sách cho nhà giáo

Có thể nói gần như ở mọi quốc gia, giáo dục luôn được xem là thành tố quan trọng nhất. Ở Việt Nam, chúng ta cũng đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nếu một quốc gia có một nền giáo...

Có trò là phải có thầy

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm khi góp ý về luật Nhà giáo đã đề cập vấn đề đau đáu nhất của ngành giáo dục, của mỗi nhà trường hiện nay. Đó là tình trạng thiếu giáo viên. ...

Tạo chính sách đột phá cho nhà giáo

Hôm qua 9-11, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Nhà giáo với nhiều ý kiến quan tâm các chính sách đột phá cho nhà giáo như: tiền lương, phụ cấp, chế độ ưu đãi... Trình bày tờ trình dự luật,...

Đề xuất cấm nhà giáo ép buộc người học nộp các khoản tiền ngoài quy định

Dự thảo Luật Nhà giáo đưa ra quy định nhà giáo không được ép buộc người học nộp các khoản tiền hoặc hiện vật ngoài quy định của pháp luật. Ở dự thảo thứ 5 Luật Nhà giáo (được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8), Điều 11 nêu rõ những việc nhà giáo không được làm. Cụ thể, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập không được làm những...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Báo Người Lao Động trao giải cuộc thi Người thầy kính yêu lần 3

Sáng 14-11, Báo Người Lao Động tổ chức Lễ tổng kết - trao giải Cuộc thi Người thầy kính yêu - lần 3 và tri ân, tôn vinh nhà giáo ...

Tối 14-11, giá vàng tiếp tục rớt mạnh

(NLĐO) - Giá vàng thế giới giảm thêm gần 20 USD/ounce, lùi sâu về mốc 2.550 USD/ounce kéo giá vàng miếng SJC đi xuống. ...

Chứng khoán lại bị bán tháo, chuyên gia chỉ ra điều bất ngờ

(NLĐO) – VN-Index bị bán tháo, rớt xuống mức thấp nhất trong 4 tháng, chuyên gia cho rằng chứng khoán vẫn là kênh đầu tư có mức sinh lời tốt trong dài hạn. ...

Vinh danh 133 nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”

(NLĐO)- Những nhà giáo này đã có đóng góp công sức, trí tuệ, tâm huyết với sự nghiệp "trồng người", góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở từng nhà trường ...

Acecook Việt Nam “trao hạnh phúc” với chương trình học bổng 2024 dành cho sinh viên

Năm 2024 đánh dấu chương trình học bổng Acecook Happy Scholarship lần thứ 9 - với quy mô và thông điệp mới mẻ hơn, tiếp nối thành công của 8 mùa trước. ...

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

‏ Mang ‘Trường học hạnh phúc’ tới với thầy và trò xứ Nghệ ‏

‏Dự án “Trường học hạnh phúc” năm học 2024 - 2025 đã chính thức được khởi động tại Trường Tiểu học Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại một môi trường học tập tốt hơn, tạo cơ hội giúp các em học sinh được phát triển toàn diện.‏ ...

Cùng chuyên mục

Tôn vinh cống hiến của các nhà giáo trẻ tiêu biểu

(ĐCSVN) - Chương trình tuyên dương “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương năm nay đã nhận được 286 hồ sơ ứng viên nhà giáo trẻ tiêu biểu trên toàn quốc giới thiệu để xét chọn bao gồm những tấm gương điển hình tại mỗi tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc. Hội đồng đã chọn ra 99 nhà giáo từ 66 tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc để vinh danh. Tối 14/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh...

Phó Thủ tướng chỉ đạo xem xét sớm công bố môn thi thứ 3

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 8347/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long xử lý thông tin báo chí phản ánh liên quan đến dự thảo Quy chế...

Yêu cầu Bộ GD&ĐT xem xét công bố phương án thi vào lớp 10 sớm

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc xử lý thông tin báo chí phản ánh, liên quan đến dự thảo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.Cụ thể, thời gian qua báo chí có thông tin phản ánh liên quan dự thảo Quy chế tuyển sinh THCS và THPT. Theo đó, dự thảo Quy chế tuyển...

Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 (Vietnam STEM AI Robotics

Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 (VSAR 2004) chính thức được khởi động, tạo sân chơi sáng tạo đỉnh cao cho học sinh yêu thích công nghệ. ...

Yêu cầu Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến về phương án tuyển sinh vào lớp 10

Phó thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo Bộ GD-ĐT rà soát kỹ, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân để hoàn thiện, ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT theo thẩm quyền, trong đó xem xét...

Mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân sẽ thăm, làm việc tại Brazil, CH Dominica

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica. ...

Ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây gửi lời xin lỗi và khuyên đừng dính đến ma tuý

Sau khi bị bắt giữ, từ trại tạm giam, ca sĩ Chi Dân và người mẫu An Tây có lời xin lỗi đến cộng đồng và khuyên giới trẻ, những người làm nghệ thuật đừng dính đến ma túy. Diễn biến này diễn ra khi ca sĩ Chi Dân (tức Nguyễn Trung Hiếu, 35 tuổi, quê Kiên Giang) và diễn...

Indonesia dạy AI và mã hóa cho học sinh tiểu học

Hiện tại mô hình giảng dạy AI và mã hóa đã được thử nghiệm tại một số trường học ở thủ đô Jakarta, Indonesia. ...

Nối bàn tay đứt rời cho nữ bệnh nhân

Bàn tay phải của nữ bệnh nhân 54 tuổi bị đứt rời đã được các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh...

Mới nhất