Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChỉ là thói quen chứ không văn bản nào bắt buộc

Chỉ là thói quen chứ không văn bản nào bắt buộc


Kiểm tra bài cũ là một hoạt động trong tiến trình dạy học của giáo viên (GV) và với hình thức như thế nào là do GV xây dựng chứ không phải lúc nào cũng cố định vào tiết học thì kiểm tra ngay theo hình thức kiểm tra miệng.

Tuy nhiên, thói quen của một số GV, cũng như tâm lý nhiều thầy cô luôn có suy nghĩ không kiểm tra bài cũ thì học sinh (HS) sẽ không chịu học bài. Vì thế, nhiều thầy cô vẫn luôn kiểm tra miệng trước khi dạy bài mới dẫn đến những áp lực cho HS, nhiều khi còn tạo cho thầy cô nỗi muộn phiền vì thông thường bao giờ cũng có em không thuộc bài, thậm chí gọi trả bài nhiều lần vẫn không thuộc, không học.

HS LUÔN CÓ TÂM LÝ SỢ TRẢ BÀI VÀO ĐẦU GIỜ

Đầu giờ học, GV lật sổ điểm cá nhân ra, tâm lý nhiều HS đã hồi hộp, lo sợ. HS ngồi dưới lớp dõi theo cây bút thầy cô kéo xuống, kéo lên và dừng lại ở đâu. Nếu những em có số thứ tự đứng ở đầu sổ điểm mà thấy thầy cô kéo bút xuống đoạn cuối của sổ là thở phào nhẹ nhõm. Thầy cô chỉ cần dừng cây bút ở đoạn nào là những em ở khoảng đó nhiều khi cũng cảm thấy tim đập thình thịch.

'Kiểm tra miệng': Chỉ là thói quen chứ không văn bản nào bắt buộc - Ảnh 1.

Thực hành, thí nghiệm, làm việc nhóm… là những cách giáo viên hiện nay đang sử dụng để đánh giá, kiểm tra kiến thức, năng lực của học sinh

HS phổ thông dù có học lực giỏi hay yếu đều có tâm lý sợ kiểm tra miệng đầu giờ vì các em luôn cảm thấy áp lực. Những em học yếu áp lực đã đành nhưng HS giỏi cũng lo sợ vì thông thường thầy cô không chỉ hỏi nội dung bài học cũ mà còn mở rộng, nâng cao, nhất là đối với em có học lực khá, giỏi.

Các em sợ thầy cô cho điểm thấp và phê vào vở bài tập hoặc vở ghi chép bài học về sẽ bị cha mẹ la rầy. Các em sợ đứng trước bạn bè sẽ trả lời không lưu loát. Vì thế, dù giỏi hay không thì đứng trên bục giảng trả bài, đa phần HS thường ấp úng “thưa thầy là…, thưa cô là…” vài lần mới trả bài xong.

Thực tế, nhiều em khi trả bài không tốt, thầy cô cho điểm thấp, thậm chí chửi bới sẽ dẫn đến tâm lý buổi học thường không tốt. Vì thế, nhiều thầy cô thường vận dụng linh hoạt trong việc kiểm tra bài cũ, hoặc lấy điểm bằng những hình thức khác.

KIỂM TRA ĐỂ HS TỰ TIN TRONG HỌC TẬP

Hiện nay, cấp THCS và THPT đang vận dụng 2 văn bản đánh giá kết quả học tập của HS. Những lớp đang học Chương trình 2006 (lớp 9 và 12) sẽ vận dụng Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26.8.2020 sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế đánh giá xếp loại HS THCS và THPT ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12.12.2011 của Bộ GD-ĐT.

Những lớp đang dạy Chương trình 2018 (lớp 6, 7, 8, 10, 11) sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20.7.2021. Trong hai văn bản này, không có văn bản nào bắt buộc GV phải kiểm tra bài HS ở thời điểm đầu tiết học.

Theo hướng dẫn hiện hành, HS có hai loại điểm kiểm tra, đó là kiểm tra thường xuyên và định kỳ. Điểm kiểm tra định kỳ thì mỗi học kỳ có hai cột điểm: giữa kỳ và cuối kỳ.

Đối với điểm kiểm tra thường xuyên được hướng dẫn “thực hiện thông qua: hỏi – đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập” và số lượng bài kiểm tra được quy định những môn học có 35 tiết/năm học sẽ có 2 cột điểm thường xuyên; trên 35 – 70 tiết/năm học sẽ có 3 cột; môn có trên 70 tiết/năm học sẽ có 4 cột điểm thường xuyên.

'Kiểm tra miệng': Chỉ là thói quen chứ không văn bản nào bắt buộc - Ảnh 2.

Kiểm tra bài cũ của học sinh bằng các trò chơi, ứng dụng thông qua điện thoại di động

Với hướng dẫn này, GV có thể kiểm tra miệng nhưng cũng có thể kiểm tra HS bằng hình thức khác như “viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập”, miễn đủ cột điểm là được. Có điều, thực hiện hình thức nào thì tổ chuyên môn phải thống nhất, có kế hoạch cụ thể và GV thực hiện trong kế hoạch giáo dục (cá nhân) của mình.

Với mục tiêu của Chương trình giáo dục 2018, cũng như hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập hiện nay, GV cũng cần linh hoạt trong quá trình thực hiện việc kiểm tra thường xuyên đối với học trò. Kiểm tra bài cũ có thể chỉ thực hiện đối với những em có tinh thần xung phong ở đầu giờ, hoặc GV lồng ghép trong quá trình giảng dạy bài mới rồi cho điểm sẽ giúp HS tự tin trong học tập. 

Đã lâu tôi ít khi kiểm tra miệng đầu giờ

Thông tư của Bộ GD-ĐT về đánh giá HS đã quy định rõ: Đánh giá HS là một quá trình, có sự động viên, ghi nhận biểu hiện tiến bộ của trò ở từng giai đoạn học tập nhất định.

Thực hiện điều này, đã lâu tôi ít khi kiểm tra miệng đầu giờ học.

Thay vì kiểm tra miệng đầu giờ, tôi lồng ghép đánh giá trò vào tiết học ở nhiều hoạt động lên lớp: khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng. Tuổi học trò thích thử nghiệm cái mới, mê mày mò khám phá điều thú vị nên tổ chức trò chơi giải ô chữ, đố vui có thưởng, chiếc hộp may mắn… liên quan kiến thức bài học sẽ thu hút HS tham gia sôi nổi hơn rất nhiều so với kiểm tra vấn đáp: thầy nêu câu hỏi, trò trả lời đáp án đã học thuộc lòng.

Đặc biệt, tôi dùng điểm tốt để khuyến khích, động viên HS phát biểu xây dựng bài nhằm tạo không khí học tập sôi nổi, sinh động. Tùy từng câu hỏi với mức độ tư duy khó – dễ tương ứng với số lượng điểm tốt khác nhau sẽ kích thích HS tư duy, giao tiếp, phản biện. Và tôi biết nhiều thầy cô cũng đang áp dụng cách ghi điểm tốt để tạo động lực cho HS học tập.

Trang Hiếu (Giáo viên, Thừa-Thiên Huế)



Source link

Cùng chủ đề

Giáo viên ‘dạy lung tung’, không biết dùng máy tính, thuê người dạy thay, trường vẫn chấp nhận

Một giáo viên tại Gia Lai yếu kém năng lực chuyên môn đã xin nhà trường thuê 2 người dạy thay mình mà vẫn nhận đủ tiền lương, phụ cấp. Ngày 7-12, nguồn tin cho biết UBND huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, đã...

Bộ GD-ĐT ban hành 8 chương trình giáo dục nâng cao dân trí

8 chương trình giáo dục đã được Bộ GD-ĐT xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bản thân để tạo thu nhập và nâng...

Ban hành Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 18/2024/TT-BGDĐT quy định Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ. ...

Khởi động sân chơi STEM mới cho học sinh phổ thông

Với chủ đề "Nông nghiệp xanh - Phát triển bền vững", VSAR 2004 được thiết kế như một ngày hội công nghệ với 5 giải đấu chính. Các giải đấu này được thiết kế để thử thách kiến thức, kỹ năng của học sinh, từ lập trình, điều khiển robot thực tế cho đến việc phát triển các ứng dụng phần mềm sáng tạo xoay quanh chủ đề chung là các mục tiêu phát triển bền vững của...

Đề xuất cấm giáo viên gian lận kết quả đánh giá học sinh

(Dân trí) - Dự thảo Luật Nhà giáo quy định cụ thể 5 nội dung nhà giáo không được làm, trong đó cấm gian lận kết quả đánh giá học sinh. Dự thảo Luật Nhà giáo quy định, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập không được làm những việc viên chức không được làm theo quy định của pháp luật về viên chức. Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập và nhà giáo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhan sắc đời thường của nữ sinh 19 tuổi đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam

Dương Trà Giang - Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 gây ấn tượng bởi nhan sắc ngọt ngào sau khi giảm 12kg. Chung kết Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 khép lại với chiến thắng thuộc về Dương Trà Giang. Vượt qua 26 thí sinh khác để giành vương miện, người đẹp 19 tuổi nhận giải thưởng “khủng” từ ban tổ chức gồm hiện vật, hiện kim trị giá 11,4 tỉ đồng. Sau khi đăng quang, thông tin về tân hoa hậu...

Xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh

Cách đây 80 năm, thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22.12.1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập. Chưa đầy một tuổi, quân đội ta đã làm nòng cốt cùng toàn dân tiến hành Tổng khởi nghĩa, làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, giành chính quyền về tay nhân dân, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa...

Ngày mai khai trương metro số 1, người dân TP.HCM cần lưu ý những điều này

Ngày mai 22.12, tuyến metro số 1 (metro Bến Thành - Suối Tiên) sẽ mở cửa vận hành chính thức. Để đi tàu một cách thuận lợi nhất, người dân ở TP.HCM cần lưu ý những điều dưới đây. Những lưu ý cần thiết khi sử dụng metro Cách đi metro miễn phí trong 30 ngày đầu Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên) cho biết kế hoạch sử dụng hệ thống vé...

Chuyện đặc biệt đằng sau xe bánh mì của cô cử nhân

Đào Thị Kiều Oanh (25 tuổi), quê tỉnh Đồng Tháp, tốt nghiệp đại học ngành marketing nhưng hằng ngày tỉ mỉ chuẩn bị nguyên liệu làm bánh mì, bánh hỏi… rồi đẩy xe đi bán. Theo Oanh, 8 tháng qua, chưa ngày nào cô cảm thấy hối hận vì quyết định đã chọn. Gia đình kỳ vọng Cha, mẹ của Oanh ở quê trồng sơ ri để bán, thu nhập mỗi tháng cũng chỉ đủ để trang trải cuộc sống. Năm...

Bài đọc nhiều

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Học sinh làm vải sinh học từ vỏ quýt

Đó là hai bạn Nguyễn Thiện Nhân (lớp 11A3) và Huỳnh Ngọc Hân (lớp 11A1). Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024 do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức.Nguyễn Thiện Nhân cho biết gia đình vốn thuần nông nên luôn trăn trở tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm ra sản phẩm có...

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học sinh so với năm ngoái. Điểm nhấn của đội tuyển học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia...

Cưỡng chế buộc chuyển trường quốc tế với 300 trẻ em và loạt vụ việc tranh chấp kéo dài bị bưng bít?

Thông báo cưỡng chế yêu cầu phụ huynh phải chuyển trường cho con em trong vòng 30 ngày kể từ ngày THA niêm yết thông báo; giáo viên, người lao động tại trường phải làm việc với Ban Giám hiệu để được giải quyết quyền lợi. Điều khiến nhiều phụ huynh bất bình là các yêu cầu trên được...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Cùng chuyên mục

Ngày hội Kết nối doanh nghiệp

(ĐCSVN) - Sự kiện "Ngày hội Kết nối doanh nghiệp – sinh viên trường Công nghệ" giúp sinh viên tìm hiểu cơ hội việc làm, học hỏi kinh nghiệm làm việc chuyên môn thực tế và định hướng phát triển sự nghiệp vững vàng trong tương lai. Ngày 21/12, tại Hà Nội, Trường Công nghệ , Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Ngày hội Kết nối doanh nghiệp – sinh viên trường Công nghệ (NCT Job Fair...

Quỹ Nafosted phê duyệt tài trợ 83 đề tài nghiên cứu thực hiện từ năm 2025

Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) vừa công bố kết quả phê duyệt đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài Nafosted - SNSF do quỹ này tài trợ thực hiện từ năm 2025. ...

Giúp đỡ người khác là cảm giác tuyệt vời

Mở ra một con đường mới là một thử thách đầy gian nan nhưng cũng vô cùng xứng đáng, nhất là khi con đường ấy có thể truyền cảm hứng cho người khác. Eileen Collins, 68 tuổi, nữ...

‘Chạm Đông’ – chương trình âm nhạc và sẻ chia ở trường ĐH Tôn Đức Thắng

Ngày 20/12/2024, tại Hội trường lớn Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU, TP.HCM) đã diễn ra chương trình âm nhạc và chia sẻ “Chạm Đông”, thu hút sự tham gia của đông đảo giảng viên - viên chức nhà trường và hơn 1.000 bạn sinh viên. Tham gia Chương trình, có sự hiện diện của TS. Đồng Sĩ Thiên Châu – Phó Hiệu trưởng TDTU, ThS. Đặng Thị Kim Ánh - Trưởng phòng Phòng Công tác học sinh –...

Giới trẻ Việt Nam cần nỗ lực nâng cao năng lực tiếng Anh

(NLĐO) - Các khoa tiếng Anh của các trường ĐH chủ yếu đào tạo về chuyên sâu về ngôn ngữ và giảng dạy, trong khi đó các trung tâm ngoại ngữ mạnh hơn về kỹ năng. ...

Mới nhất

Giá tiêu trong nước chuyển biến tăng sau nhiều phiên giảm

Dự báo giá tiêu ngày mai 22/12/2024, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 22/12. Dự đoán giá tiêu trong nước ngày mai, giá tiêu trong nước ngày mai 22/12/2024 ổn định giao động quanh mức 145.000 - 146.000 đồng/kg....

Chuẩn bị Tết cùng SATRA: Bình ổn giá, tăng sức mua

Chỉ còn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hệ thống bán lẻ SATRA và các doanh nghiệp thành viên đang thực hiện những kế hoạch chuẩn bị và dự trữ hàng Tết để giữ ổn định giá cả. Thị trường Tết đang bắt đầu khởi động - Ảnh: B.S. Trong khi sức mua suy giảm và...

Hà Nội mù mịt bụi mịn từ sáng đến chiều, nhiều tòa nhà ‘biến mất’

TPO - Chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, hôm nay (21/12), bầu trời Hà Nội bị bao phủ bởi lớp sương mù dày đặc cả ngày, chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức khá cao. 21/12/2024 | 15:36 ...

Chào đón Tết Dương lịch, siêu thị tăng tốc giảm giá

Chuẩn bị đón Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và hưởng ứng Tháng Khuyến mại Hà Nội 2024, hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội đồng loạt tổ chức chương trình khuyến mại, giảm giá sâu. Tại hệ thống siêu thị Co.opmart từ nay đến 1/1/2025 tổ chức chương trình khuyến mại "Tân...

Tuốt lá, dưỡng nụ mang sắc Xuân

TPO - Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thời điểm này, người dân làng đào ở Nghệ An đang tất bật tuốt lá, chăm cây chờ ngày mang “sắc xuân” về với mọi nhà. Video người dân làng đào xã Nghi Ân, thành phố Vinh, Nghệ An tất bật tuốt lá đào chờ...

Mới nhất