Hành trình du lịch đến với huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang là hành trình với nhiều điểm đến, trong đó có Khu bảo tồn sinh thái với la liệt chim hoang dã, động vật hoang dã, giúp du khách có thể hiểu hơn về đất và người ở vùng Đồng Tháp Mười.
Sương sớm tại Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác tọa lạc tại xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Phan Trọng Nhân
Khu du lịch sinh thái Trung Kiên, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang phù hợp cho du khách yêu thiên nhiên. Ảnh: Thức – Thắng
Trái khóm Tân Phước ngon, ngọt là đặc sản của vùng đất phèn. Vùng đất phèn huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang là vùng ttrọng điểm trồng cây khóm.
Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười, huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang) còn giữ nguyên cảnh sắc rừng ngập phèn nguyên sơ của vùng Đồng Tháp Mười trước đây. Ảnh: LẬP ĐỨC.
Mùa nước nổi ở xã Hưng Thạnh, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Phan Trọng Nhân
Du khách dễ dàng nhìn thấy những cánh đồng trồng cây khóm bạt ngàn ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang với tổng diện tích hơn 15.000 ha. Ảnh: Phan Trọng Nhân.
Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười là nơi quy tập được trên 12.000 con chim hoang dã, cò hoang dã các loại trú ngụ sinh sản và có nhiều loài động vật hoang dã khác. Ảnh: Cao Thắng
Có những lùm cây ở Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đậu kín bởi các loài chim hoang dã.
Cỏ bàng là một trong những loài cây đặc trưng của huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang) được người dân thu hoạch để làm nên những chiếc giỏ bàng, nón bàng độc đáo. Ảnh: Nguyễn Thượng Toàn.
Nguồn: https://danviet.vn/cheo-xuong-vo-mot-khu-rung-o-tien-giang-vi-nhu-dong-thap-muoi-thu-nho-la-liet-chim-hoang-da-202410051432251.htm