Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChênh lệch lương hơn 3 lần giữa giáo viên hợp đồng và...

Chênh lệch lương hơn 3 lần giữa giáo viên hợp đồng và biên chế


Giáo viên hợp đồng chỉ nhận 6 triệu đồng/tháng so với 20 triệu đồng của giáo viên biên chế

Sau 4 năm giảng dạy tại TP Hồ Chí Minh, cô giáo Nguyễn Thị Dung đã quyết định trở về quê hương Quảng Hoà, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Dù sinh ra và lớn lên tại đây, cô Dung vẫn gặp nhiều thách thức khi công tác tại một xã đặc biệt khó khăn. 

Hiện cô dạy theo diện hợp đồng ngắn hạn theo Nghị định 111 năm 2022, với mức lương hơn 6 triệu đồng và chỉ 9 tháng hợp đồng. Dù yêu nghề và chọn gắn bó với vùng sâu, cô vẫn mong muốn Nhà nước có điều chỉnh phù hợp để cải thiện điều kiện cho giáo viên hợp đồng và đầu tư nhiều hơn vào giáo dục ở những khu vực khó khăn.

Chênh lệch lương hơn 3 lần giữa giáo viên hợp đồng và biên chế  - Ảnh 1.

Dù yêu nghề và chọn gắn bó với vùng sâu, vùng xa, nhưng mong muốn lớn nhất của nhiều giáo viên hợp đồng là Nhà nước có điều chỉnh phù hợp để cải thiện điều kiện sống.

“Ở vùng 3 như thế này, giáo viên chắc chắn gặp rất nhiều khó khăn. Khi em về quê, với nhiệt huyết và tình yêu quê hương, em tin mình sẽ làm được. Em hy vọng chính quyền quan tâm hơn đến giáo dục địa phương vì điều kiện ở đây còn rất khó khăn. Em rất mong hợp đồng có thể kéo dài hơn, khoảng 12 tháng, để kinh tế ổn định, giúp tụi em yên tâm công tác,” cô Dung mong mỏi.

Cô giáo Trịnh Thị Thanh Thùy (SN 1999 trú tại TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) đã lựa chọn về công tác tại Trường THCS và THPT Lê Hữu Trác, xã vùng 3 Đắk Ngo, huyện biên giới Tuy Đức (thuộc diện hợp đồng theo Nghị định 111 năm 2022). Hơn một năm nay, cô Thùy không chỉ phải dạy tăng tiết mà còn kiêm nhiệm thêm môn Toán do trường thiếu giáo viên trầm trọng. Công tác tại ngôi trường xa nhà (cách hơn 50km), gần 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, cơ sở vật chất thiếu thốn, cô giáo trẻ phải đối mặt với nhiều áp lực. Dù vậy, mức lương chỉ hơn 6 triệu đồng/tháng và hợp đồng kéo dài 9 tháng vẫn chưa đủ đảm bảo cho cuộc sống của cô.

Chênh lệch lương hơn 3 lần giữa giáo viên hợp đồng và biên chế  - Ảnh 2.

Cô giáo Trịnh Thị Thanh Thùy (SN 1999 trú tại TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) đã lựa chọn về công tác tại Trường THCS và THPT Lê Hữu Trác, xã vùng 3 Đắk Ngo, huyện biên giới Tuy Đức.

“Hiện tại, hợp đồng chỉ kéo dài 9 tháng trong năm học, nên thực sự rất khó khăn. Nhà em ở Gia Nghĩa, cách trường hơn 50km, mà thu nhập lại chưa đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Em hy vọng sẽ có thêm các chính sách hỗ trợ, chẳng hạn như phụ cấp xăng xe. Đồng thời, em cũng mong rằng sẽ sớm có thêm giáo viên, vì hiện tại trường đang thiếu hụt nhiều,” cô Thùy chia sẻ.

Ông Nguyễn Thế Hiệt, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Lê Hữu Trác (xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức), cho biết có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa giáo viên hợp đồng và giáo viên biên chế tại trường. Là trường thuộc xã vùng 3, giáo viên biên chế hiện nay được hưởng phụ cấp 70%, (phụ cấp ưu đãi theo nghề) cùng mức thu hút ban đầu tương đương 10 tháng lương cơ bản (trợ cấp lần đầu khi nhận công tác), cộng thêm phụ cấp 70% (phụ cấp thu hút) trong 5 năm đầu. Giáo viên có thâm niên 5-10 năm nhận phụ cấp 0,5; 10-15 năm là 0,7; và từ 10-15 năm sẽ được hưởng phụ cấp 1,0. 

Do đó, những giáo viên biên chế có thu nhập trên dưới 20 triệu đồng/tháng, trong khi giáo viên hợp đồng chỉ hơn 6 triệu đồng, và chỉ được trả lương trong 9 tháng.

Chênh lệch lương hơn 3 lần giữa giáo viên hợp đồng và biên chế  - Ảnh 3.

Việc ký hợp đồng giáo viên theo Nghị định 111 chỉ là giải pháp tạm thời, và về lâu dài, Trung ương cần nhanh chóng bổ sung chỉ tiêu biên chế để đảm bảo việc dạy và học ở địa phương.

Ông Nguyễn Thế Hiệt cho rằng, việc thu hút giáo viên đến dạy tại các trường vùng sâu đã khó, nhưng giữ chân họ càng khó hơn. Do đó, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Lê Hữu Trác kiến nghị Nhà nước cần có những chính sách điều chỉnh để đảm bảo cuộc sống ổn định cho các giáo viên trẻ công tác ở vùng khó khăn.

“Hiện trường thiếu 8 giáo viên, đã hợp đồng được 5 người theo Nghị định 111. Các thầy cô đều mong muốn cống hiến và gắn bó lâu dài với nhà trường. Về lâu dài, hy vọng sẽ được cấp thêm biên chế để giáo viên hợp đồng có thể thi tuyển chính thức và tiếp tục đồng hành cùng nhà trường,” ông Nguyễn Thế Hiệt chia sẻ.

Giáo viên hợp đồng cần được hỗ trợ để gắn bó với nghề

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở GDĐT Đắk Nông, cho biết tỉnh thiếu gần 1.600 biên chế giáo viên trong năm học này, ảnh hưởng lớn đến việc dạy học, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số. Để tạm giải quyết, tỉnh đã giao 622 chỉ tiêu hợp đồng theo Nghị định 111 năm 2022 của Chính phủ. Tuy nhiên, hợp đồng 9 tháng với thu nhập thấp chưa đủ đảm bảo cuộc sống, khiến việc thu hút giáo viên, đặc biệt cho các môn như tin học và tiếng Anh, gặp khó khăn. Theo ông Phan Thanh Hải, vấn đề này đang được tỉnh chỉ đạo xem xét, điều chỉnh cho phù hợp hơn.

“Khi thực hiện hợp đồng theo Nghị định 111, mức lương hiện tại chưa đủ để thu hút và khuyến khích giáo viên hợp đồng, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Tỉnh ủy, Hội đồng và UBND tỉnh đang định hướng xây dựng một Nghị quyết nhằm tạo ra các chính sách thu hút đặc thù cho giáo viên công tác tại các khu vực khó khăn này”, ông Phan Thanh Hải cho biết.

Chênh lệch lương hơn 3 lần giữa giáo viên hợp đồng và biên chế  - Ảnh 4.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở GDĐT Đắk Nông, cho biết tỉnh thiếu gần 1.600 biên chế giáo viên trong năm học này, ảnh hưởng lớn đến việc dạy học, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số.

Theo Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông, năm học 2024-2025, toàn tỉnh đang đối mặt với tình trạng thiếu 1.545 biên chế giáo viên, đặc biệt nghiêm trọng ở bậc tiểu học với 699 giáo viên. Việc thiếu hụt này không chỉ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy mà còn khiến nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số không thể mở lớp mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi. Đặc biệt, các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 như tin học và tiếng Anh cũng không thể triển khai đúng quy định.

Điều đáng lo ngại là dù tỉnh đang thiếu giáo viên trầm trọng, nhưng vẫn phải đối diện với việc tinh giản biên chế. Năm 2024, tỉnh được giao bổ sung 316 biên chế, nhưng lại phải tinh giản 323 người, dẫn đến thâm hụt 7 biên chế.

Bà Nguyễn Thị Thu Hường, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông, nhấn mạnh việc ký hợp đồng giáo viên theo Nghị định 111 chỉ là giải pháp tạm thời, và về lâu dài, Trung ương cần nhanh chóng bổ sung chỉ tiêu biên chế để đảm bảo việc dạy và học ở địa phương.

“Hợp đồng giáo viên theo Nghị định 111 ngày 30/10/2022 của Chính phủ được quy định không vượt quá 70% tổng biên chế thiếu hụt. Tuy nhiên, Trung ương đã khuyến cáo rằng việc ký hợp đồng chỉ là giải pháp tạm thời. UBND tỉnh sẽ tiếp tục báo cáo Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục để tham mưu cho Chính phủ về việc bổ sung biên chế, nhằm giải quyết vấn đề thiếu giáo viên một cách lâu dài”, bà Nguyễn Thị Thu Hường cho biết.

Chênh lệch lương hơn 3 lần giữa giáo viên hợp đồng và biên chế  - Ảnh 5.

Việc thiếu hụt giáo viên không chỉ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy mà còn khiến nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số không thể mở lớp mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi.

Dạy học ở vùng sâu, vùng xa luôn là một lựa chọn đầy thách thức, nhưng với tình yêu nghề và sự tận tâm, nhiều thầy cô vẫn kiên trì cống hiến, mang tri thức đến cho học sinh tại Đắk Nông. Tuy nhiên, việc Trung ương chưa thể bố trí đủ chỉ tiêu biên chế đã khiến các giáo viên gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chính quyền và ngành chức năng địa phương cần sớm xem xét để có chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp thầy cô yên tâm gắn bó lâu dài với sự nghiệp giáo dục.





Nguồn: https://danviet.vn/chenh-lech-luong-hon-3-lan-giua-giao-vien-hop-dong-va-bien-che-2024092022282016.htm

Cùng chủ đề

Trọng tâm tuyên truyền công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ đại hội đảng bộ các cấp

Ông Nguyễn Hữu Khánh - Phó trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ thông tin, trong tháng 8, công tác chỉ đạo, quản lý được thực hiện kịp thời, thống nhất, đồng bộ, bám sát nhiệm vụ trọng tâm, sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của tỉnh. ...

Trường tiểu học 45 tỉ đồng do quỹ Hiểu về trái tim bảo trợ hôm nay khai giảng

Nhà trường tiếp nhận 24 học sinh đầu Trong năm học 2024 - 2025, Trường tiểu học Hiểu về trái tim Đắk Nông đón nhận 24 học sinh thuộc khối lớp 1 và lớp 2 có hoàn cảnh khó khăn. Đây cũng là những học sinh đầu tiên của trường. Diễn viên Chi Bảo cho biết anh rất quan tâm đến câu chuyện...

Học sinh ở một xã phải đi học ở 3 tỉnh vì không có trường

Học sinh ở một xã phải đi học ở 3 tỉnhEm K' Nhân, ở xã Quảng Hoà, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông (học sinh lớp 10C, Trường THPT Nguyễn Chí Thanh ở xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) hàng ngày phải vượt gần...

Đắk Nông sẵn sàng cho năm học mới 2024-2025

Năm học mới 2024-2025, Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong dự kiến có khoảng 600 học sinh theo học, với 20 lớp học. Cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường đón năm học mới với tâm thế mới, niềm vui khi được đầu tư xây mới 6 phòng học kiên cố, khang trang. Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc Thái Mai Tịnh cho biết, năm học...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Học sinh sử dụng điện thoại di động khi đến lớp: Lợi bất cập hại

Tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, Bộ Giáo GD&ĐT đã quy định: học sinh THCS, THPT được dùng điện thoại trong giờ học để phục vụ học tập khi được giáo viên cho phép. Điện thoại là một phương tiện thông...

Hội Nông dân Bình Sơn cùng khởi động dự án bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản

Sau 1 năm tiến hành các công tác chuẩn bị như: xây dựng kế hoạch khảo sát và tập huấn, xây dựng, đề xuất Dự án, tổ chức các Hội nghị, Hội thảo khoa học, tiến hành xây dựng văn kiện Dự án trình các cấp...

Bài đọc nhiều

Bến Tre tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Bí thư Tỉnh ủy , Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho rằng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ 11 (nhiệm kỳ 2020-2025), đã xác định nhiệm vụ đột phá là tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp yêu cầu và tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế-xã hội...

Trao học bổng trị giá hơn 2,8 tỷ đồng cho trẻ em ở đảo Lý Sơn và Điện Biên

Đây là hoạt động chính của chương trình thiện nguyện do Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội, Cục Quân Y, Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh...

Đề xuất mẫu giấy phép lái xe mới từ ngày 1/1/2025

Bộ Giao thông vận tải đã có đề xuất về mẫu giấy phép lái xe mới sẽ áp dụng từ ngày 1/1/2025. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

TS Phan Thị San Hà nhận Huân chương Cành cọ hàn lâm của Pháp

Ngày 19-9, phái đoàn của Đại sứ quán Pháp đã đến Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) để trao Huân chương Cành cọ hàn lâm (Palmes académiques) của Chính phủ Pháp cho TS Phan Thị San Hà - nguyên trưởng phòng khoa học công nghệ và quan hệ quốc tế nhà trường, nguyên giám đốc Trung tâm Châu...

Cùng chuyên mục

Hàng trăm học sinh phải học nhờ sau sự cố sập cầu Phong Châu

Sau sự cố sập cầu Phong Châu không chỉ khiến việc di chuyển của người dân đến nơi làm việc xa hơn gấp hàng chục lần, việc thông thương hàng hóa giữa 2 huyện bị ảnh hưởng mà...

Từ năm 2025, thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học có gì mới?

Tại thời điểm này, phương án tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 sẽ được điều chỉnh như thế nào đang là mối quan tâm của giáo viên, phụ huynh và học sinh khi đây là lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018. Những...

Trường Đại học Trà Vinh có thêm 4 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế AUN-QA

DNVN - Đầu tháng 9, Trường Đại học Trà Vinh (TVU) có thêm 4 chương trình đạt kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế AUN-QA: đại học Công nghệ thực phẩm, đại học Giáo dục mầm non, đại học Ngôn ngữ Anh và thạc sĩ ngành Văn hóa học, nâng tổng số chương...

Học sinh sử dụng điện thoại di động khi đến lớp: Lợi bất cập hại

Tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, Bộ Giáo GD&ĐT đã quy định: học sinh THCS, THPT được dùng điện thoại trong giờ học để phục vụ học tập khi được giáo viên cho phép. Điện thoại là một phương tiện thông...

Hướng nghiệp lớp 9 – nhìn từ một đề xuất

Đề xuất nguyện vọng 4 vào khối trường nghề TS Đặng Văn Đại - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Đông Sài Gòn nhìn nhận, công tác hướng nghiệp học sinh THCS và THPT có vai trò quan trọng...

Mới nhất

BIDV hợp tác với Dealtoday mở rộng tiện ích thanh toán

Các phương thức thanh toán trực tuyến của BIDV sẽ được tích hợp trên nền tảng của Dealtoday, đồng thời các dịch vụ thương mại điện tử của Dealtoday sẽ tích hợp lên ứng dụng mobile banking của BIDV. Ngày 20/9/2024, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và công ty EBIS - đơn vị vận...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường dự Khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và thăm cấp Nhà...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường dự Khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba ...

Giá cà phê “sụp đổ” phiên cuối tuần, dự báo sản lượng Brazil giảm mạnh, khan hiếm nguồn cung tái diễn?

Thị trường cà phê biến động mạnh, đang thử nghiệm các mức cao mới trên các sàn giao dịch hàng hóa. Về mặt cơ bản, hạn hán ở Brazil đóng vai trò hỗ trợ giá. Tuy nhiên, đợt tăng giá vừa qua đã vượt ra ngoài logic này, mà phần lớn dựa trên động thái mua mạnh của các quỹ và nhà đầu cơ.

Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Chiều 21/9, tại Novaworld Phan Thiết, Bình Thuận, Báo Nhà báo & Công luận tổ chức chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập 2024 với chủ đề: “Báo chí giải...

Mới nhất