Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChạy đua xếp hạng đại học chủ yếu phục vụ mục tiêu...

Chạy đua xếp hạng đại học chủ yếu phục vụ mục tiêu tuyển sinh


Nghiên cứu khoa học tại một trường đại học ở TP.HCM - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Nghiên cứu khoa học tại một trường đại học ở TP.HCM – Ảnh: TRẦN HUỲNH

Theo các chuyên gia, xếp hạng đại học là một trong những tiêu chí để đánh giá nền giáo dục đại học một quốc gia. Tuy nhiên, để đảm bảo đánh giá xếp hạng bền vững phải gắn với đảm bảo chất lượng và công tác kiểm định chất lượng.

Không nên chạy đua bằng mọi giá

Theo GS.TS Trần Diệp Tuấn – chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH Y Dược TP.HCM, việc xếp hạng đại học đang được nhận định là rất quan trọng với tất cả các bên. Đối với nhà trường, việc xếp hạng sẽ giúp trường biết được mình đang ở đâu, còn thiếu gì. Đối với Nhà nước, có thể chọn được trường đại học mạnh để đầu tư. Đối với người học, giúp họ chọn được trường học phù hợp.

Mỗi bảng xếp hạng có những tiêu chí và phương pháp đánh giá khác nhau. Vì thế không thể cho rằng một trường đại học có tên trong bảng xếp hạng này sẽ tốt hơn so với các trường trong bảng xếp hạng khác. Nhưng với mỗi bảng xếp hạng, các trường có thể tự thấy mình đứng ở đâu, có những thế mạnh, ưu điểm nổi bật nào cũng như các điểm yếu cần khắc phục để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu.

Tuy nhiên, nếu đầu tư không đúng, ví dụ như quá chú trọng vào công bố khoa học và xem nhẹ công tác đào tạo, kiểm định chất lượng theo các chuẩn mực quốc tế thì sẽ làm cho việc xếp hạng đại học bị méo mó, không phản ánh đúng bản chất của giáo dục đại học, thậm chí làm phát sinh tiêu cực.

“Thời gian qua hàng loạt đại học danh tiếng thế giới đã chủ động rút lui khỏi các bảng xếp hạng. Nguyên nhân được cho là phương pháp xếp hạng lỗi thời, nhiều tiêu chí đánh giá xếp hạng không phản ánh được toàn bộ chất lượng một trường, đặc biệt với những trường có những hướng đi riêng theo sứ mệnh của mình.

Đây là điều rất đáng để các trường ĐH Việt Nam suy nghĩ trong việc nhìn nhận vấn đề xếp hạng đại học. Tuyệt đối không nên chạy đua theo xếp hạng bằng mọi giá”, GS Tuấn nhấn mạnh.

TS Lê Trường Tùng, chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH FPT, cũng cho rằng xếp hạng đại học là một cuộc chơi khắc nghiệt, vì mỗi bảng xếp hạng có một phương pháp, quy tắc riêng. Và cũng bởi đại học là một thực thể rất phức tạp (các trường kém nói chung giống nhau, còn tốt thì mỗi trường tốt một kiểu) nên khó có quy tắc nào phù hợp với tất cả. Thực tế việc gian lận để có số liệu đẹp nhằm tăng hạng là căn bệnh từ ta đến Tây đều có.

Tuyệt đối không nên chạy đua theo xếp hạng bằng mọi giá.

Chạy đua xếp hạng đại học chủ yếu phục vụ mục tiêu tuyển sinh- Ảnh 2.GS.TS Trần Diệp Tuấn (chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH Y Dược TP.HCM)

Phải gắn với đảm bảo chất lượng

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng – nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, đối với các bảng xếp hạng đại học, ban đầu cả giới học thuật và các trường đại học ở Mỹ và các nước phương Tây đều không mấy quan tâm. Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong việc tuyển sinh ngày càng gay gắt, và một số trường có thứ hạng cao bắt đầu sử dụng vị trí xếp hạng của mình trong các bảng xếp hạng đại học thế giới để truyền thông, quảng bá về trường mình với mục tiêu thu hút người học.

“Ngay từ xưa người ta tìm mọi cách bịa số liệu (vì các bảng xếp hạng không hề đến thẩm tra từng trường) để được thăng hạng, chủ yếu là phục vụ mục tiêu tuyển sinh. Thời gian tôi học ở Úc, rất nhiều sinh viên Trung Quốc bị lừa vào các trường xếp hạng cao, nhưng sau một thời gian họ hiểu được bản chất của bảng xếp hạng đại học là quảng cáo nên chọn trường theo các tiêu chí khác.

Ở Việt Nam cũng vậy, nếu khảo sát số thí sinh chọn trường có em nào dựa vào bảng xếp hạng thì sẽ rõ. Phụ huynh và thí sinh hiện nay chỉ quan tâm trường đại học nào có chất lượng, ra trường dễ kiếm việc, lương cao. Điều đó giải thích lý do vì sao có những trường đại học ở Việt Nam dù được xếp thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng đại học thế giới nhưng điểm đầu vào vẫn rất thấp”, ông Dũng nói.

TS Nguyễn Quốc Chính – giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo đại học Quốc gia TP.HCM – cho rằng xếp hạng ĐH có ưu điểm làm nền tảng cho công tác đảm bảo chất lượng các trường đại học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu. Tuy nhiên, không nên xem xếp hạng là mục tiêu tối thượng của giáo dục đại học, bởi nó chỉ phản ánh một phần bức tranh chất lượng của trường đại học.

Xếp hạng đại học, như một loại hình của đảm bảo chất lượng bên ngoài, sẽ chỉ hiệu quả và phát huy được tác dụng nếu như ứng xử với nó một cách phù hợp, không làm theo hình thức và bằng mọi giá. Cần xem nó như một công cụ so chuẩn, đối sánh chất lượng. Khi đó việc tham gia hay không tham gia bảng xếp hạng chỉ đơn giản là việc dùng hay không dùng công cụ đó. Chúng ta cũng không nên quá nghiêm trọng hóa vấn đề này.

“Các bảng xếp hạng lớn như QS hay THE chỉ sử dụng một bộ tiêu chí để xếp hạng tất cả các trường. Như vậy, nếu như trường nào cũng lấy bộ tiêu chí đó để làm tiêu chí phấn đấu thì sẽ khiến cho hệ thống giáo dục bị lệch, làm mất đi tính đa dạng của hệ thống giáo dục đại học.

Các trường đại học Việt Nam cần chọn bảng xếp hạng phù hợp và đầu tư có trọng điểm. Để đảm bảo đánh giá xếp hạng bền vững phải gắn với đảm bảo chất lượng, công tác kiểm định chất lượng. Đồng thời phải xây dựng đơn vị chuyên trách về quản lý, phân tích số liệu giáo dục và xây dựng trung tâm độc lập đánh giá tác động của các cơ sở giáo dục đại học”, ông Chính nói.

Không dùng xếp hạng để đánh giá nghiên cứu

Trong “Thỏa ước về cải cách đánh giá nghiên cứu” mới nhất của châu Âu có cam kết không dùng xếp hạng các tổ chức nghiên cứu để đánh giá nghiên cứu. Nhận thấy rằng các bảng xếp hạng quốc tế thường được các tổ chức nghiên cứu nhắc đến nhiều nhất hiện nay là “không công bằng và không thể hiện trách nhiệm”; các tiêu chí mà các bảng xếp hạng này sử dụng không phù hợp để đánh giá từng nhà nghiên cứu, nhóm nghiên cứu và đơn vị nghiên cứu.

Mục đích của cam kết này là tránh sử dụng số liệu của các bảng xếp hạng quốc tế một cách không phù hợp để đánh giá các nhà nghiên cứu, làm ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu. Cam kết này cũng sẽ giúp cộng đồng nghiên cứu và các tổ chức nghiên cứu lấy lại quyền tự chủ trong việc định hình các hoạt động đánh giá, thay vì phải tuân thủ các tiêu chí và phương pháp do các công ty thương mại đặt ra. Điều này có thể bao gồm việc duy trì quyền kiểm soát các phương pháp và dữ liệu xếp hạng.



Nguồn: https://tuoitre.vn/chay-dua-xep-hang-dai-hoc-chu-yeu-phuc-vu-muc-tieu-tuyen-sinh-20240614092944797.htm

Cùng chủ đề

Đại học Quốc gia TPHCM thuộc nhóm 40% đại học xuất sắc thế giới

Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds - QS (Vương quốc Anh) vừa công bố kết quả xếp hạng các đại học trên thế giới năm 2025 (QS World 2025). Theo đó, Đại học Quốc gia (ĐHQG) TPHCM nằm trong tốp 901-950 và thuộc nhóm 40% đại học xuất sắc thế giới. Kết quả của QS World 2025 cho thấy, ĐHQG TPHCM tăng một bậc so với năm 2024 với 3/9 tiêu chí thuộc tốp 500 thế...

Xếp hạng đại học: Học hỏi để cải thiện chất lượng

Xếp hạng đại học (ĐH) hiện đang nhận được sự quan tâm và trở thành chiến lược của nhiều trường ĐH trên thế giới để đối sánh chất lượng hoạt động, từ đó có những giải pháp cải thiện và phát triển phù hợp. Tại Việt Nam, nhiều cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) đã xuất hiện trên bảng xếp hạng do các tổ chức uy tín thực hiện như Quacquarelli Symonds (QS) -...

10 đại học tốt nhất châu Á năm 2024

Trung Quốc đại lục thống trị top 10 đại học tốt nhất châu Á với 5 trường, trong đó Thanh Hoa và Bắc Kinh lần thứ 5 liên tiếp dẫn đầu. Time Higher Education (THE) ngày 1/5 công bố bảng xếp hạng đại học tốt nhất châu Á năm 2024. Hai vị trí đầu tiên vẫn là Đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh của Trung Quốc. Đại học Quốc gia Singapore xếp thứ ba, cũng không thay đổi...

Đại học Việt Nam tụt sâu trên bảng xếp hạng châu Á

4/6 đại học của Việt Nam bị tụt hơn 100 bậc trong bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2024 của THE. Tổ chức Times Higher Education (THE) ngày 1/5 công bố bảng xếp hạng đại học châu Á tốt nhất năm 2024. Việt Nam có 6 trường - đều là những gương mặt cũ.Trường Đại học Tôn Đức Thắng đứng đầu, giữ hạng 193, giảm hơn 100 bậc so với năm 2023. Kế đó, trường Đại học...

10 trường Kinh doanh tốt nhất nước Mỹ năm 2024

Trường Kinh doanh của Stanford và Pennsylvania vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng trường Kinh doanh tốt nhất nước Mỹ năm nay, tăng 2-5 bậc so với năm ngoái. Tổ chức US News giữa tháng 4 công bố bảng xếp hạng trường kinh doanh tốt nhất nước Mỹ, năm 2024. Đây là những trường đào tạo chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) toàn thời gian.So với năm ngoái, bảng xếp hạng năm nay vẫn là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

55 học sinh Hà Giang nhập viện nghi ngộ độc sau tiệc Trung thu

Ngày 17-9, giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xín Mần - thông tin bệnh viện có tiếp nhận 55 bệnh nhân là học sinh Trường Phổ thông dân tộc Nội trú THCS và THPT huyện Xín Mần (Hà Giang), chẩn đoán nghi ngộ độc thực phẩm.Sau khi vào viện, các bệnh nhân được truyền dịch, điều trị triệu chứng buồn nôn, lo...

3 luật về nhà đất: Gỡ ngay những trắc trở

Ngày 16-9, Cục Thuế TP.HCM tiếp tục kiến nghị khẩn đến UBND TP.HCM về việc tổ chức cuộc họp để giải quyết hồ sơ đất đai từ ngày 1-8-2024.Cụ thể, cơ quan này đề xuất TP tổ chức cuộc họp để giải quyết dứt điểm và thống nhất việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật như bảng giá đất,...

TP.HCM thí điểm dạy học bằng tiếng Anh: Chọn mô hình nào?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Đỗ Minh - cựu học sinh chuyên Pháp Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hiện đang sống và làm việc cho Microsoft ở Mỹ - cho biết cách đây nhiều năm, khi đang là học sinh của trường, Minh và gia đình đã hiểu vai trò của tiếng Anh trong xin cấp học bổng, hội nhập quốc...

Cổ phiếu Tân Tạo bị đình chỉ giao dịch, sau khi bị 30 hãng kiểm toán né vì sợ

Đình chỉ giao dịch cổ phiếu, cả 30 hãng kiểm toán đều không muốn dính dángSở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa ra thông báo sẽ chuyển cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã chứng khoán ITA) từ diện hạn chế sang diện đình chỉ giao dịch. Nguyên nhân vì doanh nghiệp tiếp...

Cô giáo Hoàng Minh Diệp nói gì khi được cộng đồng mạng phong là ‘hoa hậu’?

Ngày thứ 6 sau khi nước rút, cô Diệp cùng các thầy cô tại Trường tiểu học và THCS Minh Chuẩn đang tất bật dọn dẹp nốt để chuẩn bị đón các bạn học sinh quay trở lại trường.Ở khối mầm non, nhiều đồ chơi của các bạn nhỏ bị ngập trong bùn đất, những gì còn sử dụng được các cô...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Ngành Kinh tế đông ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024

Ứng viên ngành Kinh tế được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024Theo danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024,...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Khanh nhà ngôi trường 100 tỷ

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được; lãnh đạo Bộ Giáo dục và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đến dự. Sau gần một năm xây dựng, Trường trung học phổ thông Võ Văn Tần đã hoàn thành đưa vào sử dụng ngay đầu năm học 2024-2025. Đồng chí...

Cùng chuyên mục

369 cơ sở giáo dục đồng loạt bắt đầu

Năm học 2024-2025 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nam tiếp tục duy trì quy mô giáo dục ổn định với 369 cơ sở giáo dục ở các cấp học, ngành học; trong đó, có 119 trường mầm non, 116 trường tiểu học, 111 trường trung học cơ sở và 23 trường trung học phổ thông. Đội ngũ cán bộ...

Tỉnh, thành nào có ít huyện nhất cả nước?

1. Địa phương nào có ít...

Khuyến khích các trường xây dựng ngân hàng đề minh họa

Mối quan tâm lớn nhất lúc này là việc dạy - học và ôn thi cho học sinh lớp 9 ra sao để bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT...

Thầy và trò Bắc Ninh rộn ràng, vững bước vào năm học mới

Năm học 2024-2025, toàn tỉnh Bắc Ninh có tổng số 506 trường, hơn 383 nghìn học sinh các cấp học; tăng 5.000 học sinh so với năm học 2023-2024. Đây là năm học đặc biệt khi 100% học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 đều học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Chắp cánh ước mơ chinh phục tri thức mới Tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Đăng Đạo (thành...

Mới nhất

Xúc động tình người trong bão lũ được tái hiện qua tranh vẽ

Khoảnh khắc con người vật lộn với bão lũ, lãnh đạo, bộ đội hết lòng giúp đỡ nhân dân... được truyền tải qua bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" của họa sĩ Lê Sa Long. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt bão. Đây là 1 trong 13 bức thuộc...

Thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Theo đó, trong thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt các tỉnh phía Bắc đã chịu thiệt hại nặng nề về tài sản, tính mạng bởi cơn bão số 3 gây ra, trong đó có học sinh, sinh viên và gia đình học sinh, sinh viên. Bộ GDĐT giá cao tinh thần tương thân,...

55 học sinh Hà Giang nhập viện nghi ngộ độc sau tiệc Trung thu

Ngày 17-9, giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xín Mần - thông tin bệnh viện có tiếp nhận 55 bệnh nhân là học sinh Trường Phổ thông dân tộc Nội trú THCS và THPT huyện Xín Mần (Hà Giang), chẩn đoán nghi...

Gần 150 tỷ làm hơn 2km đường nối cảng trung chuyển Vân Phong

TPO - Khánh Hòa sẽ đầu tư gần 150 tỷ đồng để xây dựng đường nối Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (giai đoạn 2). Dự án đường có chiều dài hơn 2,4km, rộng 34m và vận tốc thiết kế 80km/h. Ngày 17/9, HĐND tỉnh Khánh Hòa cho biết vừa thông qua nghị quyết về...

Ngành đường sắt thiệt hại gần 180 tỷ đồng do ảnh hưởng của cơn bão số 3

Ngành đường sắt đã chịu những thiệt hại nặng nề về trang thiết bị, vận tải đường sắt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 vào khu vực các tỉnh phía Bắc.   Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa có văn bản gửi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thống kê cập nhật...

Mới nhất