Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChạy đua ‘săn vé’ vào đại học sớm

Chạy đua ‘săn vé’ vào đại học sớm

Trong bối cảnh tuyển sinh đại học giảm phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, ngày càng nhiều thí sinh lựa chọn phương thức xét tuyển khác để “săn vé” vào đại học sớm.

Áp lực luyện thi riêng

Trong bối cảnh Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có nhiều thay đổi, các trường đại học cũng sẽ có những điều chỉnh trong tuyển sinh để phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Trong đó, nhiều trường top đầu dự kiến tiếp tục giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT như: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Thay vì chỉ vào đại học bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh tìm cơ hội trúng tuyển bằng các phương thức xét tuyển sớm như: xét tuyển học bạ, xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, xét tuyển bằng kết quả các kỳ thi riêng…

Với mong muốn đỗ vào các trường đại học top đầu, nhiều thí sinh dồn thời gian, công sức và không tiếc tiền luyện thi chứng chỉ ngoại ngữ như IELTS, SAT từ rất sớm.

Cán bộ coi thi kiểm tra thông tin thí sinh trước khi thi tốt nghiệp THPT.
Cán bộ coi thi kiểm tra thông tin thí sinh trước khi thi tốt nghiệp THPT.

Dù mới bước vào học kỳ đầu tiên của bậc THPT nhưng em Nguyễn Ngọc Diệp, học sinh lớp 10, Trường THPT Phạm Hồng Thái (Hà Nội) đã tìm lớp luyện thi IELTS. Diệp đặt mục tiêu đạt 7.0 IELTS và dự kiến sẽ thi lấy chứng chỉ vào học kỳ II lớp 11 hoặc học kỳ I lớp 12.

“Em dự kiến sẽ chọn phương thức xét tuyển kết hợp điểm thi IELTS với kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội. Thế nên luyện thi IELTS càng sớm thì tới năm lớp 12 em sẽ đỡ vất vả hơn”.

Để đạt được mục tiêu nói trên, Diệp cho hay, em dành rất nhiều thời gian cho việc luyện kỹ năng nghe và viết. Đây là hai kỹ năng em đang còn yếu. Mỗi tuần em học tới 5 buổi tiếng Anh, chưa kể thời gian học thêm các môn học khác.

Theo tìm hiểu, chi phí để học và dự thi IELTS không hề nhỏ, từ vài chục triệu tới cả trăm triệu đồng, phụ thuộc vào khả năng của mỗi học sinh.

Chị Nguyễn Thu Hương (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa đăng ký một khóa luyện thi IELTS cho con với học phí 55 triệu đồng, cam kết đầu ra 6.5 IELTS.

Chị Hương cho biết: “Trong bối cảnh, mọi người đổ xô luyện thi IELTS, con tôi không thể đứng ngoài cuộc. Để con tăng thêm cơ hội vào đại học yêu thích, tôi không tiếc tiền đầu tư cho con. Điểm 6.5 IELTS chỉ là mục tiêu bước đầu. Nếu con muốn xét tuyển vào các trường đại học top đầu thì cần luyện thi thêm để đạt mục tiêu cao hơn”.

Ngoài phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ, nhiều thí sinh lựa chọn phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các trường đại học tổ chức.

Trong số này, không ít thí sinh dự thi cùng một lúc nhiều kỳ thi riêng khiến áp lực thi cử ngày một tăng.

Xét tuyển sớm có tác dụng tiêu cực

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), các trường sử dụng tổng cộng hơn 20 cách xét tuyển, chủ yếu là xét tuyển sớm bằng: điểm học bạ, chứng chỉ quốc tế, đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, kết hợp…

Năm ngoái, có 214 trong 322 trường xét tuyển sớm. Số sinh viên trúng tuyển theo diện này là hơn 375.500 em (gần 50% tổng số đăng ký xét tuyển đại học).

Mặc dù xét tuyển sớm được xem là giúp thí sinh giảm áp lực thi cử nhưng thực tế việc các trường sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh sớm khiến chỉ tiêu để xét tuyển bằng điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT bị thu hẹp. Nhiều thí sinh điểm thi cao nhưng vẫn không đỗ được nguyện vọng mình yêu thích, tạo tâm lí xã hội không tốt.

Ở phương thức xét học bạ, nhiều trường xét tuyển từ tháng 1 với điểm của 3 hoặc 5 học kỳ, không bao gồm kỳ II lớp 12. Một số trường công bố điểm chuẩn học bạ ngay trong tháng 3.

Trong khi đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra vào cuối tháng 6, công bố điểm thi vào trung tuần tháng 7, công bố điểm chuẩn theo điểm thi vào giữa tháng 8.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn và nhiều chuyên gia cho rằng, việc này gây ảnh hưởng tiêu cực đến giáo dục phổ thông giai đoạn cuối, nguồn dữ liệu dùng xét tuyển cũng không đầy đủ do học sinh chưa học hết lớp 12.

Trước thực trạng trên, GS.TS Huỳnh Văn Chương – Cục trưởng Quản lí chất lượng, Bộ GDĐT đề xuất, thời điểm công bố kết quả xét tuyển sớm cần phải sau khi kết thúc chương trình và kế hoạch năm học, tức là sau ngày 31/5.

Điểm chuẩn các phương thức xét tuyển sớm cần được công bố sau thời gian này, tránh ảnh hưởng đến kỳ thi tốt nghiệp THPT và việc học tập của học sinh.

Bên cạnh đó, ông Chương cũng đề xuất Bộ GDĐT ban hành quy định để kiểm tra, giám sát chất lượng các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các trường đại học tự tổ chức.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự kiến Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ được ban hành vào tháng 11/2024. Tính ổn định lâu dài của quy chế thi cũng đã được tính đến trong quá trình dự thảo để thuận lợi cho học sinh, giáo viên, nhà trường và địa phương trong thực hiện.

Bộ GDĐT đang rà soát, hoàn thiện dự thảo quy chế tuyển sinh mới cho năm 2025 với tinh thần chung là đơn giản hoá, tạo thuận lợi cho học sinh, xã hội, đảm bảo chất lượng tuyển sinh và công bằng về cơ hội cho thí sinh. Các cơ sở giáo dục đại học vẫn trên tinh thần tự chủ tuyển sinh nhưng sẽ phải đề cao hơn nữa trách nhiệm xã hội.



Nguồn: https://daidoanket.vn/chay-dua-san-ve-vao-dai-hoc-som-10293905.html

Cùng chủ đề

Học sinh lớp 12 sốt ruột chờ phương án tuyển sinh đại học năm 2025

Thay đổi chỉ tiêu và phương thức xét tuyển? Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo đó, ngoài 2 môn bắt buộc là toán và ngữ văn, học sinh sẽ lựa chọn 2 môn thi còn lại (trong số các môn được học ở lớp 12). Đi cùng thay đổi này, dự kiến cũng có nhiều điểm mới về phương thức xét tuyển,...

Khắc phục triệt để vấn đề thiếu công bằng trong xét tuyển đại học

Bộ GD&ĐT vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm. Theo đó, Bộ yêu cầu các đơn vị, nhà trường tiếp tục đẩy mạnh triển khai, hoàn thành tốt các nhiệm vụ của ngành, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo và nghiên cứu; thực hiện đột phá chiến lược về nguồn nhân lực, nhất là nhân lực...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch UBND tỉnh được bầu giữ chức Bí thư tỉnh ủy

Sáng 6/11, Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức các Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh để thực hiện công tác bầu cử nhân sự giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 2025 đối với cán bộ được Bộ Chính trị giới thiệu. ...

Tỉnh Bắc Kạn tiếp nhận 6,4 tỷ đồng tiền tài trợ xây nhà cho hộ nghèo

Thực hiện chương trình an sinh xã hội năm 2024, Ngân hàng Agribank - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đã tài trợ và trao số tiền 6,4 tỷ đồng để hỗ trợ xây nhà cho hộ nghèo. Nguồn kinh phí...

Nóng với phân cấp, phân quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C

Ngày 6/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Đảm bảo nguyên tắc phân công, phối hợpĐB Nguyễn Thị Tuyết Nga (Đoàn Quảng Bình) cho rằng, về tiêu chí phân loại...

Đồng loạt bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố vào ngày 15/12

Toàn tỉnh Quảng Ninh sẽ đồng loạt thực hiện bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027 vào ngày 15/12/2024. Sáng 6/11, Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết...

Sản phẩm OCOP của 25 tỉnh, thành phố trên cả nước quy tụ tại Cao Bằng

Nhiều sản phẩm OCOP của 25 tỉnh, thành phố trên cả nước đang được giới thiệu tại Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP năm 2024 do UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức, diễn ra từ ngày 1 – 5/11. Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng năm 2024 thu hút trên 120 gian hàng của 32 đơn vị thuộc 25 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các địa phương tham gia giới...

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

Đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ

Từ ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ thi, chuyển sang chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định mới của Chính phủ. Bộ GDĐT vừa chính thức ban hành Thông tư...

Trường tiên tiến, hội nhập có gì? – Kỳ 2: Giải mã sức hút trường tiên tiến

Hầu hết các trường tiên tiến, hội nhập quốc tế (gọi tắt là trường tiên tiến) đã và đang là những trường "hot" ở TP.HCM. ...

Cùng chuyên mục

Thiếu tiền trả lương giáo viên, một trường công ở Đồng Nai xin tự chủ tài chính

Trường phổ thông Thực hành Sư phạm thuộc Đại học Đồng Nai đang thiếu tiền trả lương cho giáo viên. Hoạt động giảng dạy của trường cầm chừng vì thiếu kinh phí. Xin tự chủ tài chínhTheo ông Vinh, trường đã kiến nghị điều...

Đại học Đà Nẵng đẩy mạnh trao đổi, giao lưu học thuật quốc tế

Giảng viên trao đổi học thuật gắn với nghiên cứu vì cộng đồng Trường ĐH Sư phạm- thành viên ĐH Đà Nẵng cho biết nhà trường vừa có thêm hai cán bộ, giảng viên là PGS.TS. Trịnh Đăng Mậu, Trưởng Khoa Sinh - Môi trường và TS. Bùi Thị Thanh Diệu, Trưởng bộ môn Tâm lý học, Khoa Tâm...

Vụ 20 học sinh nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột: Cô giáo nói gì?

Liên quan đến vụ 20 học sinh nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột, Sở TT&TT tỉnh Lai Châu phối hợp với UBND huyện Tam Đường tổ chức họp báo đột xuất về vụ việc tại Trường Mầm non xã Giang Ma, Lai Châu. Liên quan đến vụ 20 học sinh nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột, Sở TT&TT tỉnh Lai Châu phối hợp với UBND huyện Tam Đường tổ chức họp báo đột xuất về vụ việc...

Thành phố Bắc Ninh đề xuất thí điểm dạy học 5 ngày/tuần ở cấp THCS

Phòng GD&ĐT thành phố Bắc Ninh vừa đề xuất lãnh đạo UBND thành phố Bắc Ninh cho phép thí điểm dạy học 5 ngày/tuần và nghỉ thứ bảy ở các trường THCS Suối Hoa, THCS Ninh Xá, THCS Vệ An và THCS Nguyễn Đăng Đạo.Cụ thể, trường THCS Suối Hoa, THCS Ninh Xá thực hiện từ 4/11. Trường THCS Nguyễn Đăng Đạo thực hiện từ 20/1/2025 (sau kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh).Vào buổi chiều, các trường...

Trường tiên tiến, hội nhập có gì? – Kỳ cuối: Phải thực chất, không phát triển ồ ạt

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Hiếu, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, khi trao đổi với Tuổi Trẻ về định hướng phát triển mô hình trường tiên tiến, hội nhập quốc tế (sau đây gọi tắt là trường tiên tiến). ...

Mới nhất

Đại học Đà Nẵng đẩy mạnh trao đổi, giao lưu học thuật quốc tế

Giảng viên trao đổi học thuật gắn với nghiên cứu vì cộng đồng Trường ĐH Sư phạm- thành viên ĐH Đà Nẵng cho biết nhà trường vừa có thêm hai cán bộ, giảng viên là PGS.TS. Trịnh Đăng Mậu,...

(Trực tiếp) Ông Trump khả năng thắng tiếp bang chiến địa thứ hai, tỷ số 248-216

Các hãng truyền thông Mỹ đang cập nhật kết quả dự phóng, ông Trump hiện dẫn trước và có chiến thắng rất quan trọng tại bang chiến địa, trong khi bà Harris cũng bám đuổi quyết liệt. 12:39 ngày 06/11/2024 Ông Trump giành thêm 16 phiếu tại bang chiến địa Georgia Theo kết quả dự phóng, ông Trump giành 248 phiếu với...

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam (Trung Quốc)

Trong chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và làm việc tại Trung Quốc, sáng 6/11/2024, tại thành phố Côn Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Vương Ninh. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/thu-tuong-pham-minh-chinh-gap-bi-thu-tinh-uy-van-nam-trung-quoc-20241106085408121.htm

Nhiễm trùng sau nhiều lần thay khớp háng

Hỏng khớp háng là bệnh lý thường gặp trong chấn thương chỉnh hình, làm ảnh hưởng tới khả năng đi lại, sinh hoạt và lao động của người bệnh. Hỏng khớp háng là bệnh lý thường gặp trong chấn thương chỉnh hình, làm ảnh hưởng tới khả năng đi lại, sinh hoạt và lao động của người bệnh. ...

Doanh thu ngành thực phẩm và đồ uống tăng tốc

DNVN - Dữ liệu được IPOS.vn công bố cho thấy, chỉ trong nửa năm 2024, doanh thu ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam đạt 403,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 68,46%...

Mới nhất