Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốChạy đua không gian ở châu Á

Chạy đua không gian ở châu Á


Một số quốc gia ở châu Á đạt những bước tiến quan trọng trong chương trình chinh phục không gian.

Vụ phóng thành công tên lửa đẩy Nuri từ Trung tâm vũ trụ Naro  tại làng Goheung, tỉnh Nam Jeolla, Hàn Quốc. (Nguồn: The Hankyoreh)
Vụ phóng thành công tên lửa đẩy Nuri từ Trung tâm vũ trụ Naro tại làng Goheung, tỉnh Nam Jeolla, Hàn Quốc. (Nguồn: The Hankyoreh)

Ngày 25/5 vừa qua, Hàn Quốc phóng thành công tên lửa đẩy Nuri đưa tám vệ tinh lên quỹ đạo, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chương trình chinh phục không gian của nước này.

Tên lửa Nuri có chiều dài 47,2m, tương đương một tòa chung cư 15 tầng, đường kính lên tới 3,5m và nặng 17,5 tấn. Khác với lần phóng thứ nhất và thứ hai trước đó chỉ mang theo vệ tinh mô phỏng, tên lửa đẩy Nuri trong lần phóng thứ ba này mang theo tám vệ tinh thực nghiệm có thể thực hiện nhiệm vụ thực tế.

Lợi thế cạnh tranh

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bày tỏ sự vui mừng sau vụ phóng thành công tên lửa Nuri. Ông nhấn mạnh, đây là cột mốc đưa xứ sở kim chi vào danh sách bảy quốc gia có khả năng đưa vệ tinh lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy tự phát triển.

“Điều này sẽ khiến thế giới phải thay đổi cách nhìn nhận về công nghệ khoa học vũ trụ và ngành công nghiệp tiên tiến của Hàn Quốc”, Tổng thống Yoon Suk Yeol khẳng định.

Tên lửa ba tầng Nuri đã được phát triển trong một thập kỷ qua với chi phí 2.000 tỷ Won (hơn 1,5 tỷ USD).

Hàn Quốc lần đầu tiên phóng thử nghiệm tên lửa Nuri vào ngày 21/10/2021. Tên lửa bay đến độ cao mục tiêu là 700 km nhưng không thể đưa một vệ tinh giả vào quỹ đạo do động cơ tầng ba bị cháy sớm hơn dự kiến. Hồi tháng Sáu năm ngoái, Hàn Quốc đã phóng một tên lửa Nuri khác để đưa các vệ tinh giả vào quỹ đạo.

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lee Jong-ho, thành công của vụ phóng tên lửa Nuri lần thứ ba khẳng định “tiềm năng của chúng tôi đối với các hoạt động vệ tinh và thám hiểm không gian khác nhau”. Ông Lee Jong-ho cho biết, Hàn Quốc sẽ thực hiện thêm ba lần phóng tên lửa Nuri từ nay đến năm 2027.

Tên lửa Nuri được xem là điểm mấu chốt trong các kế hoạch đầy tham vọng của Seoul trong cuộc chinh phục không gian vũ trụ. Trong đó phải kể đến lộ trình đưa tàu vũ trụ lên Mặt trăng vào năm 2032 và lên Hỏa tinh vào năm 2045.

“Sức nóng” từ Trung Quốc

Từ những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã đạt những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ. Nhờ nguồn lực dồi dào và chính sách bài bản mà Trung Quốc đã xây dựng thành công mạng lưới cơ sở hạ tầng thông tin và do thám vũ trụ.

Năm 2020, Trung Quốc phóng thành công vệ tinh cuối cùng trong mạng lưới định vị Bắc Đẩu của nước này. Tính đến thời điểm đó, theo CNN, thế giới mới chỉ xuất hiện bốn mạng lưới vệ tinh định vị toàn cầu lớn, bao gồm GPS của Mỹ, GLONASS của Nga, Galileo của Liên minh châu Âu (EU) và giờ là Bắc Đẩu của Trung Quốc. Dự kiến đến năm 2025, hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc sẽ thu về khoản lợi nhuận hằng năm lên tới 156,22 tỷ USD.

Theo báo Global Times, năm 2022, Trung Quốc đã tiến hành 64 vụ phóng vệ tinh. Nhiều công ty tư nhân ở Trung Quốc đang phát triển tên lửa phóng vệ tinh, một số công ty bắt đầu tiến hành các vụ phóng vệ tinh lên quỹ đạo.

Tháng 3/2022, công ty khởi nghiệp GalaxySpace, có trụ sở tại Bắc Kinh, phóng sáu vệ tinh liên lạc lên quỹ đạo tầm thấp của Trái đất, còn công ty đối thủ trong nước Galactic Energy, phóng năm vệ tinh vào tháng Giêng vừa qua.

Nhật Bản tái khởi động

Không chỉ Mỹ, Nga và EU mà nhiều quốc gia khác cũng cảm nhận được “sức nóng” từ chương trình vũ trụ của Trung Quốc. Nhật Bản không phải là ngoại lệ. Tokyo bắt đầu dồn các nguồn lực cho việc tái khởi động chương trình vũ trụ của mình.

Nhật Bản là một trong số những quốc gia châu Á có chương trình thám hiểm vũ trụ sớm nhất với thành tích là nước thứ tư phóng vệ tinh lên quỹ đạo Trái đất. Nhưng trong nhiều năm qua, Tokyo đã bị nhiều quốc gia khác bỏ lại phía sau. Trung bình nước này chi ra 3 tỷ USD mỗi năm cho các hoạt động thám hiểm vũ trụ, trong khi Mỹ là 36 tỷ USD, còn Trung Quốc là 4,9 tỷ USD.

Chia sẻ với báo Nikkei, ông Asai Yosuke, Giám đốc Văn phòng Công nghiệp vũ trụ thuộc Bộ Kinh tế Thương mại Công nghiệp Nhật Bản cho biết, ngành công nghiệp vũ trụ Nhật Bản phụ thuộc 90% vào chính phủ. “Bằng cách tăng nguồn vốn công vào lĩnh vực này, Tokyo muốn thúc đẩy các công ty vũ trụ phát triển khả năng đáp ứng nhu cầu dân sự trong và ngoài nước”.

Ông Nakamura Yuya, Giám đốc công ty thiết kế chế tạo vệ tinh Axelspace ở Nhật Bản, trả lời tờ Financial Times: “Chỉ cách đây chục năm thôi, chính quyền không hề có sự quan tâm nào đến những công ty tư nhân trong lĩnh vực vũ trụ. Nhưng từ khi cố Thủ tướng Abe Shinzo hứa hẹn sẽ giúp ngành công nghiệp vũ trụ ở Nhật Bản đạt mức tổng giá trị 21 tỷ USD vào năm 2030 thì những doanh nghiệp tư nhân như chúng tôi mới bắt đầu nhận được trợ giúp về tài chính và chuyên gia từ chính phủ”.

Ấn Độ không kém cạnh

Trong khi đó, Ấn Độ đang nổi lên như một nhà cung cấp dịch vụ phóng vệ tinh đáng tin cậy đối với khách hàng tiềm năng.

Phát triển lĩnh vực không gian là một kế hoạch quan trọng trong chiến dịch “Sản xuất tại Ấn Độ” (Made in India) của Thủ tướng Narendra Modi. Chiến dịch này nhằm định vị nền kinh tế lớn thứ năm thế giới là điểm đến hàng đầu cho đổi mới công nghệ.

Những năm gần đây, Ấn Độ tập trung phát triển ngành công nghiệp không gian để giành “miếng bánh” lớn hơn trên một thị trường ước tính đạt giá trị 600 tỷ USD vào năm 2025.

Công ty NewSpace India đang giúp Ấn Độ cạnh tranh trên cuộc đua vào không gian. Hồi tháng 10/2022, công ty này phóng thành công 36 vệ tinh cho công ty OneWeb của Anh. NewSpace đang đẩy mạnh sản xuất mẫu tên lửa phóng vệ tinh lớn nhất của Ấn Độ, LVM3.

Ông Neil Masterson, Giám đốc điều hành công ty OneWeb, đánh giá NewSpace India có cơ hội thực sự để trở thành nhà cung cấp dịch vụ phóng vệ tinh thương mại lớn trên toàn cầu.

Trong năm tài chính vừa qua, NewSpace India đạt doanh thu 17 tỷ Rupee (210 triệu USD) và lợi nhuận 3 tỷ Rupee (41 triệu USD). Công ty đang cung cấp dịch vụ phóng vệ tinh cho 52 khách hàng quốc tế.

Cuộc đua trong lĩnh vực khoa học vũ trụ đang diễn ra ở châu Á. Hoạt động thăm dò không gian và công nghệ vũ trụ khiến một số cường quốc châu Á đang thu được lợi ích đáng kể, đặc biệt là khẳng định tên tuổi trên bản đồ các quốc gia “có phần” trên vũ trụ…





Nguồn

Cùng chủ đề

Vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới đang hướng đến không gian

(CLO) Vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới do các nhà nghiên cứu Nhật Bản chế tạo đã được phóng lên vũ trụ vào ngày 5/11, trong cuộc thử nghiệm ban đầu về việc sử dụng gỗ để thám hiểm Mặt trăng và Sao Hỏa. ...

Mỹ-Nhật-Hàn tập trận chung với máy bay ném bom hạng nặng, thể hiện khả năng “áp đảo”

Ngày 3/11, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tiến hành tập trận không quân chung với sự tham gia của loại máy bay ném bom hạng nặng B-1B ở khu vực phía Nam Bán đảo Triều Tiên.

Viễn cảnh con người định cư trong vũ trụ

Trong tương lai, con người có thể sẽ tìm được nơi định cư tại các thiên thể xa xăm trong vũ trụ.

OPPO khởi động “FUNIVERSE – ZŨ TRỤ FUN”, mang sân chơi AI đến trường đại học

Với chủ đề “FUNIVERSE - ZŨ TRỤ FUN”, OPPO lần đầu mang chuỗi sự kiện công nghệ mới mẻ đến các trường đại học tại TPHCM và đây sẽ là sân chơi sáng tạo, cơ hội để sinh viên trải nghiệm trực tiếp các tính năng nhiếp ảnh AI tiên tiến nhất trên Reno12 Series. Với lần đầu tiên tổ chức chuỗi sự kiện tại các trường đại học, OPPO mong muốn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.

Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump?

Mạng Axios ngày 8/11 đưa tin, doanh nhân tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã tham gia cuộc điện đàm giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Châu Phi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống bệnh lao

Báo cáo Bệnh lao toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố cho thấy châu Phi đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong điều trị bệnh lao, tuy nhiên vẫn còn những thách thức to lớn. Nhân viên y tế lấy máu để xét nghiệm. (Nguồn: Getty Images) Theo...

Ukraine lạnh nhạt với Anh vì không gửi thêm tên lửa Storm Shadow, Lầu Năm Góc vội “gỡ rào” giúp Kiev

Tờ Guardian dẫn lời các quan chức Ukraine đánh giá mối quan hệ giữa Kiev và London đã xấu đi kể từ khi chính phủ của Thủ tướng Keir Starmer nắm quyền lãnh đạo nước Anh.

Cả tuần, giá dầu vẫn tăng hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 9/11, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm hơn 2% khi các nhà giao dịch bớt lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung kéo dài do bão ở vùng duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ, trong khi các gói kích thích kinh tế mới nhất của Trung Quốc không gây nhiều ấn tượng.

Bài đọc nhiều

Chủ sở hữu Facebook Meta phát triển công cụ tìm kiếm AI riêng

Công ty mẹ của Facebook, Meta đang phát triển một công cụ tìm kiếm dựa trên trí tuệ nhân tạo nhằm giảm sự phụ thuộc vào Google của Alphabet và Bing của Microsoft. ...

Cách tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger cực đơn giản

Bạn đang tìm cách để tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger để tránh các rắc rối do tính năng này gây ra trong quá trình sử dụng. Bài viết hôm nay sẽ hưỡng dẫn chi tiết đến bạn cách tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger điện thoại iPhone và Android.

2 cách lấy lại mật khẩu WeChat trên điện thoại đơn giản nhất

Nếu bạn không thể truy cập vào WeChat vì đã quên mật khẩu, đừng quá lo lắng. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn 2 cách lấy lại mật khẩu WeChat trên điện thoại đơn giản nhất.

Cách scan tài liệu bằng điện thoại Samsung không thể dễ hơn

Bạn muốn scan tài liệu trên điện thoại Samsung nhưng không biết cách nào? Đừng lo bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách scan tài liệu chỉ với một vài bước cực đơn giản.

Hướng dẫn cách chèn file PDF vào Google Sheets đơn giản và hiệu quả

Biết cách chèn file PDF vào Google Sheets giúp bạn quản lý dữ liệu và chia sẻ thông tin dễ dàng hơn. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách chèn file PDF vào Google Sheets đơn giản và hiệu quả nhất.

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp bảo vệ an toàn thông tin trong chuyển đổi số

Ngày 8/11, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo an toàn thông tin năm 2024 với chủ đề “Hạn chế lộ lọt thông tin và phòng, chống lừa đảo trực tuyến”. ...

TSMC ngừng cung cấp chip AI tiên tiến cho Trung Quốc

Gã khổng lồ bán dẫn TSMC sẽ ngừng cung cấp chip AI tiên tiến cho các đối tác Trung Quốc từ thứ Hai tuần tới (11/11). ...

Việt Nam được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Theo thông tin từ Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam, Việt Nam có 9 đơn vị, tổ chức và cá nhân được vinh danh tại Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024. Giải thưởng ASOCIO DX Award là giải thưởng uy tín, thường niên được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong các lĩnh...

Đề xuất điều chỉnh phương án thu phí và lệ phí tên miền

Theo quy định hiện hành về mức thu nội, quản lý và sử dụng phí duy trì sử dụng tài nguyên Internet, lệ phí phân bổ, cấp tài nguyên Internet, để sử dụng tên miền quốc gia, các doanh nghiệp sẽ phải nộp lệ phí đăng ký sử dụng tên miền ".vn" (thu khi đăng ký lần đầu) và phí duy trì sử dụng tên miền cho từng năm tiếp theo. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ phải trả...

iPhone 17 Air sẽ có đối thủ

Smartprix tiết lộ, mẫu Galaxy S25 Slim đã xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của FCC của Hàn Quốc. Sản phẩm dự kiến mang số model SM-S937U- điều này cho thấy đây có thể là thành viên thứ tư trong dòng Galaxy S25, bên cạnh Galaxy S25, S25+ và S25 Ultra. Các nguồn tin cho rằng chiếc smartphone siêu mỏng này của Samsung sẽ là câu trả lời cho iPhone 17 Air. Sản phẩm cũng được kỳ vọng...

Mới nhất

Ngân hàng nào đang trả lãi suất huy động bậc thang cao nhất?

Một số ngân hàng như Techcombank, ACB, Bac A Bank, VPBank,… đang niêm yết lãi suất huy động bậc thang với ưu đãi dành cho khách hàng có số dư tiền gửi cao. Techcombank là một trong những ngân hàng đang áp dụng chính sách trả lãi suất huy động bậc thang theo 3 mức tiền gửi khác nhau gồm:...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh

Sáng 9/11, tại TP. Hạ Long, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình,...

Tìm giải pháp bảo vệ an toàn thông tin trong chuyển đổi số

Ngày 8/11, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo an toàn thông tin năm 2024 với chủ đề “Hạn chế lộ lọt thông tin và phòng, chống lừa...

Nhỏ nước chanh vào mắt chữa được chứng mờ mắt, đau mắt đỏ?

'Tôi thấy trên mạng xã hội truyền tin nhau là nhỏ nước chanh vào mắt sẽ chữa được chứng mờ mắt và đau...

Học sinh giỏi toán của tỉnh phân loại ve chai thuần thục, thành tân sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM

Chế Hoàng Du, vừa đậu vào Trường đại học Kinh tế TP.HCM, là học sinh giỏi toán của tỉnh Tiền Giang, từ bé đã đi lượm ve chai cùng mẹ, thân thuộc với các loại rác. ...

Mới nhất