Trang chủNewsThế giớiChâu Âu trăn trở tìm cách để dòng khí đốt qua Ukraine...

Châu Âu trăn trở tìm cách để dòng khí đốt qua Ukraine tiếp tục chảy


Các quan chức châu Âu đang đàm phán để duy trì dòng khí đốt chảy qua hệ thống đường ống quan trọng giữa Nga và Ukraine, trong bối cảnh họ phải chạy đua để ngăn xung đột Nga-Ukraine làm tổn hại thêm nguồn cung năng lượng cho lục địa này, Bloomberg đưa tin hôm 11/6.

Theo Bloomberg, châu Âu đã cố gắng loại bỏ khí đốt Nga nhưng một số quốc gia Đông Âu vẫn tiếp tục nhận hàng thông qua đường ống đi qua Ukraine. Thỏa thuận quá cảnh này sẽ hết hạn vào cuối năm nay. Và trong bối cảnh xung đột vẫn tiếp diễn, hầu hết những người theo dõi thị trường đều cho rằng dòng khí đốt này cuối cùng sẽ dừng chảy.

Tuy nhiên, các quan chức chính phủ và các công ty châu Âu đang đàm phán với các đối tác ở Ukraine về cách duy trì dòng khí đốt trong năm tới, Bloomberg dẫn các nguồn thạo tin cho biết.

Ý tưởng khả thi

Một lựa chọn đã được thảo luận là các công ty châu Âu mua và bơm khí đốt từ Azerbaijan vào các đường ống của Nga hướng tới “lục địa già”, theo nguồn tin của Bloomberg. Một sự sắp xếp như vậy sẽ cho phép châu Âu tránh được sự bối rối khi mua khí đốt Nga vào thời điểm Liên minh châu Âu (EU) đang cố gắng hạn chế nguồn thu của Moscow.

Ý tưởng này ngày càng trở nên khả thi vì có vẻ nó sẽ nhận được sự ủng hộ của Kiev. Ukraine đã thu được khoảng 1 tỷ USD phí trung chuyển vào năm 2021. Khoản tiền này là nguồn tài trợ quan trọng cho nền kinh tế đang chịu thiệt hại nặng nề bởi xung đột. Cũng có những lo ngại rằng các đường ống không được sử dụng có thể trở thành mục tiêu quân sự hoặc rơi vào tình trạng hư hỏng và sẽ cực kỳ tốn kém để sửa chữa.

“Có 2 yếu tố cần nhớ”, ông Oleksiy Chernyshov, CEO của Naftogaz, Tập đoàn năng lượng khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước của Ukraine, nói với Bloomberg hôm 10/6. “Một là Ukraine có cơ sở hạ tầng vận chuyển và lưu trữ khí đốt cực kỳ tuyệt vời và nên được sử dụng. Và, Ukraine có xu hướng ưu tiên sử dụng cơ sở hạ tầng này vì nó mang lại rất nhiều lợi ích”.

Vị CEO loại trừ bất kỳ kế hoạch nào liên quan đến việc hợp tác với gã khổng lồ năng lượng Gazprom PJSC của Nga, và cho biết việc trung chuyển khí đốt từ Azerbaijan “có thể có triển vọng”.

Thế giới - Châu Âu trăn trở tìm cách để dòng khí đốt qua Ukraine tiếp tục chảy

Công nhân đi giữa các đường ống và van tại cơ sở khí đốt Dashava ở Ukraine, năm 2014. Ảnh: Newsweek

Các bên, bao gồm Công ty năng lượng nhà nước SOCAR của Azerbaijan, Bộ Năng lượng Azerbaijan, Chính phủ Nga và Gazprom, đều không trả lời yêu cầu bình luận của Bloomberg về ý tưởng được nói đến ở trên.

Về mặt lý thuyết, kế hoạch sử dụng khí đốt của Azerbaijan có thể mang lại lợi ích cho Nga nếu nó được triển khai theo hướng một thỏa thuận hoán đổi, trong đó Nga cung cấp khí đốt Azerbaijan cho EU, trong khi Azerbaijan chuyển khí đốt “của Nga” đi nơi khác, cho phép Brussels duy trì lệnh cấm vận thương mại đối với Moscow.

Ý tưởng về hoán đổi không xa lạ với thị trường dầu khí và được sử dụng khi các bên không thể vận chuyển nhiên liệu từ địa điểm này sang địa điểm khác. Baku đã nhiều lần tìm cách tăng xuất khẩu năng lượng sang châu Âu nhưng đường ống của Azerbaijan tới EU đã hoạt động hết công suất và nước này không có kết nối trực tiếp với mạng lưới của Kiev. 

Vẫn đang đàm phán

Theo nguồn tin của Bloomberg, các cuộc đàm phán đang ở giai đoạn đầu và các quyết định chỉ diễn ra vào cuối năm nay, khi thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa Gazprom của Nga và Naftogaz của Ukraine hết hạn, và khi nhu cầu năng lượng mùa đông gây thêm áp lực cho châu Âu.

Nhiều chi tiết vẫn cần được làm rõ và vẫn chưa ngã ngũ liệu một thỏa thuận có được thực hiện hay không. Diễn biến trên chiến trường cũng có thể là một yếu tố cần cân nhắc, Bloomberg cho biết.

Uniper SE, gã khổng lồ khí đốt mà Chính phủ Đức phải quốc hữu hóa khi cuộc khủng hoảng năng lượng dồn công ty này đến đường cùng, đã tham gia vào các cuộc thảo luận, theo một số nguồn tin của Bloomberg. Người phát ngôn của Uniper từ chối bình luận. Một phát ngôn viên của Bộ Kinh tế Đức cho biết chính phủ đang đàm phán với EU.

Slovakia là một trong những quốc gia quan trọng có thể hưởng lợi từ thỏa thuận như vậy, và Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã nói về khả năng này vào tháng trước sau chuyến đi tới Azerbaijan mà không cung cấp thông tin chi tiết.

“Bây giờ, điều đó phụ thuộc vào các cuộc đàm phán giữa các công ty như Gazprom của Nga, các công ty của Azerbaijan, Ukraine và những công ty khác để thống nhất về các điều kiện kinh tế và giá cả”, ông Fico nói với các phóng viên hồi tháng 5. “Nếu họ làm vậy, Slovakia có thể nhập khẩu khí đốt từ Azerbaijan, một phần trong số đó sẽ ở lại Slovakia và một phần sẽ đi qua các nước khác”.

Một phát ngôn viên của chính phủ ở Bratislava từ chối bình luận thêm. Bộ Năng lượng của Áo, một quốc gia khác cũng được hưởng lợi nếu ý tưởng trên được hiện thực hóa, đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Thế giới - Châu Âu trăn trở tìm cách để dòng khí đốt qua Ukraine tiếp tục chảy (Hình 2).

Đường ống dẫn khí đốt Nga qua Ukraine tới châu Âu. Ảnh: Financial Times

Nga vẫn vận chuyển khoảng 15 tỷ m3 khí đốt sang châu Âu mỗi năm, chủ yếu đến Slovakia và Áo, nơi Moscow vẫn là nhà cung cấp chính. Tại Áo, khí đốt của Nga đã đáp ứng hơn 80% lượng tiêu thụ của quốc gia Trung Âu trong 5 tháng liên tiếp. Châu Âu cũng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga bằng tàu biển.

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hơn 2 năm trước, EU đã áp đặt vô số hạn chế lên quan hệ kinh tế với Nga, từng bước chấm dứt nhập khẩu dầu và than đá, nhưng chưa bao giờ trừng phạt khí đốt Nga dù thường xuyên có những cuộc tranh luận về việc có nên làm như vậy hay không.

Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan điều hành của EU, tin rằng khối có thể chịu đựng được việc Nga dừng vận chuyển khí đốt quá cảnh qua Ukraine mà không gặp bất kỳ rủi ro an ninh lớn nào. Kế hoạch của họ là dựa vào các nhà cung cấp thay thế và theo đuổi chiến lược khí hậu đầy tham vọng, bao gồm nhiều năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng hơn.

Nhưng có một chủ đề mà các chính trị gia châu Âu không thích nói đến: Giá LNG. Ngoài nguồn cung từ Nga, châu Âu cũng nhập LNG từ các nguồn “xuyên Đại Tây Dương”, như từ Mỹ. Giá LNG đã giảm đáng kể so với mức đỉnh vào giữa năm 2022, nhưng vẫn chưa bằng mức giá trung bình của khí đốt mà châu Âu nhận từ Nga qua đường ống.

Minh Đức (Theo Bloomberg, RT, Oil Price)





Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/chau-au-tran-tro-tim-cach-de-dong-khi-dot-qua-ukraine-tiep-tuc-chay-a667847.html

Cùng chủ đề

Khủng hoảng khí đốt ở châu Âu “còn lâu mới kết thúc”

Mùa Đông năm nay, thế giới có thể chứng kiến giá khí đốt tăng cao do nhu cầu tăng và thời tiết không còn thuận lợi, trong khi tăng trưởng hoạt động công nghiệp bị cản trở bởi giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đắt đỏ.

Vận động ngư dân đảo Lý Sơn chống khai thác hải sản bất hợp pháp, quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tuyên truyền ngư dân đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi chống khai thác IUU. (Ảnh: Vùng CSB 2) Ngày 2/5, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Sở NN-PTNT, Bộ đội Biên phòng và Công an tỉnh Quảng Ngãi gặp gỡ, tuyên truyền, vận động ngư dân huyện đảo Lý...

Moscow tuyên bố “không sợ” trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua các lệnh trừng phạt của EU liên quan tới khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Cùng ngày, Italy thông báo đã triệu Đại sứ Nga về việc quốc hữu hóa doanh nghiệp nước ngoài.

Châu Âu cần ít nhất 6-8 năm mới “đoạn tuyệt” được với khí đốt Nga

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hơn 2 năm trước, bức tranh năng lượng ở châu Âu đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Moscow không còn là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu cho “lục địa già” trong bối cảnh các nước châu Âu vật lộn tìm cách đưa sự phụ thuộc của họ vào năng lượng của Nga về mức 0. Trong vô số các lệnh trừng phạt...

Áo tìm cách rũ bỏ danh hiệu “đồng minh năng lượng” của Nga ở châu Âu

Hy vọng thoát khỏi phụ thuộc vào Nga về năng lượng đã bùng lên ở Áo sau khi quốc gia Trung Âu nội lục phát hiện một mỏ khí đốt có thể đáp ứng nhu cầu của cả nước. Nhưng theo chuyên gia, vỉa khí nằm ở độ sâu 1.500 m dưới làng Molln trên dãy Alps sẽ chưa thể ngay lập tức giúp Áo rũ bỏ danh hiệu “đồng minh năng lượng” cuối cùng của Moscow ở...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thị trường quay đầu giảm điểm, khối ngoại “xả” bán ròng 1.800 tỷ đồng

Sau khoảng 45 phút nỗ lực giữ sắc xanh, thị trường đã quay đầu điều chỉnh khi dòng tiền suy yếu và thiếu đi nhóm dẫn dắt. Sắc đỏ bao phủ hầu hết các nhóm ngành, trong đó nhóm nông – lâm – ngư và thuỷ sản giảm mạh nhất, đơn cử HAG giảm 1,43%, HNG giảm 3,77%, VHC giảm 1,45%, ANV giảm 1,55%, ASM giảm 2,02%, IDI giảm 1,58%. Nhóm bất động sản cũng chịu áp lực khi bộ 3 cổ phiếu họ Vin là VHM, VIC và VRE lần...

Đề xuất Chính phủ quy định điều kiện, thời điểm thu phí đường cao tốc

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 34 ngày 11/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ. Báo cáo về một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật tại Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới nêu rõ, trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc...

Khai mạc phiên họp thứ 34 của Ủy ban thường vụ Quốc hội

Cho ý kiến 16 nội dung quan trọng Sáng 11/6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV khai mạc phiên họp thứ 34. Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp thứ 34 (phiên họp thường kỳ tháng 6/2024) giữa hai đợt của Kỳ họp...

Đề nghị Bộ Công an xử lý tin đồn Ngân hàng Nhà nước thiếu vàng để bán

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa gửi công văn hỏa tốc tới Bộ Công an về việc phối hợp trong công tác quản lý thị trường vàng.  Theo đó, hiện nay trên thị trường đang lan truyền thông tin về việc NHNN thiếu vàng để bán; tại nhiều điểm bán vàng, có đối tượng thuê người xếp hàng mua gom vàng với mục tiêu đẩy giá, hưởng chênh lệch, gây bất ổn thị trường và thiệt...

Nga nỗ lực “phi USD hóa”, tăng cường sử dụng đồng tiền các nước BRICS

Nga đang “bứt tốc” với kế hoạch loại bỏ dần đồng USD. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg lần thứ 27 (SPIEF 2024) tuần qua, Tổng thống Nga chỉ ra việc nước này ngày càng giảm sử dụng đồng tiền phương Tây. Đồng Rúp đang được sử dụng nhiều hơn trong các giao dịch thương mại, ông nói thêm. “Năm ngoái, tỉ trọng thanh toán cho hàng xuất khẩu của Nga bằng loại tiền...

Bài đọc nhiều

Liên hợp quốc trao tặng huy chương cho Lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Phái bộ UNISFA

Đội công binh số 2 và tổ công tác tại Phái bộ UNISFA được trao Huy chương gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc vì đóng góp nổi bật. Bộ đội Việt Nam xây doanh trại cho bộ binh Ghana tại châu Phi Công binh Việt Nam thành lập doanh trại thông minh đầu tiên tại Phái bộ gìn giữ hòa bình...

Houthi lại tấn công tàu khu trục của Anh

Nhóm vũ trang Houthi của Yemen ngày 9/6 xác nhận đã bắn tên lửa đạn đạo vào tàu khu trục HMS Diamond của Anh ở Biển Đỏ.

Thành viên EU khẳng định phương Tây “vượt lằn ranh đỏ” khi cho phép Ukraine dùng vũ khí viện trợ tấn công Nga

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Áo Klaudia Tanner đã lên tiếng chỉ trích việc các nước phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ để tấn công vào lãnh thổ Nga, khẳng định hành động này đã "vượt lằn ranh đỏ".

Cùng chuyên mục

Nỗi lo thiếu vũ khí trầm trọng buộc Mỹ phải “nghĩ khác, làm khác”

Mỹ đã thừa nhận thẳng thắn rằng không có cơ sở công nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ và mục tiêu chiến lược về vũ khí trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, "điểm tựa" để san sẻ nỗi lo này của Washington không đâu khác là các đồng minh thân cận và các đối tác có cùng lợi ích.

Công nghệ bảo vệ đại dương

Đại dương bao phủ hơn 70% hành tinh của chúng ta, điều hòa khí hậu toàn cầu, là nơi sinh sống của 80% sự sống trên Trái đất. Trong nỗ lực bảo vệ đại dương trước những mối đe dọa chưa từng có từ ô nhiễm, đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu…, phải kể đến vai trò quan trọng của các công nghệ mới. Công ty khởi nghiệp...

Đẩy nhanh đề xuất ngừng bắn ở Dải Gaza

Theo hãng tin Reuters, ngày 10-6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thực hiện chuyến công du Trung Đông lần thứ 8 kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra từ tháng 10-2023, nhằm đẩy nhanh tiến trình đạt được đề xuất ngừng bắn của Chính phủ Mỹ. Khả năng đạt được hòa bình Điểm đầu tiên trong chuyến thăm Trung Đông lần này của ông Blinken là thủ đô Cairo, Ai Cập, để gặp...

Mới nhất

Bộ trưởng Lương Tam Quang giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương

Sáng 11/6, Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp Văn phòng Trung ương Đảng và Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị chỉ định Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương,...

Đề xuất Chính phủ quy định điều kiện, thời điểm thu phí đường cao tốc

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 34 ngày 11/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ. Báo cáo về một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật tại Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc...

Lời khai của bà Trương Mỹ Lan về bữa trưa bàn chuyện lừa đảo hơn 30 nghìn tỷ

Liên quan đến vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, cơ quan điều tra (CQĐT) cho rằng, về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, từ năm 2018 – 2020, bà Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm phát hành 25 gói trái phiếu khống, không có tài sản đảm bảo, hiện mất khả năng thanh toán. Tổng giá...

Ukraine có thể cất giữ tiêm kích F-16 ở nước ngoài

Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan và Na Uy đã cam kết cung cấp cho Ukraine hơn 60 máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất để giúp nước này...

Sắc màu Suối Tía

Đến Đà Lạt, phần đông du khách đều biết đến hồ Tuyền Lâm, nhưng không nhiều người biết nơi khởi nguồn của dòng nước đổ vào hồ, đó là suối Tía. Suối Tía là nơi khởi nguồn của dòng nước trong xanh đổ vào hồ Tuyền Lâm - hồ nước ngọt lớn nhất Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng....

Mới nhất

Sắc màu Suối Tía

Chấn hưng Tuồng Huế

Quả pao duyên tình