Trang chủChính trịNgoại giaoChâu Âu tăng nhập khí đốt Nga, căng thẳng Trung Quốc-Canada, một...

Châu Âu tăng nhập khí đốt Nga, căng thẳng Trung Quốc-Canada, một quốc gia ASEAN thu ngân sách cao nhất 10 năm

Samsung cắt giảm việc làm trên toàn cầu, châu Âu tăng nhập khí đốt Nga, Fed không vội cắt giảm lãi suất, Trung Quốc kháng cáo Canada lên WTO, lạm phát tại Đức giảm, Thái Lan thu ngân sách cao nhất 10 năm…là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Khí đốt Nga. (Nguồn: The Moscow Times)
9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu khí đốt Nga sang châu Âu đạt khoảng 23,8 tỷ m3, tăng 17% so với năm ngoái. (Nguồn: The Moscow Times)

Kinh tế thế giới

Samsung dự kiến cắt giảm hàng nghìn việc làm trên toàn cầu

Theo các nguồn tin thân cận, công ty điện tử Samsung của Hàn Quốc sẽ sa thải lao động tại Đông Nam Á, Australia và New Zealand trong kế hoạch cắt giảm hàng nghìn việc làm trên toàn cầu.

Việc sa thải có thể ảnh hưởng đến khoảng 10% lực lượng lao động tại các thị trường nói trên, mặc dù con số của mỗi công ty con có thể khác nhau. Samsung cũng có kế hoạch cắt giảm việc làm cho các công ty con ở các nước khác và có thể lên đến 10% ở một số thị trường nhất định.

Samsung có khoảng 147.000 nhân viên ở nước ngoài, chiếm hơn một nửa tổng số nhân viên lên tới hơn 267.800 người. Công ty này không có kế hoạch cắt giảm lao động ở thị trường trong nước.

Giá cổ phiếu của Samsung giảm hơn 20% trong năm nay khi nhà sản xuất chip nhớ và điện thoại thông minh lớn nhất thế giới gặp khó khăn tại các thị trường trọng điểm.

Trước đây, Samsung đã giảm quy mô lực lượng lao động trước những điều chỉnh của thị trường chip nhớ có tính chu kỳ. Theo một nguồn tin, công ty này gần đây đã cắt giảm khoảng 10% lực lượng lao động tại Ấn Độ và một số khu vực ở Mỹ Latinh.

Mỹ

* Trong phát biểu mới đây, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho rằng, ngân hàng này có thể cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong thời gian tới và không “vội vàng” đi tới quyết định này sau khi các dữ liệu mới giúp cải thiện niềm tin vào tăng trưởng kinh tế và chi tiêu của người tiêu dùng.

Ông Powell cho biết, Fed không vội vã cắt giảm lãi suất một cách nhanh chóng, sau khi cơ quan này khởi đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ với một đợt cắt giảm lãi suất đi 0,5 điểm phần trăm tại cuộc họp từ 17-18/9. Mức cắt giảm này cao hơn dự kiến trước đó của thị trường.

Trung Quốc

* Ngày 2/10, Trung Quốc thông báo đã đệ đơn kháng cáo lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), yêu cầu tổ chức này ra phán quyết về các mức thuế quan mới đây mà Canada áp đặt lên xe điện và sản phẩm kim loại của quốc gia Đông Bắc Á. Hồi tháng 8/2024, Canada tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu 100% đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/10.

Bộ Thương mại Trung Quốc trong một tuyên bố đã cáo buộc Canada đang áp đặt thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc một cách không công bằng, đồng thời cho rằng Ottawa đang làm theo những gì mà một số quốc gia khác đã làm. Bộ này cũng tiến hành một cuộc điều tra chống phân biệt đối xử đối với các biện pháp hạn chế của Canada.

* Doanh số bán nhà ở của Trung Quốc tiếp tục giảm trong tháng 9/2024, cho thấy thị trường có thể vẫn đang chờ chính phủ đưa ra gói biện pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng thị trường nhà ở kéo dài nhiều năm.

Dữ liệu sơ bộ do Công ty Thông tin bất động sản Trung Quốc (CRIC) công bố cho thấy doanh số bán hàng của 100 công ty bất động sản hàng đầu nước này trong tháng 9/2024 là 251,72 tỷ NDT, giảm 37,7% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm này cao hơn nhiều so với mức 26,8% trong tháng 8/2024, với mức chênh lệch 10,9 điểm phần trăm và tăng nhẹ 0,2% so với tháng trước.

Châu Âu

* Ngày 30/9, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde bày tỏ sự tin tưởng rằng lạm phát sẽ sớm quay trở lại mức 2%, cho thấy đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo có thể diễn ra vào tháng 10/2024.

Bà Christine Lagarde cho biết những diễn biến gần đây về giá cả ở Khu vực đồng Euro “củng cố niềm tin của chúng tôi rằng lạm phát sẽ trở lại mục tiêu trong thời gian tới”.

Trước đó, ECB dự báo lạm phát ở Khu vực đồng Euro sẽ quay trở lại mức 2% vào cuối năm 2025, nhưng tuyên bố của bà Lagarde ngày 30/9 cho thấy điều này có thể xảy ra nhanh hơn.

* Ngày 2/10, Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định trì hoãn một năm, đến cuối năm 2025, việc thực thi Luật chống phá rừng. Quyết định này được đưa ra sau khi nhận được nhiều phản hồi từ các quốc gia thành viên, trong đó có Đức, và các đối tác thương mại lớn như Brazil.

Luật chống phá rừng của EU (EUDR), được thông qua vào cuối năm 2022, dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay, nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu các sản phẩm gây ra phá rừng như ca cao, cà phê, dầu cọ, thịt bò và gỗ. Luật quy định các doanh nghiệp phải chứng minh được sản phẩm của họ không liên quan đến việc phá rừng hoặc suy thoái rừng từ năm 2020.

Tuy nhiên, việc thực thi luật này gặp phải nhiều khó khăn. Nhiều quốc gia xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp lớn đã bày tỏ sự lo ngại về những tác động tiêu cực của luật mới đối với nền kinh tế của họ. Brazil, một trong những nhà sản xuất nông sản lớn nhất thế giới, đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, coi luật này là một “công cụ trừng phạt một chiều”.

Trước những lo ngại này, EC đã quyết định trì hoãn một năm để các doanh nghiệp và các quốc gia có thêm thời gian chuẩn bị.

* Cục Thống kê Liên bang Đức (Destatis) ngày 30/9 công bố tỷ lệ lạm phát ở nước này trong tháng 9 đã giảm xuống còn 1,6%, mức thấp nhất trong hơn ba năm, do giá năng lượng giảm trong khi chi phí dịch vụ tăng nhiều hơn mức chung. Các số liệu tạm thời cho thấy xu hướng lạm phát giảm chậm đang tiếp diễn.

Tháng 9/2024, người tiêu dùng phải chi cho năng lượng ít hơn đáng kể so với trước đó một năm, nhờ giá năng lượng giảm 7%. Giá thực phẩm tăng nhẹ 1,6%, phù hợp với lạm phát chung, trong khi chi phí dịch vụ tăng tới 3,8%. Lạm phát cơ bản, không tính giá năng lượng và thực phẩm biến động mạnh, đã giảm nhẹ từ 2,8 xuống 2,7%.

* Theo tính toán của hãng Reuters, trong tháng 9/2024, lượng khí đốt tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) xuất khẩu sang châu Âu tăng 0,7% so với tháng 8/2024.

Lượng xuất khẩu khí đốt qua đường ống hằng ngày tăng trung bình lên 90,2 triệu m3 trong tháng 9/2024, so với 89,6 triệu m3 trong tháng 8/2024 và 90,6 triệu m3 trong tháng 9/2023.

Tổng lượng khí đốt mà Gazprom cung cấp cho EU trong tháng 9/2024 đạt khoảng 2,71 tỷ m3, trong đó 1,44 tỷ m3, tương đương 48,7 triệu m3 mỗi ngày, được chuyển qua Thổ Nhĩ Kỳ. Khối lượng khí vận chuyển qua Ukraine đạt 1,27 tỷ m3 trong tháng trước, tương đương 42,2 triệu m3 mỗi ngày. Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu khí đốt của Gazprom sang châu Âu đạt khoảng 23,8 tỷ m3, tăng 17% so với năm ngoái.

* Vụ trưởng Vụ Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Alexei Klimov cho biết nước này đang xem xét các thỏa thuận áp dụng chế độ miễn thị thực với 9 nước ở châu Phi và Trung Đông. Theo ông Klimov, việc xem xét các thỏa thuận bãi bỏ yêu cầu thị thực, miễn thị thực cho các chuyến đi ngắn hạn của công dân, thường lên đến 90 ngày, đang được thực hiện với một số quốc gia thân thiện.

* Trong một động thái quyết liệt nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, chính phủ Tây Ban Nha vừa công bố một kế hoạch năng lượng đầy tham vọng. Theo đó, đến năm 2030, 81% lượng điện năng của quốc gia này sẽ được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo. Tây Ban Nha cũng cam kết giảm 32% lượng khí thải nhà kính so với mức năm 1990, cao hơn 9% so với mục tiêu trước đó.

Để đạt được những mục tiêu trên, Tây Ban Nha sẽ tập trung đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng Mặt Trời và gió.

Nhật Bản và Hàn Quốc

* Tân Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru ngày 1/10 cho biết ông hy vọng Ngân hàng trung ương nước này sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, giữa lúc chính phủ tìm cách chấm dứt tình trạng giảm phát đã đè nặng lên nền kinh tế trong gần ba thập niên qua.

Phát biểu tại một cuộc họp báo sau khi được Quốc hội bầu làm Thủ tướng Nhật Bản, ông Ishiba cho biết chính phủ mới sẽ tiếp tục chính sách kinh tế của cựu Thủ tướng Kishida Fumio và “đảm bảo Nhật Bản thoát khỏi hoàn toàn tình trạng giảm phát”.

* Theo Công ty nghiên cứu Teikoku Databank Ltd, người tiêu dùng Nhật Bản phải đối mặt với việc tăng giá của khoảng 2.900 mặt hàng thực phẩm và đồ uống vào tháng 10/2024, mức tăng cao nhất trên cơ sở hàng tháng từ đầu năm đến nay, chủ yếu là do chi phí nguyên liệu thô tiếp tục tăng.

Teikoku Databank cho biết, 2.911 lần tăng giá phản ánh số lượng các công ty tăng giá nguyên liệu thô ngày càng cao, vượt mức tăng giá của 2.897 mặt hàng vào tháng 4/2024.

Công ty trên dự đoán tổng cộng 12.401 mặt hàng thực phẩm sẽ tăng giá trong cả năm 2024, thấp hơn đáng kể so với 32.396 mặt hàng tăng giá vào năm 2023.

* Chính quyền thành phố Seoul vừa đưa ra thông báo sinh viên quốc tế và người lao động nước ngoài hiện có thể được giảm giá 10% cho dịch vụ chuyển phát nhanh (EMS) tại các bưu điện ở Seoul, nếu đăng ký trước trực tuyến họ sẽ được giảm giá thêm 3%. Chính quyền thành phố Seoul đã ký một thỏa thuận kinh doanh với Korea Post để mở rộng chiết khấu phí EMS cho nhiều đối tượng cư dân nước ngoài hơn.

Kể từ thỏa thuận ban đầu vào năm 2011 tính đến tháng 8 năm nay, thành phố Seoul đã cung cấp gần 87.000 lần giảm giá, tổng cộng khoảng 380 triệu Won (khoảng 291 triệu USD), cho các gia đình đa văn hóa. Ngoài ra, kể từ tháng 7/2023, có thêm 3% giảm giá cho những người đăng ký trước thông qua trang web hoặc ứng dụng của bưu điện.

ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Ngày 28/9, Viện Nghiên cứu Phát triển doanh nhân Việt Nam-ASEAN thuộc Trung ương Hội nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á-Việt Nam phối hợp với các tổ chức, Hiệp hội Việt Nam tại Malaysia tổ chức Diễn đàn “Hợp tác kinh tế châu Á lần thứ 2 năm 2024” tại Kuala Lumpur.

Diễn đàn là cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Malaysia, Singapore, Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc) kết nối, gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm đối tác và tìm hiểu thị trường.

Dự báo về những lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa Việt Nam và Malaysia, các diễn giả có chung nhận định về 5 lĩnh vực, bao gồm chuyển đổi số, kinh tế thương mại và đầu tư, kết nối văn hóa và du lịch, xây dựng thành phố thông minh và ngành công nghiệp Halal.

* Theo Cơ quan Thống kê Trung ương (BPS) của Indonesia, nước này đã trải qua 5 tháng giảm phát liên tiếp (từ tháng 5-9/2024). Tình trạng này được cho là tồi tệ nhất kể từ đợt giảm phát năm 1999, thời điểm Indonesia chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Trong đại dịch Covid-19, quốc gia Đông Nam Á cũng chứng kiến giảm phát liên tục ba tháng (từ tháng 7-9/2020).

Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân gây ra tình trạng giảm phát tồi tệ này. Các nhà kinh tế cho rằng, 5 tháng giảm phát liên tiếp là do sức mua của người dân suy yếu hoặc áp lực từ phía cầu. Tuy nhiên, BPS nhận định xu hướng giảm phát gần đây xảy ra do chi phí sản xuất lương thực, thực phẩm giảm và các yếu tố từ phía nguồn cung.

* Ngày 30/9, Bộ Tài chính Thái Lan đã thông báo mức thu ngân sách cao nhất trong gần 10 năm qua nhờ vào hoạt động đấu giá cho thuê đất được đẩy mạnh.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Paopoom Rojanasakul cho biết, thu ngân sách của Bộ Tài chính cho tài khóa 2024 (kết thúc vào ngày 30/9) đạt 14,4 tỷ Baht (436 triệu USD), tăng 57,9% so với năm 2023.

Con số này vượt mục tiêu 25,4% đề ra trước đó và mức cao nhất trong 9 năm qua. Ông Paopoom nhấn mạnh, kết quả này là nhờ hoạt động đấu giá cho thuê đất được đẩy nhanh trên toàn quốc và việc gia hạn hợp đồng cho thuê lớn.





Nguồn: https://baoquocte.vn/kinh-te-the-gioi-noi-bat-279-310-chau-au-tang-nhap-khi-dot-nga-cang-thang-trung-quoc-canada-mot-quoc-gia-asean-thu-ngan-sach-cao-nhat-10-nam-288558.html

Cùng chủ đề

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.

Trung Quốc lên tiếng về lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ, kiên quyết bảo vệ doanh nghiệp bán dẫn

Ngày 28/11, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Hạ Á Đông tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Mỹ lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu.

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Ông Trump dùng “chiêu” cũ với Mexico và Canada

Tổng thống đắc cử Donald Trump đe dọa thực hiện kế hoạch áp thuế đối với hàng hóa từ Mexico và Canada nhưng chính nước Mỹ cũng "chịu trận".

Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy

Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên lạc quan hơn, dự báo thời điểm bất động sản Trung Quốc chạm đáy, Đức phụ thuộc đáng kể vào người nhập cư trong dài hạn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ “luôn đáp trả mọi thách thức” đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều "sự hủy diệt" hơn nữa để trả đũa một cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái vào một tòa nhà chung cư cao tầng ở thành phố Kazan, miền Trung nước Nga một ngày trước đó. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine...

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025, trong đó kết hợp các giá trị truyền thống với cách tiếp cận hiện đại nhằm đổi mới toàn diện, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ “được cứu”, ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/12 (giờ địa phương) đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang “với tỷ lệ đáng báo động”

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang "với tỷ lệ đáng báo động". Xe tăng Challenger 2 của quân đội Anh tại mặt trận Ukraine. (Nguồn: Reuters) Theo báo cáo được công bố ngày 21/12, lần đầu tiên trong lịch sử, tỷ...

Bài đọc nhiều

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Ra mắt ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số Whistle

Vừa qua, Whistle - ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số phát triển bởi Click Network Technology Ltd (đăng ký kinh doanh tại Singapore) đã chính thức ra mắt tại Việt Nam ở hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thu hút sự tham gia của gần 500 khách mời.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

Doanh nhân Phạm Đình Thương và những bước chân không nghỉ hướng về quê hương Việt Nam

Ra nước ngoài với hoài bão thay đổi tương lai của bản thân và gia đình, khi trở về mang theo những yêu thương đóng góp xây dựng quê hương, doanh nhân Phạm Đình Thương và SUN SHINE đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật có những đóng góp tích cực cho Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025, trong đó kết hợp các giá trị truyền thống với cách tiếp cận hiện đại nhằm đổi mới toàn diện, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ “được cứu”, ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/12 (giờ địa phương) đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Dữ liệu từ Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho hay, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.

Ông Putin lộ điểm yếu nền kinh tế, thị trường bất ngờ về Ngân hàng Trung ương Nga

Ngân hàng Trung ương Nga đã khiến thị trường ngạc nhiên khi giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 21%.

Mới nhất

Những lợi ích bất ngờ của cải xoăn với sức khỏe

Những lợi ích chính của cải xoăn Cải xoăn có nhiều ưu điểm hơn các loại thực phẩm khác mà bạn không ngờ tới, đáng chú ý nhất là: Thành phần dinh dưỡng của cải xoăn chứa nhiều canxi hơn sữa bò. Trong cải xoăn có hàm lượng sắt nhiều hơn thịt bò. Cải xoăn còn chứa nhiều vitamin C hơn các...

Áp thấp nhiệt đới tăng tốc mạnh, khả năng thành bão số 10 vào ngày 23/12

Áp thấp nhiệt đới đang trên khu vực quần đảo Trường Sa và tăng tốc di chuyển; dự báo khoảng ngày 23/12, khả năng mạnh lên thành bão số 10 với cường độ cấp 8, giật cấp 10. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, đến 19h tối nay (22/12), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới...

Tâm điểm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, mãn nhãn lực lượng đặc công "khoe" võ thuật, tiêm kích SU-30MK2 trình diễn đẹp mắt, người dân Làng Nủ nhận nhà mới......

Lãnh tụ tối cao Iran tuyên bố ‘không có và không cần lực lượng ủy nhiệm’

Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei ngày 22.12 khẳng định các nhóm vũ trang trong khu vực Trung Đông hành động không...

Mới nhất