Trang chủChính trịNgoại giaoChâu Âu mặc sức trừng phạt, khí đốt Nga vẫn hấp dẫn,...

Châu Âu mặc sức trừng phạt, khí đốt Nga vẫn hấp dẫn, vì sao vậy? EU lần đầu làm điều này

Châu Âu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga, mặc dù chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow tại Ukraine đã bước sang năm thứ ba.

aa
Trạm đo khí đốt Sudzha nằm gần biên giới Nga-Ukraine. (Nguồn: Novaya Gazeta Europe)

Tháng 2/2022, Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Ngay sau đó, hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây đã “đổ bộ” tới Moscow. Tuy nhiên, đến nay khí đốt của Nga vẫn tiếp tục chảy vào châu lục này.

Ngay cả khi Ukraine tiếp tục tấn công vào khu vực Kursk của Nga – nơi có một trạm đo khí đốt ở thị trấn Sudzha – dòng chảy khí đốt từ Moscow sang Kiev vẫn không hề giảm bớt và nhiều người đang tự hỏi tại sao?

Thị trấn Sudzha rất quan trọng vì khí đốt tự nhiên chảy qua đây từ phía Tây Siberia, sau đó qua Ukraine và vào các nước Liên minh châu Âu (EU) như Áo, Hungary và Slovakia.

Theo đơn vị vận hành hệ thống truyền tải khí đốt của Ukraine, ngày 13/8, 42,4 triệu m3 khí đốt đã được lên kế hoạch đi qua Sudzha. Con số này gần bằng mức trung bình trong 30 ngày qua.

Trước chiến dịch quân sự đặc biệt, năm 2019, Kiev và Moscow đã nhất trí về một thỏa thuận có thời hạn 5 năm. Theo đó, Nga đồng ý gửi một lượng khí đốt nhất định thông qua hệ thống đường ống của Ukraine – được xây dựng khi cả hai nước đều là một phần của Liên Xô – đến châu Âu.

Theo hợp đồng, Công ty năng lượng nhà nước Gazprom của Nga kiếm tiền từ khí đốt và Ukraine thu phí quá cảnh.

Thỏa thuận nói trên sẽ kết thúc vào cuối năm nay và Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko tuyên bố, nước này không có ý định gia hạn thỏa thuận.

Nga khóa van khí đốt

Trước chiến dịch quân sự đặc biệt, Nga từng cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên của châu Âu, vận chuyển khí đốt qua các đường ống dưới Biển Baltic (Dòng chảy phương Bắc – Nord Stream), Belarus và Ba Lan, Ukraine và Dòng chảy Turk dưới Biển Đen qua Thổ Nhĩ Kỳ đến Bulgaria.

Sau thời điểm tháng 2/2022, Điện Kremlin đã cắt đứt hầu hết nguồn cung cấp thông qua đường ống Baltic và Belarus-Ba Lan, với lý do tranh chấp về yêu cầu thanh toán bằng đồng Ruble.

Đến tháng 9/2022, Dòng chảy phương Bắc đã bị phá hoại và hiện vẫn chưa tìm được thủ phạm.

Gần đây nhất, tờ Wall Street Journal (Mỹ) tiết lộ, chính Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phê duyệt kế hoạch phá hoại các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc.

Wall Street Journal cho hay, từ tháng 5/2022, các quan chức Ukraine đã bắt đầu đề cập khả năng cho nổ đường ống dẫn khí đốt. Các doanh nhân nước này đã đồng ý tài trợ cho kế hoạch với sự tham gia của một số thợ lặn và một phụ nữ nguỵ trang tham gia du ngoạn trên du thuyền.

Tuy nhiên, Kiev phủ nhận mọi sự liên quan và đổ lỗi cho Nga.

Thay vào đó, Moscow tuyên bố Washington đã dàn dựng các cuộc tấn công – điều mà nền kinh tế lớn nhất thế giới phủ nhận.

Việc Nga khóa van các dòng chảy khí đốt đã gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu. Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu – đã phải chi hàng tỷ Euro để xây dựng các nhà ga nổi, phục vụ cho việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và Na Uy.

Không chỉ thế, người dân buộc phải “thắt lưng buộc bụng” khi giá khí đốt tăng cao.

Trước tình cảnh này, châu Âu đã vạch ra kế hoạch loại bỏ hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt của Nga vào năm 2027.

aa
EU đã đưa ra kế hoạch chấm dứt hoàn toàn việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Moscow vào năm 2027, nhưng tiến độ thực hiện gần đây không đồng đều giữa các quốc gia thành viên. (Nguồn: Reuters

Châu Âu chưa thể “ly hôn” khí đốt Nga

Tuy nhiên, châu Âu chưa bao giờ cấm hoàn toàn khí đốt của Nga – mặc dù số tiền mà Moscow kiếm được từ khí đốt này hỗ trợ ngân sách của Điện Kremlin, kéo đà tăng của đồng Ruble và tài trợ cho chiến dịch quân sự đặc biệt.

Đây là minh chứng cho thấy, châu Âu phụ thuộc vào năng lượng của Nga như thế nào, dù ở mức độ thấp hơn.

Năm 2023, khoảng 3% lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu chảy qua Sudzha.

Nếu Ukraine chấm dứt hợp đồng quá cảnh khí đốt với Nga, châu Âu vẫn lo ngại về nguồn cung năng lượng bởi đây là nước nhập khẩu năng lượng vẫn phải chịu một đợt bùng phát lạm phát do giá năng lượng cao.

Dòng chảy Sudzha có vai trò quan trọng đối với Áo, Slovakia và Hungary – những nước sẽ phải sắp xếp nguồn cung mới.

“Khí đốt của Nga đang được chuyển qua Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ để đáp ứng nhu cầu liên tục tăng cao của châu Âu” – Armida van Rijd, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Hoàng gia về các vấn đề quốc tế ở London (Anh)

EU đã đưa ra kế hoạch chấm dứt hoàn toàn việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Moscow vào năm 2027, nhưng tiến độ thực hiện gần đây không đồng đều giữa các quốc gia thành viên.

Cụ thể, Áo đã tăng lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga từ 80% lên 98% trong hai năm qua. Trong khi Italy đã cắt giảm nhập khẩu trực tiếp nhưng vẫn nhận được khí đốt có nguồn gốc từ Nga thông qua Áo.

Ngoài ra, LNG của Nga chiếm 6% lượng nhập khẩu của EU năm ngoái.

Trong nửa đầu năm nay, dữ liệu thương mại cho thấy, LNG vận chuyển đến Pháp đã tăng gấp đôi. Còn các thành viên EU là Romania và Hungary đã ký hợp đồng khí đốt với Thổ Nhĩ Kỳ – quốc gia nhập khẩu khí đốt từ Nga.

Armida van Rijd, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Hoàng gia về các vấn đề quốc tế ở London (Anh) nhận định: “Khí đốt của Nga đang được chuyển qua Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ để đáp ứng nhu cầu liên tục tăng cao của châu Âu”.

Bà nói thêm rằng, những nỗ lực của châu Âu nhằm giảm việc sử dụng khí đốt của Nga cho đến nay là ấn tượng nhưng “thực tế là các nước châu Âu rất khó có thể đa dạng hóa hoàn toàn nguồn cung cấp năng lượng của mình”.

EU đã quyết tâm hơn

Dù vậy, phía châu Âu đã có sự chuẩn bị. Ủy ban châu Âu tuyên bố có các nguồn cung khí đốt thay thế.

Đơn cử như Áo có thể nhập khẩu từ Italy, Đức và các công ty năng lượng nước này tuyên bố đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguồn cung khí đốt của Nga ngừng lại.

Trong khi đó, Hungary dựa vào khí đốt Nga nhưng thông qua tuyến đường khác: Đường ống dẫn khí TurkStream trong khi Slovenia lấy khí đốt từ Algeria và các nguồn khác.

Một cố vấn của Tổng thống Azerbaijan cũng tiết lộ, khối 27 thành viên và Kiev đã yêu cầu Azerbaijan tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc thảo luận với Nga liên quan đến thỏa thuận vận chuyển khí đốt. EU đã nỗ lực đa dạng hóa việc nhập khẩu khí đốt và ký thỏa thuận tăng gấp đôi lượng khí đốt nhập khẩu từ Azerbaijan lên ít nhất 20 tỷ m3/năm vào năm 2027.

Gần đây, EU đã nhất trí áp dụng một loạt lệnh trừng phạt mới đối với Moscow – lần đầu tiên nhắm vào nguồn cung cấp LNG sau nhiều lần trì hoãn việc thông qua các biện pháp này.

Khối 27 thành viên ước tính, khoảng 4-6 tỷ mét khối LNG của Nga đã được vận chuyển đến các nước thứ 3 thông qua các cảng của EU vào năm ngoái. Nga bị nghi ngờ điều hành một hạm đội lên tới 400 tàu nhằm né tránh các lệnh trừng phạt và đảm bảo nguồn thu “khủng” từ năng lượng để giúp duy trì cuộc chiến.

Việc EU nhắm vào LNG Nga cho thấy, khối 27 thành viên đã “mạnh tay” hơn – dù khí đốt Moscow vẫn quan trọng với kinh tế của khối.





Nguồn: https://baoquocte.vn/chau-au-mac-suc-trung-phat-khi-dot-nga-van-hap-dan-vi-sao-vay-eu-lan-dau-lam-dieu-nay-283077.html

Cùng chủ đề

Không còn lúng túng, châu Âu tự tin bước vào mùa Đông, Uniper “cự tuyệt” khí đốt Nga

Giám đốc điều hành Uniper SE Michael Lewis nhận định, châu Âu đang ở vị thế vững chắc để duy trì nguồn cung cấp năng lượng ổn định trong mùa Đông năm nay, ngay cả khi tuyến đường vận chuyển khí đốt quan trọng của Nga sắp đóng cửa.

Phương Tây trừng phạt Nga, ngân hàng châu Âu ‘dính đạn’; nền kinh tế lớn thứ 4 toàn cầu phục hồi không đồng đều

Các biện pháp phương Tây trừng phạt Nga gây rủi ro lớn cho ngân hàng Thụy Sỹ, Mỹ giảm lãi suất lần đầu kể từ 2020, Goldman Sachs và Citigroup hạ dự báo tăng trưởng Trung Quốc… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Ấn Độ “chốt” sẽ mua dầu giá rẻ từ Nga; doanh thu của Moscow giảm dù khối lượng xuất khẩu tăng

Ấn Độ tuyên bố sẵn sàng tiếp tục mua dầu có giá tương đối rẻ từ các công ty Nga được phép xuất khẩu và sẵn sàng mua từ người bán giá thấp nhất. Doanh thu từ dầu mỏ của Nga giảm mạnh do giá "vàng đen" trên thị trường thế giới đi xuống.

‘Cơn gió ngược’ từ Mông Cổ, toan tính xoay trục của Nga và niềm tin ở một Trung Quốc đang ‘khát’ năng lượng

Việc Mông Cổ loại đường ống Soyuz Vostok, phần mở rộng của đường ống Sức mạnh Siberia 2, khỏi kế hoạch hành động quốc gia được cho là trở ngại đối với xuất khẩu khí đốt của Nga ở phía Đông.

Nga sẵn sàng sử dụng tiền điện tử trong thương mại nước ngoài

Theo hãng tin này, một nhóm bao gồm các nhà nhập khẩu và ngân hàng được thành lập để thử nghiệm các giải pháp thương mại quốc tế sử dụng tiền kỹ thuật số. Nhóm này được cho là bao gồm các thành viên của Phòng Thương mại Nga...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xây dựng chiến lược sales và marketing trong xu hướng phát triển bền vững

Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 sẽ diễn ra trong hai ngày 22-23/11, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”.

Du khách Hồi giáo ‘bối rối’ ở Thái Lan – Không lo, đã có Halal Route

Trung tâm Khoa học Halal tại Đại học Chulalongkorn vừa giới thiệu ứng dụng Halal Route nhằm hỗ trợ du khách Hồi giáo tại Thái Lan.

Giá vàng thế giới không “phản ứng ngược”, vàng miếng SJC cài đặt mức giá mới, tương lai tươi sáng hơn vẫn đang chờ

Giá vàng hôm nay 20/9/2024: Giá vàng thế giới từng có thời điểm chạm mốc kỷ lục 2.600 USD/ounce sau thông tin Fed cắt giảm lãi suất. Các nhà băng hàng đầu thế giới cho rằng, mốc 2.600-2.700 USD/ounce là khả thi với kim loại quý trong thời gian tới.

Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 19/9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ.

Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Những cam kết tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi (FOCAC) diễn ra mới đây tại Bắc Kinh cho thấy một cách tiếp cận mới trong quan hệ hợp tác với lục địa đen của Bắc Kinh, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng xanh.

Bài đọc nhiều

Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Báo Thế giới và Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Hà Nội, Viêng Chăn góp phần làm sâu sắc mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào

Trước thềm Hội nghị Thị trưởng Thủ đô các nước ASEAN, ngày 17/9, tại Vientiane - Thủ đô nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh cùng Đoàn đại biểu cấp cao Hà Nội đã tới chào xã giao Bí thư Thành ủy Vientiane Anouphap Tounalom. Chúc mừng Đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Hà Nội sang tham dự Hội nghị Thị trưởng Thủ đô các nước ASEAN, Bí thư Thành...

Giá vàng “nổi sóng” vì Fed, có một rủi ro, thị trường “ngắm” mốc 2.800 USD/ounce

Giá vàng hôm nay 19/9/2024 trên thị trường thế giới biến động mạnh sau quyết định lãi suất từ Fed. Chuyên gia WGC nhấn mạnh, vàng được xem như một biện pháp phòng ngừa rủi ro tức thì, đồng thời cũng được hưởng lợi từ tiềm năng lãi suất thấp hơn.

Indonesia nên khai thác thị trường công nghiệp Halal rộng lớn

Tổng thống Joko Widodo nhấn mạnh nhu cầu của Indonesia trong việc tận dụng tiềm năng của một thị trường công nghiệp Halal toàn cầu.

Nhiều quốc gia ‘nối gót’ Mỹ, EU áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, ‘hiệu ứng domino’ manh nha xuất hiện, Bắc Kinh có...

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đang đối mặt với rủi ro ngày càng tăng khi áp lực tăng thuế nhập khẩu ăn miếng trả miếng lan rộng, từ các nước tiên tiến sang các nước kém phát triển hơn, theo các nhà phân tích.

Cùng chuyên mục

Xây dựng chiến lược sales và marketing trong xu hướng phát triển bền vững

Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 sẽ diễn ra trong hai ngày 22-23/11, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”.

Giá vàng thế giới không “phản ứng ngược”, vàng miếng SJC cài đặt mức giá mới, tương lai tươi sáng hơn vẫn đang chờ

Giá vàng hôm nay 20/9/2024: Giá vàng thế giới từng có thời điểm chạm mốc kỷ lục 2.600 USD/ounce sau thông tin Fed cắt giảm lãi suất. Các nhà băng hàng đầu thế giới cho rằng, mốc 2.600-2.700 USD/ounce là khả thi với kim loại quý trong thời gian tới.

Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 19/9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ.

Việt Nam phối hợp với quốc tế ứng phó bão Soulik

Trả lời phóng viên tại buổi họp báo chiều 19/9, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở Trung Quốc và một số địa bàn lân cận đã khẩn trương làm việc với các cơ quan sở tại để thông báo, cập nhật tình hình về cơn bão Soulik.  Đồng thời đã đề nghị các cơ quan chức năng sở tại hỗ trợ tàu thuyền ngư dân...

Cập nhật thông tin người Việt trong các vụ nổ thiết bị tại Lebanon

"Theo thông tin mới nhất của các cơ quan đại diện Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon, Iran và Israel, tình hình công dân Việt Nam tại các khu vực này vẫn an toàn và ổn định,” Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng ngày 19/9 trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tới loạt vụ nổ thiết bị liên lạc khiến hàng chục người chết và hàng nghìn người bị thương ở...

Mới nhất

Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh, VN-Index vượt mốc 1.270 điểm

Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này giảm mạnh so phiên trước, đạt hơn 11.990,74 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng hơn 470 tỷ đồng. Ở chiều mua, cổ phiếu SSI được mua mạnh nhất trên HoSE (281 tỷ đồng), tiếp đến HCM (59 tỷ đồng), FUEVFVND (52 tỷ đồng)… Ngược lại, HPG bị...

Bến Tre tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Bí thư Tỉnh ủy , Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho rằng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ 11 (nhiệm kỳ 2020-2025), đã xác định nhiệm vụ đột phá là tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là...

Giáo dục học sinh về lòng yêu thương khi hướng về vùng bão lũ

Ngoài việc đóng góp trực tiếp vào thùng quà từ thiện, một số học sinh Trường Emasi Nam Long tham gia đội quân tình nguyện bán kem trong giờ tan học để gây quỹ. Bên cạnh đó, nhiều học sinh khác đã...

Cảnh giác bệnh lý tiêu hóa từ dấu hiệu thông thường

Nhập viện với biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, kèm theo tình trạng đi ngoài phân đen, bác sỹ kết luận bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa do loét hành tá tràng, nguy cơ bị thiếu máu, sốc và tử vong nếu không điều trị sớm. ...

Kiểm toán Nhà nước điều động, bổ nhiệm 21 lãnh đạo cấp Vụ

Thực hiện quy định về luân chuyển, điều động, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức Kiểm toán Nhà nước (KTNN), chiều 19/9, tại Hà Nội, KTNN đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước về công tác cán bộ. Đồng chí Nguyễn Tuấn...

Mới nhất