Trang chủNewsThời sựChâu Âu “gặp khó” trên con đường trở lại vị thế siêu...

Châu Âu “gặp khó” trên con đường trở lại vị thế siêu cường


Theo đó, châu Âu cần tổ chức lại khả năng phòng thủ để đối phó với mối đe dọa quân sự từ Nga, cần lấy lại sức mạnh để cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc, đồng thời cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số, bảo vệ nền dân chủ… Để giải quyết những thách thức này, Liên minh châu Âu (EU) cần chuyển mình về sức mạnh chính trị, kinh tế, quân sự…

An ninh và kinh tế

Liên tiếp bị ảnh hưởng bởi đại dịch và chiến sự, EU đã chậm hành động để ngăn chặn đà suy thoái. Tổng thống Pháp Macron khẳng định: “Không có sức mạnh nào mà không cần tới cơ sở kinh tế”.

Dự báo mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy, tốc độ tăng trưởng của khu vực đồng Euro trong năm 2024 chỉ là 0,6%, trong khi ở Mỹ là 2,1%. Theo báo cáo về thị trường chung của cựu Thủ tướng Italia Enrico Letta, “vào năm 1993, châu Âu và Mỹ có nền kinh tế với quy mô tương đương nhau. Kể từ đó, trong khi GDP bình quân đầu người tăng 60% ở bên kia Đại Tây Dương, thì ở châu Âu là chưa đến 30%”. Mỹ dành 3,5% GDP cho nghiên cứu và đổi mới, so với mức 2,2% ở khu vực đồng tiền chung Euro.

Ngoài ra, năng lượng là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Theo bà, chi phí năng lượng tiếp tục ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, đặc biệt đối với các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như thép, thủy tinh, xi măng, hóa chất hoặc phân bón. Bà kêu gọi đẩy mạnh triển khai các nguồn năng lượng tái tạo, khi chúng vừa rẻ hơn và vừa được sản xuất tại chỗ.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu cũng ca ngợi lợi ích của các hiệp định thương mại: “90% tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ diễn ra bên ngoài EU trong những năm tới. Chúng ta cần tiếp tục nỗ lực cho một nền thương mại cởi mở và công bằng mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp”. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh cần thực hiện các biện pháp bảo hộ thương mại một cách khôn ngoan.

Ngân sách là vấn đề “sống còn”

Nhiệm kỳ lập pháp tới sẽ sớm phải phải đối mặt với một vấn đề vô cùng quan trọng là ngân sách, theo đó Ủy ban Điều hành Cộng đồng cần đưa ra đề xuất Khung tài chính dài hạn (MFF) ngay từ tháng 6/2025. Tại hội nghị thường niên về ngân sách châu Âu, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhắc nhở: “Ngân sách là một câu chuyện, câu chuyện về các ưu tiên và ý nghĩa của chúng đối với người dân”. Khung ngân sách 2021-2027 được phân bổ 1.200 tỷ Euro, tương đương khoảng 180 tỷ Euro/năm, trong đó 1/3 chi tiêu dành cho các chính sách gắn kết, 1/3 chi tiêu dành cho chính sách nông nghiệp chung – một khuôn khổ cứng nhắc được xác định trước đại dịch và chiến tranh nhằm không cho phép EC thâm hụt ngân sách.

Châu Âu “gặp khó” trên con đường trở lại vị thế siêu cường
Nhiều thách thức đang chờ đợi nhiệm kỳ sắp tới của Nghị viện châu Âu. Ảnh: AP

Trong khi đó, Stéphanie Riso, Giám đốc điều hành Ngân sách Ủy ban châu Âu, cho biết: “Tất cả đều nhất trí về các mối ưu tiên: khả năng cạnh tranh, vấn đề Ukraine, vấn đề nhập cư. Tuy nhiên, phải mất 8 tháng và 3 cuộc họp của Hội đồng châu Âu để đạt được thỏa thuận trị giá 20 tỷ Euro”.

Enrico Letta xác nhận: “Ngân sách cho nhiều năm tới đây sẽ phải là ‘bộ khuếch đại’ cho các chính sách và ưu tiên của liên minh. Ngân sách sẽ là chủ đề tranh luận then chốt trong những năm tới vì khoảng cách ngày càng tăng giữa kỳ vọng của người dân, các bên liên quan, các quốc gia thành viên và thực tế. Sẽ không có cách thức duy nhất để chi tiêu cho tất cả các thách thức, mà cần có nhiều công cụ vì nhu cầu là rất lớn”.

Trong báo cáo mới nhất về triển vọng EU, Ủy ban châu Âu đã cộng dồn 620 tỷ euro (mỗi năm) cho Hiệp ước xanh và đầu tư năng lượng, 125 tỷ Euro cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Cần phải bổ sung một khoản cho quốc phòng và gói hỗ trợ trị giá 50 tỷ Euro (trợ cấp và cho vay) cho Ukraine dự kiến trong giai đoạn 2024-2027, 455 tỷ Euro ước tính dành cho tái thiết quốc gia này trong 10 năm, cho dù không ai có thể dự đoán chiến sự sẽ kết thúc khi nào và bằng cách nào.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde ước tính, các công ty EU “có thể huy động thêm khoảng 470 tỷ Euro/năm trên thị trường vốn nếu EU có thể hoàn thành việc thống nhất thị trường vốn”. Tuy nhiên, trước khi tạo ra “sự thống nhất giữa tiết kiệm và đầu tư”, điều còn hấp dẫn hơn “sự thống nhất thị trường vốn”, sẽ cần nhiều cuộc thảo luận giữa các quốc gia thành viên.

Mở rộng châu Âu

Nhiệm kỳ lập pháp sắp tới nếu chưa phải lúc mở rộng thì sẽ là thời điểm để thảo luận sâu hơn về quy mô của EU. Lời hứa dành cho Ukraine, Moldova, Gruzia và các nước Tây Balkan về vị trí trong gia đình châu Âu đòi hỏi các nước ứng viên phải thực hiện một lộ trình đầy thử thách để điều chỉnh theo luật pháp, tiêu chuẩn và giá trị châu Âu. Bên cạnh đó, 27 quốc gia thành viên phải thống nhất về các ưu tiên chung, từ đó dẫn đến các cuộc thảo luận về các nguồn tài chính và tổ chức thể chế cần thiết.

Mặc dù Charles Michel đặt mục tiêu đến năm 2030, cả 2 bên đều sẽ “sẵn sàng”, tối thiểu về mặt kỹ thuật và pháp lý, nhưng không phải tất cả các quốc gia thành viên đều có chung quan điểm. Đối với một số quốc gia, trong đó có Bỉ, các cải cách nội bộ phải diễn ra trước khi mở rộng, trái ngược với những lần mở rộng trước đây.

Romano Prodi, người từng là Chủ tịch Ủy ban châu Âu 20 năm trước, nhắc lại: “Trước đợt mở rộng quy mô lớn vào năm 2004, chúng ta đã có một cam kết rõ ràng: các quy tắc cần phải thay đổi. Nhưng chúng ta chỉ thực hiện những thay đổi nhỏ. Ngày nay, tuyệt đối cần phải thực hiện việc này”. Trong ngắn hạn, điều này có thể sẽ không dẫn đến việc sửa đổi các hiệp ước, do thiếu sự quan tâm của các lãnh đạo quốc gia và các chính phủ.

Quốc gia mới nhất lên tiếng về vấn đề này là Ba Lan, theo Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski: “Về việc xem xét lại các thỏa thuận của châu Âu, tôi không chắc chắn rằng điều này là cần thiết”.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu cũng bày tỏ quan điểm tương tự: “Hiệp ước Lisbon đã cho phép làm rất nhiều việc”. Trong khi đó, Đức và Pháp ủng hộ mở rộng cơ chế bỏ phiếu theo đa số trong lĩnh vực chính sách đối ngoại và thuế quan, nhằm tránh tình trạng quyền phủ quyết gây tê liệt liên minh. Tuy nhiên, khối động cơ Pháp-Đức vẫn chưa đủ sức kéo theo cả đoàn tàu châu Âu.

Dù vậy, những chỉnh sửa thể chế có thể mang lại một số sắc thái mang tính dân chủ hơn đối với hoạt động của các tổ chức, như việc 800 người dân đã đầu tư thời gian và công sức tổ chức một hội nghị về tương lai của châu Âu song kết quả của nó đã bị các tổ chức che đậy. Đây là một dấu hiệu tồi tệ, vì trong mỗi cuộc bầu cử, EU đều cam kết thoát khỏi cái bóng của mình để xích lại gần người dân châu Âu hơn.

Từ ngày 6-9/6/2024, tương lai của châu Âu sẽ phụ thuộc vào các hòm phiếu. Theo các cuộc thăm dò dư luận, những người ủng hộ tích cực cho phe cực hữu có thể giành được 1/4 số ghế trong Nghị viện châu Âu, nơi họ hy vọng sẽ chôn vùi dự án châu Âu. Quả thực, các vấn đề đặt ra cho nhiệm kỳ lập pháp sắp tới đều mang tính nền tảng, thậm chí là sống còn. Chúng không chấp nhận sự trì trệ hay chia rẽ, điều mà 27 quốc gia thành viên EU đã tránh được trong 5 năm qua để bảo vệ sự đoàn kết trong những hoàn cảnh rất khó khăn.





Nguồn: https://congthuong.vn/chau-au-gap-kho-tren-con-duong-tro-lai-vi-the-sieu-cuong-325104.html

Cùng chủ đề

Cử tri Đức bắt đầu bỏ phiếu, AfD được ủng hộ đáng kể bất chấp lùm xùm

Sáng 9/6 (giờ địa phương), cử tri trong cả nước Đức bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) lần thứ 10.

Nhật Bản có bước đi quan trọng với Ukraine; EU có thể chấm dứt xung đột trong 24 giờ

Nhật Bản có bước đi quan trọng với Ukraine Kênh truyền hình NHK đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio sẽ gặp Tổng thống Zelensky tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Italia, nơi các bên dự kiến ​​ký kết thỏa thuận này. Được biết, là một phần của thỏa thuận, Nhật Bản dự định cung cấp hỗ trợ an ninh cho Ukraine, bao gồm cung cấp thiết bị, vật liệu “không gây sát thương” và...

Lo ngại nguy cơ phe cực hữu chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, nhiều cử tri Đức lên tiếng

Những sự kiện vận động cuối cùng của các chính đảng ở Đức đang được tổ chức trước khi bước vào cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) diễn ra vào ngày 9/6.

Kêu gọi Israel-Hamas ngừng bắn, khởi động bầu cử Nghị viện châu Âu, Nga-Syria tập trận chung

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/6.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá cà phê trong nước bật tăng trở lại?

Dự báo giá cà phê ngày 8/6/2024: Cà phê trong nước quay đầu giảm? Dự báo giá cà phê ngày 9/6/2024: Giá cà phê đảo chiều giảm sốc? Dự báo giá cà phê ngày 10/6/2024 tại thị trường trong nước sẽ đảo chiều tăng trở lại. Giá cà phê tiếp tục tăng cao bất chấp các chỉ số kỹ thuật không tốt. Các doanh nghiệp cho biết, nguồn cung cà phê Robusta...

Ukraine đã không còn cơ hội tại Volchansk; Nga tiến khắp mặt trận

Trong tuyên bố chính thức với truyền thông, lãnh đạo vùng Lugansk, Leonid Pasechnik tuyên bố, vụ tấn công của Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) nhằm vào vùng lãnh thổ này đã khiến hơn 60 người thiệt mạng. Đây là con số tính tới hết ngày 8/6. Hiện, lực lượng cứu hộ vẫn đang cố gắng tìm kiếm các nạn nhân bị chôn vùi trong đống đổ nát hậu quả của vụ tấn công. ...

Dự báo giá tiêu ngày 10/6/2024: Cán mốc 180.000 đồng/kg?

Dự báo giá tiêu ngày 8/6/2024: Tăng sốc chưa thấy điểm dừng? Dự báo giá tiêu ngày 9/6/2024: Tiếp đà tăng bước vào chu kỳ tăng giá mới? Dự báo giá tiêu ngày 10/6/2024 nối tiếp đà tăng trong bối cảnh giá tiêu hiện đã bước vào chu kỳ tăng giá mới. Giá tiêu tăng nhanh gần đây do tác động của yếu tố đầu cơ. Bởi lẽ, hiện giá thế giới...

Những con số “biết nói” về quan hệ thương mại Việt Nam

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 14% Cụ thể, xuất khẩu Việt Nam sang Italia 4 tháng đầu năm 2024 đạt 1,75 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu từ Italia 554 triệu USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023. Italia vẫn là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU), sau Hà Lan, Đức và Pháp. Việt Nam là...

Giá vàng trong nước tuần qua giảm tới 6 triệu đồng/lượng, người mua thua lỗ nặng nề

Giá vàng trong nước chiều nay 9/6/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 14h00 chiều ngày 9/6/2024, giá vàng hôm nay 9 tháng 6 trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Ghi nhận giá vàng SJC được nhà vàng niêm yết tại chiều mua vào 74,98 triệu đồng/lượng và chiều bán ra 76,98 triệu đồng/lượng. Giá vàng 9999 chiều nay được DOJI niêm yết ở mức 74,98 triệu đồng/lượng mua vào và 76,98...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Ông Thích Minh Tuệ xuất hiện trên VTV1 sau 1 tuần ẩn tu

Ông Thích Minh Tuệ (tên thật là Lê Anh Tú) - nhân vật thu hút sự quan tâm của rất nhiều người thời gian qua vừa trả lời phỏng vấn VTV1 sau 7 ngày dừng bộ hành để ẩn tu. Hình ảnh mới nhất của ông Thích Minh Tuệ trong bản tin Thời sự 19h ngày 8/6. Trong phóng sự ngắn phát sóng trong bản tin Thời sự 19h của VTV1 tối 8/6, ông Thích Minh Tuệ xuất hiện để trả...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Sôi động và rực rỡ sắc màu văn hóa lễ hội đường phố tại Festival Huế 2024

NDO - Nằm trong chương trình chính thức của Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, chiều tối 8/6, Lễ hội đường phố mang tên “Sắc màu văn hóa” đã diễn ra sôi động, mang nhiều sắc màu văn hóa vùng miền cùng các quốc gia tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế).   Hoạt động quảng diễn lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” tại tuần lễ cao điểm Festival Huế 2024, với những đa dạng sắc...

Cùng chuyên mục

Cây cổ thụ ở Cung Văn hóa thể thao thanh niên Hải Phòng bật gốc, đè bẹp ô tô

Tối 9/6, trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo Công ty Cổ phần công viên, cây xanh Hải Phòng cho biết: Trận mưa lớn hôm nay đã khiến một số cây xanh trên địa bàn bị gãy đổ, bật gốc.  Cụ thể, sáng nay, trong khuôn viên Cung Văn hóa thể thao thanh niên Hải Phòng, thuộc địa bàn quận Ngô Quyền (TP Hải Phòng), cây xà cừ lớn, có tuổi đời hơn 70 năm đã bật gốc. Cây...

Mưa lớn tại Hà Giang, nước chảy như thác khiến du khách mắc kẹt ở Nho Quế

XEM CLIP: Clip Mạnh Tour Trong hai ngày 8-9/6, do ảnh hưởng từ hoàn lưu, nhiều địa phương ở Hà Giang chịu ảnh hưởng mưa lớn, lượng mưa đo được từ 7h đến 15h hôm nay ở Quảng Ngần (Hà Giang) gần 120 mm. Do tình hình mưa lũ kéo dài, tuyến đường lên sông Nho Quế (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) bị sạt lở, nhiều người dân và du khách mắc kẹt, không thể di chuyển. Tuyến đường...

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh dự Lễ công bố cây di sản Việt Nam tại đảo Bích Đầm (Khánh Hoà)

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/bo-truong-dang-quoc-khanh-du-le-cong-bo-cay-di-san-viet-nam-tai-dao-bich-dam-khanh-hoa-375289.html

‘Tình ca tiếng nước ta’, cách tiếp cận tiếng Việt ‘lạ’ của nhà văn Dương Thành Truyền

Với 'Tình ca tiếng nước ta', độc giả có thể thấy nhà văn Dương Thành Truyền chọn cách đắm mình vào thứ tiếng Việt tràn ngập sự sống ngoài vỉa hè, trên mạng, trong… quán nhậu, báo chí. Tác giả quan sát và ghi chép lại những phát hiện về cách dùng và "chơi" với tiếng Việt với tâm thế cởi mở, đặt ngôn ngữ trong sự phát triển của cuộc sống và giao lưu văn hóa đa chiều. Đọc...

Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sỹ Đồn biên phòng Cửa khẩu Sóc Giang (Cao Bằng)

Cách đây 80 năm tại chính địa điểm này, ngày 22/12/1944, thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập.Trong không khí trang nghiêm, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đại biểu bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã có nhiều công lao to lớn và...

Mới nhất

Lan tỏa hiệu quả phong trào nghiên cứu khoa học

Với sự quan tâm thường xuyên của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, hoạt động nghiên cứu khoa học của tuổi trẻ Học viện Quân y đã đạt đ­ược những kết quả, thành tích nổi bật và đây cũng là một trong những thế mạnh của Học viện. Các công trình khoa học, sáng kiến cải tiến...

Ấn tượng với màn biểu diễn nghệ thuật tạm biệt Lễ hội Sông nước TP.HCM 2024

Sau 10 ngày diễn ra, tối ngày 09/6, Lễ hội Sông nước TP.HCM lần 2 năm 2024 với gần 20 chương trình hoạt động đã khép lại, để lại trong...

Houthi lại tấn công tàu khu trục của Anh

Nhóm vũ trang Houthi của Yemen ngày 9/6 xác nhận đã bắn tên lửa đạn đạo vào tàu khu trục HMS Diamond của Anh ở Biển Đỏ.

Trung Quốc tố Mỹ kích động chạy đua vũ trang ở Biển Đông

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông ngày 9/6 cáo buộc Mỹ gây ra thách thức an ninh lớn nhất ở Biển Đông. (Nguồn: Reuters) Trong bình luận sau khi tham dự hội nghị cấp...

Mới nhất