Trang chủNewsThể thaoChâu Á yếu thế, nhưng...

Châu Á yếu thế, nhưng…


Trong lịch sử môn bóng đá nam tại Olympic, các đội tuyển châu Âu và châu Mỹ gần như chia nhau vị thế thống trị. Nếu thế kỷ 20 là sự vượt trội của các đại diện lục địa già như Vương quốc Anh, Hungary, Tây Ban Nha, Pháp, thì bước sang thế kỷ 21, đến lượt các đội châu Mỹ chiếm thế thượng phong.

5 kỳ Olympic gần nhất, châu Mỹ đều đoạt HCV. Đó là chức vô địch của Argentina (2004, 2008), Mexico (2012) và Brazil (2016, 2021). Đan xen giữa các tấm HCV của các đội châu Âu và châu Mỹ, thi thoảng có bóng dáng các đội châu Phi như Cameroon (2000), Nigeria (1996).

Bóng đá nam tại Olympic Paris 2024: Châu Á yếu thế, nhưng...- Ảnh 1.

Nhật Bản mang đến Paris đội hình vừa vô địch U.23 châu Á

Vậy các đội châu Á ở đâu trong cuộc đua tại môn bóng đá nam Olympic? Câu trả lời là… hoàn toàn lép vế. Chưa có bất cứ đại diện châu Á nào đăng quang tại Olympic. Thành tích tốt nhất mà một đội châu Á dành được là HCĐ, như trường hợp của Hàn Quốc ở Olympic London năm 2012 sau khi thắng Nhật Bản ở trận tranh hạng ba. Ở Olympic 1968, Nhật Bản cũng đoạt HCĐ. Ở Olympic năm nay, một trong hai trụ cột của bóng đá châu Á không còn hiện diện, đó là Hàn Quốc. Trong ba đội tham dự gồm Nhật Bản, Uzbekistan và Iraq, mọi hy vọng sẽ đặt lên vai “anh cả” Nhật Bản.

Chuyện các đội châu Á lép vé ở Olympic cũng tương tự World Cup, khi bóng đá châu Á rõ ràng vẫn ở trình độ thấp hơn châu Âu, châu Mỹ hay thậm chí một số đội châu Phi. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới bóng đá ngày càng “phẳng” hơn, bất ngờ có thể xảy ra.

Đội tuyển trẻ có cơ hội tạo bất ngờ lớn nhất hiển nhiên vẫn là Nhật Bản – đương kim vô địch U.23 châu Á. Tại Olympic Tokyo 2020, Nhật Bản từng thắng Pháp, Mexico để lọt vào tới bán kết. Đội bóng xứ mặt trời mọc chỉ chịu dừng bước trước Tây Ban Nha, dù có tiếng là đội trẻ nhưng… hơn nửa đội hình vừa đá bán kết EURO trước đó như Pedri, Pau Torres, Mikel Oyarzabal, Dani Olmo hay Mikel Merino. Nhật Bản đã chơi sòng phẳng với Tây Ban Nha, trước khi chịu khuất phục bởi khoảnh khắc xuất thần của Marco Asensio, một cầu thủ dự giải theo diện quá tuổi, trong hiệp phụ trận bán kết.

Hình ảnh chắc chắn của “lão tướng” Maya Yoshida ở hàng phòng ngự hay bùng nổ của Takefusa Kubo trên hàng công là biểu tượng cho sức mạnh toàn diện của Nhật Bản ở Olympic Tokyo. Rõ ràng ở 2 trong 3 kỳ Olympic gần nhất, cán cân đã thay đổi. Bóng đá châu Á chưa thể bứt lên, nhưng khoảng cách đã ngắn lại.

Bóng đá nam tại Olympic Paris 2024: Châu Á yếu thế, nhưng...- Ảnh 2.

Olympic Uzbekistan cũng là ẩn số thú vị

Các cấp độ đội tuyển Nhật Bản đã tiến bộ vượt bậc trong hai thập kỷ qua, nhờ cách xây dựng bóng đá bài bản cùng dàn cầu thủ “tu nghiệp” ở châu Âu. Trước thềm Olympic Paris 2024, Nhật Bản đã hòa chủ nhà Pháp với tỷ số 1-1. Đó là kết quả khích lệ với thầy trò HLV Go Oiwa.

Cản trở của Nhật Bản, là đội bóng này sẽ đến với Olympic Paris mà không có cầu thủ quá tuổi nào. Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản (JFA) đã thuyết phục các ngôi sao, trong đó có Wataru Endo của Liverpool, nhưng không được đội bóng chủ quản đồng ý. Như vậy, Nhật Bản sẽ đá với đội hình thuần túy U.23. Tuy nhiên, lối chơi chặt chẽ, kỷ luật cùng phần lớn các ngôi sao đang chơi trong nước sẽ biến Nhật Bản thành đối thủ khó đoán.

Các đội tuyển trẻ Uzbekistan và Iraq cũng tới Olympic với thế cửa dưới. Dù vậy, khát vọng tạo bất ngờ, nguồn quyết tâm và động lực mới mẻ trong lần hiếm hoi bơi ra “biển lớn” sẽ giúp các đội châu Á chơi với tâm thế không có gì để mất. Không dễ vượt qua những đội tuyển cực mạnh như Pháp, Argentina hay Tây Ban Nha, nhưng hãy tin tưởng: Olympic Nhật Bản cùng các đại diện châu Á sẽ không cam phận kẻ ngoài lề.




Nguồn: https://thanhnien.vn/bong-da-nam-tai-olympic-paris-2024-chau-a-yeu-the-nhung-185240721064939763.htm

Cùng chủ đề

06:16:48

Nha Trang lọt top 5 điểm đến lặn biển hàng đầu châu Á

Theo dữ liệu mới nhất do nền tảng du lịch trực tuyến Agoda công bố, Nha Trang của Việt Nam là một trong những điểm đến lặn biển hàng đầu châu Á. Trải nghiệm lặn biển ở Nha Trang. Video: Mean Tính Nha Trang ngày càng được nhiều du khách thích lặn biển tìm đến, nhờ vùng nước ấm kết hợp với hệ sinh thái biển đầy màu sắc. Theo Agoda, Nha Trang là một trong những điểm đến hấp dẫn để tận hưởng...

Hà Nam có gì để trở thành ‘Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á’?

Cách Hà Nội chỉ một tiếng chạy xe, du lịch Hà Nam chắc chắn là nơi - phải - đến dành cho những ai yêu thích khám phá các lớp trầm tích văn hóa bản địa khi đang được kỳ vọng là 'Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á'. Năm 2023, Hà Nam từng vượt qua nhiều địa danh lừng lẫy thê giới như thành phố Gjirokastër (Albania), thung lũng Kathmandu (Nepal) hay thành phố Oaxaca (Mexico)… để trở thành...

Đi du lịch khen thưởng tới Hàn Quốc: Việt Nam đứng đầu châu Á

Chỉ riêng năm 2023, Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam đã hỗ trợ 41.000 lượt khách đến Hàn Quốc theo diện này, vượt Thái Lan và Trung Quốc. Khách Hàn Quốc tại một điểm tham quan ở Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG Người Việt đi "du lịch khen thưởng" ở Hàn cao hơn cả Trung Quốc Thông tin này vừa được Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) cho biết trong hội thảo Du lịch MICE...

Việt Nam vào top 10 điểm đến an toàn nhất châu Á

10 điểm đến trong danh sách được chú ý bởi tỷ lệ tội phạm thấp, ổn định chính trị và môi trường an toàn.   Best Diplomats là tổ chức quốc tế về đào tạo ngoại giao có trụ sở tại New York, Mỹ, vừa công bố danh sách 10 điểm đến an toàn nhất châu Á, trong đó Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8. Danh sách cụ thể theo thứ tự gồm: Singapore, Nhật Bản, Bhutan, Malaysia, Qatar, Đài...

Một tỉnh của Việt Nam bất ngờ được đề cử điểm đến mới nổi hàng đầu châu Á

Hà Nam vừa xuất sắc vào danh sách đề cử World Travel Awards (WTA) lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương, tại hai hạng mục Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á và Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á. Liệu điểm đến này có lập 'cú đúp' tại lễ trao giải WTA năm nay? Nhà thờ Sở Kiện nổi tiếng ở Hà Nam HOÀNG HÀ Hiện nay, Ban tổ chức Giải...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tìm hiểu văn hóa lịch sử từ những bảo tàng nổi tiếng tại thủ đô Hà Nội

Bảo tàng Văn học Việt Nam Bảo tàng Văn học Việt Nam là nơi lưu giữ và trưng...

7 ủy viên Bộ Chính trị, 1 ủy viên Ban Bí thư, 10 ủy viên T.Ư đã thôi chức

Từ đầu năm tới nay, có 5 ủy viên Bộ Chính trị, 1 ủy viên Ban Bí thư và 4 ủy viên T.Ư Đảng thôi chức. Tính từ đầu nhiệm kỳ XIII, đã có 7 ủy viên Bộ Chính trị, 1 ủy viên Ban Bí thư và 10 ủy viên T.Ư thôi chức. Chiều 14.8, thông tin về kết quả phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo), Phó trưởng ban...

Bài đọc nhiều

10:34:24

Nam lao động Việt được ông chủ người Nhật lái trực thăng đưa đi ăn

(Dân trí) - Hơn 3 năm làm ở công ty lâm nghiệp, anh Vinh thường xuyên được ông chủ người Nhật đưa đi ăn, ngắm lá phong đỏ, ngắm tuyết rơi bằng trực thăng. Anh Thành Vinh, kỹ sư lâm nghiệp người Cần Thơ, đang làm việc tại Nhật Bản, gần đây khiến cộng đồng mạng trầm trồ khi chia sẻ đoạn video ghi lại khoảnh khắc được giám đốc công ty đưa đi ăn cơm sườn bằng trực thăng. Chàng...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Bộ VHTTDL đề nghị xử lý người tung tin cháo lươn là di sản văn hóa phi vật thể

Các Quyết định nêu trên được ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố, cộng đồng chủ thể đại diện di sản hưởng ứng tích cực, là biện pháp động viên cộng đồng tiếp tục bảo tồn, duy trì, thực hành và phát huy tinh hoa nghề. Tuy nhiên, ngày 14/8/2024, mạng xã...

Bắc Giang tổ chức Hội thảo về giải pháp phát huy vai trò Người có uy tín

Sau Hội thảo, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện Sơn Động tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS huyện Sơn Động năm 2024. Người có uy tín chung sức thực hiện Chương trình MTQG 1719 Nguồn: https://baodantoc.vn/bac-giang-to-chuc-hoi-thao-ve-giai-phap-phat-huy-vai-tro-nguoi-co-uy-tin-1723629369236.htm

Quốc lộ 14B “khuyết” vỉa hè, Đà Nẵng xử lý thế nào?

Do lịch sử để lại nên tuyến đường Quốc lộ 14B, TP. Đà Nẵng không có vỉa hè. Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng phối hợp với UBND huyện Hòa Vang và các đơn vị tổ chức cuộc họp giải quyết vấn đề này. ...

Phân khúc đất nông nghiệp vẫn im hơi lặng tiếng

Luật Đất đai 2024 cho phép cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư có tiềm lực, song “miếng bánh” này không dễ ăn. Nếu như trước đây, đất lúa chỉ...

Sửa thuế để hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và doanh nghiệp

Sáng 14/8, Báo Đầu tư tổ chức Hội thảo “Sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp” với sự góp mặt của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp Tham gia hội thảo có ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy...

Mới nhất

Điều gì sắp xảy ra?