Novaland “giải cứu” VN-Index
Chứng khoán 26/7 được dự báo là phiên quan trọng khi chỉ số VN-Index tiến gần tới ngưỡng kháng cự mạnh 1.200 điểm. Áp lực bán ra đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khiến VN30-Index nhiều thời điểm chìm trong sắc đỏ.
Trước phiên ATC, tình trạng giằng co vẫn diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, rất may mắn cho VN-Index, tới cuối phiên, lực cầu xuất hiện mạnh hơn giúp VN30-Index lấy lại sắc xanh, từ đó giúp VN-Index chinh phục thành công mốc 1.200 điểm.
Đóng cửa thị trường chứng khoán 26/7, VN-Index tăng 4,94 điểm, tương đương 0,41% lên 1.200,84 điểm; VN30-Index tăng 3,42 điểm, tương đương 0,29% lên 1.201,43 điểm. Toàn sàn ghi nhận 213 mã tăng giá, 64 mã đứng giá và 246 mã giảm giá. Có thể thấy số lượng mã giảm giá vẫn nhiều hơn nên sức mạnh của VN-Index vẫn phụ thuộc nhiều vào blue-chips.
Trong phiên chứng khoán 26/7, cổ phiếu VCB của Vietcombank vẫn giữ vai trò trụ đỡ chính. VCB tăng 1.700 đồng/CP, tương đương 1,9% lên 93.400 đồng/CP. Tuy nhiên, bên cạnh VCB, một blue-chip cũng đóng vai trò “giải cứu” VN-Index. Đó là cổ phiếu NVL của Novaland.
Trong phiên chứng khoán 24/7, NVL gây chú ý khi tăng trần với khối lượng tăng đột biến, lên đến 96 triệu đơn vị. Sau đó, tới phiên chứng khoán 25/7, NVL tạm thời nghỉ ngơi khi đóng cửa phiên ở mức giá tham chiếu.
Đầu phiên chứng khoán 26/7, NVL thậm chí còn giao dịch ở mức giá đỏ. Tuy nhiên, tới cuối phiên, NVL suýt tăng trần khi tăng 1.000 đồng/CP, tương đương 6,2% lên 17.200 đồng/CP, chỉ thấp hơn mức giá tím 100 đồng/CP. Với khối lượng giao dịch rất cao, đạt hơn 73 triệu đơn vị, NVL góp phần không nhỏ giúp VN-Index vượt qua mốc quan trọng 1.200 điểm.
Dù VN-Index chinh phục thành công mốc 1.200 điểm nhưng phiên chứng khoán 26/7 vẫn có điểm kém lạc quan chính là thanh khoản sụt giảm đáng kể. Toàn sàn TP HCM có 912 triệu cổ phiếu, tương đương 17.952 tỷ đồng được giao dịch thành công. Nhóm VN30 có 267 triệu cổ phiếu, tương đương 6.818 tỷ đồng được chuyển nhượng.
Trong phiên chứng khoán 26/7, sàn Hà Nội không may mắn như sàn TP HCM khi các chỉ số chìm trong sắc đỏ.
Đóng cửa phiên chứng khoán 26/7, HNX-Index giảm 0,73 điểm, tương đương 0,31% xuống 236,2 điểm; HNX30-Index giảm 1,28 điểm, tương đương 0,27% xuống 466,93 điểm.
Thanh khoản trên sàn Hà Nội rơi xuống mức rất thấp trong phiên chứng khoán 26/7. Chỉ có 75,9 triệu cổ phiếu, tương đương 1.282 tỷ đồng được chuyển nhượng thành công.
Chứng khoán châu Á chìm trong “biển lửa”
VN-Index là một trong số ít những chỉ số hiếm hoi “vượt bão” thành công trong thị trường chứng khoán 26/7. Đa số các thị trường ở châu Á-Thái Bình Dương đều chìm trong “biển lửa”.
Thị trường châu Á-Thái Bình Dương chủ yếu giảm khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào thứ Tư.
FED dự kiến sẽ phê duyệt mức tăng lãi suất thứ 11 kể từ tháng 3 năm 2022.
Các thị trường đang định giá một cách chắc chắn tuyệt đối rằng FED sẽ chấp thuận tăng một phần tư điểm phần trăm, điều này sẽ đưa lãi suất vay chuẩn của cơ quan này lên phạm vi mục tiêu là 5,25% – 5,5%. Điều đó sẽ đẩy ranh giới trên của lãi suất quỹ liên bang lên mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2001.
Tại Úc, S&P/ASX 200 dữ liệu chính thức cho thấy tỷ lệ lạm phát hàng năm của Úc tăng 6% trong quý 6, chậm hơn so với mức 7% được thấy trong quý đầu tiên.
Kospi của Hàn Quốc dẫn đầu thua lỗ trong khu vực và giảm tới 2%, do cổ phiếu công nghệ và dịch vụ tiêu dùng kéo theo.
Cuối cùng, chỉ số này kết thúc ngày với mức thấp hơn 1,67% và đóng cửa ở mức 2.592,36, trong khi Kosdaq chứng kiến mức lỗ lớn hơn 4,18% và kết thúc ở mức 900,63.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đã giảm nhẹ, kéo dài khoản lỗ từ thứ Ba và đóng cửa ở mức 32.668,34, trong khi Topix cũng giảm 0,1% và kết thúc ở mức 2.283,09.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông rút lui khỏi đợt phục hồi hôm thứ Ba và giảm nhẹ 0,52%, trong khi các thị trường Trung Quốc đại lục cũng giảm. Shanghai Composite giảm 0,4%, trong khi Shenzhen Component mất 0,5%.