Trang chủNewsKinh tếChất vấn Bộ trưởng Công thương, doanh nghiệp trăn trở về khó...

Chất vấn Bộ trưởng Công thương, doanh nghiệp trăn trở về khó khăn của công nghiệp hỗ trợ


Chất vấn Bộ trưởng Công thương, doanh nghiệp trăn trở về khó khăn của công nghiệp hỗ trợ

Gửi kiến nghị tới Bộ trưởng Bộ Công thương trước phiên chất vấn, các doanh nghiệp đặt vấn đề có quá ít doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và quá khó để tham gia vào chuỗi cung ứng, sản xuất của doanh nghiệp FDI.

Bao giờ có Luật Công nghiệp hỗ trợ?

“Hiệp hội đã có nhiều lần kiến nghị sớm xây dựng Luật Công nghiệp hỗ trợ. Hiện tại, chúng tôi tiếp tục gửi đề xuất này”, ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA), Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam chia sẻ với phóng viên báo Đầu tư trước thềm phiên chất vấn Bộ trưởng Công thương, sẽ bắt đầu vào chiều nay, 4/6/2024.





.
 Ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch HANSIBA báo cáo tiến độ Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội với lãnh đạo UBND TP. Hà Nội

Trong văn bản gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo tình hình và đề xuất những giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vào tháng 12/2021, Hansiba đã kiến nghị Chính phủ xây dựng Luật Công nghiệp hỗ trợ và trình Quốc hội để ban hành trong thời gian sớm nhất.

Quan điểm được đưa ra trong công văn gửi Thủ tướng khi đó là sự thiếu hụt các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chính là thị phần bỏ ngỏ đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam trên sân nhà. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng, cơ hội lần thứ nhất của các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ đã trôi qua khi sau 35 năm Việt Nam mở cửa, thu hút FDI, tỷ lệ doanh nghiệp Việt tham gia được vào chuỗi cung ứng, sản xuất của các doanh nghiệp FDI khá thấp.

Nguyên nhân là, một mặt, các doanh nghiệp FDI có chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là các doanh nghiệp cùng quốc tịch, nên việc các doanh nghiệp FDI chủ động hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt tham gia rất hạn chế. Mặt khác, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp khá xa so với yêu cầu. Hơn nữa, theo HANSIBA, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ còn rất ít, chỉ khoảng 0,2% trong tổng số khoảng 900 ngàn doanh nghiệp Việt Nam.

Sau vài năm, tình hình vẫn chưa có nhiều cải thiện, dù các chính sách liên quan đến phát triển doanh ngiệp hỗ trợ đã được ban hành không ít.

“Doanh nghiệp phải có được chỗ đứng tại thị trường trong nước rồi mới có thể len chân vào thị phần chế biến – chế tạo công nghiệp hỗ trợ của thế giới. Chúng tôi đề nghị sớm xây dựng Luật Công nghiệp hỗ trợ, vì có nền tảng thể chế tốt, chúng ta mới có con đường đi đúng. Trên cơ sở đó, các cơ quan bộ, ngành, trung ương, địa phương và các hiệp hội có được định hướng để hỗ trợ, đồng hành cùng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ”, ông Hoàng làm rõ đề xuất.

Cụ thể, Chủ tịch HANSIBA kiến nghị, cần xây dựng quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trong quy hoạch phát triển vùng kinh tế, khai thác hiệu quả mối liên kết theo từng ngành, ô tô, điện tử, công nghiệp đóng tàu, nông – ngư nghiệp, dệt may, da giày… thay vì “tỉnh tỉnh, thành thành” cùng phát triển, dẫn đến lãng phí nguỗn lực, cạnh tranh lẫn nhau.

Ở phía doanh nghiệp, cần sớm có chính sách thí điểm về công nghiệp hỗ trợ và có thể hỗ trợ ngay cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vốn, lao động, hạ tầng nhà xưởng, các khu công nghiệp chuyên sâu…

“Đặc biệt, việc kết nối đầu ra giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam với các tập đoàn đa quốc gia đang có mặt tại Việt Nam là rất quan trọng”, ông Nguyễn Hoàng kiến nghị.

Cần khuyến khích doanh nghiệp FDI tăng tỷ lệ nội địa hóa

Cùng mối quan ngại về những khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam trong việc len chân vào chuỗi cung ứng, sản xuất của các doanh nghiệp FDI, ông Ngô Ngọc Khánh, Phó chủ tịch Liên minh hỗ trợ công nghiệp Việt Nam (Liên minh VISA) đề xuất chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp FDI kết nối với doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Khánh cho biết, Liên minh VISA đang rất nỗ lực tìm cách kết nối các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, như liên hệ, thiết kế các cuộc đánh giá năng lực, nhu cầu giữa các bên, để kết nối doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp FDI cùng nhu cầu…

“Hiệp hội, doanh nghiệp thì chỉ làm được đến đó, còn thúc đẩy hơn nữa thì cần chính sách, cần vai trò của Nhà nước. Vì thực tế, khi đầu tư tại Việt Nam, đa phần các tập đoàn, doanh nghiệp FDI lớn, nắm đầu chuỗi đi cùng với các doanh nghiệp FDI khác trong chuỗi giá trị đã được hình thành.

“Những chính sách bắt buộc tăng tỷ lệ nội địa hóa có thể không phù hợp, nhưng chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp FDI sử dụng các nhà cung cấp là doanh nghiệp Việt Nam, sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất tại Việt Nam thì rất cần, để các doanh nghiệp FDI có động lực kết nối với các doanh nghiệp Việt Nam”, ông Ngô Ngọc Khánh gửi gắm kiến nghị.

Cùng với đó, Liên minh VISA cũng đề xuất các chính sách về vốn, đào tạo… để doanh nghiệp ngành công nghiệp Việt Nam có nguồn lực thực hiện chuyển đổi xanh, đầu tư đổi mới công nghệ, đáp ứng các tiêu chuẩn mới của các thị trường xuất khẩu. Thậm chí, ông Khánh nhắc tới cơ chế ưu đãi thuế dành cho các đơn hàng bán cho các doanh nghiệp FDI tương tự như với đơn hàng xuất khẩu, để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới, tiếp cận các yêu cầu mới của thị trường.

“Đơn hàng đã quay trở lại, đúng nhưng không phải đã nhiều đâu, nhất là khi các đơn hàng đang đòi hỏi tiêu chí, tiêu chuẩn cao hơn, xanh hơn… không phải chỉ từ thị trường xuất khẩu mà chính từ các doanh nghiệp FDI”, ông Khánh cho biết.

Đề xuất giải pháp dài hạn hơn, ông kiến nghị xây dựng Luật Công nghiệp. “Việt Nam muốn hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030, nhưng giờ vẫn chưa có Luật Công nghiệp. Chúng tôi đề xuất cần xây dựng Luật này, để có hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp, đồng thời tạo động lực cho doanh nghiệp trong ngành phát triển”, ông Khánh kiến nghị.

Bộ Công thương: Còn hạn chế trong chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ

Trước đó, trong báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện các chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Bộ Công thương, bức tranh doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có nhiều điểm tích cực.

Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ trong nước đã nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, cắt giảm chí phí giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, trở thành nhà cung ứng trực tiếp với các nhà sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh và các tập đoàn đa quốc gia, tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Hoạt động công nghiệp hỗ trợ ngày càng phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước, tỷ lệ nội địa hóa được nâng cao trong nhiều ngành sản xuất như ngành dệt may – da giầy đạt 45-50%, cơ khí chế tạo đạt hơn 30%.

Tuy vậy, Bộ Công thương cũng nhìn nhận, việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, nhất là trong phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn còn những tồn tại, hạn chế.

Như là, hiệu quả triển khai các chính sách ưu đãi còn hạn chế; Việc phổ biến, tuyên truyền về các chính sách ưu đãi đến cộng đồng các doanh nghiệp còn hạn chế và chưa được thực hiện thường xuyên, trên phạm vi rộng. Sự hiểu biết của một bộ phận doanh nghiệp về các quy định chính sách của Nhà nước còn hạn chế.

Nguyên nhân, Bộ Công thương cho là do đặc thù của sản xuất công nghiệp hỗ trợ và xuất phát điểm thấp, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được các điều kiện để hưởng chính sách ưu đãi. Một số điều kiện để hưởng ưu đãi khá ngặt nghèo, chưa thực sự phù hợp trong quá trình thực thi chính sách;

Một bộ phận doanh nghiệp CNHT chưa quan tâm, chủ động tìm hiểu và nắm bắt thông tin về các chính sách ưu đãi, hỗ trợ; do nguồn lực hạn chế nên thường không có bộ phận chuyên trách để nghiên cứu, tìm hiểu các chính sách ưu đãi…

Một số giải pháp khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Bộ Công thương:

1. Nghiên cứu, xây dựng và trình Quốc hội xem xét ban hành Luật Công nghiệp trọng điểm để tạo nền tảng pháp lý thống nhất, vững chắc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ;
2. Nghiên cứu, xây dựng và triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2026-2035 (tập trung công nghiệp hỗ trợ các ngành điện tử thông minh, ô-tô, cơ khí và tự động hóa, công nghệ cao, dệt may-da giày); có cơ chế khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp FDI liên kết doanh nghiệp quốc gia, thành lập các liên minh sản xuất, tạo hệ thống nhà cung ứng tại chỗ và nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ;
3. Triển khai hiệu quả Nghị định 32/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung Nghị định số 45/2012/NĐ-CP về khuyến công;
4. Phân bổ hợp lý các nguồn lực quốc gia từ Trung ương đến địa phương để tập trung phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên như vật liệu, cơ khí, chế tạo, chế biến, công nghiệp hỗ trợ, các ngành Việt Nam có lợi thế sử dụng lao động và xuất khẩu;
5. Nâng cao hiệu quả triển khai các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ, vận hành hiệu quả Chương trình phát triển CNHT;
6. Đề xuất cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh chính sách thu hút FDI theo hướng gắn liền với yêu cầu nâng cao tỷ lệ giá trị nội địa hóa; ban hành chính sách ưu đãi về tín dụng, tài chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp vật liệu tiếp cận với nguồn vốn tín dụng và nguồn tài chính hiệu quả để thúc đẩy khoa học và công nghệ, các hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm;
7. Hỗ trợ nâng cao năng lực các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ;
8. Tạo thị trường cho công nghiệp hỗ trợ bằng cách phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn (các ngành sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh), cũng như thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án quy mô lớn tại Việt Nam; từng bước mở rộng ra thị trường nước ngoài để tận dụng các FTAs đã ký kết;
9. Triển khai chính sách khuyến khích sử dụng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí trong nước, gắn với chú trọng phát triển các ngành ưu tiên như ô-tô, cơ khí nông nghiệp, đường sắt; hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu sản phẩm cơ khí, tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và khai thác các thị trường tiềm năng ở ASEAN, châu Phi, Tây Á.

Nguồn: Báo cáo của Bộ Công thương gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội XV





Nguồn: https://baodautu.vn/chat-van-bo-truong-cong-thuong-doanh-nghiep-tran-tro-ve-kho-khan-cua-cong-nghiep-ho-tro-d216731.html

Cùng chủ đề

Chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV: Rõ trách nhiệm, rõ giải pháp và cam...

Diễn ra trong 2,5 ngày làm việc (từ 04-06/6/2024) nghiêm túc và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Phát biểu kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với tinh thần rõ trách nhiệm, rõ giải pháp và cam kết mạnh mẽ...

IPEF là động lực để các nước thúc đẩy quan hệ hợp tác

Từ ngày 5-7/6/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Trưởng Đoàn công tác của Việt Nam đã có chuyến công tác tới Singapore tham dự Hội nghị Bộ trưởng Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) và Diễn đàn Đầu tư Kinh tế sạch IPEF. Tháp tùng Bộ trưởng trong chuyến công tác tại Singapore có Đại sứ Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng cùng đại diện...

Chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội đợt 1: Sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn

Sau gần 2 ngày rưỡi của phiên chất vấn và trả lời chất vấn đợt 1, kỳ họp thứ 7, các đại biểu Quốc hội đánh giá không khí phiên chất vấn đã diễn ra với tinh thần sôi nổi, dân chủ và thẳng thắn. Nhóm PV06/06/2024 15:05 ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kỳ họp thứ 7 đối với 4 Bộ trưởng, trường ngành vừa kết thúc sáng nay, 6/6. Phiên chất...

Phiên chất vấn “đúng” và “trúng” những vấn đề cử tri, Nhân dân cả nước quan tâm

Qua quá trình chất vấn, các đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, phân tích rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp, với mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục có các giải pháp phù hợp,...

Các nội dung chất vấn ‘đúng’, ‘trúng’, đáp ứng yêu cầu thực tiễn

(Chinhphu.vn) – Qua phiên chất vấn tại kỳ họp cho thấy, các nội dung chất vấn đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, “đúng” và “trúng” những vấn đề cử tri, Nhân dân cả nước và các vị đại biểu Quốc hội quan tâm - tiếp tục khẳng định đây là hình thức giám sát tối cao trực tiếp, hiệu quả của Quốc hội. Sau 2,5 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Nam thống nhất đầu tư Khu nhà xưởng cho thuê An An Hoà 2

Tỉnh Quảng Nam đã thống nhất cho Công ty Cổ phần Indusvalley Chu Lai đầu tư Khu nhà xưởng cho thuê An An Hoà 2 tại Khu công nghiệp hậu cần Tam Hiệp, tổng vốn hơn 62 tỷ. Quyền chủ tịch tỉnh Quảng Nam, ông Hồ Quang Bửu vừa giao Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh chịu trách nhiệm...

Qua một buổi triển lãm, nhiều điểm mạnh yếu của doanh nghiệp Việt dần bộc lộ

Qua một buổi triển lãm, nhiều điểm mạnh yếu của doanh nghiệp Việt dần bộc lộTại Triển lãm Vietbuild Industry 2024, các doanh nghiệp Việt đã có cơ hội phô diễn những sản phẩm tốt nhất của mình. Nhiều công ty vẫn tạo được ấn tượng dù tiến vào thị trường ngách. Mỗi sản phẩm đều có câu chuyện riêng Tại Vietbuild Industry 2024, người tham quan có...

Dự án trọng điểm cũng ì ạch, bộ, ngành tích cực thúc giải ngân đầu tư công

Dự án trọng điểm cũng "ì ạch", bộ, ngành tích cực thúc giải ngân đầu tư công Dù tình hình đã có nhiều cải thiện, nhưng giải ngân vốn đầu tư công vẫn chậm, phải tích cực thúc đẩy. Nhổn ga Hà Nội Dự án trọng điểm cũng chậm Các số liệu thống kê về tình hình giải ngân vốn đầu tư công đang khá...

Quỹ SSIAM “bắt tay” Union Bank of Taiwan thành lập các quỹ đầu tư mới

Quỹ SSIAM “bắt tay” Union Bank of Taiwan thành lập các quỹ đầu tư mớiThương vụ hợp tác này nhằm gia tăng lượng triển khách hàng tại Việt Nam và Đài Loan, hai bên sẽ thành lập các quỹ đầu tư mới. Hiện Việt Nam đã trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp Đài Loan, không chỉ đối với vốn...

Thúc tiến độ hoàn thiện Quy hoạch Sân bay Nội Bài thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Thúc tiến độ hoàn thiện Quy hoạch Sân bay Nội Bài thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050Theo quy hoạch tổng thể cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2030, Cảng Hàng không Nội Bài có sản lượng 60 triệu khách/năm, giai đoạn 2050 là trên 100 triệu khách/năm. Một góc Cảng hàng không...

Bài đọc nhiều

Tiếp đà tăng bước vào chu kỳ tăng giá mới?

Dự báo giá tiêu ngày 7/6/2024: Tăng nóng từng ngày sẽ chạm mốc 200.000 đồng/kg? Dự báo giá tiêu ngày 8/6/2024: Tăng sốc chưa thấy điểm dừng? Dự báo giá tiêu ngày 9/6/2024 tiếp tục tăng cao chưa thấy có dấu hiệu giảm, Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) cho biết, sản lượng hồ tiêu năm nay của Việt Nam và nhiều nước sản xuất lớn được dự báo đều...

Giá cà phê đảo chiều giảm sốc?

Dự báo giá cà phê ngày 7/6/2024: Cà phê tăng cao sẽ trở lại đỉnh lịch sử? Dự báo giá cà phê ngày 8/6/2024: Cà phê trong nước quay đầu giảm? Dự báo giá cà phê ngày 9/6/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục đà giảm không trở về đà tăng trong bối cảnh giá cà phê thế giới đang chịu áp lực điều chỉnh mạnh cuối tuần. Hiện tượng El...

Canada áp mức thuế chống bán phá giá tạm thời đối với dây thép từ Việt Nam

Cảnh báo nguy cơ Canada điều tra phòng vệ thương mại dây thép nhập khẩu từ Việt Nam Canada khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông tin, ngày 6 tháng 6 năm 2024, Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã ban hành kết luận sơ bộ về vụ việc điều tra...

20 doanh nghiệp đa cấp nộp ngân sách 2.255 tỷ đồng.

20 doanh nghiệp đa cấp nộp ngân sách 2.255 tỷ đồng.Từ 67 doanh nghiệp vào năm 2016, hiện cả nước chỉ còn 20 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, với doanh thu năm qua chỉ còn 16.866 tỷ đồng, giảm 20%, nộp ngân sách 2.255 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp đa cấp đã bị xử phạt...

Đầu tư các lớp tài sản theo chu kỳ kinh tế

Hoạch định tài chính cá nhân: Đầu tư các lớp tài sản theo chu kỳ kinh tếKinh tế Việt Nam đang trong chu kỳ hồi phục. Ở giai đoạn này, chứng khoán và bất động sản được cho là các lớp tài sản tiềm năng so với các lớp tài sản khác. ““Bắt mạch”” chu kỳ kinh tế 2,3% là hiệu suất trung bình mỗi năm...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam thống nhất đầu tư Khu nhà xưởng cho thuê An An Hoà 2

Tỉnh Quảng Nam đã thống nhất cho Công ty Cổ phần Indusvalley Chu Lai đầu tư Khu nhà xưởng cho thuê An An Hoà 2 tại Khu công nghiệp hậu cần Tam Hiệp, tổng vốn hơn 62 tỷ. Quyền chủ tịch tỉnh Quảng Nam, ông Hồ Quang Bửu vừa giao Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh chịu trách nhiệm...

Qua một buổi triển lãm, nhiều điểm mạnh yếu của doanh nghiệp Việt dần bộc lộ

Qua một buổi triển lãm, nhiều điểm mạnh yếu của doanh nghiệp Việt dần bộc lộTại Triển lãm Vietbuild Industry 2024, các doanh nghiệp Việt đã có cơ hội phô diễn những sản phẩm tốt nhất của mình. Nhiều công ty vẫn tạo được ấn tượng dù tiến vào thị trường ngách. Mỗi sản phẩm đều có câu chuyện riêng Tại Vietbuild Industry 2024, người tham quan có...

Ngăn chặn kịp thời 3 vụ kinh doanh đường cát nhập lậu

Đội Quản lý thị trường số 1 tỉnh Quảng Trị tiến hành khám phương tiện vận chuyển đường...

Kỳ vọng một mùa vải “ngọt”

Để có được kết quả này, Bắc Giang đã tập trung vào các biện pháp chăm sóc để tăng tỷ lệ đậu quả và đảm bảo chất lượng. Nhờ đó, vải thiều năm nay được đánh giá là có chất lượng cao nhất từ trước đến nay, bù đắp cho sự suy giảm sản lượng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng rà soát và bổ sung các mã vùng trồng đạt tiêu chuẩn cho các thị trường giá trị cao...

Tiếp nối đà tăng, kỷ lục mới sẽ được thiết lập?

Dự báo giá cà phê ngày 9/6/2024: Giá cà phê đảo chiều giảm sốc? Dự báo giá cà phê ngày 10/6/2024: Giá cà phê trong nước bật tăng trở lại? Dự báo giá cà phê ngày 11/6/2024 tại thị trường trong nước sẽ nối tiếp đà tăng. So với mức giá đỉnh lịch sử hồi cuối tháng 4/2024 là 135.000 đồng/kg thì giá cà phê hiện nay chỉ còn khoảng 10.000 đồng/kg....

Mới nhất

NHIỀU HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ EM TỪ VINAMILK NHÂN DỊP QUỐC TẾ THIẾU NHI VÀ KHỞI ĐỘNG MÙA HÈ 2024

Trong dịp 1/6 và khởi đầu cho tháng hành động vì trẻ em vừa qua, cũng là mở đầu một mùa hè sôi nổi, nhiều hoạt động dành cho trẻ em đã được tổ chức với sự đồng hành của Công ty Vinamilk.Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đến thăm trẻ emNăm 2024 là năm thứ 17 Quỹ...

Thượng úy cứu 3 người khỏi lũ dữ: Tôi không sợ dù tình cảnh lúc đó rất nguy cấp

4 giờ sau khi cứu thành công 3 người ở xã Pả Vi (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang), thượng úy Nguyễn Mạnh Tường (cán bộ Đội CSGT-TT Công an huyện Mèo Vạc) chia sẻ, bản thân anh cảm thấy rất hạnh phúc khi đã cứu được 3 người dân trong tình huống nguy cấp. Chia sẻ với PV...

Phó Thị trưởng Thành phố Rotterdam, Hà Lan thăm, làm việc tại THADICO

Ngày 6/6, ông Vincent Karremans - Phó...

Mới nhất