Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiChắp ghép những mảnh vỡ Chèo tàu tổng Gối

Chắp ghép những mảnh vỡ Chèo tàu tổng Gối


Tuy nhiên, nhiều ý kiến đánh giá, đây chỉ là những “mảnh vỡ” của di sản và con đường để Chèo tàu được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vẫn còn nhiều việc phải làm…

Vốn cổ độc đáo đất Tân Hội

Chèo tàu là một hình thức diễn xướng độc đáo, chỉ tìm thấy ở xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội. Hát Chèo tàu mang tính nghi lễ, nhằm tôn vinh Tướng quân Văn Dĩ Thành – vị Thành hoàng của 4 làng Thượng Hội, Thúy Hội, Vĩnh Kỳ và Phan Long thuộc tổng Gối ngày xưa. Ở vùng đất này, từ những người trẻ mới lớn đến những cụ già vẫn luôn giữ niềm đam mê với những làn điệu Chèo tàu mượt mà, sâu lắng.

Theo lệ xưa, hội Chèo tàu cứ 25 hoặc 30 năm mới được tổ chức một lần, vào những năm “phong đăng hòa cốc”, mưa thuận gió hòa, tuyệt đối không mở hội vào những năm mất mùa, đói kém. Việc tổ chức “thưa” như vậy được lý giải là do hội hát này phải huy động cả trăm người tham gia, tốn kém nhân lực, vật lực và thời gian diễn xướng tới 7 ngày liên tục, từ ngày Rằm đến 21 tháng Giêng. Thêm nữa, khi một trong bốn làng của hàng tổng không thống nhất thì hội cũng không thể mở. Vậy cho nên, có khi đến 50 – 60 năm hội hát mới được mở một lần. Kể từ lần mở hội đầu tiên năm 1683 đến lần gần đây nhất còn được ghi nhận là vào năm 1922. Thế rồi chiến tranh và nhiều lý do khác, mãi tới năm 1998, hội hát Chèo tàu mới được khôi phục lại.

chap ghep nhung manh vo cheo tau tong goi hinh 1

Nét độc đáo của lối diễn xướng Chèo tàu chính là tất cả người tham gia, từ chúa tàu, ca nhi, quản tượng đều là nữ. Hát Chèo tàu không thể thiếu các đạo cụ là 2 chiếc thuyền rồng (tàu) và 2 ông voi (tượng), do đó, Chèo tàu còn có tên khác là hát tàu – tượng.

Từ trước ngày mở hội nửa năm, 4 làng trong hàng tổng phải phân chia nhau chuẩn bị đạo cụ, chọn người làm chúa tàu, cái tàu và 10 ca nhi. Trừ hai nữ chúa tàu tuổi từ 30 đến 50, các thành viên còn lại đều có độ tuổi từ 13 đến 16, có thanh, có sắc; trong đó hai quản tượng cũng là nữ đóng giả nam.

Nguồn tài liệu chính thức còn ghi lại, diễn xướng Chèo tàu bao giờ cũng diễn ra tại khu Đại dinh ở lăng Văn Sơn – địa điểm được cho là nơi chôn cất tướng quân Văn Dĩ Thành. Màn hát mở đầu bằng những bài lễ trình, dâng hương, dâng rượu để hầu Thánh. Sau đó là các màn hát “trạo” đối đáp giữa hai tàu – tượng và hát bỏ bộ. Lề lối trình tự này được lặp lại trong suốt 7 ngày hội, nhưng các bài hát có thay đổi cho từng ngày hay của riêng từng làng.

chap ghep nhung manh vo cheo tau tong goi hinh 2

Diễn xướng hát Chèo tàu tại lễ hội năm 2024.

Đặc biệt, phần hát bỏ bộ trong diễn xướng Chèo tàu có thể tách ra hát riêng từng bài. Những bài hát bỏ bộ thường ngắn gọn, nội dung lời ca, âm nhạc tương đối hoàn chỉnh, độc lập. Đây là hình thức hát phong phú nhất, giàu tính nghệ thuật, được nhân dân hội đám ưa thích, hào hứng nhất.

Âm nhạc Chèo tàu ngoài việc chứa đựng những đặc trưng của dân ca cổ của người Việt với những nét phóng khoáng, mộc mạc, mềm mại và duyên dáng thì nó còn tiếp thu, giao thoa và cộng hưởng cùng các loại dân ca khác như hát Chèo, Quan họ, hát Xoan, hát Ca trù, hát Xẩm, hát Trống quân…

Cần tiếp tục “tinh lọc” di sản

Theo nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyết, điều đặc biệt là tất cả các bài hát của nghệ thuật Chèo tàu cho đến nay vẫn được giữ gìn nguyên vẹn lời ca cổ. Và trong những năm qua, xã đã mở được 8 khoá học, truyền dạy những làn điệu Chèo tàu cho trên 200 em. Đến nay, các em đều đảm nhiệm tốt việc diễn xướng trong lễ hội cũng như đi giao lưu, biểu diễn ở các nơi.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, để bảo tồn Chèo tàu một cách vững chắc còn cần nhiều hơn thế, bởi di sản này hiện vẫn đứng trước nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết.

Lệ xưa quy định, lễ hội Chèo tàu vài chục năm mới quay lại nên mỗi ca nhi chỉ có cơ hội một lần trong đời được tham gia hát. Cộng với việc truyền dạy đều theo lối truyền miệng trực tiếp, vậy nên, số người thông thuộc các làn điệu Chèo tàu không nhiều. Đặc biệt, sau vài chục năm gần đây bị gián đoạn, những người từng vào vai chúa tàu, cái tàu của kỳ hội hát năm 1922 đều đã mất, chỉ còn vài người đóng vai phụ, hoặc những cụ “nghe lỏm” và nhớ được một vài câu.

Năm 1988, phong trào hát Chèo tàu trở lại, những nghệ nhân “lớp đầu” như Ngô Thị Thu, Nguyễn Thị Tuyết… đã phải sưu tầm gom nhặt từng câu hát, tìm lại phong tục cổ và khôi phục được ít nhiều. Gần đây, địa phương tìm được thêm cuốn sách cổ “Tàu tượng ca khúc” do hậu duệ cụ Lý Hào còn giữ được. Cuốn sách dày mấy trăm trang, ghi lại rất nhiều lời cổ nhưng oái oăm thay, diễn xướng những lời ấy ở làn điệu nào thì không ai biết. Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyết kể, để khai thác nguồn tư liệu này, các chị đành phải vừa đọc, vừa mò mẫm ghép nhạc, thấy phù hợp với giai điệu nào thì ghép thành bài…

“Theo lời kể của các cụ, Chèo tàu có 360 làn điệu nhưng hiện nay chúng tôi chỉ lưu giữ chính xác về ngôn ngữ và cách hát khoảng 20 làn điệu và thường có 8 bài trình diễn, trong đó có các bài “Xe chỉ luồn kim”, “Cổ kiêu ba ngấn”, “Răng đen hạt đậu”… – nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyết nói.

Vấn đề khác cũng rất quan trọng là việc phục dựng hát Chèo tàu để làm sao gần nhất với hình thức nguyên bản. Một người con của quê hương Tân Hội là nghệ nhân Ðông Sinh Nhật lúc sinh thời từng lo ngại điệu hát cổ này bị biến tướng, cách tân vô lối. Ông cho rằng, thật khó để phục dựng Chèo tàu và tổ chức lễ hội hát Chèo tàu một cách bài bản như xưa, nếu không muốn nói là có thể lệch chuẩn, dù đã có thêm nhiều tư liệu.

chap ghep nhung manh vo cheo tau tong goi hinh 3

Đạo cụ thuyền rồng (tàu) trong khuôn viên lăng Văn Sơn.

Trao đổi với NB&CL bên lề lễ hội, GS sử học Lê Văn Lan cho biết, do bị “giãn cách” quá lâu, hát Chèo tàu đã bị một khoảng thời gian đứt đoạn rất dài nên việc khôi phục gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ những cuộc phỏng vấn, điều tra, hồi cố và tìm trong thư tịch, chúng ta đã chắp lại được một số những “mảnh vỡ”. So với kỳ lễ hội năm 2015, lễ hội Chèo tàu năm 2024 đã có tiến bộ rất nhiều, nhưng cũng “hiện đại hóa” khá nhiều cho nên cần phải tiếp tục tinh lọc, để có một lễ hội Chèo tàu gần nhất với nguyên bản.

“Chắc chắn là còn rất nhiều những mảnh vỡ khác chưa được chắp vào, đồng thời có nhiều mảnh vỡ ở nơi khác cũng được lắp ghép vào đây. Cho nên vấn đề là cần phải tinh lọc và phát triển thật cẩn thận, thật kỹ lưỡng để cuối cùng chúng ta có được một lễ hội gần như những giá trị cổ truyền của hát diễn xướng sử thi tàu – tượng ngày xưa” – GS Lê Văn Lan chia sẻ.

Được biết, hiện nay, địa phương đang phối hợp với các nhà nghiên cứu và các đơn vị chức năng xây dựng hồ sơ để đề nghị công nhận hát Chèo tàu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Có lẽ, điều cần lưu ý lúc này là tất cả phải có một sự chuẩn bị thật chu đáo, kỹ lưỡng. Bởi năm 2001, hát Chèo tàu từng được đề cử Di sản văn hóa phi vật thể thế giới nhưng không thành, mà nguyên do là hồ sơ chuẩn bị quá sơ sài.

Thế Vũ



Nguồn

Cùng chủ đề

Hồn chèo làng Khuốc – cái nôi của hát chèo Thái Bình

Làng Khuốc thuộc xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là cái nôi của hát chèo. Chiếng chèo Khuốc ra đời từ rất sớm và được khẳng định là một trong những nôi chèo của Thái Bình, chèo Khuốc từ sân khấu dân gian chuyển vào phục vụ trong cung đình của các vương triều phong kiến. Tại đây còn lưu giũ được khá nhiều tích chèo cổ do tổ tiên mình sáng tác hoặc cải biên,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngắm thu Hà Nội qua ống kính của chàng trai đam mê nhiếp ảnh

(CLO) Bộ ảnh "Thu Hà Nội" của chàng trai 9X Phạm Tú (sinh năm 1994, Thái Bình) ngay sau khi đăng tải nhận được cơn mưa lời khen từ cộng đồng mạng như: "Hà Nội đẹp và tình quá", "Nhớ Hà Nội thật", "Hà Nội luôn trong tim tôi" … ...

30 nghìn người tham dự Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024

(CLO) Ban tổ chức cho biết, ước tính có khoảng 30 nghìn người dân và du khách tham dự Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 tại các địa điểm sau hai ngày đầu tiên. Tuy nhiên, số lượng này chỉ mới ước tính tại các điểm có cổng ra...

Tài năng trẻ – nguồn lực sáng tạo và phát triển văn hoá, nghệ thuật

(CLO) Ngày 12/11, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật (Bộ VHTT&DL) tổ chức Hội thảo với chủ đề: Tài năng trẻ - Nguồn lực sáng tạo và phát triển văn hoá, nghệ thuật”. ...

Trao giải cuộc thi tuyển ý tưởng Quy hoạch Công viên văn hoá

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, ngày 12/11/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch Công viên văn hóa đa chức năng tại Khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng. ...

Tiếp nhận tác phẩm hội hoạ của Vua Hàm Nghi

(CLO) Sáng 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội đã diễn ra sự kiện Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi: “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”. ...

Bài đọc nhiều

Bão số 7 Yinxing ảnh hưởng thế nào đến thời tiết Nam bộ?

TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực này chủ yếu do áp cao lạnh lục địa và rãnh áp thấp kết hợp nhiễu động gió đông. TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tuyệt chủng gần 90 năm bất ngờ được tìm thấy nhờ một chú chó

Xuất hiện lần cuối vào năm 1937, các nhà nghiên cứu cũng không thể ngờ lại có thể nhìn thấy loài động vật này xuất hiện giữa những cồn cát ở Nam Phi. ...

Gawon MEOVV từng là người mẫu, như bản sao Park Min Young

Theo truyền thông Hàn Quốc, nhóm MEOVV bao gồm 5 thành viên, chính thức ra mắt vào tháng 9 năm nay.The Black Label đã thông báo về việc tổ chức sự kiện trải nghiệm cửa hàng pop-up độc đáo dành cho những người hâm mộ của nhóm. Sự kiện sẽ diễn ra tại The Hyundai Seoul từ ngày 29.8 đến 4.9, mang đến cho du khách cơ hội mua một số sản phẩm của MEOVV và chụp ảnh...

Cùng chuyên mục

Làm sao có thể thoát ra khi lướt mạng trở thành ‘cuộc sống thứ hai’ của nhiều người?

Thói quen lướt mạng dần trở thành phản xạ tự nhiên, đến nỗi không có nó, tôi thấy mình như mất phương hướng giữa cuộc sống đời thực. Như phản ánh, trong phiên thảo luận tại Quốc hội, đại biểu Bùi Hoài Sơn -...

Thanh Thủy và hành trình từ Hoa hậu Việt Nam tới Hoa hậu Quốc tế

Tối 12/11, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã vượt qua 70 thí sinh để giành vương miện Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024, trở thành người đẹp Việt đầu tiên chiến thắng tại cuộc thi này. Đây là lần đầu tiên cô giành ngôi vị cao nhất tại cuộc thi hoa hậu tầm cỡ. Hai năm trước, cô nhận vương miện Hoa hậu Việt Nam 2022 - cuộc thi nhan sắc lớn nhất, uy tín nhất Việt...

Hấp dẫn giải bóng rổ sinh viên toàn quốc diễn ra tại Đà Nẵng

Giải bóng rổ sinh viên toàn quốc năm 2024 khu vực miền Trung đã chính thức khởi tranh tại Đà Nẵng, thu hút đông đảo sinh viên từ khắp nơi đến thi đấu và cổ vũ, tạo nên bầu không khí sôi động. Giải...

Đâm nát siêu xe giá gần 5 tỷ khi đang livestream, nam streamer bị cấm sóng trọn đời

Anh chàng streamer này có lẽ chẳng còn cơ hội để hối hận nữa. ...

Người đẹp Việt Nam đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024

Chung kết Miss International 2024 (Hoa hậu Quốc tế) vừa diễn ra tại Nhật Bản với màn tranh tài của hơn 70 thí sinh. Đại diện Việt Nam - Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy giành ngôi vị cao nhất. Các danh hiệu Á hậu 1, 2, 3, 4 lần lượt thuộc về Bolivia, Tây Ban Nha, Venezuela và Indonesia.  Trong vòng thi ứng xử, Thanh Thủy nhận được câu hỏi về ảnh hưởng của sự phát triển toàn cầu...

Mới nhất

Phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(MPI) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký ban hành Quyết định số 2500/QĐ-BKHĐT ngày 30/10/2024 phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh minh họa. ...

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024

(MPI) - Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 đã được diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tham dự và phát biểu tại phiên họp. ...

Lý do nên thêm nước cốt chanh và nghệ vào nước ép củ cải đường

Kết hợp nước ép củ cải đường với nghệ sống và nước cốt chanh giúp tăng cường sức khỏe tổng thể bằng cách...

Giá vàng lao dốc, sau một tuần đã lỗ hàng chục triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới giảm miệt mài, đến cuối ngày hôm nay, 12-11, giá vàng thế giới đã xuyên thủng ngưỡng 2.600 USD/ounce về mức 2.595,3 USD/ounce. ...

Huỳnh Thị Thanh Thủy Miss International 2024 là Hoa hậu Việt Nam duy nhất làm nên lịch sử

Sau khoảng thời gian 2 tuần "chinh chiến" tại Miss International 2024, Huỳnh Thị Thanh Thủy - đại diện Việt Nam đã xuất sắc đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc...

Mới nhất