Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChắp cánh cho học sinh "trường làng" vượt khó, thắp sáng ước...

Chắp cánh cho học sinh “trường làng” vượt khó, thắp sáng ước mơ


Là tỉnh còn gặp nhiều khó khăn nhưng các em học sinh vùng cao, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số tại Tuyên Quang mỗi ngày vẫn “chắt chiu” từng khung giờ học trực tuyến, tiếp thu những kiến thức mới và tiến bộ trong học tập.

Có cơ hội đến thăm và làm việc tại các trường ở huyện Na Hang, Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa…, tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi thực sự bất ngờ với tinh thần ham học của các em học sinh. Kết thúc giờ học chính vào lúc 16h nhưng hầu hết học sinh vẫn nán lại 30 phút để được thầy cô kèm cặp và hướng dẫn học trực tuyến.

“Các em học sinh ở lại học thêm đều là học sinh dân tộc thiểu số, hoặc gia đình thuộc diện khó khăn”, cô Mai Thị Hiền, giáo viên trường THCS Tứ Quận, huyện Yên Sơn, cho biết.

Niềm yêu thích học tập tháo gỡ mọi khó khăn

Với mong muốn được tiếp cận với những bài giảng sinh động, hấp dẫn và được ôn đi ôn lại nhiều lần để củng cố kiến thức, chính vì vậy các em học sinh không ngần ngại tranh thủ thời gian học tập. Em Lệnh Anh Thư, trường THCS Tứ Quận chia sẻ: “Học Toán trên Khan Academy giúp em tiếp thu kiến thức một cách cặn kẽ hơn. Những bài trên lớp em chưa thực sự hiểu rõ, em sẽ xem lại video bài giảng và làm bài tập nhiều lần. Năm học vừa qua nhờ phương pháp học tập như vậy, em đã đạt điểm tổng kết 9.8 môn Toán”.

Thư là một trong số ít học sinh có điện thoại để học tập tại nhà. Hầu hết các bạn cùng lớp sẽ học trên nền tảng vào tiết cuối của ngày thứ 7 hoặc ở lại trường để học thêm vào các ngày trong tuần. Phòng tin học không quá nhiều máy tính nên 2 – 3 bạn sẽ học cùng và thảo luận bài tập với nhau.

Chắp cánh cho học sinh "trường làng" vượt khó, thắp sáng ước mơ- Ảnh 1.

Mặc dù khó khăn về thiết bị nhưng các em học sinh vẫn chăm chỉ học tập.

Cũng như trường Tứ Quận, các thầy cô trường Tiểu học Nhữ Khê, huyện Yên Sơn cũng áp dụng phương pháp tương tự để tạo điều kiện cho học sinh học tập. 

“Trường Nhữ Khê có 70% học sinh là người dân tộc thiểu số, có phân hiệu là đồng bào di dân nên cũng có nhiều khó khăn. Nhà trường có 2 phòng máy tin học, vào ngày nghỉ, các thầy cô giáo tranh thủ đến trường và cho các bạn sử dụng phòng máy. 

Đối với các lớp, thầy cô kiểm tra tiến độ học tập, nhận thấy học sinh ôn tập kiến thức tại nhà ít hơn do bố mẹ đi làm ca, đêm mới về nên học sinh không có thiết bị học tập thì sẽ tranh thủ tiết học trống vào cuối chiều để cho các em mượn máy học tập. Ngoài ra, với những lớp có 4 tiết, nhà trường sẽ dành tiết 5 để cho các em vào phòng tin, học từ 20 đến 30 phút”, cô Đinh Thị Tuyết Loan, hiệu trưởng nhà trường cho biết.

Không chỉ nhận được sự giúp đỡ từ giáo viên, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn cũng nhận được sự hỗ trợ của các bạn cùng lớp. May mắn hơn các bạn là có máy tính để học tập, em Trần Triệu Doanh và Quan Triệu Vy (học sinh Tiểu học Nhữ Khê) cho biết: “Em thường gọi các bạn sang nhà để học cùng và thực hiện bài tập cô giáo giao. Khi học cùng nhau như vậy, chúng em được thảo luận và tìm ra cách giải các dạng bài khó”.

Nền tảng học tập trực tuyến miễn phí mang đến cơ hội bình đẳng giáo dục cho học sinh vùng cao

Ở nước ta, các em học sinh rất hiếu học. Cho dù ở thành thị, thôn quê hay những vùng sâu, vùng xa, miền núi…, các em vẫn mang trong mình khát khao học tập. Các gia đình cha mẹ Việt Nam dù trong hoàn cảnh nào luôn sẵn sàng vay mượn cho con được cơ hội học tập. Thêm vào đó, trong 10 năm trở lại đây, nền tảng kỹ thuật công nghệ số Việt Nam đang ngày càng tốt hơn và khá rẻ. Đó là động lực để ông Phạm Đức Trung Kiên (Nhà sáng lập nền tảng học tập trực tuyến miễn phí Khan Academy Vietnam) quyết tâm Việt hóa các nội dung trên nền tảng Khan Academy để giúp các em học sinh khắp mọi miền có cơ hội học tập các môn Toán, Lập trình… hoàn toàn miễn phí. 

Bên cạnh đó, các em cũng có thể học thêm tiếng Anh, luyện thi SAT với chi phí 0 đồng. Nhiều em học sinh ở vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện để học tập thì giờ đây các em được học Toán, được học SAT, lập trình trực tuyến cùng thầy cô, các bạn khắp mọi miền… 

“Chúng tôi luôn mong muốn thúc đẩy các em tự học mọi lúc, mọi nơi dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Bình đẳng giáo dục sẽ giúp các em có cơ hội vươn ra biển lớn”, ông Phạm Đức Trung Kiên bày tỏ.

Chắp cánh cho học sinh "trường làng" vượt khó, thắp sáng ước mơ- Ảnh 2.

Các thầy cô mỗi ngày đang “chắp cánh” cho ước mơ của các em học sinh.

Phó GĐ Sở GD & ĐT tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Hiền chia sẻ: “Trong năm học 2023 – 2024, toàn tỉnh quyết tâm ứng dụng công nghệ vào trong giáo dục nhằm nâng cao chuyển đổi số toàn ngành. Các trường sử dụng rất nhiều nền tảng, phần mềm miễn phí chuẩn quốc tế để giúp học sinh học tập dễ dàng như Quizz hay Khan Academy. Trong đó việc ứng dụng Khan Academy được giáo viên, học sinh và phụ huynh nhất trí cao. Bên cạnh học Toán, học sinh được tiếp cận với các môn bằng tiếng Anh hay các môn kỹ năng sống, từ đó nâng cao khả năng tự học. Đây là năng lực cốt lõi cần trang bị cho học sinh để có thể học tập suốt đời và thành công”.

Cùng quan điểm trên, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hường, trường Tiểu học Nhữ Khê cho rằng việc học trực tuyến hiện đang trở thành xu thế tất yếu. Khi mỗi em học sinh hằng ngày được thầy cô, gia đình tạo điều kiện tham gia học qua Internet chỉ khoảng 20 – 30 phút cũng sẽ nâng cao được khả năng về tư duy máy tính, học hỏi thêm được nhiều kiến thức mới lạ. Chính vì vậy, nhà trường, giáo viên vẫn sẽ cố gắng tạo điều kiện cho các em được học tập tốt nhất.

Em Anh Quân, học sinh trường THPT Đầm Hồng, huyện Chiêm Hóa, tâm sự: Từ khi tham gia học trực tuyến trên nền tảng miễn phí, em thấy chủ động học tập hơn. Mỗi ngày em dành 30 phút đến 1 tiếng để ôn lại kiến thức. Em thường tìm hiểu bài học nền tảng trước, khi đến lớp nghe cô giảng bài thì sẽ hiểu nhanh hơn. Đặc biệt, niềm vui lớn nhất của em đó là không những học thêm được phương pháp học Toán mới mẻ để áp dụng vào bài học trên lớp mà còn dùng kiến thức ấy để giảng bài cho em trai và hỗ trợ các bạn cùng lớp.

Tuy vẫn còn nhiều khó khăn về trang thiết bị học tập, các em học sinh sẽ vẫn còn học chung máy tính với bạn bè, thầy cô nhưng mỗi ngày trôi qua với mỗi bài học, các em lại có thêm những kiến thức mới của môn Toán, tiếng Anh, Khoa học tự nhiên cho đến các môn kỹ năng như Lập trình, An toàn Internet… để những ước mơ được thắp sáng từ mái “trường làng”. 



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/chap-canh-cho-hoc-sinh-truong-lang-vuot-kho-thap-sang-uoc-mo-20240809094624761.htm

Cùng chủ đề

ABBANK và quỹ BTTEVN chính thức chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em

ABBANK và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) vừa ký kết thỏa thuận tài trợ năm 2024 nhằm chung tay vì sự phát triển và bảo vệ trẻ em Việt Nam. ...

Câu chuyện về chuyển đổi số ở trường TH&THCS Phú Cường (Hòa Bình)

Là một ngôi trường tại huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình nhưng trường TH&THCS Phú Cường lại được trang bị một phòng học không gian số hiện đại với màn hình tương tác, máy tính bàn và 20 chiếc máy tính bảng. Những thiết bị này đã thổi một làn gió mới vào công tác giảng dạy và học tập tại trường. ...

Sắp ra mắt nền tảng học Anh ngữ trực tuyến FSEL

FSEL (Five-Star E-Learning) được nghiên cứu và phát triển bởi Công ty cổ phần Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Tập đoàn Atlantic, là nền tảng học tiếng Anh trực tuyến tương tác cùng AI, sẽ ra mắt vào ngày 3/11. “Trái ngọt” FSEL đã đến mùa gặt hái Năm 2020, với mong muốn gói toàn bộ trung tâm tiếng Anh 5 sao lên trên nền tảng online, Atlantic đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển FSEL, nền tảng...

Học sinh dân tộc thiểu số thay đổi tích cực từ hoạt động “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Được trang bị kiến thức, kỹ năng từ hoạt động câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi", các em sẽ là những hạt nhân tiên phong trong việc thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến...

Nữ sinh Thái Nguyên tổ chức lớp học tiếng Anh miễn phí cho trẻ em vùng cao

Chứng kiến nhiều bạn nhỏ ở những khu vực miền núi phải gác lại việc học để đi làm, hỗ trợ kinh tế gia đình và không có nhiều cơ hội để theo đuổi kiến thức bao la...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngày hội OCOP và nông sản an toàn cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hội LHPN huyện Yên Lập, Phú Thọ, vừa phối hợp tổ chức “Ngày hội giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản an toàn cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

ABBANK và quỹ BTTEVN chính thức chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em

ABBANK và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) vừa ký kết thỏa thuận tài trợ năm 2024 nhằm chung tay vì sự phát triển và bảo vệ trẻ em Việt Nam. ...

Vietcombank được vinh danh Thương hiệu quốc gia lần thứ 9

Vietcombank là ngân hàng duy nhất đạt Thương hiệu quốc gia qua tất cả các kỳ bình chọn từ năm 2003 đến nay. ...

Kiểm tra, giám sát hoạt động nhận ủy thác cho vay và hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ tại...

Đoàn công tác Hội LHPN Việt Nam do Phó Chủ tịch Trần Lan Phương làm trưởng đoàn vừa có chương trình làm việc với Hội LHPN tỉnh Khánh Hòa về việc kiểm tra, giám sát hoạt động nhận...

Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm” tại MMA Awards 2024

Tại giải thưởng MMA Smarties Việt Nam 2024, Nestlé Việt Nam nhận 12 giải thưởng xuất sắc ở các hạng mục chiến lược tiếp thị di động và truyền thông. Tại sự kiện lần này, Nestlé Việt Nam...

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Thúc đẩy giao lưu, hợp tác giáo dục Việt Nam

Vừa qua, Đại học Phenikaa phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ giáo dục quốc tế khảo thí Hán Ngữ (CTI) và Công ty TNHH Giáo dục quốc tế CTI Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác giáo dục Việt Nam-Trung Quốc năm 2024” (Vietnam – China Education Conference 2024).

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Điểm mới cần lưu ý trong bài thi V-SAT để không mất điểm

Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân...

Cùng chuyên mục

Có hay không Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm?

Trưa 8.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phản hồi chính thức với phóng viên Báo Thanh Niên trước thông tin tin nhắn đang lan truyền trên mạng xã hội về việc sở này yêu cầu các trường "bắt và lập kiểm điểm các hành...

Nhà trường bị “tố” dạy thêm trong giờ… chính khóa!

(NLĐO) - Một trường THPT ở Đắk Lắk bị phản ánh xếp lịch học thêm trùng học chính khóa nên học sinh bỏ học môn thể dục, giáo dục quốc phòng đi học thêm. ...

‘Bà giáo’ khó đứng lớp mầm non

TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55. TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm...

‘Son sắt’ hay ‘son sắc’, từ nào chuẩn Tiếng Việt?

Ngôn ngữ Tiếng Việt đa dạng và phong phú, khiến nhiều người bối rối giữa những cụm từ có ý nghĩa tương đồng hoặc phát âm giống nhau. Son sắt - son sắc là một trong những cặp từ thường gây nhầm lẫn.Trong Tiếng Việt, từ này được dùng để chỉ sự thủy chung, một lòng một dạ không thay đổi giữa người với người. Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại câu trả lời...

Thêm trường đại học không xét tuyển học bạ năm 2025

Nhà trường không dùng điểm học bạ để xét tuyển mà chỉ làm điều kiện sơ tuyển từ năm 2025. Năm 2025, Trường Đại học Nha Trang sẽ xét tuyển theo phương thức kết hợp kết quả học tập THPT và kết quả đánh giá năng lực học tập đại học. Trường tổ chức sơ tuyển (điều kiện cần) thông qua kết quả học bạ theo các môn do trường quy định, sau đó xét tuyển (điều kiện đủ) bằng...

Mới nhất

Cơ hội phát triển đô thị vệ tinh

Sau khi TP.HCM công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí TOD (bố trí nhiều nhà ở gắn với các dịch vụ và tiện ích ở gần điểm giao thông công cộng) dọc tuyến metro, các chuyên gia và địa phương cho rằng đây là cơ...

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế...

Giá vàng bật tăng sau 1 ngày lao dốc, người dân lại ồ ạt đi mua vào

Giá vàng tăng trở lại, tại TPHCM sáng nay không còn hiện tượng người dân đổ xô đi bán như chiều hôm qua. Nhìn chung, lực bán vẫn nhiều hơn mua. Sáng nay, giá vàng miếng SJC được Công ty SJC niêm yết mua vào 82 triệu đồng/lượng, bán ra 86,5 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu so với cuối ngày...

Có hay không Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm?

Trưa 8.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phản hồi chính thức với phóng viên Báo Thanh Niên trước thông tin tin nhắn đang lan...

Chuyển đổi số phải là ưu tiên trong chiến lược mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 100-KL/TW về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực này. Chuyển đổi số để phát huy giá trị và nguồn lực Mới đây, Trung tâm Bảo tồn...

Mới nhất