Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChàng trai Việt tốt nghiệp 2 bằng thạc sĩ, mục tiêu vào...

Chàng trai Việt tốt nghiệp 2 bằng thạc sĩ, mục tiêu vào NASA làm việc


Năm 2015, khi đang là sinh viên Học viện An ninh Nhân dân, Hoàng Anh nộp đơn xin thôi học, khiến nhiều người bất ngờ bởi ngôi trường này là mơ ước của nhiều bạn trẻ.

Quyết định táo bạo để “vươn ra thế giới

“Từ nhỏ em đã có mơ ước thành nhà khoa học sau đi đọc được câu chuyện về Edison – nhà bác học nổi tiếng người Mỹ. Đến khi học cấp ba, gia đình động viên thi công an. Lúc này em cũng chưa nghĩ nhiều về công việc bản thân muốn làm sau này. Đồng thời, em rất ngưỡng mộ các chú công an nên nghe theo lời bố mẹ”, Hoàng Anh nói.

Suốt thời gian học tại Học viện An ninh Nhân dân, niềm yêu thích khám phá thế giới vẫn luôn nhen nhóm. Hoàng Anh dần nhận ra, khoa học mới là đam mê lớn nhất. Vì thế, chàng trai này quyết tâm thi lại đại học và trở thành tân sinh viên K61, chuyên ngành Vật lý tin học khoa Vật lý kỹ thuật của Đại học Bách khoa Hà Nội chỉ một năm sau đó.

Nguyễn Hoàng Anh sinh năm 1997, là cựu học sinh chuyên Lam Sơn - Thanh Hoá. (Ảnh: NVCC)

Nguyễn Hoàng Anh sinh năm 1997, là cựu học sinh chuyên Lam Sơn – Thanh Hoá. (Ảnh: NVCC)

Hoàng Anh nói rằng cậu đến Bách khoa như “cá gặp nước”, nhanh chóng trở thành một trong những sinh viên xuất sắc và đạt học bổng của Viện Vật lý kỹ thuật 4 năm liên tiếp. Nam sinh cũng đạt giải nhì Olympic vật lý sinh viên toàn quốc cùng nhiều học bổng khác. 

Bên cạnh đó, Hoàng Anh còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, được công bố một số bài báo trong nước và quốc tế. Nỗ lực 4 năm học, cậu trở thành sinh viên tốt nghiệp sớm duy nhất trong lớp Kỹ sư Tài năng năm ấy.

Tốt nghiệp đại học, Hoàng Anh trở thành nhân viên phòng R&D xử lý tín hiệu địa chấn, Viện Dầu khí Việt Nam. Có công việc ổn định, nhưng cậu vẫn tiếp tục hành trình học tập. Nhờ thành tích xuất sắc, Hoàng Anh nhận được học bổng học thạc sĩ toàn phần tại Viện Vật lý kỹ thuật.

Khi cơ hội đến, chàng trai gốc Thanh Hoá xin nghỉ việc ở Viện dầu khí Việt Nam để tiếp học trao đổi thạc sĩ tại Đại học Politecnico di Torino – ngôi trường có lịch sử giảng dạy về kỹ thuật lâu đời nhất nước Ý. Tại đây, Hoàng Anh theo học chuyên ngành “Physics of complex system” (Vật lý của hệ thống phức tạp). Trong thời gian đó, cậu vẫn theo học từ xa chương trình thạc sĩ tại Viện Vật lý kỹ thuật ở Việt Nam.

Học song song 2 bằng thạc sĩ, Hoàng Anh phải vượt qua nhiều khó khăn. “Khoảng thời gian khiến em áp lực nhất là khi gấp rút bay về Việt Nam để bảo vệ luận văn, thời gian chỉ vỏn vẹn hai tuần, sau đó em lại phải bay qua Ý ngay để hoàn thành chương trình học cho kịp thời gian tốt nghiệp”, nam sinh nói.

Dù gặp nhiều thách thức nhưng Hoàng Anh không bao giờ nghĩ đến hai chữ từ bỏ. “Mỗi khi nghĩ bản thân có thể đóng góp những giá trị tốt đẹp cho cuộc đời lại giúp em có thêm nhiều động lực phấn đấu”, Hoàng Anh nói.

Trong những năm học tập ở nước ngoài, chàng thạc sĩ trẻ đặt chân đến gần 20 quốc gia lớn nhỏ. Với phương châm “làm hết sức, chơi hết mình”, cậu luôn biết cách sắp xếp các công việc khoa học để “tranh thủ” có những chuyến phiêu lưu giữa lịch trình học tập, nghiên cứu dày đặc.

Khi hoàn thành 2 chương trình thạc sĩ, Hoàng Anh tiếp tục quay xe rẽ hướng chinh phục ngành Khoa học trái đất tại Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế (ICTP), Ý.

Hoàng Anh chụp ảnh cùng các thầy trong buổi lễ tốt nghiệp tại ICTP. (Ảnh: NVCC)

Hoàng Anh chụp ảnh cùng các thầy trong buổi lễ tốt nghiệp tại ICTP. (Ảnh: NVCC)

Kết thúc 1 năm tại ICTP, Hoàng Anh được nhiều giáo sư giữ lại Ý để tiếp tục học lên tiến sĩ. Cậu cũng đỗ nhiều trường đại học ở Mỹ và châu Âu như University of South Florida, Folorida; University of Neveda at Lasvegas, Neveda.

Hoàng Anh chọn Colorado School of Mines (ngôi trường được đánh giá cao tại Mỹ) là điểm đến tiếp theo. Tại “xứ cờ hoa”, cậu chọn nghiên cứu sâu về Địa vật lý – một nhánh thuộc lĩnh vực khoa học trái đất dù trước đó theo học các ngành thiên về Vật lý.

Các kiến thức mới luôn thôi thúc em tìm tòi. Khoa học trái đất là ngành thú vị giúp em trả lời được nhiều câu hỏi mình thắc mắc từ bé… Nhiều kiến thức của khoa học trái đất cũng dựa trên vật lý, toán, và lập trình. Quá trình nghiên cứu sâu về vật lý trước đó giúp em rất nhiều khi chuyển sang lĩnh vực này” , Hoàng Anh nói.

Coi việc đạt được mục tiêu như “tán đổ crush”

Với Hoàng Anh, một trong những mục tiêu quan trọng là phải “săn” thành công học bổng. “Hãy coi việc săn học bổng như việc tán đổ crush, bản thân tốt thôi chưa đủ, phải chủ động, không được ngại”, Hoàng Anh nói và cho biết bản thân luôn đề cao sự chủ động, coi đây là yếu tố tiên quyết giúp chinh phục nhiều học bổng cùng lúc. 

Dù theo đuổi lĩnh vực khoa học trái đất nhưng Hoàng Anh vẫn duy trì hợp tác với các nhà khoa học ở nhiều trường đại học trong và ngoài nước để trao đổi về Vật lý như: Đại học Northwestern, Mỹ, Đại học Bologna University và Trung tâm Vật lý Lý thuyết quốc tế Italy, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Thái Nguyên.

Sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ, Hoàng Anh dự kiến sẽ về thăm gia đình rồi quay lại Mỹ để tiếp tục theo đuổi ước mơ. Cậu đặt mục tiêu sau khi tốt nghiệp sẽ ứng tuyển vào Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ – NASA để làm việc.

Nam sinh gốc Thanh Hoá cũng tiết lộ đang làm cộng sự nhiều dự án liên quan đến sao Hoả. NASA có lẽ cũng là mục tiêu Hoàng Anh coi như “crush”, phải “tán đổ” bằng được trong vài năm tới. Vì thế suốt hành trình theo đuổi đam mê, Hoàng Anh chưa bao giờ chùn bước vì với cậu, tất cả đều là sự tận hưởng.

Hoàng Anh cùng các cộng sự tại Mỹ. (Ảnh: NVCC)

Hoàng Anh cùng các cộng sự tại Mỹ. (Ảnh: NVCC)

Nhiều bạn bè của Hoàng Anh tại Mỹ nhận xét anh chàng đến từ Việt Nam này tuy theo đuổi các lĩnh vực phức tạp nhưng lại là người rất đơn giản, gần gũi. Dù học tập ở đâu, Hoàng Anh cũng nhận được nhiều sự cảm mến của bạn bè, thầy cô.

Hiểu Lam



Nguồn

Cùng chủ đề

Voyager 1 thức dậy sau khi im lặng cách xa 15 tỷ dặm

(CLO) Tàu vũ trụ 47 năm tuổi Voyager 1, đã kết nối lại được với NASA sau sự cố kỹ thuật gây ra tình trạng mất liên lạc. ...

Từ bên ngoài Hệ Mặt Trời, tàu Voyager 1 vẫn gửi dữ liệu về Trái đất

(Dân trí) - Sau 47 năm kể từ ngày phóng, tàu Voyager 1 vẫn tiếp tục mang về dữ liệu quan trọng từ bên ngoài Hệ Mặt Trời. Trong một thông báo mới đây của NASA, tàu thám hiểm Voyager 1 đã phải sử dụng tới máy phát vô tuyến dự phòng, vốn ngừng hoạt động kể từ năm 1981.Nguyên nhân là bởi tàu đã gặp phải những sự cố liên lạc thời gian gần đây và tự đặt mình...

Nhà du hành của NASA nhập viện sau 235 ngày sống trong vũ trụ

(Dân trí) - Ban đầu, NASA cho biết toàn bộ phi hành đoàn được đưa đến trung tâm y tế để kiểm tra bổ sung, nhưng không cho biết toàn bộ 4 người hay một vài người có vấn đề. Ngày 25/10, ngay sau khi tàu vũ trụ Dragon Endeavour hạ cánh, một nhà du hành của NASA đã được đưa đến bệnh viện do vấn đề sức khỏe. Trước đó, phi hành đoàn đã làm việc gần 8 tháng...

NASA làm gì để khắc phục sự cố rò rỉ trên ISS

TPO - Việc khắc phục sự cố rò rỉ của ISS vẫn đang được tiến hành, trong đó NASA và Nga hiện đã xác định được 50 "khu vực đáng lo ngại" và bốn vết nứt. TPO - Việc khắc phục sự cố rò rỉ của ISS vẫn đang được tiến hành, trong đó NASA và Nga hiện đã xác định được 50 "khu vực đáng lo ngại" và bốn vết nứt. ...

Phi hành gia NASA nhập viện sau khi trở về từ trạm vũ trụ

(CLO) Một phi hành gia của NASA đã được đưa đến bệnh viện sau khi trở về Trái đất từ sứ mệnh kéo dài gần 8 tháng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), theo thông báo của NASA. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT bác tin tổ chức bài thi V-SAT 2025 để tuyển sinh đại học

Trong công văn, Bộ GD&ĐT nêu rõ, những ngày qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nội dung "Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa bài thi V-SAT để tuyển sinh đại học".Bộ GD&ĐT khẳng định, không có chủ trương giao Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng) xây dựng bài thi V-SAT, để các cơ sở giáo dục đại học sử dụng...

Uống nước tía tô mỗi ngày có tốt?

Uống nước tía tô mỗi ngày có tốt cho sức khoẻ?Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời Lương y Trần Đăng Tài - Phó Chủ tịch Hội Đông y Thị xã Thái Hoà - Nghệ An cho biết, trong lá tía tô có một số hoạt chất gây bệnh cao huyết áp, tổn hại đến hệ tim mạch. Ngoài ra, uống nhiều nước tía tô cũng có thể khiến cho cơ thể bị rối loạn tiêu hóa...

Cách nào để phân loại nhà theo cấp?

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật nhà ở 2014 quy định Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.Nhà ở được phân thành 6 loại như sau:- Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, gồm: Nhà biệt thự; Nhà...

Xem trọn vẹn các phần thi của Kỳ Duyên tại bán kết Miss Universe 2024

Nguyễn Cao Kỳ Duyên và gần 130 thí sinh vừa hoàn thành các phần thi trong bán kết Miss Universe 2024 diễn ra tại Mexico.Trong phần thi dạ hội, Kỳ Duyên xuất hiện theo nhóm cùng 5 thí sinh khác. Cô diện thiết kế được lấy cảm hứng từ cung Bọ Cạp. Chiếc đầm của NTK Đỗ Long kết hợp hai gam màu vàng và trắng bạc được đính kết bởi hàng nghìn viên đá, kim sa giúp người...

Bắt nhóm người ngoại tỉnh đến TP Huế ‘lừa vàng’

Ngày 15/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Huế cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Nhật Trường (SN 1984, trú huyện Tân Thanh, tỉnh Long An); Lê Vĩnh Phúc (SN 1979, trú tại huyện An Phú, tỉnh An Giang) và Đinh Thùy Sang (SN 1981, trú quận Thủ Đức, TP. HCM do thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với chiêu trò,...

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT bác tin tổ chức bài thi V-SAT 2025 để tuyển sinh đại học

Trong công văn, Bộ GD&ĐT nêu rõ, những ngày qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nội dung "Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa bài thi V-SAT để tuyển sinh đại học".Bộ GD&ĐT khẳng định, không có chủ trương giao Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng) xây dựng bài thi V-SAT, để các cơ sở giáo dục đại học sử dụng...

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân thành ĐH Kinh tế Quốc dân

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển thành ĐH Kinh tế Quốc dân hôm nay, 15/11. Với việc chuyển Trường ĐH Kinh tế Quốc dân thành ĐH Kinh tế Quốc dân, đây sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ GD-ĐT, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. Chính phủ yêu cầu ĐH Kinh tế Quốc dân...

Đánh giá chất lượng 3 chương trình đào tạo tại Trường ĐH Cửu Long

(NLĐO) - Theo kế hoạch, đợt khảo sát chính thức tại Trường ĐH Cửu Long sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 18-11 ...

V-SAT không phải là bài thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định không có chủ trương giao Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục xây dựng bài thi V-SAT để các trường sử dụng chung trong công tác tuyển sinh đại học. ...

Tâm thế người thầy trong kỷ nguyên số

Việc chuyển mình của giáo viên trong kỷ nguyên số đã và đang tạo ra những thay đổi căn bản trong phương thức dạy và học, cũng như những thách thức và cơ hội mới cho nghề giáo.

Mới nhất

Uống nước tía tô mỗi ngày có tốt?

Uống nước tía tô mỗi ngày có tốt cho sức khoẻ?Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời Lương y Trần Đăng Tài - Phó Chủ tịch Hội Đông y Thị xã Thái Hoà - Nghệ An cho biết, trong lá tía tô có một số hoạt chất gây bệnh cao huyết áp, tổn hại đến hệ tim...

Thanh Hóa: Tài xế xe bán tải vi phạm nồng độ cồn, tông 9 ô tô đỗ ven đường

Do đã uống rượu, khi bị CSGT ra hiệu lệnh kiểm tra, Vũ Huy Hoàng (SN 1989, ở Thanh Hóa) đã lùi ô tô bán tải bỏ chạy, đâm vào 2 xe máy và làm hư hỏng 9 ô tô khác đang đỗ ven đường. XEM CLIP: Sự việc xảy ra vào rạng sáng ngày 13/11. Vào thời điểm trên, Vũ...

Đánh giá chất lượng 3 chương trình đào tạo tại Trường ĐH Cửu Long

(NLĐO) - Theo kế hoạch, đợt khảo sát chính thức tại Trường ĐH Cửu Long sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 18-11 ...

Cách nào để phân loại nhà theo cấp?

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật nhà ở 2014 quy định Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.Nhà ở được phân thành 6 loại như sau:- Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng...

Mới nhất