Trang chủNewsThời sựChặng đường dài và khó khăn

Chặng đường dài và khó khăn


Áp lực buộc châu Âu phải thay đổi

Thực ra, trong nhiều năm qua, chính quyền Mỹ đã thúc ép các đồng minh NATO ở châu Âu tăng cường chi tiêu quốc phòng. Bộ trưởng Quốc phòng của cựu Tổng thống Barack Obama, Robert Gates, từng cảnh báo trong một phát biểu năm 2011 tại Brussels về “khả năng thực sự về một tương lai mờ mịt, nếu không muốn nói là ảm đạm đối với liên minh xuyên Đại Tây Dương”.

Cựu tổng thống Donald Trump sau đó đã gia tăng áp lực của Mỹ, nói tại một cuộc họp của NATO vào năm 2018 rằng nếu châu Âu không tăng chi tiêu, thì “tôi sẽ làm việc của riêng mình”- điều được hiểu rộng rãi là kéo Mỹ khỏi NATO. Một số cựu cố vấn của ông Trump cho biết ông đã thảo luận về động thái như vậy với họ.

chau au tang cuong chi tieu quoc phong chang duong dai va kho khan hinh 1

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius động thổ một nhà máy sản xuất vũ khí ở Đức – Ảnh: AFP

Trong các bài phát biểu tranh cử gần đây, ông Trump đã đề cập lại việc tăng chi tiêu của châu Âu và cho biết nếu tái đắc cử, ông sẽ không bảo vệ các đồng minh không đáp ứng lời hứa về ngân sách quốc phòng của NATO.

Những phát biểu của ông Trump đang định hình lại cuộc tranh luận như chỉ ra sự bất đồng trong lập trường tại Mỹ về các liên minh an ninh quốc tế. Sự bất đồng này thể hiện rõ qua qua việc Đảng Cộng hòa tại Hạ viện mới đây đã ngăn cản viện trợ quân sự cho Ukraine, Israel và một số đồng minh.

Và các thành viên NATO châu Âu, vốn lo sợ về một cuộc chiến tại lục địa nay lại thêm bất an sau những lời đe dọa của ông Trump, đã quyết định phải thay đổi. Năm nay, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, các thành viên NATO ở châu Âu sẽ cùng nhau chi 2% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng.

Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết tổng mức chi tiêu sẽ đạt 380 tỷ USD nhưng có thể khác nhau ở mỗi nước, với một số quốc gia trên hoặc dưới ngưỡng mà họ đã đồng ý vào năm 2014.

Khẩn trương hơn bao giờ hết

Đi kèm với quyết sách là hành động. Các nhà sản xuất vũ khí đang làm việc suốt ngày đêm và các nhà máy mới mọc lên để đáp ứng nhu cầu. Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen hôm thứ Hai cũng vừa động thổ một nhà máy sản xuất đạn dược mới, một trong nhiều cơ sở mới xây dựng hoặc mở rộng trên khắp lục địa.

chau au tang cuong chi tieu quoc phong chang duong dai va kho khan hinh 2

Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ đang có nhu cầu mạnh mẽ từ các chính phủ châu Âu – Ảnh: AP

Cơ quan mua sắm của NATO vào tháng trước đã đồng ý hỗ trợ Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan và Romania trong thỏa thuận mua tới 1.000 tên lửa Patriot, trị giá khoảng 5,6 tỷ USD, được sản xuất tại một nhà máy mới ở châu Âu do nhà thầu vũ khí Mỹ RTX và hãng sản xuất tên lửa MBDA của châu Âu xây dựng.

Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) về thị trường nội địa Thierry Breton đã tham dự cuộc họp thường kỳ của các đại sứ NATO vào thứ Ba để thảo luận về việc phối hợp sản xuất và mua sắm quốc phòng giữa hai tổ chức quốc tế có hơn 20 thành viên chung.

Hôm thứ Hai, Thủ tướng Đức Olaf Scholz gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk để thúc đẩy các kế hoạch sản xuất quốc phòng của châu Âu, có khả năng bao gồm cả việc EU phát hành trái phiếu để tài trợ cho việc mở rộng, như khối đã làm để tài trợ cho sự phục hồi kinh tế của mình sau Covid-19.

Cựu trợ lý tổng thư ký NATO về đầu tư quốc phòng, Camille Grand cho biết: “Việc tăng cường nguồn cung cấp vũ khí của châu Âu là một câu chuyện chưa từng được kể”.

Có thể vẫn quá ít và quá muộn

Dù vậy, những hoạt động này có thể không đủ để làm lung lay những người chỉ trích rằng nó quá ít, quá muộn và xảy ra sau nhiều thập kỷ đầu tư thấp khiến quân đội châu Âu suy yếu.

Và mục tiêu chi tiêu của châu Âu có thể còn gây tranh cãi hơn: Gần 2/3 số tiền mà các chính phủ châu Âu cam kết mua thiết bị quân trong 2 năm qua là nhắm vào các nhà thầu Mỹ, theo tổ chức tư vấn Pháp IRIS. Máy bay chiến đấu phản lực F-35 của Mỹ, bệ phóng tên lửa HIMARS và hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot đang có nhu cầu mạnh mẽ từ các chính phủ châu Âu.

chau au tang cuong chi tieu quoc phong chang duong dai va kho khan hinh 3

Trực thăng quân sự NH90 do châu Âu sản xuất có nhiều biến thể khác nhau hơn so với chính số lượng quốc gia khách hàng của nó – Ảnh: GI

Các cơ quan lập kế hoạch EU từ lâu đã cố gắng giảm bớt chủ nghĩa dân tộc và sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất vũ khí của khối nhưng không thành công, hiện gây ra sự trùng lặp, lãng phí và thiếu hụt sản lượng của một số thiết bị quan trọng.

Chẳng hạn, trực thăng quân sự NH90 do châu Âu sản xuất, từng được quảng cáo là một dự án xuyên lục địa kiểu mẫu, cuối cùng lại có nhiều biến thể khác nhau hơn so với chính số lượng quốc gia khách hàng của nó. Và việc này làm suy yếu tính đồng nhất của sản phẩm.

Trong khi đó, theo Đô đốc Rob Bauer, quan chức quân sự cấp cao của NATO, các thành viên khối này, trong đó có 28 nước ở châu Âu, sản xuất 14 phiên bản khác nhau của đạn pháo 155 mm theo tiêu chuẩn NATO.

Cơ quan Quốc phòng châu Âu của EU cho biết, hoạt động mua sắm chung thiết bị giữa các thành viên vào năm 2021 – năm gần đây nhất có dữ liệu – chỉ chiếm khoảng 20% tổng số hoạt động mua sắm quân sự. Cơ quan này cho biết những khoản đầu tư này chưa đến 1/4 tổng chi tiêu quốc phòng trong năm đó.

Việc mua chung thiết bị quân sự của các thành viên EU chiếm khoảng 5% tổng chi tiêu quân sự của họ. Cơ quan Quốc phòng châu Âu cho biết trong báo cáo thường niên năm ngoái rằng các thành viên của họ đặc biệt thích mua khí tài có sẵn hơn là phát triển các hệ thống mới, và hầu hết các giao dịch mua đều từ bên ngoài EU.

Theo IRIS, cơ quan nghiên cứu của Pháp, các hoạt động mua sắm quốc phòng từ bên ngoài EU chiếm 78% số tiền mà các thành viên cam kết trong hai năm qua, trong đó Mỹ chiếm 63%. Và mua sắm bên ngoài EU sẽ dẫn tới một hệ quả: làm suy yếu khả năng xây dựng ngành công nghiệp vũ khí của khối này.

Đấy là chưa kể, việc duy trì mức tăng chi tiêu quân sự của châu Âu có thể phải trả giá bằng việc chi tiêu cho phúc lợi, chăm sóc sức khỏe và lương hưu. Việc này khó có thể kéo dài trong nhiều năm, trong khi nhu cầu xây dựng lại quân đội lại đang bức thiết và sẽ cực kỳ tốn kém.

Rõ ràng, châu Âu còn một chặng đường dài phía trước và phải đưa ra những lựa chọn khó khăn nếu muốn giảm sự phụ thuộc vào hỗ trợ quân sự của Mỹ cũng như thích ứng với những diễn biến mới về địa chính trị.

Nguyễn Khánh 



Nguồn

Cùng chủ đề

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ông Scholz kiên quyết từ chối yêu cầu này của Ukraine

Cuối tuần qua, Thủ tướng Olaf Scholz một lần nữa loại trừ khả năng cung cấp tên lửa chính xác tầm xa do Đức sản xuất cho Ukraine bất kể các đồng minh NATO đưa ra quyết định như thế nào.Bình luận trên được người đứng...

Quân đội NATO có mặt ở Ukraine; xung đột sẽ kết thúc theo điều kiện của Nga

Một số diễn biến liên quan đến chiến sự Nga-Ukraine: Quân đội NATO có mặt ở Ukraine Chuyên gia quân sự Nga Anatoly Matviychuk cho biết, các công ty quân sự tư nhân phương Tây (PMC) hiện diện ở Ukraine có thể là lực lượng ngụy trang của lực lượng chính quy của từng quốc gia NATO. “Ngày càng có nhiều thông tin cho rằng...

Mỹ, NATO và EU cử đại diện tham dự Diễn đàn Hương Sơn tại Trung Quốc

Ngày 12/9, Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 11 đã chính thức khai mạc tại Bắc Kinh (Trung Quốc) với sự tham dự của hơn 500 đại biểu từ hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế cùng hơn 200 chuyên gia, học giả.

Lần đầu tiên sau hơn 3 thập kỷ, Đức chi 2% GDP cho quốc phòng theo yêu cầu của NATO

Ngày 11/9, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết nước này dự định chi hơn 75 tỷ Euro (82,5 tỷ USD) cho quốc phòng vào năm 2025.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xử phạt 7,5 triệu đồng một cá nhân vì đăng tin “Thái Nguyên đã có máy bay cứu trợ”

Trước đó, tài khoản Facebook “Phan Giáp” có đăng tải nội dung “Thái Nguyên đã có máy bay cứu trợ”, kèm theo video hình ảnh máy bay bay trên bầu trời và để chế độ công khai. Hành vi chia sẻ nội dung...

Để hệ thống báo Đảng phát huy hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chủ trì hội thảo có đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; đồng chí GS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia...

Triển lãm sơn mài truyền thống Việt Nam tại Pháp

Ngày 16/9, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm thông tin về sự kiện quảng bá, tuyên truyền thương hiệu sơn mài Việt Nam và triển lãm tranh, sản phẩm sơn mài tại Pháp. Theo đó, triển lãm khai mạc tối 14/9, trưng bày 40 tác phẩm của...

VN-Index chỉnh sâu dưới 1.240 điểm, khối ngoại tăng mua

Đóng cửa thị trường, VN-Index dừng ở mức 1.239,26 điểm, giảm 12,45 điểm (-0,99%); VN30-Index giảm 12,93 điểm (-1%), về mức 1.281,37 điểm. Áp lực bán càng về cuối phiên càng mạnh hơn khiến chỉ số đại diện sàn giảm sâu hơn trong phiên chiều.   Trước đó, trong...

Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas khai trương văn phòng mới tại Hồ Chí Minh

Tham dự sự kiện khai trương văn phòng mới của MB Ageas Life tại Hồ Chí Minh có sự góp mặt của Tổng giám đốc cùng các lãnh đạo MB Ageas Life, lãnh đạo cấp cao Ngân hàng MB Bank, Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, cùng đội...

Bài đọc nhiều

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông – triển lãm về quyền con người tại...

Cần đưa quan điểm mới của Tổng Bí thư về chuyển đổi số vào văn kiện Đại hội 14

Cần quán triệt sâu sắc những quan điểm mới đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm về chuyển đổi số trong văn kiện Đại hội 14 tới đây để chuyển đổi số thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết quan...

Bão Bebinca không ảnh hưởng đến Việt Nam

Dự báo cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ đổ bộ vào khu vực phía Đông Trung Quốc, không ảnh hưởng đến Việt Nam. Dự báo đường đi của bão Bebinca của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết như vậy về diễn biến cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Dự báo của các cơ quan khí tượng...

Ấn Độ gửi tặng Việt Nam lô hàng trị giá 1 triệu USD nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ

VOV.VN - Đêm ngày 15/9, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Chính phủ Ấn Độ đã chuyển giao một lô hàng cứu trợ nhân đạo trị giá 1 triệu USD (gần 26 tỷ đồng) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Sadbhav (tạm dịch: Thiện chí), nhằm hỗ trợ các cộng đồng ở một số tỉnh thành miền bắc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.   Lô hàng...

3 lô hàng cứu trợ thiên tai của ASEAN đã về đến Việt Nam

VOV.VN - 3 lô hàng cứu trợ của Trung tâm Điều phối ASEAN về Hỗ trợ Nhân đạo trong thiên tai nhằm giúp Việt nam khắc phục hậu quả thiên tai đã về đến Hà Nội vào ngày 16/9.   Những lô hàng cứu trợ này gồm 2.000 bộ dụng cụ gia đình, 1.000 bộ dụng cụ sửa chữa nơi sơ tán, 1.000 bộ đồ dùng bếp và 3.000 bộ dụng cụ vệ sinh cá nhân với tổng trị giá khoảng...

Cùng chuyên mục

Thông tin mới nhất về nghi phạm trong vụ ám sát ông Trump

Tờ New York Times đưa tin, Ryan Wesley Routh, người mà bị bắt giữ trong vụ âm mưu ám sát ông Trump, từng lên tiếng về việc hối lộ các quan chức, làm giả hộ chiếu và sử dụng máy bay quân sự Mỹ để đưa quân đội Afghanistan đến Ukraine phục vụ trong lực lượng vũ trang nước này. Video cảnh sát Mỹ truy đuổi bắt...

Bộ Nội vụ có nhiều sáng tạo, đổi mới, không đùn đẩy, né tránh

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Bộ...

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Với hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Nhưng dòng chảy khí đốt của Nga khó có thể chảy qua “lục địa già” trong mùa Đông năm nay nếu thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa Moscow và Kiev không được gia hạn vào tháng 12 tới. ...

Sập giàn giáo tại dự án cầu chui cao tốc Tuyên Quang

Theo thông tin ban đầu, khi đang đổ bê tông mặt cầu chui, giàn giáo đỡ sắt thép bất ngờ bị sập khiến một công nhân bị thương nặng. Nạn nhân là anh T.V.T (SN 1988, trú huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La). Ngay sau khi tai nạn xảy ra, anh T được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng không qua khỏi. Được biết, công trình này do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường...

Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024: Âm vang miền duyên hải

Tối 16-9, tại Công viên thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ, TPHCM) diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024, chủ đề “Nghinh Ông Cần Giờ - Âm vang miền duyên hải” và Lễ mừng công Ngư dân Cần Giờ. Chương trình do Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TPHCM tổ chức, Sở VH-TT TPHCM và UBND huyện Cần Giờ phối hợp thực hiện. Đến...

Mới nhất

iOS 18 chính thức được phát hành cho iPhone

Dù Apple Intelligence vẫn chưa xuất hiện cùng iOS 18, hệ điều hành vẫn chứa nhiều tính năng thú vị. Bản cập nhật iOS 18 được Apple phát hành lúc 0h ngày 17/9 (giờ Việt Nam), tương thích với iPhone SE 2, iPhone SE 3 và iPhone XR trở lên. Bốn mẫu iPhone 16 – iPhone 16, 16...

Hơn 300 doanh nghiệp tham gia giao thương, hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực thể thao

Cầu nối thương mại cho doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thể thao Vietnam Sport Show: Kết nối kinh doanh cho doanh nghiệp thể thao Triển lãm Quốc tế Thể thao và Giải trí ngoài trời Việt Nam (Vietnam Sport Show 2024) quy...

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Với hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Nhưng dòng chảy khí đốt của Nga khó có thể chảy qua “lục địa già” trong mùa Đông năm nay nếu thỏa...

Giá tiêu liên tục tăng cao do nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao

Dự báo giá tiêu ngày 17/9/2024 tiếp vẫn ở mức cao. Thông tin giảm lãi suất đã đẩy đồng USD suy yếu thời gian quá, giúp cho các thị trường hàng hoá khởi sắc, trong đó có hồ tiêu. Trên bình diện toàn cầu, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế cũng ghi nhận tuần...

Mới nhất