Trang chủNewsThời sựChặng đường 57 năm ASEAN tăng cường kết nối và tự cường

Chặng đường 57 năm ASEAN tăng cường kết nối và tự cường

Chặng đường 57 năm ASEAN tăng cường kết nối và tự cường

Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập, khởi đầu cho tiến trình liên kết sâu rộng vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Đông Nam Á.

Ở tuổi 57, ASEAN ngày càng khẳng định sức sống, thương hiệu, vai trò trung tâm của mình. Và trong chặng đường 57 năm phát triển của ASEAN, Việt Nam luôn khẳng định là một thành viên tích cực, trách nhiệm, giữ vai trò nòng cốt trong sự phát triển của ASEAN.

Seal_of_ASEAN.svg.png

Hình mẫu hợp tác khu vực

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967, hiện bao gồm 10 nước thành viên là: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia (Timor-Leste đang trong lộ trình để được kết nạp làm thành viên chính thức).

Sự ra đời của ASEAN cách đây 57 năm đã phản ánh nguyện vọng chung của nhiều quốc gia trong khu vực về hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển. Dù còn có sự khác biệt về tôn giáo, về trình độ phát triển, về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin… song các nước đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ và cùng nhau phát triển về mọi mặt.

Kể từ khi ra đời đến nay, ASEAN đã chứng minh được vai trò quan trọng trong việc đưa Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, thịnh vượng và ổn định; từ một khu vực kinh tế lạc hậu trở thành một đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập toàn cầu.

Từ dân số khoảng 260 triệu người khi mới thành lập, ASEAN hiện là ngôi nhà chung của hơn 650 triệu người dân và là một thị trường nhiều tiềm năng. Dự báo đến năm 2050, ASEAN sẽ là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới.

Thành công quan trọng nhất của ASEAN trong suốt 57 năm qua là đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á, các quốc gia thành viên xây dựng được mối quan hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp. Những khác biệt giữa các thành viên, những bất đồng hay tranh chấp nhất định đều được ngăn chặn và hóa giải trên cơ sở lợi ích chung.

ttxvn_asean (2).jpg
Các nhà lãnh đạo 10 quốc gia ASEAN ký Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về việc thành lập Cộng đồng ASEAN 2015, tầm nhìn 2015, ngày 22/11/2015, tại Thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Nền tảng cho những thành công trong gần 6 thập kỷ qua chính là những cơ chế hợp tác nội khối của ASEAN được triển khai thông qua các hiệp ước, diễn đàn, hội nghị, dự án, chương trình phát triển, việc xây dựng Khu vực tự do thương mại ASEAN và các hoạt động văn hóa-thể thao khu vực.

Có thể kể đến, đó là việc ASEAN thúc đẩy sự ra đời và dẫn dắt Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Mở rộng (ADMM+), đóng góp ngày càng quan trọng vào việc giải quyết những vấn đề chung của khu vực.

Tiêu biểu là việc ASEAN đã bày tỏ lập trường kiên định trong việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông và khu vực, như Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) đang được kỳ vọng sớm hoàn tất, cùng nhiều tiến triển quan trọng khác.

Thành công quan trọng nhất của ASEAN trong suốt 57 năm qua là đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á, các quốc gia thành viên xây dựng được mối quan hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp.

Đặc biệt, Cộng đồng ASEAN đã bước vào năm thứ 9 hình thành và phát triển, kể từ mốc 31/12/2015 và đang trên hành trình hiện thực hóa Tầm nhìn đến 2025 và xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025. Hiện ASEAN đang nỗ lực hoàn tất Kế hoạch tổng thể 2025 trên cả ba trụ cột (Chính trị-an ninh, Kinh tế, Văn hóa-Xã hội) của Cộng đồng ASEAN và xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 nhằm chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Theo đó, ASEAN tập trung nâng cao năng lực thể chế và thúc đẩy hợp tác theo các xu hướng lớn hiện nay, như phục hồi bao trùm, phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn…

Bên cạnh đó, ASEAN cũng đã tạo dựng được quan hệ hợp tác khá chặt chẽ với nhiều nước và tổ chức quan trọng trên thế giới, trong đó có tất cả các nước lớn.

Đến nay đã có 94 đối tác cử Đại sứ tại ASEAN, 54 Ủy ban ASEAN tại nước thứ 3 và các tổ chức quốc tế (ACTCs) được thành lập. ASEAN có 11 đối tác đối thoại (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga, Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu (EU) và Anh), 4 đối tác đối thoại theo lĩnh vực và 4 đối tác phát triển.

Nhìn chung, ASEAN đã thành công trong tạo ra môi trường để các nước thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, tăng cường hợp tác, ngăn ngừa sự cố, giải quyết khác biệt, tranh chấp, qua đó thúc đẩy hoà bình, ổn định và an ninh ở khu vực. Các diễn đàn/cơ chế do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt thu hút được sự tham gia của các đối tác vào hợp tác khu vực.

ttxvn 57_nam_ngay_thanh_lap_ASEAN-2024.jpg
Thủ tướng Australia Anthony Albanese cùng các Trưởng đoàn và Tổng thư ký ASEAN tham dự Phiên họp hẹp Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia (Melbourne, 6/3/2024). Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Hiện nay, ASEAN đang chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới, sau khi hoàn thành thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, trong bối cảnh thế giới và khu vực đang biến chuyển nhanh chóng.

Tình hình mới đặt ra nhiều câu hỏi lớn cho ASEAN hiện tại cũng như tương lai, đó là làm cách nào để ASEAN duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới; cách thức để cân bằng giữa quá trình đổi mới phát triển với duy trì các giá trị cốt lõi của ASEAN…

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo ASEAN nhận định, những thách thức cũng như cơ hội do môi trường địa chính trị mang lại có thể là cơ sở để ASEAN xây dựng Tầm nhìn sau năm 2025 thực sự phù hợp và đáp ứng được sự phát triển của Cộng đồng ASEAN.

Gần đây, tại hội nghị cấp cao ASEAN-42 tổ chức tại thị trấn Labuan Bajo, tỉnh Đông Nusa Tenggara của Indonesia (tháng 5/2023), các lãnh đạo thành viên ASEAN đã thông qua Lộ trình kết nạp Timor-Leste làm thành viên chính thức. Việc nâng tổng số thành viên lên 11 được cho là sẽ góp phần củng cố vai trò trung tâm của Hiệp hội, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.

ttxvn_thuong co asean.jpg
Lực lượng tiêu binh thực hiện nghi thức thượng cờ ASEAN. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Seal_of_ASEAN.svg.png

Việt Nam – những đóng góp và dấu ấn nổi bật trong ASEAN

Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 28/7/1995. Chặng đường gần 30 năm đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp chủ động, tích cực, trách nhiệm vì một ASEAN vững mạnh, đoàn kết, có vai trò, vị thế ở khu vực và trên thế giới.

Kể từ khi tham gia “ngôi nhà chung” đến nay, với tư cách là một thành viên, cũng như khi đảm nhận những trọng trách của Hiệp hội, Việt Nam luôn khẳng định được vai trò nòng cốt, dẫn dắt và ghi đậm dấu ấn đóng góp trong sự phát triển của ASEAN.

Trên tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam sát cánh cùng các nước thành viên đóng góp thiết thực vào nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, duy trì sự đoàn kết, thống nhất và phát huy vai trò trung tâm của Hiệp hội, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.

Chính sách, đường hướng tham gia hợp tác ASEAN đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ mới, một trọng tâm chiến lược của ngoại giao đa phương của Việt Nam.

Phát huy vai trò là hạt nhân thúc đẩy đoàn kết, thống nhất, ngay sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Myanmar (năm 1997) và Campuchia (năm 1999) vào Hiệp hội. Nỗ lực này đã góp phần hiện thực hóa ý tưởng về một ASEAN bao gồm toàn bộ 10 nước Đông Nam Á, tạo ra sự chuyển biến mới về chất đối với ASEAN và tình hình khu vực vào thời điểm đó.

ttxvn_vietnam asean (2).jpg
Nghi thức thượng cờ tại Lễ kết nạp Việt Nam là thành viên chính thức thứ bảy của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chiều 28/7/1995, tại Thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei). (Ảnh: Trần Sơn/TTXVN)

Những đóng góp nổi bật của Việt Nam có thể kể đến là 3 lần đảm trách vai trò Chủ tịch ASEAN (năm 1998, 2010 và 2020). Trong đó, tháng 12/1998, chỉ ba năm sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6, thông qua Chương trình Hành động Hà Nội, góp phần quan trọng tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác, định hướng cho sự phát triển và hợp tác của Hiệp hội nhằm thực hiện Tầm nhìn ASEAN năm 2020.

Trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2010, với mục tiêu đẩy mạnh hiện thực hoá Tầm nhìn của ASEAN thành hành động, nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam đã ghi dấu những quyết định quan trọng như thông qua Kế hoạch Tổng thể đầu tiên về Kết nối ASEAN (MPAC 2015); mở rộng cơ chế Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) để Nga và Mỹ tham gia cũng như hình thành khuôn khổ hợp tác quốc phòng giữa ASEAN với các Đối tác thông qua cơ chế ADMM+.

Năm Chủ tịch ASEAN 2020, trong bối cảnh chưa từng có tiền lệ, Việt Nam đã thúc đẩy Cộng đồng ASEAN gắn bó và ứng phó hữu hiệu, kịp thời trước các thách thức chưa từng có của đại dịch COVID-19, giữ vững đoàn kết, duy trì đà liên kết của ASEAN, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho người dân cũng như đẩy mạnh các nỗ lực phục hồi.

Các sáng kiến được Việt Nam đề xuất trong bối cảnh này, trong đó có hình thức họp trực tuyến, tiếp tục được các nước thành viên thúc đẩy, góp phần tăng cường khả năng thích ứng, tự cường của ASEAN, cũng như đẩy nhanh quá trình phục hồi hậu đại dịch của khu vực.

Bên cạnh việc hoàn thành tích cực vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Việt Nam còn tham gia đóng góp quan trọng vào các quyết sách nhằm định hướng phát triển của ASEAN như thúc đẩy hoàn tất ý tưởng ASEAN-10, thông qua Chương trình Hành động Hà Nội 1998, Tầm nhìn ASEAN 2020 (1997), Tuyên bố Hoà hợp ASEAN (2003) về xây dựng Cộng đồng ASEAN, Hiến chương ASEAN (2007), Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 (2015), và trong giai đoạn hiện nay là xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến 2045.

ttxvn_vietnam asean (3).jpg
ttxvn 57_nam_ngay_thanh_lap_ASEAN-2022-3.jpg
ttxvn_vietnam asean (5).jpg
ttxvn_vietnam asean (6).jpg
ttxvn 57_nam_ngay_thanh_lap_ASEAN-2017.jpg
ttxvn_vietnam asean (15).jpg
ttxvn_vietnam asean (10).jpg
ttxvn 57_nam_ngay_thanh_lap_ASEAN-2018-2.jpg
ttxvn_vietnam asean (13).jpg
Thủ tướng Phan Văn Khải và các Trưởng đoàn ký Tuyên bố Hà Nội, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI, diễn ra ở Thủ đô Hà Nội trong 2 ngày 15-16/12/1998. (Ảnh: Minh Điền/TTXVN)

Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển và thành công của ASEAN

Đặc biệt, trong bối cảnh ASEAN đang chuẩn bị bước sang giai đoạn phát triển mới, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 ở Indonesia tháng 9/2023, Việt Nam đã đề xuất sáng kiến đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN nhằm bổ trợ cho các diễn đàn, cơ chế chính thức của Hiệp hội, tạo cơ hội trao đổi rộng rãi về các ý tưởng, sáng kiến về hợp tác khu vực, góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN tự cường và bền vững.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 đã diễn ra tại Hà Nội (ngày 23/4/2024), thu hút sự tham dự của gần 400 đại biểu. Đây là dấu ấn rất nổi bật của Việt Nam trong ASEAN, là một trong những sự kiện đối ngoại đa phương quan trọng hàng đầu mà Việt Nam chủ trì tổ chức trong năm 2024, cho thấy những đóng góp chủ động của Việt Nam cho hợp tác khu vực, thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, đặt người dân ASEAN ở vị trí trung tâm trong mọi quyết sách.

Sứ mệnh của Diễn đàn Tương lai ASEAN chính là góp phần vào quá trình đi tìm lời giải cho các câu hỏi về tương lai của ASEAN, để hơn bao giờ hết, ASEAN không bị động trên hành trình phát triển và cũng không ai bị bỏ quên trong chính “ngôi nhà” ASEAN rộng lớn.

Ngoài ra, trong quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, Việt Nam đã đảm trách vai trò điều phối viên, góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác thực chất, hiệu quả giữa ASEAN với nhiều đối tác quan trọng như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và chuẩn bị tiếp nhận điều phối hai đối tác là New Zealand và Anh từ sau tháng 7/2024 trong nhiệm kỳ 3 năm.

Việt Nam cũng luôn nằm trong top đầu các quốc gia có tỷ lệ thực hiện các cam kết về liên kết kinh tế khu vực ASEAN, đồng thời, là nước tham gia khởi xướng ý tưởng hình thành Cộng đồng Văn hoá-xã hội ASEAN, dành quan tâm cao cho việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN hoà hợp, gắn bó, có bản sắc, lấy người dân làm trung tâm. Cam kết của Việt Nam đối với ASEAN là nhất quán, xuyên suốt.

Có thể khẳng định, trong suốt hành trình 29 năm qua kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những đóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và thành công của ASEAN.

Các chuyên gia, học giả có tiếng về nghiên cứu ASEAN đều chung nhận định rằng gần ba thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng minh một cách không thể phủ nhận rằng tư cách thành viên ASEAN đã tạo ra động lực mới không chỉ cho chính Việt Nam mà còn cho tổ chức “57 tuổi” này./.

ttxvn_asean 8.jpg
Bộ trưởng, Trưởng đoàn phụ trách Cộng đồng Văn hoá – Xã hội 10 nước thành viên ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)
Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/chang-duong-57-nam-asean-tang-cuong-ket-noi-va-tu-cuong-post969138.vnp

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thành lập bộ mới

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố tỷ phú Elon Musk và cựu ứng cử viên Tổng thống Vivek Ramaswamy sẽ lãnh đạo “Bộ Hiệu quả Chính phủ.” Ngày 12/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ thành lập một bộ mới có tên là “Bộ Hiệu quả Chính phủ,” nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của chính phủ trong nhiệm kỳ thứ hai của ông. Phóng viên TTXVN tại New York dẫn tuyên bố của...

Đồng Tháp thúc đẩy du lịch sinh thái rừng tràm Gáo Giồng

Rừng tràm Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có tổng diện tích hơn 1.500 ha, được coi là “lá phổi xanh” của địa phương, là điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách gần xa. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/dong-thap-thuc-day-du-lich-sinh-thai-rung-tram-gao-giong-post992902.vnp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Sáng 13/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-quoc-hoi-tran-thanh-man-tiep-dai-su-cuba-tai-viet-nam-post992895.vnp

Ứng dụng AI trong điện ảnh: Cơ hội và thách thức với các nhà làm phim Việt Nam

Đạo diễn trẻ Phạm Vĩnh Khương khẳng định AI chỉ là một công cụ hỗ trợ, còn sức sáng tạo và cảm xúc con người vẫn là yếu tố cốt lõi để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật chất lượng. Đạo diễn trẻ Phạm Vĩnh Khương được biết đến với nhiều MV triệu view làm từ AI như “Bức tranh Đại Việt” tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử và...

Lần đầu tiên một tiểu thuyết về không gian giành giải Booker 2024

Lấy bối cảnh trên Trạm vũ trụ quốc tế, "Orbital" theo chân 6 phi hành gia (2 nam, 4 nữ) đến từ Nhật Bản, Nga, Mỹ, Anh và Italy, khi họ thực hiện chuyến bay quanh Trái Đất trong vòng 24 giờ. Ngày 12/11, nhà văn người Anh Samantha Harvey đã xuất sắc giành giải thưởng văn học Booker danh giá cho tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Orbital” của mình. Lấy...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

Đưa công tác Mặt trận về với cộng đồng dân cư

(ĐCSVN) - Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: Việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân ở các khu dân cư đã trở thành nét đẹp truyền thống, đưa công tác Mặt trận về với cộng đồng dân cư... Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), ngày 13/11, Uỷ viên Bộ Chính...

Mỹ đặt căn cứ tên lửa ở Ba Lan

"Phải mất thời gian, nhưng nó sẽ chứng minh cho quyết tâm địa chiến lược của Mỹ. Liên minh Ba Lan - Mỹ rất mạnh mẽ, bất kể ai nắm quyền ở Warsaw và Washington", Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski tuyên bố.Căn cứ tên lửa của Mỹ tọa lạc tại thị trấn Redzikowo gần bờ biển Baltic. Ba Lan cho biết căn cứ này tượng trưng cho thực tế liên minh quân sự của họ với...

“Điểm tên” lãnh đạo của Chính phủ Mỹ được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử

Sau khi đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump bắt đầu xây dựng chính phủ mới khi lựa chọn các gương mặt cho những vị trí chủ chốt. Ông Donald Trump đề cử người dẫn chương trình truyền hình làm Bộ trưởng Quốc phòng Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ngày 12/11 cho biết, ông đề cử người dẫn chương trình của kênh Fox News Pete Hegseth làm Bộ...

Thẩm phán hoãn quyết định về việc hủy bỏ bản án của ông Trump

(CLO) Thẩm phán New York trong vụ án làm giả hồ sơ kinh doanh của ông Donald Trump sẽ hoãn quyết định có nên hủy bỏ vụ án hay không. ...

Trời nắng đẹp, ‘nàng thơ’ check-in Giáng sinh sớm lung linh sắc màu

TPO - Còn hơn một tháng nữa mới đến Noel nhưng những ngày này phố Hàng Mã đã ngập tràn các đồ trang trí đón Giáng sinh sớm. Phố Hàng Mã thường ngày đã rực rỡ sắc màu nay lại càng thêm phần lung linh, huyền ảo. Còn hơn 1 tháng nữa mới đến lễ Giáng sinh nhưng phố Hàng Mã (Hà Nội) đã rực rỡ với đủ các loại hàng hóa trang trí rực rỡ, thu hút đông đảo...

Mới nhất

Chính giới Mỹ dậy sóng vì người dẫn chương trình Fox News được chọn làm bộ trưởng Quốc phòng

Việc tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lựa chọn Pete Hegseth - một cựu binh và người dẫn chương trình của Fox News - cho vị trí bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gây bất ngờ và nhận nhiều ý kiến trái chiều. Việc bổ nhiệm ông Pete Hegseth cho vị trí bộ trưởng Quốc phòng gây nhiều bất ngờ...

Người được ông Trump chọn mặt gửi vàng cho “ghế nóng” Lầu Năm Góc

(Dân trí) - Tổng thống đắc cử Donald Trump kỳ vọng việc chọn ông Pete Hegseth, một người dẫn chương trình của Fox News, làm Bộ trưởng Quốc phòng sẽ khiến đối thủ của Mỹ phải "dè chừng". Ông Pete Hegseth được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (Ảnh: Getty). Khi chọn người dẫn...

Mỹ đặt căn cứ tên lửa ở Ba Lan

"Phải mất thời gian, nhưng nó sẽ chứng minh cho quyết tâm địa chiến lược của Mỹ. Liên minh Ba Lan - Mỹ rất mạnh mẽ, bất kể ai nắm quyền ở Warsaw và Washington", Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski tuyên bố.Căn cứ tên lửa của Mỹ tọa lạc tại thị trấn Redzikowo gần bờ biển...

Hội thảo CYSEEX 2024: Kinh nghiệm và giải pháp ứng cứu, phục hồi hệ thống sau thảm họa

Hà Nội, ngày 13/11/2024, Liên minh An toàn Thông tin (Liên minh CYSEEX) đã tổ chức hội thảo “Ứng cứu và phục hồi hệ thống sau thảm họa” nhằm chia sẻ kiến thức và...

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao là dự án biểu tượng

Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ lo lắng về tính khả thi của dự án đường sắt tốc độ cao khi thực hiện vận tốc 350km/h và có thể gây áp lực vốn đầu tư trong tương lai.   Đại biểu Nguyễn Thị Xuân băn khoăn về tốc độ dự án và vấn đề công nghệ, lựa chọn nhà đầu...

Mới nhất