Trang chủKinh tếNông nghiệpChăn nuôi đại gia súc trên các đồi đất ở Điện Biên,...

Chăn nuôi đại gia súc trên các đồi đất ở Điện Biên, nông dân đề nghị nhà nước hỗ trợ điều gì?


Giá trâu, bò xuống thấp kỷ lục, nhiều hộ chăn nuôi lao đao

Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, anh Hồ Chử Vàng cho biết: “Từ năm 2021 đến nay giá trâu, bò liên tục sụt giảm, khiến cho người chăn nuôi như chúng tôi lao đao. Trước đây một con bò trên 3 năm tuổi bán được 20 triệu đồng thì bây giờ chỉ bán được trên 10 triệu đồng. Trâu to bán từ 40 – 50 triệu đồng/con. Hiện nay chỉ bán được khoảng 20 – 25 triệu đồng/con”. 

Giá trâu, bò xuống thấp, người chăn nuôi gặp bất lợi, khi không có lãi. Nhiều người chăn nuôi phải đối mặt với bài toán lỗ vốn khi giá bán không bù đắp được chi phí nuôi dưỡng và chăm sóc.

Nông dân Việt Nam xuất sắc đến từ Điện Biên: Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, cho người chăn nuôi gia súc - Ảnh 1.

Do giá trâu, bò hiện nay xuống thấp, nhiều hộ chăn nuôi phải chịu cảnh thua lỗ. Ảnh Vinh Duy.

Theo anh Vàng thì chi phí thức ăn chăn nuôi, công chăm sóc và các chi phí khác đều tăng, nhưng giá bán trâu, bò lại tụt giảm. Điều này khiến người dân không có động lực tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi. Với mong muốn nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ kịp thời để người dân vượt qua giai đoạn khó khăn này. 

“Chúng tôi rất mong muốn nhà nước hỗ trợ cho người chăn nuôi, tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho trâu bò, và thậm chí là các chính sách hỗ trợ vốn để người dân tiếp tục sản xuất. Nếu không có sự can thiệp, nhiều người chăn nuôi sẽ phải bỏ nghề vì không thể trụ nổi,” anh Vàng chia sẻ.

Trao đổi với phóng viên về giá trâu, bò xuống thấp, người chăn nuôi không có lãi, ông Vàng A Thính, Chủ tịch UBND xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ cho biết: “3 năm gần đây, giá trâu bò xuống quá thấp, trung bình 40 – 50 nghìn đồng/kg hơi. Một con trâu, bò cũng phải nuôi trên 3 năm mới được trên dưới 2 tạ, nhưng giá bán chỉ được trên 10 triệu đồng. 

Trong khi đó nuôi lợn, nếu người dân đầu tư tốt thì bán còn có lãi hơn nuôi trâu, bò. Tại địa bàn xã Phìn Hồ, nhiều hộ dân chăn nuôi trâu, bò bị thua lỗ đã tạm dừng, không đầu tư”.

Theo đánh giá của anh Vàng A Thính thì về sự tụt giá trâu bò trong những năm gần đây có nhiều nguyên nhân như, nhu cầu tiêu thụ thịt trâu, bò trong nước không còn duy trì được sự ổn định. Nhiều người tiêu dùng chuyển sang các loại thực phẩm thay thế với giá thành rẻ hơn, như thịt gia cầm hoặc thịt lợn, do đó sức tiêu thụ thịt trâu, bò sụt giảm rõ rệt. 

Ngoài ra, các chính sách kiểm soát nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng ảnh hưởng đến số lượng trâu bò được xuất chuồng. Nhiều người chăn nuôi quy mô nhỏ không đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm mới, làm giảm số lượng trâu bò có thể bán ra. Điều này không chỉ khiến người chăn nuôi không bán được trâu, bồ, mà còn phải gánh chịu thêm chi phí thức ăn, chăm sóc trâu bò.

Nông dân Việt Nam xuất sắc đến từ Điện Biên: Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, cho người chăn nuôi gia súc - Ảnh 2.

Theo anh Hồ Chử Vàng thì giá trâu, bò hiện nay chỉ bằng 50% so với thời điểm trước năm 2021. Vì thề nhiều hộ chăn nuôi hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh Vinh Duy.

Một nguyên nhân nữa khiến giá trâu, bò sụt giảm, theo ý kiến của anh Hồ Chử Vàng từ năm 2021 đến nay do Trung Quốc thay đổi chính sách nhập khẩu gia súc, khiến việc xuất khẩu trâu, bò gặp nhiều khó khăn. Trước đây, các đối tác từ Trung Quốc, Lào, mua trâu bò với giá cao, nhưng hiện nay các quốc gia này đã tăng cường kiểm soát nhập khẩu, khiến đầu ra cho trâu bò bị thu hẹp.

Mong muốn nhà nước có chính sách hỗ trợ, tìm giải pháp giúp người chăn nuôi không bị thua lỗ

Anh Hồ Chử Vàng nhận định: “Người chăn nuôi trâu bò nhỏ lẻ như chúng tôi bị phụ thuộc nhiều vào các thương lái xuất khẩu, khi họ gặp khó khăn thì chúng tôi cũng chịu thiệt. Ngoài ra, sự cạnh tranh gay gắt từ các ngành chăn nuôi khác cũng gây áp lực lên giá bán. Nhiều hộ gia đình chuyển từ chăn nuôi trâu bò sang các loại gia súc, gia cầm khác vì chi phí đầu tư thấp hơn và có lợi nhuận cao hơn trong thời gian ngắn….

“Điều này làm giảm nhu cầu mua trâu bò giống, dẫn đến giá bán tiếp tục lao dốc. Với việc giá trâu bò giảm không phải chỉ là vấn đề ngắn hạn, như vậy người chăn nuôi như mong muốn nhà nước cần có những chính sách chiến lược lâu dài để hỗ trợ người nông dân…”, anh Vàng nói.

Nông dân Việt Nam xuất sắc đến từ Điện Biên: Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, cho người chăn nuôi gia súc - Ảnh 3.

Người chăn nuôi trâu, bò mong muốn được nhà nước hỗ trợ, tìm kiếm địa chỉ để xuất khẩu trâu, bò giúp người chăn nuôi. Ảnh Vinh Duy.

Anh Vàng liệt kê cụ thể các khoản chi phí mà người nuôi trâu bò phải đối mặt như: Người chăn nuôi phải mua thức ăn bổ sung cho gia súc như ngô, cám. 

Cùng với đấy là thuốc men và chăm sóc sức khỏe cho đàn gia súc. Để trâu bò phát triển khỏe mạnh, việc tiêm phòng, sử dụng thuốc chống bệnh là rất quan trọng. Tuy nhiên, giá cả các loại thuốc thú y cũng ngày càng tăng. 

Nếu trâu bò mắc bệnh, chi phí chữa trị có thể rất cao, thậm chí dẫn đến mất trắng nếu không được chữa kịp thời. Người chăn nuôi không chỉ mất chi phí mua thuốc, mà còn phải chịu rủi ro mất toàn bộ gia súc nếu dịch bệnh bùng phát.

Chi phí cao như vậy nhưng lợi nhuận giảm sút và bài toán lỗ vốn. Với mức giá bán trâu bò giảm mạnh, nhiều người chăn nuôi đã phải đối mặt với cảnh lỗ vốn. 

Trước đây, khi giá trâu bò cao, một con trâu có thể bán được 40 triệu đồng, bò là 20 triệu đồng, thì sau khi trừ đi chi phí, người nuôi vẫn có lãi. Nhưng hiện tại, giá chỉ còn khoảng 50% so với trước kia, trong khi chi phí nuôi dưỡng không hề giảm, khiến việc bán gia súc trở thành một gánh nặng kinh tế.

Anh Vàng chia sẻ: “Giá bán hiện nay chỉ còn khoảng 10-12 triệu đồng cho một con bò và 20 triệu đồng cho một con trâu. Với mức giá này, người chăn nuôi không thể có lời, mà nhiều người còn phải chịu lỗ.” Thậm chí, một số hộ gia đình đã phải bán tháo trâu bò với giá rẻ để lấy lại một phần vốn, nhưng việc này không thể bù đắp được chi phí đã bỏ ra.

Nông dân Việt Nam xuất sắc đến từ Điện Biên: Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, cho người chăn nuôi gia súc - Ảnh 4.

Nhiều hộ chăn nuôi đã phải chuyển đổi ngành nghề chăn nuôi, do nuôi trâu, bò không còn đem lại hiệu quả kinh tế. Ảnh Vinh Duy.

Một trong những khó khăn lớn nhất mà người chăn nuôi phải đối mặt là sự thiếu ổn định của thị trường tiêu thụ. 

Trước đây, trâu bò được tiêu thụ chủ yếu trong nước và xuất khẩu sang các nước láng giềng, nhưng hiện nay thị trường đang bị thu hẹp. Để người chăn nuôi có thị trường, giá ổn định, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kết nối thị trường. 

Anh Vàng cũng mong muốn nhà nước và các tổ chức liên quan có thể giúp nông dân tìm kiếm những đối tác, doanh nghiệp thu mua trâu bò với giá ổn định và lâu dài, tránh tình trạng bị ép giá bởi các thương lái trung gian. 

“Nếu chúng tôi có đầu ra ổn định, người dân sẽ yên tâm đầu tư sản xuất mà không lo lắng về việc bán không được giá hay không có ai thu mua,” anh Vàng chia sẻ thêm.

Về chính sách hỗ trợ vốn và lãi suất vay ưu đãi theo anh Hồ Chử Vàng thì đây cũng là một khó khăn lớn đối với người chăn nuôi, đặc biệt là khi họ phải đối mặt với việc giá bán thấp và lỗ vốn. 

Anh Hồ Chử Vàng đề nghị Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ vốn để người chăn nuôi có thể duy trì sản xuất trong thời kỳ khó khăn này. “Chúng tôi cần nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, đặc biệt là các khoản vay dài hạn để có thể tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi, mua thức ăn và chăm sóc đàn gia súc,” anh Vàng nói.





Nguồn: https://danviet.vn/chan-nuoi-dai-gia-suc-tren-cac-doi-dat-o-dien-bien-nong-dan-de-nghi-nha-nuoc-ho-tro-dieu-gi-20241004180651507.htm

Cùng chủ đề

Phát động cuộc thi vẽ tranh với “Chung tay bảo vệ rừng và môi trường”

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên vừa phối hợp với ban giám hiệu ba trường trung học cơ sở, gồm: Xuân Lao, Ẳng Tở, Búng Lao (trên địa bàn huyện Mường Ảng) tổ chức phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Chung tay bảo vệ rừng và môi trường xanh, sạch, đẹp”. Theo đó, cuộc thi được đồng thời tổ chức tại ba trường, trong cùng thời gian từ ngày 30/9...

Điện Biên ưu tiên nguồn lực xây dựng trường, lớp học

Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Điện Biên Mùa A Sơn, từ sau khi chia tách tỉnh Lai Châu (cũ) thành hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu, dẫu bộn bề khó khăn nhưng chỉ sau 46 ngày ra mắt, đi vào hoạt động, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên đã có nghị quyết xác định coi trọng phát triển quy mô, tốc độ ngành học, cấp học, đi đôi với nâng cao...

Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên: Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc năm 2024

Ban Tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích; trong đó giải Nhất thuộc về Đội thi huyện Mường Ảng. Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng trao các giải phụ gồm: Đội thi có màn chào hỏi hay nhất; Đội thi trả lời tình huống xuất sắc nhất; Đội thi có tiểu phẩm tuyên truyền ấn tượng nhất; Đội thi có kịch bản hay nhất; Đội thi...

Đồng Nai chú trọng cải thiện môi trường trong chăn nuôi

Việc này khiến tổng đàn chăn nuôi trên địa bàn huyện giảm mạnh. Trước đây, tổng đàn heo của huyện là 441.000 con, chăn nuôi theo quy mô trang trại hơn 3.500 cơ sở. Nhưng đến tháng 6-2024, toàn huyện chỉ còn 352 trang trại chăn nuôi có quy mô cấp huyện quản lý; 2 trang trại có quy mô cấp tỉnh...

Sôi nổi Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Thời gian qua, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được thành tựu toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sau phản ánh phụ huynh về các khoản thu, một trường học không triển khai dạy tiếng Anh và kỹ năng sống

Tối 4/10, trao đổi với PV báo Dân Việt, cô Nguyễn Thị Yến, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hải Thượng, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa cho biết: "Khoản thu dạy tiếng Anh và kỹ năng sống nhà trường mới có dự kiến triển khai nên đang...

Dòng họ Chu Tam ở một làng cổ đất Từ Sơn Bắc Ninh là họ khoa bảng, nhà thờ nằm giữa phố

 Phù Lưu xưa là 1 trong 7 xã của tổng Phù Lưu, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn với chợ Giàu - một làng buôn nổi tiếng xứ Bắc và nhiều dòng lớn như: họ Hoàng, họ Chu Tam, họ Lê Trần, họ Nguyễn Huy, họ...

Bắt trúng luồng cá chim vây vàng, toàn con to bự, các chủ tàu Quảng Bình bất ngờ có khoản tiền to

Ngày 4/10, trao đổi với PV báo Dân Việt, ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Ngư dân trên địa bàn vươn khơi đánh bắt trúng đậm luồng cá chim vàng,...

Hội Nông dân huyện Hòa Vang tham gia tổ chức phiên chợ nông sản, sản phẩm OCOP

Diễn ra từ ngày 4-5/10, Phiên chợ có quy mô 18 gian hàng, gồm những nông sản đặc trưng của địa phương, nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất, chủ thể OCOP giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến người dân, du khách;...

Đến cuối năm 2024, hàng chục loại đặc sản của Cam Lâm được công nhận OCOP

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Huỳnh Uy Viễn - Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lâm cho biết, trong thời gian qua, huyện luôn quan tâm đến chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" số lượng sản phẩm được công nhận đạt chuẩn 3...

Bài đọc nhiều

Núi Lớn ở Vũng Tàu cao 254m so với mặt nước biển có khu rừng lạ toàn cây gỗ tếch, cây cổ thụ

Khu rừng với những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi này nằm ngay bên sườn núi Lớn (núi Tương Kỳ), thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hướng ra biển. Đây là ngọn núi cao 243m còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, với tổng diện tích rừng lên đến gần 400ha.Đặc biệt, trong khu rừng gỗ tếch (rừng cây báng súng, cây giá tỵ) trên núi Lớn, phường 1, TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu),...

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Đầu tư, hỗ trợ đúng và trúngVới sự đầu tư mạnh mẽ, trọng tâm, trọng điểm, trong những năm qua, vùng nông thôn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng khởi sắc, đời sống bà con ngày càng được nâng cao. Tính đến tháng 6/2024, tất cả các xã của tỉnh đã đạt chuẩn nông thôn mới; 35 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu....

Trồng rừng quế, hiến đất mở đường nông thôn mới, một người Yên Bái là Nông dân Việt Nam xuất sắc

Clip: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 đến từ xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu từ trồng quế, là thương binh tích cực hiến...

Đơn Dương (Lâm Đồng) chú trọng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ các chương trình, dự án, ngành Nông nghiệp huyện đã xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả, từng bước được nhân rộng trong vùng đồng bào DTTS như: mô hình trồng rau, hoa trong nhà lưới, nhà kính với hệ thống tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt; mô hình ứng dụng công nghệ IOT trong nông nghiệp với bộ cảm biến vi khí hậu, giám sát độ ẩm, lượng nước thoát; phần mềm...

Nhiều công ty, thương lái tiếp thị thuốc thú y thủy sản cho hộ nuôi, trốn tránh sự quản lý của ngành chức năng

Tại Hội nghị Phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2024 và kế hoạch năm 2025 do Bộ NNPTNT tổ chức tại TP.HCM ngày 3/10, Cục Thú y cho biết, công tác quản lý thuốc thú y thủy sản gặp nhiều khó khăn. Công tác quản...

Cùng chuyên mục

Dòng họ Chu Tam ở một làng cổ đất Từ Sơn Bắc Ninh là họ khoa bảng, nhà thờ nằm giữa phố

 Phù Lưu xưa là 1 trong 7 xã của tổng Phù Lưu, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn với chợ Giàu - một làng buôn nổi tiếng xứ Bắc và nhiều dòng lớn như: họ Hoàng, họ Chu Tam, họ Lê Trần, họ Nguyễn Huy, họ...

Chuyến phà chuyên dụng đầu tiên thay thế cầu phao Phong Châu

TPO - Từ 14h ngày 4/10, phà chuyên dụng tạm thay thế cầu phao Phong Châu chính thức hoạt động, chỉ chở người dân đi xe máy, xe thô sơ 2 bên bờ sông Hồng.  Lực lượng quân đội hướng dẫn người dân mặc áo phao khi tham gia lưu thông qua phà, đảm bảo an toàn và đúng cách. ...

kinh tế tập thể phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

Tăng về số lượng Theo số liệu của Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh, tính đến tháng 9 năm 2024 toàn tỉnh Đắk Nông có 304 HTX, tăng 26 HTX so với cùng kỳ năm 2023. Tổng vốn điều lệ của các HTX là hơn 338 tỷ đồng và hơn 19 nghìn thành viên. Mặc dù tăng về số lượng, nhưng các HTX trên địa bàn tỉnh phát triển chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là loại hình thuộc...

Bắt trúng luồng cá chim vây vàng, toàn con to bự, các chủ tàu Quảng Bình bất ngờ có khoản tiền to

Ngày 4/10, trao đổi với PV báo Dân Việt, ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Ngư dân trên địa bàn vươn khơi đánh bắt trúng đậm luồng cá chim vàng,...

Hội Nông dân huyện Hòa Vang tham gia tổ chức phiên chợ nông sản, sản phẩm OCOP

Diễn ra từ ngày 4-5/10, Phiên chợ có quy mô 18 gian hàng, gồm những nông sản đặc trưng của địa phương, nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất, chủ thể OCOP giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến người dân, du khách;...

Mới nhất

Bond rạng rỡ, tặng đàn violin Ban tổ chức trước đêm nhạc từ thiện

NDO - Chiều 4/10, Báo Nhân Dân và IB Group Vietnam tổ chức buổi gặp gỡ báo chí cùng nhóm nhạc Bond để chuẩn bị cho buổi biểu diễn đặc biệt nằm trong chuỗi dự án âm nhạc quốc tế vì cộng đồng “Good Morning Vietnam”. Sự kiện sẽ diễn ra vào tối 5/10 tại Trung tâm Hội nghị...

[Ảnh] Hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại FrancoTech

NDO - Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo (FrancoTech) trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 19 diễn ra ngày 4/10 tại Paris (Cộng hòa Pháp), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định rằng FrancoTech không chỉ là một diễn đàn kinh tế, mà còn là cầu...

Việt Nam lên án hành động tấn công nhằm vào tòa nhà của Đại sứ UAE tại Sudan

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh các trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao và nhà riêng của viên chức ngoại giao phải được tôn trọng và bảo vệ theo luật pháp quốc tế. Ngày 4/10/2024, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc nhà riêng Đại sứ Các Tiểu vương...

Sau phản ánh phụ huynh về các khoản thu, một trường học không triển khai dạy tiếng Anh và kỹ năng sống

Tối 4/10, trao đổi với PV báo Dân Việt, cô Nguyễn Thị Yến, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hải Thượng, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa...

Điện Kremlin nói ông Putin sẵn sàng gặp ông Biden

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng tiếp xúc với bất kỳ ai, kể cả với Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhưng vẫn chưa có...

Mới nhất