Trang chủKinh tếNông nghiệpChăn nuôi “1 cổ 2 kẹp”: Thịt ngoại và doanh nghiệp FDI...

Chăn nuôi “1 cổ 2 kẹp”: Thịt ngoại và doanh nghiệp FDI ép thị phần


PV: Tại sao ông lại cho rằng ngành chăn nuôi đang khó khăn do doanh nghiệp (DN) FDI giành giật thị phần?

Chăn nuôi “1 cổ 2 kẹp”: Thịt ngoại và doanh nghiệp FDI ép thị phần  ảnh 1

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA)

* Ông NGUYỄN THANH SƠN: Những năm gần đây, ngành chăn nuôi của Việt Nam tăng trưởng mạnh. Riêng về gia cầm, từ 342 triệu con năm 2015 đã tăng lên 533 triệu con vào năm 2022 (tăng 1,5 lần); sản lượng thịt từ 700.000 tấn đã tăng lên 2,87 lần (đạt gần 2 triệu tấn). Đến nay, sản lượng thịt và trứng gia cầm không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ cho 100 triệu dân trong nước, mà đã bước đầu xuất khẩu chính ngạch, trong khi trước đây chúng ta chưa làm được.

Nhưng bên cạnh đó, vẫn đang có những mảng tối, cần phải kịp thời hóa giải. Đó là tỷ suất lợi nhuận trong sản xuất gia cầm đang giảm dần, trong khi tăng trưởng nhập khẩu thịt ngoại lại cao hơn tăng trưởng sản xuất trong nước. Cuộc cạnh tranh khốc liệt của thịt sản xuất trong nước với thịt nhập khẩu giá rẻ, thị trường tiêu thụ rất bấp bênh (tiêu thụ nội địa vẫn là chủ đạo), sản phẩm chế biến, nhất là chế biến sâu chưa nhiều. Dịch bệnh chăn nuôi vẫn thường xuyên xảy ra, nhất là ở khu vực nông hộ, nên rủi ro cao. Do đó, tuy tăng trưởng nhưng ngành chăn nuôi của chúng ta đang rất rủi ro, kém bền vững.

Đáng lo nhất là gần đây, các DN chăn nuôi nội đang lép vế trước các DN chăn nuôi FDI, nên người nông dân sản xuất, DN chăn nuôi nhỏ đang bị loại dần khỏi cuộc chơi, dẫn đến thực tế số lượng nông hộ chăn nuôi giảm mạnh do thua lỗ trong thời gian qua, trong khi các DN chăn nuôi FDI vẫn đang mở rộng chăn nuôi tại Việt Nam. Đến nay, các DN chăn nuôi FDI đã chiếm áp đảo về sản lượng heo thịt, gà thịt xuất chuồng tại thị trường Việt Nam.

Chẳng hạn, mới đây một DN FDI công bố đầu tư hơn 200 triệu USD, sẽ xây tổ hợp chăn nuôi khép kín tại tỉnh Bình Phước, trong khi họ đang mở rộng sản xuất giống và mạng lưới chăn nuôi gia công gà lông màu tại Việt Nam. Các tập đoàn, DN FDI khác cũng đã và đang có những dự án đầu tư với lượng vốn rất lớn tại Việt Nam, tập trung cho hoạt động sản xuất thịt heo, thịt gà. Điều đáng nói, bên cạnh một số DN FDI đã có nhiều năm đồng hành với người nông dân Việt Nam thì rất đáng tiếc lại có một số DN FDI đang giành giật “miếng bánh” thị phần của người nông dân trong nước.

Theo tôi, nguyên nhân là do khô cạn nguồn vốn mà giá thị trường xuống sâu, đã “đánh gục” các cơ sở chăn nuôi trong nước 2 năm qua. Do đó, nhiều cơ sở, DN chăn nuôi trong nước đang phải nuôi gia công cho DN FDI (nhận con giống, thức ăn chăn nuôi của DN FDI về trang trại để nuôi thuê). Và đây lại là giải pháp mà người chăn nuôi trong nước lựa chọn để “hồi sức” trong bối cảnh hiện nay. Nhưng rủi ro là khi người chăn nuôi của chúng ta tập trung nuôi gia công cho DN FDI thì việc quyết định giá bán lại nằm trong tay các DN nước ngoài…

Ông vừa nói rằng tăng trưởng nhập khẩu thịt ngoại cao hơn tăng trưởng chăn nuôi trong nước là một bi kịch, cụ thể là như thế nào?

* Theo thống kê, tăng trưởng chăn nuôi của Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022 đạt 6,3% mỗi năm, nhưng trong 2 năm 2021-2022, tăng trưởng nhập khẩu thịt gia cầm ngoại lại lên tới gần 60%. Đây là hiện tượng rất đáng báo động. Thời gian qua, lượng thịt gà ngoại nhập ồ ạt về Việt Nam, có thể nói là tăng lên nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất gia cầm trong nước. Cụ thể, năm 2021, đã cấp phép cho DN nhập tới 225.000 tấn thịt gia cầm đông lạnh; năm 2022 là 246.000 tấn và trong 4 tháng đầu năm 2023, lượng thịt gia cầm đông lạnh nhập về lên tới 51.000 tấn từ các thị trường như Mỹ, Hàn Quốc, Brazil, Ba Lan…

Chăn nuôi “1 cổ 2 kẹp”: Thịt ngoại và doanh nghiệp FDI ép thị phần  ảnh 2

Chăn nuôi gia cầm tại một trang trại ở xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội

Việc cho nhập khẩu là bình thường, có đi có lại khi Việt Nam tham gia sân chơi WTO và các hiệp định thương mại tự do, nhưng nếu chúng ta không kiểm soát về chất lượng thì không đảm bảo an toàn thực phẩm. Bởi, rất nhiều phụ phẩm kém chất lượng, cận hạn sử dụng cũng được nhập về. Hiện các DN không chỉ nhập cổ, cánh gà mà còn nhập cả lòng mề, thậm chí nhập cả da gà từ Hàn Quốc. Ở các nước, những phụ phẩm này, DN còn phải tốn chi phí để xử lý, tiêu hủy. Gần đây, chúng ta còn cho phép nhập cả gà sống vào nội địa để làm thịt (trước đây nghiêm cấm, chỉ cho phép nhập gia cầm làm giống, nhưng phải kiểm dịch nghiêm ngặt). Thậm chí, hiện nay còn có tình trạng gà thải loại từ các trại nuôi ở Thái Lan “chạy bộ” vào Việt Nam qua Campuchia (gà lậu).

Thịt gà và phụ phẩm thải loại từ nước ngoài ồ ạt vào nội địa, bán với giá siêu rẻ (30.000-40.000 đồng/kg), trong khi ở thị trường nội địa thì các DN FDI giành giật thị phần. Vậy thì người chăn nuôi, các DN nội địa làm sao tồn tại nổi. Theo tính toán của chúng tôi, giá thành chăn nuôi gia cầm hiện nay khoảng 29.000-30.000 đồng/kg, nhưng giá bán chỉ được trung bình 25.000 đồng/kg. Tức người chăn nuôi đang phải bán dưới giá thành. Bộ NN-PTNT cần xem xét việc cấp phép nhập khẩu các phụ phẩm và nội tạng động vật. Bởi thực phẩm ngoại đe dọa nghiêm trọng ngành chăn nuôi trong nước, tạo hệ lụy là càng chăn nuôi càng thua lỗ.

Theo ông, giải pháp và kiến nghị là gì?

* Trước khó khăn và những nguy cơ, VIPA đã kiến nghị Thủ tướng và các bộ, ngành liên quan có chính sách đặc thù để hỗ trợ DN nội và người chăn nuôi trong nước đủ sức cạnh tranh bình đẳng với các DN FDI ngay sân nhà, rà soát lại chiến lược phát triển chăn nuôi gia cầm trước tình trạng cung vượt cầu (dự án cấp phép quá nhiều mà không gắn với phương án xuất khẩu); trong 5 năm tới, các địa phương cần siết chặt việc cấp phép các dự án mới (nếu dự án không có phương án chế biến, xuất khẩu). Đồng thời, đề nghị Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương đẩy mạnh đàm phán để mở thị trường xuất khẩu thịt, trứng gia cầm chế biến. Đặc biệt là phải kiểm soát chặt chẽ tình trạng nhập khẩu thịt ngoại, bởi để xuất khẩu thịt, trứng trong nước, chúng ta phải chịu rất nhiều rào cản kỹ thuật, nhưng sản phẩm nhập về lại dễ dàng. Đã đến lúc có biện pháp phi thuế quan, xây dựng hàng rào kỹ thuật hợp lý hơn với thông lệ quốc tế (có thể tham khảo kinh nghiệm Thái Lan), tránh tình trạng nhập siêu sản phẩm chăn nuôi. Đồng thời, cần giám sát chặt chẽ sản phẩm chăn nuôi tạm nhập tái xuất, vì đang có nhiều sản phẩm dùng làm thức ăn chăn nuôi như chân, đầu, cổ, cánh, lòng mề gia súc, gia cầm vẫn được tuồn vào Việt Nam làm thực phẩm cho con người.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đà tăng sẽ tiếp tục, liệu giá tiêu có khôi phục như hồi đầu tháng 8?

Dự báo giá tiêu 30/8/2024: Giá tiêu tiếp tục giảm do hoạt động thu mua hạn chế trước nghỉ lễ Dự báo giá tiêu 31/8/2024: Liệu có tiếp tục tăng sốc? Dự báo giá hồ tiêu ngày 1/9/2024 tiếp đà tăng mạnh. Tính đến nửa đầu tháng 8/2024, xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đạt khoảng 175.000 tấn, chính...

Cấm xe 20 tuyến đường trung tâm TPHCM dịp 2/9

TPO - Chiều 30/8, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TPHCM thông báo điều chỉnh giao thông một số tuyến đường phục vụ các hoạt động kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh 2/9. Theo đó, để phục vụ chương trình nghệ thuật kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2024), 79 năm Ngày Sài Gòn khởi nghĩa giành chính quyền (25/8/1945 – 25/8/2024) và...

Vì sao gần 200 cây xanh ven đường Tam Trinh bị chặt hạ?

31/08/2024 | 15:46 TPO - Theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong, để thực hiện mở rộng đường Tam Trinh, có hơn 400 cây xanh bị ảnh hưởng, phải đánh chuyển, chặt hạ. Đáng chú ý, có tới hơn 180 cây xanh, trong đó có nhiều...

TP.HCM quyết định công bố dịch sởi trên toàn địa bàn

Ngày 27/8, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thuý vừa ký quyết định công bố dịch sởi trên địa bàn TP.HCM. Theo số liệu từ HCDC, trong tuần 34 (19-25/8/2024) TP.HCM ghi nhận 85 ca sốt phát ban nghi sởi sống tại TP.HCM. Trong đó, 20 ca dương tính (23,5%), 44 ca không lấy mẫu (51,8%), 17 ca chưa có kết quả...

Top những nước đầu tiên bạn nên khám phá khi du lịch châu Âu

Pháp Pháp là điểm đến đầu tiên mà du khách nên khám phá khi du lịch châu Âu....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triệt phá nhóm mua bán, sử dụng người dưới 16 tuổi mục đích khiêu dâm

Ngày 31-8, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, vừa phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) triển khai chuyên án bắt 15 đối tượng để điều tra làm rõ về các hành vi: mua bán người, sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm, dâm ô và mua bán trái phép tài khoản ngân hàng. Các đối tượng cầm đầu là Nguyễn Ngọc Duy (28 tuổi, ngụ tỉnh...

Dịp lễ 2-9: Nam bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông

Thời tiết cả nước trong dịp nghỉ lễ sẽ có nhiều vùng có mưa hoặc mưa, nắng đan xen. Người dân cần chú ý theo dõi tình hình thời tiết để có sự chuẩn bị, ứng phó với các nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất nhằm đảm bảo an toàn. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày 31-8, tại Hà Nội trời nắng ráo,...

Vũ Thị Anh Thư, Nguyễn Hải Đăng dừng bước còn Lê Đức Phát vào chung kết tại Nigeria

Các tay vợt của chúng ta đã chơi nỗ lực tại giải cầu lông International Challenge 2024 đang tranh tài tại Lagos (Nigeria). Vũ Thị Anh Thư là hạt giống đơn nữ số 1 của giải. Tay vợt của cầu lông TPHCM đã có 2 chiến thắng để lọt tới tứ kết nội dung đơn nữ. Tuy vậy trong trận đấu quyết định ở tứ kết trước đối thủ Shreya Lele...

Đoàn đại biểu TPHCM dâng hoa, dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 - 19-8-2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2024), ngày 31-8, Đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM, do đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh và...

Khoảng trống trong phẫu thuật thẩm mỹ

Tai biến không chỉ rình rập khách hàng khi phẫu thuật ở các thẩm mỹ viện “chui”, mà ở các cơ sở thẩm mỹ chính danh được cấp phép nhưng hoạt động thiếu trách nhiệm thì khách hàng cũng có nguy cơ “tiền mất, tật mang”. Thuê phòng mổ để hành nghề “chui” Cuối tháng 7, chị N.T.K.N. đến Thẩm mỹ viện Pháp Á (Công ty TNHH Thẩm mỹ viện FA Plus) tại quận 1...

Bài đọc nhiều

Trồng quế thành rừng, toàn cây to bự, cả làng, cả xã ở Lào Cai nhà nào cũng giàu lên trông thấy

Video: Nông dân thôn Đầu Nhuần, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng bóc vỏ quế tươi.Những nông dân giàu lên nhờ trồng quếĐến thôn Đầu Nhuần, xã Phú Nhuận, chúng tôi không chỉ ấn tượng về con đường...

Trồng cây “thần dược của quý ông” quy mô lớn, anh nông dân Bắc Giang sắp thu tiền tỷ

Trước đây, gia đình anh Thuận thuộc diện đặc biệt khó khăn ở xã Long Sơn, thiếu kiến thức canh tác lại không có vốn đầu tư nên cái nghèo đeo đẳng mãi. Cuộc sống dần đổi thay khi vợ chồng anh chăm chỉ lao động,...

MobiFone hỗ trợ người dân chuyển đổi điện thoại 2G lên 4G

Ngoài ra, Nhà mạng còn miễn phí đổi SIM 4G cho các khách hàng đang sử dụng SIM 2G/3G; đồng thời các khách hàng đang sử dụng smartphone và SIM 2G/3G sẽ được tặng gói cước data trị giá 30.000 đồng (30GB/7 ngày) khi đổi SIM 4G (sau 7 ngày gia hạn nguyên giá gói MBF30).Về các chương trình hỗ trợ máy, MobiFone tặng tới 10.000 chiếc điện thoại Masstel Izi S1/T2 cho thuê bao 2G khi...

Nuôi dê ngoại 1.000 đếm chả xuể, con động vật dễ tính này đem tiền tỷ về nhà ông nông dân Vĩnh Phúc

Với quy mô đàn dê hơn 1.000 con, mô hình nuôi dê Boer thương phẩm của gia đình ông Nguyễn Văn Tú, thôn Phú Cường, xã Hợp Lý (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) mang về thu nhập hằng năm từ 500-600 triệu đồng cho gia...

Lo ngại “kho báu” CO2 ẩn sâu trong rừng để lâu sẽ mất giá, Bộ NNPTNT đề xuất thẩm quyền chuyển nhượng

Báo cáo của Bộ NNPTNT nêu rõ, ngày 22/10/2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) ký Thỏa thuận chi trả GPT khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA).  Ngày...

Cùng chuyên mục

Thị trường cà phê lên cơn sốt toàn cầu, lợi nhuận các công ty cà phê Việt Nam thế nào?

Doanh nghiệp cà phê vẫn thận trọng với đơn hàng mớiThị trường cà phê Việt Nam phải đối mặt với hai thách thức chính trong năm nay là sản lượng giảm và giá tăng. Nhu cầu ngày càng tăng trong bối cảnh chuỗi cung ứng gặp...

Cá chình, cá đặc sản nạc thịt ví như nhân sâm nước, nuôi ở Bình Định, bán 500.000 đồng/kg

Từ diện tích đất trồng hoa màu kém hiệu quả, giữa năm 2019, anh Lê Thế Huy, ở thôn Chánh Thuận, xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định), chuyển sang xây hồ xi măng để nuôi cá chình.Nuôi chình trong hồ xi măng giúp anh Lê Thế Huy, thôn Chánh Thuận, xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.Anh Huy đầu tư hàng trăm triệu...

Rau muống Linh Chiểu ở Phúc Thọ, rau tiến vua, còn một con động vật đặc sản tiến vua, là con gì?

Cho đến nay, dư vị ngọt, giòn, trắng ngần của thức đặc sản dân dã rau muống Linh Chiểu vẫn được người dân nơi đây truyền tụng.Đặc sản nức tiếng gần xaNhắc đến sản vật rau muống Linh Chiểu, cho đến nay nhiều cao niên trên...

Làng cổ 600 năm ven biển Hà Tĩnh có cái chợ độc lạ, 3 giờ sáng bày la liệt cá tôm, mặt trời là...

Clip: Đón bình minh, khám phá vẻ đẹp của chợ Cồn Gò hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh.  ...

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho nông dân

Quy mô hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế Theo TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, tổng dư nợ tín dụng tam nông cuối năm 2023 là 3,3 trệu tỷ đồng, chiếm 24,3% tổng dư nợ cho nền kinh tế. Riêng cho vay nông lâm thủy sản cuối tháng 6 năm 2024 đạt 986.000 tỷ đồng. Quy...

Mới nhất

Thanh Hóa cần huy động vốn đầu tư toàn xã hội 1,6 triệu tỉ đồng

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 31.8.2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.Một trong những nội dung chủ yếu là rà soát, bãi bỏ các quy hoạch về đầu...

Lập Ban Chỉ đạo về thí điểm chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

Theo Quyết định, Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế,...

Cảnh tượng bên trong sân bay Tân Sơn Nhất trước kỳ nghỉ 2/9

30/08/2024 | 19:32 TPO - Tối 30/8, rất đông hành khách đến sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM), chuẩn bị khởi hành tới các điểm du...

Người dân thảnh thơi dạo chơi trung tâm TPHCM ngày đầu nghỉ lễ 2/9

TPO - Bước vào ngày đầu kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, các tuyến đường trung tâm thành phố đã bớt nhộn nhịp, náo nhiệt. Trong khi đó, các điểm vui chơi, tham quan tại trung tâm thành phố đón nhiều du khách, bạn trẻ tìm đến mua sắm, chụp ảnh lưu niệm. ...

Mới nhất