Trang chủChính trịChủ quyềnChăm sóc bảo vệ rừng gắn với giảm nghèo bền vững

Chăm sóc bảo vệ rừng gắn với giảm nghèo bền vững


PV: Xin ông cho biết thời gian qua ngành Kiểm lâm Lào Cai đã làm gì để góp phần tạo sinh kế, giúp người dân gắn bó với công tác bảo vệ, phát triển rừng và giảm nghèo bên vững?

Ông Nguyễn Việt Hà: Lực lượng Kiểm lâm luôn xác định, muốn giữ được rừng, bảo vệ được rừng thì người dân phải có nguồn thu từ rừng, rừng phải trở thành sinh kế bền vững của người dân sống gần rừng, sống dựa vào rừng.

anh-ha-1.jpg
Ông Nguyễn Việt Hà, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai.

Từ những định hướng đó, Kiểm lâm Lào Cai đã gắn việc phát triển kinh tế cho người dân từ rừng để tham mưu cho tỉnh Lào Cai. Từ đó xây dựng các Đề án phát triển kinh tế xã hội gắn phát triển ngành như: Đề án “phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới”. Và gần đây nhất là Nghị quyết về phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2023 tầm nhìn đến năm 2050, trong đó, ở lĩnh vực lâm nghiệp ngoài lấy cây Quế làm sản phẩm chủ lực để phát triển thì phát triển kinh tế lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng là lĩnh vực trọng tâm.

rung-2.jpg
Người dân Bát Xát-Lào Cai được hưởng lợi ích từ chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Ngành Kiểm lâm cũng đã báo cáo, tham mưu cho Sở Nông nghiệp PTNT, UBND tỉnh Lào Cai ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện những hoạt động cụ thể để chuyển hóa chủ trương, chính sách thành hành động cụ thể thiết thực, từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi từ nghề rừng. Kinh tế lâm nghiệp của tỉnh phát triển nhanh, mạnh, giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành tăng bình quân trên 10%/năm. Nhờ đó, nhiều bản làng, hộ gia đình đã có thu nhập từ kinh tế lâm nghiệp,  và rừng đã trở thành nguồn sinh kế bền vững cho người làm nghề rừng ở nhiều địa phương, người dân đã gắn bó với rừng, ngược lại rừng cũng đã tạo được nguồn thu, sinh kế bền vững cho người dân.

PV: Xin ông nói rõ hơn về công tác bảo vệ phát triển rừng gắn với giảm nghèo bền vững tại địa phương?

Ông Nguyễn Việt Hà: Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai là 382.861,1 ha; trong đó 266.753,4 ha rừng tự nhiên và 116.107,7 ha rừng trồng. Tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh Lào Cai đạt 57,7%. Như vậy có thể thấy,  rừng của Lào Cai được cơ quan chức năng cũng như người dân quan tâm và bảo vệ. Để có được điều này thì việc tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng và dựa vào rừng để sống là hết sức quan trọng.

Thời gian qua, người dân sống cạnh rừng ở Lào Cai đã có những nguồn thu dựa vào rừng như: Giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên theo chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ví dụ như huyện Bát Xát, hiện tại đã có hơn 11.187 ha rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng hàng năm, đơn giá chi trả bình quân trên 1 ha rừng đạt cao, cao hơn cả mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho công tác bảo vệ rừng (bình quân 390.000 đồng/ha). Nhờ triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, thu nhập thực tế bình quân của các hộ, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng đã có cải thiện, thu nhập từ dịch vụ môi trường rừng đạt 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng/hộ/năm. Nguồn dịch vụ môi trường rừng, đã góp phần nâng cao đời sống người làm nghề rừng, giảm tỷ lệ hộ nghèo cải thiện đời sống sinh hoạt cho các hộ dân.

rung-1.jpg
Với 80% diện tích là rừng, do vậy đồng bào các dân tộc ở Lào Cai chủ yếu sống dựa vào rừng.

Ngoài giao khoán bảo vệ rừng thì các mô hình gắn liền với rừng như: trồng rừng sản xuất hay mô hình chăn nuôi gắn với phát triển trồng rừng… đã tạo ra thu nhập giúp người dân ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.

Theo báo cáo, năm 2022, tỉnh Lào Cai đã giảm được gần 10.000 hộ nghèo, tỷ lệ giảm nghèo đạt 5,83%, vượt gần 30% so với chỉ tiêu đề ra. Tính đến nay, toàn tỉnh Lào Cai còn 18,37% hộ nghèo, tương đương với trên 34.000 hộ. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu phấn đấu bình quân mỗi năm giảm 3 – 5 % số hộ nghèo. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, xã nghèo giảm từ 6%/năm trở lên.

PV: Vậy theo ông, để hoàn thành các chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo mà vẫn đảm bảo cho hoạt động bảo vệ rừng nguyên sinh và trồng rừng mới, hiện địa phương còn phải đối mặt với những khó khăn thách thức nào?

Ông Nguyễn Việt Hà: Mặc dù đã đạt được những thành tích khả quan trong việc nâng cao sinh kế của người dân từ tài nguyên rừng, thực tế vẫn có những khó khăn, thách thức trong việc bảo vệ rừng gắn với giảm nghèo như: Mâu thuẫn giữa việc bảo tồn, duy trì diện tích rừng tự nhiên với việc phát triển kinh tế. Chúng ta đề biết vai trò, giá trị của rừng tự nhiên đối với môi trường sinh thái là rất lớn., tuy nhiên thực tế hiện nay diện tích rừng tự nhiên còn lại chủ yếu là rừng thứ sinh nghèo kiệt, giá trị thấp, nếu duy trì thì có hiệu quả kinh tế thấp.

rung-3.jpg
Ngành Kiểm lâm Lào Cai đã cùng người dân bảo vệ rừng và tạo sinh kế cho người dân gắn với rừng.

Trong khi để phát triển kinh tế xã hội, kinh tế lâm nghiệp nhu cầu cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt thành rừng trồng sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao hơn, nên xảy ra mẫu thuẫn giữa bảo vệ rừng tự nhiên với phát triển kinh tế. Đây là một áp lực lớn đối với công tác bảo vệ rừng tự nhiên hài hòa với phát triển kinh tế, tạo sinh kế cho người dân.

Nhận thức của người dân không đồng đều, đặc biệt là người dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số dẫn đến hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực này chưa cao. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho bảo vệ rừng còn thấp, chưa tướng xứng với công sức của người dân bỏ ra (tính toán theo định mức kinh tế kỹ thuật thì để bảo vệ 01 ha rừng hằng năng trung bình khoảng trên 1,2 triệu đồng, tuy nhiên hiện nay mức hỗ trợ của Nhà nước mới đạt 300-400 nghìn đồng/ha/năm). Đồng thời, tại các xã vùng cao, hiện chưa tìm được loài cây trồng lâm nghiệp có giá trị cao, phù hợp để người dân phát triển kinh tế từ trồng rừng sản xuất, giúp giảm tải áp lực vào rừng.

PV: Trong thời gian tiếp theo, ngành Kiểm lâm có kế hoạch gì để công tác bảo vệ rừng gắn với giảm nghèo đi vào thực tiễn và bền vững, thưa ông? 

Ông Nguyễn Việt Hà: Để công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo đi vào thực tiễn và bền vững, thì trong thời gian tới ngành Kiểm lâm cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Xác định rõ công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân là trách nhiệm của ngành Kiểm lâm. Cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan.

rung-4.jpg
Lực lượng Kiểm lâm Lào Cai tham gia công tác tuần tra bảo vệ rừng

Xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi;

Chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền vận động các tổ chức, hộ gia đình cá nhân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp. Phát triển kinh tế dưới tán rừng bền vững thông qua việc phát triển rừng có giá trị kinh tế cao và các loài cây lâm sản phụ, dược liệu dưới tán rừng. Vận động, huy động người dân tham gia liên kết trồng rừng, sản xuất lâm nghiệp.

Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới. Khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Lựa chọn các hoạt động phát triển sinh kế phù hợp, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án có liên quan. Khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện xã hội hóa nghề rừng, sử dụng các nguồn lực sẵn có tại địa phương về tài nguyên, nhân lực, kinh nghiệm bản địa.

PV: Xin cảm ơn ông!



Nguồn

Cùng chủ đề

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival “Thổ cẩm Lào Cai

Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa với chủ đề” với chủ đề “Sa Pa - Thổ cẩm miền sương mây” là sản phẩm du lịch mang thương hiệu của tỉnh Lào Cai, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, trong đó phát triển các sản phẩm thổ cẩm để đáp ứng nhu cầu du khách. Chương trình này góp phần triển khai, thực hiện Đề án của Bộ Văn hóa-Thể...

Hỗ trợ sinh kế giúp người dân giảm nghèo bền vững

Đất ở, đất sản xuất là những điều kiện tiên quyết giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Vì vậy, những năm qua, đời sống của đồng bào DTTS và miền núi ở tỉnh Lâm Đồng đã có những bước thay đổi đáng kể, đặc biệt trong việc ổn định nơi ở và phát triển sinh kế. ...

Công tác khoán bảo vệ rừng và phát triển rừng theo Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Sớm tháo gỡ khó khăn thì...

Nghệ An có hơn 1,148 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp, đứng đầu cả nước về diện tích. Từ thực tế cho thấy, việc giao khoán bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) được kỳ vọng, không chỉ vừa bảo vệ diện tích rừng hiện có mà còn gia tăng sinh kế cho người dân...

Định rõ hướng phát triển du lịch trong thời gian tới

Kinhtedothi-Bên cạnh những phương án kịp thời trong thời điểm bão lũ, ngành du lịch tỉnh Lào Cai cũng đã có những định hướng phát triển trong thời gian tới. Đảm bảo kết nối giao thông đối với các điểm đến du lịch Ông Lại Vũ Hiệp - Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Lào Cai cho biết, vào thời điểm mưa lũ gây ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng, các ban ngành đã phải tính luôn câu chuyện khắc...

Giảm nghèo bền vững nhìn từ tỉnh Thừa Thiên

Việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các Chương trình MTQG và Quỹ “Vì người nghèo”, giúp công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đạt nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, việc huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia năm 2024 là minh chứng rõ nét nhất. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sắp diễn ra Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam

(TN&MT) - Theo dự kiến, vào trung tuần tháng 11/2024, Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lắng nghe nông dân nói” sẽ được tổ chức tại Hà Nội nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân, hợp tác xã trước thềm diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024. ...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Khẩn trương hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. ...

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm chính thức Chile, Peru và dự tuần lễ cấp cao APEC

Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Cộng hòa Chile theo lời mời của Tổng thống Gabriel Boric Font từ ngày 9 - 12/11; thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru theo lời mời của Tổng thống...

Bài đọc nhiều

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ

Ngày 23/10, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” đã diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Chiều 31/10, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi của phóng viên về việc lực lượng chức năng của Trung Quốc bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam hồi cuối tháng 9.

Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, trừ các loại khoáng sản dầu khí, than đá, than bùn, quặng phóng xạ (urani, thori, ...) khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ...

Cùng chuyên mục

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Mới nhất

Ngân hàng nào đang trả lãi suất huy động bậc thang cao nhất?

Một số ngân hàng như Techcombank, ACB, Bac A Bank, VPBank,… đang niêm yết lãi suất huy động bậc thang với ưu đãi dành cho khách hàng có số dư tiền gửi cao. Techcombank là một trong những ngân hàng đang áp dụng chính sách trả lãi suất huy động bậc thang theo 3 mức tiền gửi khác nhau gồm:...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh

Sáng 9/11, tại TP. Hạ Long, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình,...

Tìm giải pháp bảo vệ an toàn thông tin trong chuyển đổi số

Ngày 8/11, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo an toàn thông tin năm 2024 với chủ đề “Hạn chế lộ lọt thông tin và phòng, chống lừa...

Nhỏ nước chanh vào mắt chữa được chứng mờ mắt, đau mắt đỏ?

'Tôi thấy trên mạng xã hội truyền tin nhau là nhỏ nước chanh vào mắt sẽ chữa được chứng mờ mắt và đau...

Học sinh giỏi toán của tỉnh phân loại ve chai thuần thục, thành tân sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM

Chế Hoàng Du, vừa đậu vào Trường đại học Kinh tế TP.HCM, là học sinh giỏi toán của tỉnh Tiền Giang, từ bé đã đi lượm ve chai cùng mẹ, thân thuộc với các loại rác. ...

Mới nhất