Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChắc suất đại học, tân sinh viên tính toán lộ trình học...

Chắc suất đại học, tân sinh viên tính toán lộ trình học tập


Lên phương án ăn ở, đi lại

Những ngày này, Nguyễn Thị Hà Linh, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội đang miệt mài lên phương án di chuyển, đi lại với vai trò là tân sinh viên ngành Kiểm toán – Học viện Tài chính.

Hà Linh cho hay, em trúng tuyển qua phương thức xét tuyển sớm (xét tuyển học sinh giỏi THPT – phương thức 302). Vì đây là ngành em yêu thích; Học viện Tài chính cũng là trường em thích nhất nên khi đăng ký nguyện vọng, em xếp Kiểm toán – Học viện Tài chính là nguyện vọng 1. Sau khi hoàn tất thủ tục, em chắc chắn đã trở thành tân sinh viên của Học viện Tài chính.

Sinh viên được hỗ trợ thông tin từ các trường đại học
Các trường đại học tư vấn kỹ thông tin đến thí sinh

“Từ nhà em đến trường khá xa và không tiện xe bus nên em quyết định, chủ yếu di chuyển bằng xe máy. Hai hôm nay em tra cứu xem đường nào gần nhất; đồng thời đã thực hành đến trường 2 lần để khảo sát đường đi. Ngoài ra, em cũng thực hiện xong thủ tục làm vé tháng xe bus để hôm nào mưa gió, có thể chuyển sang đi xe bus rồi bắt tiếp grab”, Hà Linh chia sẻ.

Cũng như Hà Linh, Nguyễn Phương Trang, trú tại tỉnh Gia Lai, trúng tuyển phương thức xét tuyển sớm vào khoa Kinh doanh quốc tế – Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

“Em theo dõi Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã lâu và tham dự kỳ thi IELTS vào giai đoạn tháng 2/2023. Với IELTS 7,0 cùng kết quả học tập tốt, em trúng tuyển khoa Kinh doanh quốc tế nên chỉ chờ đến khi đăng ký xét tuyển, đăng ký nguyện vọng 1 vào trường là em đã chính thức trở thành sinh viên của trường.

Rào cản lớn nhất của Trang là từ nhà ra Hà Nội hơn 1.000 cây số. Tuy vậy, khi quyết định học ĐH tại Hà Nội, gia đình em đã lên kế hoạch rõ ràng.

“Em ở nhà người thân trong năm đầu để quen đường đi ở Hà Nội. Từ đó đến trường khoảng 9km. Do không biết đường nên em đi học bằng grab. Từ năm thứ 2 trở đi, tuỳ tình hình thực tế, em có thể tiếp tục ở nhà người thân hoặc ra ngoài thuê nhà trọ”, Phương Trang nói.

Cũng trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển sớm vào trường ĐH Ngoại thương, Nguyễn Mạnh Dũng đang tìm hiểu thủ tục ở kí túc xá. Sau khi chắc chắn mình trúng tuyển Trường ĐH Ngoại thương, em đã tìm hiểu rất kỹ về diện ở kí túc xá nên đã hỏi thủ tục để chủ động thực hiện. Quê ở Bắc Giang, em cùng người nhà đã lên trường khảo sát cơ bản một số dịch vụ quanh đây để không bỡ ngỡ khi nhập học.

Còn Trịnh Mai Anh, trúng tuyển xét tuyển sớm vào Trường ĐH Luật Hà Nội cho biết, mấy hôm nay em nhờ anh chị đi tìm phòng trọ quanh khu vực trường để có thể đi bộ đi học nhưng chưa tìm được bởi giá phòng trọ quá cao.

Xây dựng kế học tài chính và kế hoạch học tập

Thạc sĩ Ngô Trí Dũng – Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho biết, những ngày qua có khá nhiều thí sinh và phụ huynh gọi điện đến trường hỏi về thủ tục nhập học, đặc biệt là thông tin để được nhận học bổng năm đầu và duy trì học bổng các năm tiếp theo. Điều đó chứng tỏ họ đã nắm chắc cơ hội vào trường nên muốn rút ngắn thời gian trong quá trình nhập học cũng như chuẩn bị về tài chính, chỗ ở trong thời gian tới”.

Nhiều sinh viên chủ động tìm kiếm thông tin về trường mình theo học
Nhiều sinh viên chủ động tìm kiếm thông tin về trường mình theo học.

Trúng tuyển đại học đúng thời điểm giá cả leo thang, trong đó mức học phí của các trường đều có xu hướng tăng nên nhiều sinh viên, nhất là sinh viên ở quê, có bố mẹ là lao động phổ thông phải tính toán kỹ về chi phí ăn ở, học phí.

Với Nguyễn Mạnh Dũng, học phí và bài toán trang trải học phí là điều em quan tâm. Là con đầu trong gia đình có 3 anh em, kinh tế không mấy khá giả; trong khi lên đại học, dù sẽ ở kí túc xá nhưng vừa phải lo sinh hoạt, ăn uống, vừa ứng phó với học phí tăng nên em rất trăn trở.

“Em quan tâm đến quỹ học bổng khuyến khích học tập và quỹ cho vay học bổng FTU – Mabuchi với lãi suất 0%, thời gian cho vay kéo dài nhiều năm. Trước mắt em quyết tâm học tốt, giành học bổng cao để giảm gánh nặng tài chính cho bố mẹ”, Dũng lên kế hoạch.

Không quan tâm nhiều đến vấn đề học phí, Nguyễn Thu Hà, trú tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội, trúng tuyển sớm vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam dành thời gian tìm hiểu các trung tâm uy tín để học tiếng Nhật.

Thu Hà cho hay: “Em quen biết một chị học Học viện Nông nghiệp, giờ rất thành công. Chị ấy từng đạt học bổng du học tại Nhật. Em cũng muốn giống chị nên chủ động học tiếng Nhật để thuận lợi hơn trong học tập và nghiên cứu sau này. Ngoài ra, em sẽ học củng cố để trình độ tiếng Anh được nâng lên”.

Cũng có không ít sinh viên muốn đi làm part time (bán thời gian) để vừa có thêm thu nhập, vừa học hỏi kỹ năng sống ngay khi lên đại học. “Khi chắc suất trúng tuyển vào Trường ĐH Thương mại, em đã xuống trường để xem có quán cà phê nào thuê sinh viên làm không. Từ bé đến giờ em chỉ biết đi học rồi về nhà, chưa va chạm bên ngoài bao giờ nên bố mẹ ủng hộ cho em đi làm với điều kiện chỉ làm 3 tiếng/ngày và không được ảnh hưởng đến học tập”, Nguyễn Tuấn Long, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ.

Việc chủ động lên kế hoạch của các tân sinh viên được cho là rất cần thiết để khởi đầu một giai đoạn cuộc sống mới. Trong vài ngày tới, cùng việc công bố điểm chuẩn đợt 1, các trường đại học sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập học; đồng thời bố trí đường dây nóng, sẵn sàng hỗ trợ sinh viên.

Các thông tin liên quan đến học phí, học bổng, chính sách vay vốn, chính sách hỗ trợ sinh viên, kí túc xá… cơ bản đã được công khai tại Đề án tuyển sinh của từng trường nên thí sinh có thể tìm hiểu và chuẩn bị trước để chủ động thực hiện ngay khi biết kết quả trúng tuyển chính thức.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/chac-suat-dai-hoc-tan-sinh-vien-tinh-toan-lo-trinh-hoc-tap.html

Cùng chủ đề

Thành phố hoa vàng cỏ xanh chào đón 180 GV-SV-HS: Ba trên trời có biết con được Tiếp sức đến trường?

Sáng 8-11, tại TP Tuy Hòa (Phú Yên), báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Phú Yên tổ chức lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường dành cho cho 180 tân sinh viên - học sinh - giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. ...

Bị bỏ rơi từ nhỏ, nương nhờ nhà chùa nhiều lần, chàng trai Phú Yên đậu Đại học Kinh tế TP.HCM

Bị mẹ ruột bỏ rơi, lớn lên bằng chuỗi ngày được “chuyền” từ nhà này sang nhà khác nuôi, hay nương nhờ nơi cửa Phật, Quốc Huy vẫn nỗ lực chạm tới giấc mơ vào đại học.  Huy nói mình biết ơn mẹ đã...

Thiếu tình thương cha mẹ, làm mẫu trang điểm kiếm sống, là HS giỏi tỉnh, tân SV ĐH Bách khoa TP.HCM

Trong khuôn viên Trường đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM, tân sinh viên Lê Kiều Hân (19 tuổi) ngồi lần giở những trang sách. Cô mở điện thoại, vào nhóm làm thêm xem có lịch mới hay không. ...

New Zealand đặt kế hoạch phục hồi số du học sinh hậu Covid-19, vào năm 2025

Theo các chuyên gia, ngành giáo dục quốc tế của New Zealand có thể phục hồi số lượng tuyển sinh như mức trước đại dịch vào năm 2025 sau giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ...

Trở thành đại sứ văn hóa đọc nhờ có tư duy phản biện, chất vấn

Hai lần tham gia cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc đều đạt giải, chưa kể có nhiều thành tích học tập và hoạt động tại trường, Văn Duy Phúc, sinh viên ngành quan hệ công chúng, Trường ĐH Văn Lang...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội hỗ trợ Quảng Nam phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Kinhtedothi- Thực hiện chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, chiều ngày 8/11, Sở Du lịch Hà Nội và Sở VHTT&DL Quảng Nam trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn giữa 2 tỉnh thành. Theo Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Quảng Nam Văn Bá Sơn, du lịch nông thôn, nông nghiệp tại Quảng Nam bắt đầu hình thành từ những năm 2009. Hiện Quảng Nam có 126 điểm tài...

Những ai không nên ăn cá ngừ đóng hộp?

Những lợi ích sức khỏe chính của cá ngừ Giúp ngăn ngừa bệnh tim Vì chứa omega 3, một chất béo lành mạnh có tác dụng chống viêm, cá ngừ giúp kiểm soát mức cholesterol "xấu", LDL, trong máu, ngăn ngừa các bệnh tim như đau tim, rối loạn nhịp tim và suy tim. Thúc đẩy tăng khối lượng cơ bắp Bởi vì nó rất giàu protein, cá ngừ là một loại cá hoạt động trong việc hình thành các tế bào...

Hà Nội kết nối – vươn xa: quảng bá sản phẩm làng nghề của phụ nữ

Kinhtedothi - Tối 8/11, chương trình Hà Nội kết nối - vươn xa đã khai mạc, nhằm quảng bá các sản phẩm sáng tạo, OCOP, làng nghề của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng. Chương trình do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội tổ chức. Tham dự chương trình có Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thường trực Thành...

Hà Nam tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Kinhtedothi - Sáng 8/11, UBND tỉnh Hà Nam đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Công ty TNHH Neweb, Khu công nghiệp Đồng Văn III, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Phát biểu chỉ đạo tại buổi diễn tập, đồng chí Nguyễn Đức Vượng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam nhấn mạnh: công tác PCCC&CNCH luôn được tỉnh Hà Nam xác định là một trong những...

Quảng Ngãi hỗ trợ cho cán bộ dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính

Kinhtedothi- Cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính sẽ được hỗ trợ căn cứ theo số năm làm việc, số năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Sáng 8/11, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, thảo luận, quyết định một số...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cho nghỉ việc hiệu trưởng trường mầm non lùm xùm về khẩu phần ăn ở Bà Rịa

Bà Phan Thị Hán Huệ, hiệu trưởng trường Mầm non Ánh Dương tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), được giải quyết cho thôi việc từ ngày 6/11. ...

Cùng chuyên mục

Trao Giải thưởng Quả cầu vàng 2024 cho 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc

Tối 8/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ năm 2024.

Câu hỏi tưởng dễ nhưng khiến cả 4 ‘nhà leo núi’ Olympia chịu thua

Đường lên đỉnh Olympia không chỉ hấp dẫn bởi những màn so tài giữa các "nhà leo núi" mà còn bởi loạt câu hỏi hóc búa, thử thách người chơi.Câu hỏi dưới đây từng xuất hiện trong chương trình năm 2014, tưởng đơn giản nhưng lại làm khó cả 4 thí sinh trong chương trình. Câu hỏi như sau: "Từ 3 số: 7, 0, 2 có thể tạo ra số lớn nhất là bao nhiêu?"Hết thời gian trả lời,...

‘Nối vòng tay ấm’ mang hơi ấm lên vùng cao

Trong 2 ngày 7 - 8.11, trên hành trình 'Nối vòng tay ấm', các nhà tài trợ chương trình đã đến một số điểm trường bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi để thăm hỏi, động viên các em học sinh và...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Phó giáo sư trẻ nhất ngành y quê Nam Định, đang làm trưởng khoa một đại học lớn

Nam giảng viên Lê Minh Hoàng là phó giáo sư trẻ nhất ngành y năm nay, hiện đang làm Trưởng khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Ngành y vừa có thêm 3 giáo sư, 68 phó giáo sư. Nam giảng viên Lê Minh Hoàng quê ở xã Mỹ Thịnh, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định vừa trở thành phó giáo sư trẻ nhất ngành y năm nay. Hiện anh Hoàng là giảng viên chính,...

Mới nhất

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Việt Nam, Peru, Chile đều là thành viên của Hiệp định CPTPP và Hiệp định này đã góp phần gia tăng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia. “Lực đẩy” từ Hiệp định CPTPP Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống...

Giảm cân nên ăn mấy quả trứng mỗi ngày?

Giá trị dinh dưỡng của trứngNguồn protein chất lượng caoProtein trong trứng là loại protein tốt và chứa các axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người, có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và phục hồi các mô.Giàu vitaminTrứng chứa vitamin A, D, E, K, B1, B6, B12 và các...

Bạc tăng trở lại sau quyết định của FED

Giá bạc hôm nay (9/11), thị trường bạc quay đầu tăng trở lại sau quyết định hạ lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh giảm mạnh ở mức 1.183.000 đồng/lượng (mua vào) và...

Nhìn lại dấu ấn của bà Kamala Harris

Cách đây 3 tháng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã bước lên khán đài, cầm micro và có bài phát biểu định hình cả quá khứ lẫn tương lai của bản thân. Một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định dừng tái tranh cử và ủng hộ bà Kamala Harris kế nhiệm ông với tư...

Bão số 7 duy trì cấp 14 trên Biển Đông, hướng về vùng biển Quảng Trị-Quảng Ngãi

Video: Dự báo thời tiết ngày 9/11.Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, lúc 4h ngày 9/11, vị trí tâm bão số 7 (tên quốc tế Yinxing) nằm trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 480km về phía Đông Bắc.Sức gió mạnh nhất vùng...

Mới nhất