Trang chủNewsKinh tế'Cha đẻ' gạo ST25: Giá gạo Việt đang cao nhất thế giới...

‘Cha đẻ’ gạo ST25: Giá gạo Việt đang cao nhất thế giới thì nên tranh thủ xuất khẩu nhiều

Anh hùng lao động Hồ Quang Cua – cha đẻ giống gạo ngon nhất thế giới ST25 – nói như vậy với Tuổi Trẻ khi bình luận về việc giá gạo Việt Nam lên mức cao nhất thế giới thời gian qua.
Việt Nam nên tận dụng cơ hội giá gạo cao để xuất khẩu. Trong ảnh: Tập đoàn Tân Long đóng gạo đưa lên xe tải đi xuất khẩu - Ảnh: VĨNH SƠN

Việt Nam nên tận dụng cơ hội giá gạo cao để xuất khẩu. Trong ảnh: Tập đoàn Tân Long đóng gạo đưa lên xe tải đi xuất khẩu – Ảnh: VĨNH SƠN

Theo đó, Việt Nam nên tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh xuất khẩu gạo.

Ông Cua nhận định rằng giá gạo hiện đang ở mức cao nhất lịch sử, nên giải pháp tốt nhất cho Việt Nam là tăng cường sản xuất để có gạo xuất khẩu càng nhiều càng tốt để thu lợi về cho nông dân, cho doanh nghiệp và thu ngoại tệ về cho đất nước.

Hiện thương lái vẫn đang đặt cược với giá lúa non 8.500 đồng/kg, họ cũng đặt cọc trước với nông dân. Giá cao thôi thúc nông dân xuống giống sớm, đặc biệt ở vùng ven biển lại phù hợp với chủ trương của Bộ NN&PTNT để tránh hạn mặn vào giai đoạn sau của cây lúa.

Do vậy, vụ đông xuân này, ĐBSCL sẽ có nhiều lúa chín trong Tết, lại có giá cao giúp nông dân có Tết cổ truyền sung túc hơn mọi năm.

* Thưa ông, nhưng cũng có ý kiến lo ngại nếu Việt Nam ồ ạt xuất khẩu gạo sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực ?

– An ninh lương thực nước ta không còn là vấn đề lớn như trước kia nữa. Lúa gạo ở Việt Nam được trồng và thu hoạch quanh năm. Bởi bộ giống lúa của Việt Nam hiện nay vừa ngắn ngày, vừa có năng suất cao.

Giá lúa đã tăng cao 3 tháng nay rồi, tâm lý người tiêu dùng đã ổn định, không có cảnh đông người mua gạo dự trữ nữa.

Khác với cuộc khủng hoảng gạo lần trước, khi đó giá gạo thế giới đột biến tăng lên hơn gấp đôi chỉ trong thời gian rất ngắn. Lúc đó, Chính phủ cấm xuất khẩu gạo để ổn định thị trường trong nước.

Bây giờ khác rồi, tôi cho rằng sẽ không có khủng hoảng lúa gạo trong nước, xuất khẩu gạo chỉ có niềm vui của hàng triệu người vì trúng mùa, bán được giá cao.

* Giá gạo Việt Nam đã vượt Thái Lan, Ấn Độ… liệu đây chỉ là mức giá tạm thời và “ăn may” của Việt Nam khi các quốc gia khác hạn chế xuất khẩu gạo?

– Không, chính người Thái đã thừa nhận chất lượng gạo dài 5% tấm của họ thua Việt Nam rồi. Năm nay Việt Nam vừa gia tăng sản lượng gạo xuất khẩu, vừa có cơ hội phổ biến rộng hơn gạo ngon của Việt Nam.

Đâu phải ăn may, đó là do Việt Nam đã định hướng đúng từ 3 thập niên trước nên bây giờ hưởng lợi.

Trước đây giá gạo Việt Nam luôn thấp hơn Thái Lan bởi vì chúng ta thua họ toàn diện, đó là hạt gạo ngắn, hay đục khô cơm, xay xát kém.

Cách đây 3 thập niên (khoảng 1993), nhân triển khai chương trình giống lúa của Bộ NN&PTNT, GS Bùi Chí Bửu đã đề ra chương trình lúa chất lượng cao (hạt dài và cơm mềm, thơm nhẹ) và dần dần phát triển được nhiều giống. Khu vực tư nhân cũng xắn tay tham gia nghiên cứu chọn tạo.

Hiện nay nhóm lúa này và nếp chiếm trên 80% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, Thái Lan ngoài gạo thơm Khao Dawk Mali chiếm độ ¼ sản lượng lúa, số còn lại đa số cho cơm khô như trước đó hai thập niên.

Sau Hội nghị thương mại lúa gạo toàn cầu năm 2022 tại Phuket (Thái Lan), ông chủ tịch danh dự Hiệp hội Lúa gạo Thái Lan trong một bài trả lời phỏng vấn báo chí đã thẳng thắn phê bình Chính phủ Thái Lan thiếu quan tâm đầu tư nghiên cứu giống lúa mềm cơm nên thua sút Việt Nam và gần như để thị trường Philippines rơi vào tay các doanh nghiệp Việt.

Dù Việt Nam vượt qua Thái Lan ở phân khúc gạo trên, nhưng chúng ta cần lưu ý trong 5-7 năm qua cơ cấu giống mềm cơm, thơm nhẹ của Việt Nam thay đổi liên tục.

Một khi giống lúa nào được thị trường ưa chuộng thì chất lượng sau đó bị suy giảm liên tục vì không đảm bảo giống chuẩn do bị làm nhái, lấy lúa lương thực làm giống, thậm chí doanh nghiệp có bản quyền hạt giống đó cũng không duy trì chất lượng như ban đầu.

Tôi nghĩ điều Việt Nam cần chú ý là Thái Lan đã chọn xong bốn giống lúa cho cơm mềm và đã nấu cho khách ăn thử tại Hội nghị thương mại lúa gạo toàn cầu ở Phuket vào tháng 11-2022.

Sắp tới, cuộc cạnh tranh sẽ bắt đầu khốc liệt.

* Có một thực tế rất lạ là giá lúa gạo tăng mạnh nhưng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo lại không có gạo trong kho, than lỗ. Có đúng thực tế như vậy không và làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa ông?

– ĐBSCL sản xuất ra lúa suốt năm, vào vụ chính thì nhiều, vụ phụ thì ít hơn. Do vậy, doanh nghiệp không cần trữ lúa nhiều để làm gì khi phải đóng lãi ngân hàng cao và để lâu gạo sẽ giảm phẩm chất.

Tuy nhiên, thực tế vừa qua doanh nghiệp không lường được biến động giá nên ký hợp đồng xuất khẩu lúc giá chưa lên và lên dần đến hơn 30%, bình quân 10%/tháng, nên lỗ là chuyện đương nhiên.

Có điều không như Việt Nam, các nước Đông Nam Á khác không coi đó là độ nhạy bén của thương lái với giá cả. Tín hiệu giá được truyền đi liên tục và khi đã có sức hút về lợi nhuận thì đội ngũ thương lái sẽ rất đông.

Nhưng họ không phải là người giữ lúa vì họ không có hậu cần. Trong khi các doanh nghiệp có lò sấy, có kho vựa và có vốn mới là nơi cần lúa. Đây là kinh tế thị trường, hãy để nó tự điều chỉnh. Ai là người tính toán giỏi và biết giữ chữ tín thì tồn tại thôi.

Tuoitre.vn

Cùng chủ đề

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ mở ra cơ hội thúc đẩy và tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam - Philippines, nhất là trong lĩnh vực thương mại gạo. Ngày 8/11, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, thực hiện chương trình công tác và xúc tiến thương mại quốc gia năm 2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam do ông Trần...

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Với việc nâng cao chất lượng, gạo Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu, đang khẳng định và giữ thị phần tại thị trường thế giới. Mới đây, Tập đoàn Tân Long xuất khẩu thành công gạo Japonica mang thương hiệu AAn vào thị trường Nhật Bản. Sự kiện công bố diễn ra đầu tháng 10 tại Tokyo dưới sự chứng kiến của đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Lãnh đạo...

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 10 vừa qua, Việt Nam xuất khẩu 0,8 triệu tấn gạo, thu về 505 triệu USD, tăng 29% về lượng và tăng 27,2% về giá trị so...

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế. 10 tháng năm 2024, xuất siêu 23,3 tỷ USD Theo dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 10 đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% (tương ứng tăng 3,35 tỷ...

Giá gạo chạm đáy, Việt Nam tăng nhập khẩu gấp 3,3 lần

Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu gạo giữa lúc giá mặt hàng này trên thị trường thế giới lao dốc. Trong tháng 10, các doanh nghiệp Việt đã chi 148 triệu USD để nhập khẩu, tăng gấp gần 3,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 10 vừa qua, nước ta xuất khẩu 0,8 triệu tấn gạo, thu về 505 triệu USD. So với tháng cùng kỳ năm ngoái,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Sáng 9-11, nêu ý kiến về dự Luật Nhà giáo...

Nước táo ngon miệng, nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nên uống nhiều không?

Không có hương vị nào có thể mang lại cảm giác dễ chịu và quen thuộc hơn nước táo. Mặc dù món đồ uống này đã tồn tại từ thời La Mã, nhưng sự quan tâm dành cho nước táo đã tăng lên đáng...

Nhà sáng lập BIM Group, doanh nhân Đoàn Quốc Việt qua đời

Ông Đoàn Quốc Việt, nhà sáng lập Tập đoàn BIM, đã qua đời vào ngày 7-11 ở tuổi 70, lễ viếng ông sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 10-11. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Tập đoàn BIM Group cho...

Bạn trẻ làm ứng dụng chia sẻ khóa học trực tuyến

Ngày 9-11, ứng dụng học tập trực tuyến Studify được một nhóm bạn trẻ ra mắt tại TP.HCM. Có thể hình dung, Studify tạo một nền tảng kết nối giữa người có nhu cầu học và người có nhu cầu đóng góp bài giảng...

Khách lái thử xe máy điện VinFast, quà tặng và niềm vui không giới hạn

Gian hàng VinFast nổi bật giữa sự kiện với 6 mẫu xe máy điện, khách tham dự từ người trẻ đến trung niên nhộn nhịp đăng ký, háo hức chờ lái thử. Chuỗi hoạt động VinFast khiến khách thích mê trong tiếng cười, quà tặng ngập tràn. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới. ...

Kinh tế – xã hội 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực

(ĐCSVN) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 10 và 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực và tốt hơn tháng 9; tính chung 10 tháng tốt hơn cùng kỳ năm trước trên hầu hết các lĩnh vực. Chiều 9/11 tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 dưới sự chủ...

Bổ sung nhiều nội dung về chính sách bảo hiểm thất nghiệp

(ĐCSVN) - Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung về chính sách bảo hiểm thất nghiệp như: mở rộng đối tượng tham gia; linh hoạt mức đóng; sửa đổi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp… Sáng 9/11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra...

Thông cáo báo chí số 17, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

(ĐCSVN) - Thứ Bảy, ngày 9/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 17 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường để nghe: Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc...

Người đàn ông nhảy dù mắc vào dây điện, treo lơ lửng hơn 1 giờ

Video: Người đàn ông nhảy dù vướng vào đường dây điện 110kVLãnh đạo UBND xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa giải cứu thành công người đàn ông nhảy dù bị mắc vào đường dây cao thế 110kV.Sự việc xảy ra vào khoảng 15h ngày 9/11, tại cánh đồng ở xã Nam Phương Tiến. Thời điểm này, người đàn ông nhảy dù từ đỉnh đồi Bù 833, xã Nam Phương...

Mới nhất

Nhà sáng lập BIM Group, doanh nhân Đoàn Quốc Việt qua đời

Ông Đoàn Quốc Việt, nhà sáng lập Tập đoàn BIM, đã qua đời vào ngày 7-11 ở tuổi 70, lễ viếng ông sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 10-11. ...

Tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

AI không còn là công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị, thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu...

Petrovietnam với nỗ lực xóa bỏ rào cản pháp lý cho ngành Dầu khí vươn xa

Petrovietnam là một trong những doanh nghiệp trụ cột của nền kinh tế đất nước với nhiệm vụ quản lý, triển khai các hoạt động dầu khí, phát triển ngành công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ theo 5 lĩnh vực: Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; Công nghiệp khí; Chế biến dầu khí;...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà...

Mới nhất