Là một loại cây thân thảo, Sống và phát triển ở vùng núi Ngọc Linh thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum, Thời chiến tranh được người dân và các chiến sỹ Khu 5 phát hiện nên goi là Sâm K5, Có tên khoa học là Panax articulatus KL Dao (1973) ex Ha et Gruskv (1985). Người dân tộc Xơ Đăng vùng này gọi là cây ngãi rọm, Sâm trúc, hay cây thuốc gấu. Khi đi rừng đào củ ăn thấy người rất khoẻ cả khi đói, hoặc khát…Cây Sâm Ngok Linh sống và phát triển mạnh dưới tán rừng già từ độ cao trên 1200m so với mặt nước biển. Nay được chính quyền hai tỉnh này khuyến khích người dân bảo vệ rừng gia để phát triển loại cây có tiềm năng kinh tế này, trên sườn núi Ngok Linh và đây là loại dược liệu quý trên đất Việt Nam. Đã mang lại kinh tế cao cho người dân trên sườn núi này. Tai Nam Trà My như các xã Trà Linh, Trà Nam, Trà cang…
Hệ sinh thái thảm thực vật trên sườn núi Ngọc Linh, xã Trà My.
Vietnam.vn mời quý vị cùng tìm hiểu về cây sâm Ngọc Linh qua bộ tác phẩm “Câu chuyện “Cây Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt)” và chợ phiên Nam Trà My” được tác giả Huy Đằng Phạm chụp tại Quảng Nam. Bộ ảnh được tác giả gửi tham dự Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
Mô hình cây Sâm Ngọc Linh tại Hội chợ Nam Trà My.
Những luống sâm được trồng trên lớp mùn tại cánh rừng già Ngọc Linh.
Những sản phẩm sâm và dược liệu được bày bán tại chợ phiên Hội chợ nam Trà My vào những ngày mùng 1 hàng tháng.
Một cây sâm đang mùa đơm hoa kết trái cho vụ mới.
Nâng niu hạt giống Sâm Việt.
Một củ sâm gần 10 năm tuổi được giao dịch tại chợ phiên.
Các sản phẩm được tinh chế từ sâm Ngọc Linh được bày bán trong các gian hàng tại phiên chợ.
Các nghiên cứu đều khẳng định sâm Ngọc Linh là loài thảo dược giá trị cao ở Việt Nam, đã được chứng minh có tác dụng tăng cường hiệu quả hệ miễn dịch, trí nhớ, kháng viêm, chống căng thẳng, chống ung thư và ngăn ngừa lão hóa. Thân rễ và củ sâm được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, còn lá và thân thì được dùng làm trà sâm.
Công trình đăng trên Biological and Pharmaceutical Bulletin, tập san y khoa bình duyệt ra hằng tháng của Hiệp hội Dược Nhật Bản, năm 1998. Nhóm nghiên cứu thử nghiệm tác dụng ức chế đối với kháng nguyên sớm của virus Epstein-Barr (EBV-EA) của 7 saponin phân lập từ thân rễ và rễ của sâm Ngọc Linh.
Kết quả cho thấy, Majonoside-R2 – saponin nhóm Ocotillol chiếm hơn nửa tổng hàm lượng saponin của sâm Ngọc Linh, có tác dụng ức chế đáng kể sự hoạt hóa EBV-EA; và Majornoside-R2 có thể là một tác nhân hóa học giá trị có thể chống lại chất sinh ung thư hóa học.
Trong khi đó, công trình nghiên cứu: “Chất chuyển hóa sesquiterpene lactone mới từ sâm Ngọc Linh” của nhóm tác giả Việt Nam và một nhà nghiên cứu nước ngoài – Poul Erik Hansenf (Khoa Khoa học và môi trường, Đại học Roskilde, Đan Mạch) đã chỉ ra sesquiterpene lactone là một nhóm sản phẩm tự nhiên quan trọng thu được từ nhiều loài cây thuốc, rất đa dạng về cấu trúc và có hoạt tính sinh học tốt cho sức khỏe như chống ung thư, chống viêm, kháng u, chống sốt rét, kháng vi rút, kháng khuẩn, kháng nấm…
Sâm Ngọc Linh như loại kháng sinh tự nhiên nên có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, phục hồi tổn thương rất tốt. Với những người cao tuổi, người suy giảm hệ miễn dịch, mắc nhiều bệnh lý nền nếu sử dụng sâm thường xuyên sẽ giúp phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
Sâm Ngọc Linh cũng đã được Chính phủ phê duyệt là sản phẩm mang thương hiệu quốc gia, là “quốc bảo” của Việt Nam và đưa vào danh mục cấm khai thác, thuộc 250 loài quý hiếm trong sách đỏ.
Năm 2024, Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam” tiếp tục được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức trên trang web https://happy.vietnam.vn dành cho tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài từ 15 tuổi trở lên. Cuộc thi nhằm tôn vinh những cá nhân và tập thể có những sản phẩm thông tin tích cực, đóng góp thiết thực vào việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đẹp về Việt Nam ra thế giới. Qua đó giúp người dân trong nước, đồng bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế tiếp cận những hình ảnh chân thực về đất nước, con người Việt Nam, thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, hướng tới một Việt Nam hạnh phúc.
Mỗi hạng mục dự thi (ảnh và video) có các giải thưởng và giá trị giải thưởng như sau:
– 01 Huy chương Vàng: 70.000.000đ
– 02 Huy chương Bạc: 20.000.000đ
– 03 Huy chương Đồng: 10.000.000đ
– 10 giải Khuyến khích: 5.000.000đ
– 01 tác phẩm được bình chọn nhiều nhất: 5.000.000đ
Các tác giả đạt giải sẽ được Ban Tổ chức mời tham dự Lễ công bố và trao giải thưởng và giấy chứng nhận trên sóng truyền hình trực tiếp của Đài Truyền hình Việt Nam.
Vietnam.vn