Trang chủDu lịchẨm thựcCây nêu ngày Tết: Mang phong tục cổ truyền đến với phố...

Cây nêu ngày Tết: Mang phong tục cổ truyền đến với phố cổ


Dựng cây nêu ngày Tết Nguyên đán là một phong tục lâu đời của người Việt mang ý nghĩa biểu tượng bảo vệ, mang đến sự bình yên cho người dân.

Cây nêu ngày Tết: Mang phong tục cổ truyền đến với phố cổ- Ảnh 1.

Cây nêu được dựng tại đình Kim Ngân, số 42-44 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội – Ảnh: VGP/Gia Huy

Dựng cây nêu là một phong tục cổ truyền trong ngày Tết Nguyên đán của người Việt được tái hiện tại đình Kim Ngân (quận Hoàn Kiếm) nhằm giới thiệu đến cho du khách và nhân dân Thủ đô những phong tục lâu đời trong Tết Việt.

Theo đó, dựng cây nêu là một trong những phong tục cổ truyền trong ngày Tết Nguyên đán của người Việt, mang ý nghĩa là biểu tượng bảo vệ người dân khỏi ma quỷ xâm nhập, mang đến bình yên cho người dân ở vùng đất được dựng câu nêu.

Chia sẻ về tục dựng câu nêu, TS. Trần Đoàn Lâm, thành viên Câu lạc bộ Đình Làng Việt cho biết, dựng cây nêu ngày Tết là một phong tục lâu đời của người Việt Nam. Thông thường, cây nêu được dựng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công – ông Táo, sau đấy cây nêu được hạ vào ngày mùng 7 tháng Giêng.

Cây nêu ngày Tết: Mang phong tục cổ truyền đến với phố cổ- Ảnh 2.

Viết chữ thư pháp trên dải lụa đỏ để treo lên cây nêu – Ảnh: VGP/Gia Huy

Cây nêu được dựng lên trong không khí phấn khởi của người dân, báo hiệu một năm mới sắp đến. Dựng cây nêu vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch còn có ý nghĩa biểu tượng ngăn ngừa ma quỷ tới quấy rầy gia chủ trong những ngày ông Công – ông Táo lên chầu trời.

Cây tre được chọn dựng cây nêu là cây khỏe mạnh, đã chặt hết các cành, chỉ để lại ngọn và lá phía trên. Theo TS. Trần Đoàn Lâm, không phải ngẫu nhiên người dân ta chọn cây tre để dựng cây nêu, bởi lẽ cây tre phổ biến ở làng quê Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cây tre cũng tượng trưng cho người Việt Nam, mềm dẻo nhưng rất cứng rắn, bất khuất.

Cây nêu ngày Tết: Mang phong tục cổ truyền đến với phố cổ- Ảnh 3.

Dựng cây nêu ngày Tết trong phố cổ Hà Nội để giới thiệu những nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt – Ảnh: VGP/Gia Huy.

Thân cây nêu có thể được trang trí bằng các loại cờ, phướn, đèn lồng, câu đối, niêu đất chứa vôi, chuông gió, giỏ tre…

Những biểu tượng treo trên cây nêu cũng có những ý nghĩa riêng, đó là hướng về bảo vệ, tạo lập hạnh phúc cho con người. Trên ngọn cây nêu, người ta treo những đồ vật tùy theo phong tục của từng địa phương, như trên ngọn còn có một vòng tròn nhỏ, được treo những chiếc khánh đất, hay linh vật để khi gió thổi, va đập nhau kêu leng keng trong gió với ý nghĩa để trừ ma quỷ.

Viết chữ thư pháp lên băng vải đỏ rồi treo trên cây nêu là tượng trưng cho sức sống của mùa Xuân, cũng là mong ước của sự mạnh khỏe, bình an. Cây nêu cũng được treo chùm lá thường có gai như biểu tượng vũ khí bảo vệ vùng đất dựng cây nêu.

Cây nêu ngày Tết: Mang phong tục cổ truyền đến với phố cổ- Ảnh 4.

Những biểu tượng treo trên cây nêu cũng có những ý nghĩa riêng, đó là hướng về bảo vệ, tạo lập hạnh phúc cho con người – Ảnh: VGP/Gia Huy.

Những con cá chép bằng gỗ được treo lên cây nêu tượng trưng cho ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Lý do chọn cá chép bởi truyền thuyết cá chép có năng lực biến thành rồng bảo vệ cho muôn loài. Trên cây nêu còn treo bùa tứ tung ngũ hoành với ý nghĩa cấm quỷ dữ đến xâm phạm gia đình trong ngày Tết. Cờ treo trên cây nêu cũng theo nguyên tắc ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, ngọn lửa tượng trưng cho sức sống, cũng là biểu tượng vũ khí đuổi tà quỷ, mang bình an đến với người dân.

Tái hiện dựng cây nêu ngày Tết tại đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc (Hà Nội) là hoạt động nhiều năm nay được Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Câu lạc bộ Đình Làng Việt tổ chức. Theo ông Nguyễn Đức Bình, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đình Làng Việt, cách đây 5 năm, Câu lạc bộ Đình Làng Việt bắt đầu phối hợp với Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình Tết Việt – Tết phố. Đây là hoạt động có ý nghĩa của quận Hoàn Kiếm, Ban quản lý phố cổ Hà Nội để duy trì hoạt động văn hóa có ý nghĩa, có sức lan tỏa đến cộng đồng.

Cây nêu ngày Tết: Mang phong tục cổ truyền đến với phố cổ- Ảnh 5.

Tái hiện dựng cây nêu ngày Tết tại đình Kim Ngân là hoạt động nhiều năm nay được Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Câu lạc bộ Đình Làng Việt tổ chức – Ảnh: VGP/Gia Huy.

Cùng với việc tái hiện dựng cây nêu ngày Tết, nhiều hoạt động tại phố cổ Hà Nội trong chương trình Tết Việt – Tết phố cũng hướng tới giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống, được cộng đồng nâng niu và gìn giữ, giới thiệu những nét đẹp văn hoá truyền thống trong phong vị đón Tết cổ truyền của người Việt

Còn theo Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể khu vực hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quận Hoàn Kiếm giao cho Ban quản lý triển khai. Dịp Tết Nguyên đán này, Ban quản lý mang đến nhiều hoạt động văn hóa trong khu phố cổ để giới thiệu với công chúng các giá trị di sản văn hóa tiêu biểu, cũng là cơ hội để quảng bá văn hóa của các địa phương, các hoạt động văn hóa dân gian mỗi dịp Tết đến, Xuân về.



Nguồn: https://thoidai.com.vn/cay-neu-ngay-tet-mang-phong-tuc-co-truyen-den-voi-pho-co-196575.html

Cùng chủ đề

Thương nhớ món ngon quê nhà

Năm nào cũng vậy, cứ cận Tết là mấy người bạn miền Tây xa quê lại nhắn tôi đặt mua trước giùm vài ba ký mắm. Lạ thế, đi làm ăn xa, biết bao món ngon vật lạ vẫn không sao quên được hương vị mắm hồn...

Gạo muối và chuyện định danh món ngon

Gạo muối không thể thiếu trong đời sống con người nên gạo muối trở thành biểu tượng thiêng liêng, tục lệ tín ngưỡng để con người tỏ lòng biết ơn tạo hóa, đất trời. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gắn kết tình hữu nghị, khẳng định trách nhiệm quốc tế

"Ngay sau khi đến Lima, chúng tôi đã trực tiếp chứng kiến và cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp về đất nước, con người, sự hiếu khách và phát triển năng động của Peru-đất nước có chiều sâu lịch sử văn hóa và là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại", Chủ tịch nước Lương Cường đã chia sẻ với báo giới như vậy trong chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ...

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân chạy bộ vì Trường Sa xanh

Ngày 16/11, tại thành phố Đà Nẵng, các cơ quan, đơn vị của Vùng 3 Hải quân đã cùng tổ chức Lễ phát động thử thách chạy bộ “Higreen – Vì Trường Sa xanh”. Mỗi quân nhân tham gia thử thách sẽ hoàn thành ít nhất 20km tương đương đóng góp vào quỹ trồng cây tại huyện đảo Trường Sa là 60.000 đồng. Tham gia lễ phát động có hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ...

Ba trọng tâm của Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam – Những...

Ngày 15/11, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì phối hợp cùng Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Hội thảo được chủ trì bởi TS Lại Xuân Môn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường...

Đại tá Hoàng Quốc Hoàn được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Sáng 16/11, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Phó Chính ủy Vùng. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng chủ trì hội nghị. Theo quyết định của Bộ Quốc phòng, Đại tá Lê Văn Hưởng, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân được điều động giữ chức vụ...

Ủy ban liên chính phủ đánh giá cao hoạt động của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga

Đại diện Việt Nam-Nga ghi nhận, đánh giá cao kết quả hoạt động khoa học-công nghệ và các hoạt động xây dựng tiềm lực của Trung tâm Nhiệt đới trong năm nay. Quang cảnh Phiên họp diễn ra tại thành phố Saint Petersburg chiều 15/11/2024. (Nguồn: Quân đội nhân dân) ...

Bài đọc nhiều

Món ăn trường thọ, siêu thực phẩm Nhật dùng mỗi ngày được chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ

Vì sao natto là siêu thực phẩm trường thọ của người Nhật? Michiko Tomioka là chuyên gia tuổi thọ, nhà dinh...

Nhớ tiệm hủ tiếu cô Chánh trong khu Chợ Cũ Tôn Thất Đạm, 50 năm vẫn đậm chất retro

Ghé ăn hủ tiếu của cô Chánh trong khu Chợ Cũ đường Tôn Thất Đạm, quận 1, TP.HCM, bỗng nhớ lại ký ức thuở ấu thơ khi được mẹ nắm tay dẫn đi chợ, rồi lần qua từng sạp hàng để tìm cho ra một bữa sáng đậm vị Sài Gòn. ...

Dacha: Cách sống gắn bó chặt chẽ với ẩm thực của người Nga xưa và nay

Một trong số những yếu tố thu hút chúng ta trải nghiệm cuộc sống nông thôn chính là những bữa ăn tươi mới với những nguyên liệu được lấy trực tiếp từ vườn tược, chuồng trại quanh nhà. Những mùa Hè ở nông thôn ấy đã trở thành một truyền thống đối với người dân thành thị, một lối sống nhàn nhã, chừng mực hầu như không thể có giữa sự hối hả...

Nước mắm, mắm nêm Việt lọt top đồ chấm ngon nhất thế giới

Chuyên trang ẩm thực Taste Atlas vừa công bố danh sách 100 loại đồ chấm ngon nhất thế giới, trong đó có nước mắm và mắm nêm của Việt Nam. Với 4,4/5 sao, nước mắm được các chuyên gia và độc giả của Taste Atlas xếp ở vị trí thứ 22 trong danh sách.  Taste Atlas mô tả nước mắm ở mỗi vùng miền của Việt Nam có sự khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, thứ đồ chấm này thường...

Cùng chuyên mục

Khách Nhật thử một món ở vỉa hè TPHCM, khen ‘ngon nhất từng ăn’

Món cơm vỉa hè có giá 35.000 đồng/suất, kèm canh khổ qua 15.000 đồng khiến vị khách Nhật Bản ăn không ngừng, hết lời xuýt xoa và khen “ngon nhất từng ăn trong đời”. Papaken (35 tuổi, làm nghề sáng tạo nội dung) là người Nhật Bản, sống ở Hà Nội được hơn 2 năm. Còn Kazuki Matsumoto (hay được biết đến với biệt danh Kiki) là một blogger người Nhật khá có tiếng, hiện sinh sống và làm việc tại...

Nước mắm, mắm nêm Việt lọt top đồ chấm ngon nhất thế giới

Chuyên trang ẩm thực Taste Atlas vừa công bố danh sách 100 loại đồ chấm ngon nhất thế giới, trong đó có nước mắm và mắm nêm của Việt Nam. Với 4,4/5 sao, nước mắm được các chuyên gia và độc giả của Taste Atlas xếp ở vị trí thứ 22 trong danh sách.  Taste Atlas mô tả nước mắm ở mỗi vùng miền của Việt Nam có sự khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, thứ đồ chấm này thường...

Được bán quanh năm ở chợ Việt, dễ tìm, dễ nấu

GĐXH - Loại rau đang được nhắc tới có khả năng hỗ trợ phòng ung thư, đó chính là rau họ cải. Rau họ cải được bày bán hầu như quanh năm ở các chợ Việt. ...

Nhớ tiệm hủ tiếu cô Chánh trong khu Chợ Cũ Tôn Thất Đạm, 50 năm vẫn đậm chất retro

Ghé ăn hủ tiếu của cô Chánh trong khu Chợ Cũ đường Tôn Thất Đạm, quận 1, TP.HCM, bỗng nhớ lại ký ức thuở ấu thơ khi được mẹ nắm tay dẫn đi chợ, rồi lần qua từng sạp hàng để tìm cho ra một bữa sáng đậm vị Sài Gòn. ...

Hảo Hảo đón tuổi 24 với triệu quà tặng khách hàng

Để tri ân khách hàng đã ủng hộ suốt hơn 2 thập kỷ, Hảo Hảo triển khai chương trình khuyến mại lớn với tổng giá trị giải thưởng hơn 18,5 tỉ đồng, khuấy động sự hào hứng tham gia từ người tiêu dùng cả nước. Nhân dịp kỷ niệm 24 năm sinh nhật rộn ràng Hảo Hảo - thương hiệu mì ăn liền được chọn mua hàng đầu tại Việt Nam - đã triển khai một số hoạt động thiết...

Mới nhất

Hàng loạt quy định mới về xác thực và sử dụng mạng xã hội

(Dân trí) - Những thông tin công nghệ nổi bật tuần qua gồm các thay đổi liên quan đến Nghị định 147/2024/NĐ-CP, yêu cầu người dùng xác thực thông tin khi sử dụng mạng xã hội hoặc giới hạn thời gian chơi game. Từ 25/12, tài khoản mạng xã hội phải xác thực số điện thoại Theo Điểm e khoản 3...

Xúc động lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện “Tập kết ra Bắc” tại điểm cầu Hải Phòng

Hải Phòng là 1 trong 3 địa phương được lựa chọn tổ chức điểm cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện "Tập kết ra Bắc" nhằm ghi nhớ, tri ân những cống hiến, hi sinh của các thế hệ đi trước. ...

Mùa hoa dã quỳ trên núi lửa Chư Đăng Ya

Tháng 11, khung cảnh kỳ vĩ của núi lửa Chư Đăng Ya (Gia Lai) trở nên dịu dàng và thơ mộng hơn khi các triền núi được phủ một màu vàng rực rỡ của hoa dã quỳ. Những bông hoa nhỏ xinh, giản dị mang theo sức sống của núi rừng là đặc sản mùa thu của Gia Lai,...

Lý do không dùng thực phẩm bổ sung magiê với sắt, kẽm và canxi

Magiê là một khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần để thực hiện một số chức năng sinh học quan trọng, nhưng nếu tiêu thụ thực phẩm bổ sung magiê không đúng cách, sẽ không mang lại kết...

Mới nhất

Nhàn đàm: Mùa xay chín