Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiCây đa cổ thụ hơn 500 tuổi có vẻ đẹp kỳ mỹ...

Cây đa cổ thụ hơn 500 tuổi có vẻ đẹp kỳ mỹ ở Lai Châu được công nhận là Cây Di sản Việt Nam


Clip: Cây đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Cây đa cổ thụ – biểu tượng văn hóa, niềm tự hào của người dân xã Thèn Sin

Ước tính cây đa có tuổi đời hơn 500 năm, cây đa cổ thụ sở hữu vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi với chu vi 10,6m, đường kính gốc 3,37m; chiều cao 21,2m; tán lá xum xuê, rợp bóng mát cả một khoảng rộng hơn 170m. 

Thân cây to lớn, rễ cây tua tủa như những dải lụa quấn quanh, bám sâu vào lòng đất như thể níu giữ sự trường tồn cùng thời gian. Bao quanh cây đa là những thảm cỏ xanh mướt, tạo thành nơi nghỉ chân lý tưởng cho người dân sau mỗi ngày làm việc vất vả.

Cây đa cổ thụ không chỉ mang giá trị vẻ đẹp của biểu tượng trường tồn mà còn gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của người dân xã Thèn Sin. Theo truyền thuyết, cây đa là nơi trú ngụ của các vị thần linh, che chở cho dân làng bình an, may mắn. Vào những dịp lễ hội, người dân thường tụ tập dưới gốc đa để vui chơi, ca hát, tạo nên bầu không khí náo nhiệt, rộn ràng. Cây đa cũng là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng như cúng tế, cầu an, thể hiện lòng thành kính và biết ơn của người dân đối với tổ tiên.

Cây đa cổ thụ hơn 500 tuổi có vẻ đẹp kỳ mỹ ở Lai Châu được công nhận là Cây Di sản Việt Nam- Ảnh 1.

Cây đa cổ thụ sừng sững hiên ngang như một minh chứng cho lịch sử lâu đời và tinh thần quật cường của người dân nơi đây. Ảnh: Tuấn Hùng

Các bậc cao niên, cán bộ lão thành cách mạng xã Thèn Sin kể lại: Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, vị trí cây đa này còn là nơi những người yêu nước thường tụ họp để bàn bạc kế sách, phương án đối phó với các cuộc càn quét bắt phu, chính sách cai trị hà khắc của chế độ thực dân. Đặc biệt để chuẩn bị, phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, vào năm 1952 tại nơi đây cán bộ ta đã tổ chức họp bàn để ủng hộ sức người, đóng góp thóc lúa cho bộ đội tham gia chiến dịch.

Trong kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc tháng 2/1979, vị trí cây đa lại là nơi Ủy ban hành chính xã, lực lượng dân quân địa phương tổ chức họp bàn phương án chống lại cuộc xâm lược, bàn bạc kế hoạch di tán dân cư đến nơi an toàn.

Cây đa cổ thụ hơn 500 tuổi có vẻ đẹp kỳ mỹ ở Lai Châu được công nhận là Cây Di sản Việt Nam- Ảnh 2.

Cây đa cổ thụ đã trở thành biểu tượng văn hóa, niềm tự hào của người dân xã Thèn Sin, huyện Tam Đường, Lai Châu. Ảnh: Tuấn Hùng

Cây đa như “một chứng nhân lịch sử” của nhân dân các dân tộc xã Thèn Sin, đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng, ý nghĩa, thiêng liêng của người dân nơi đây; nhiều lần bom đạn của thực dân, đế quốc rơi cũng không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển trường tồn của cây đa. 

Vào dịp 3/3, 6/6 âm lịch hàng năm, nhân dân có dịp cùng nhau hội họp, cầu khấn thần linh, cầu mong các vị thần ban cho sức khỏe, mọi việc may mắn, thuận lợi, nhân dân ngày càng giàu có và hạnh phúc.

Cây đa cổ thụ hơn 500 tuổi có vẻ đẹp kỳ mỹ ở Lai Châu được công nhận là Cây Di sản Việt Nam- Ảnh 3.

Được mệnh danh là “cây thần”, “cây thiêng”, cây đa cổ thụ hơn 500 tuổi đẹp kỳ mỹ ở xã Thèn Sin, huyện Tam Đường, Lai Châu được công nhận là cây Di sản Việt Nam. Ảnh: Tuấn Hùng

Với giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh to lớn, cây đa cổ thụ Thèn Sin đã được công nhận là Cây di sản Việt Nam. Đây là sự công nhận xứng đáng với giá trị về mặt thiên nhiên môi trường cũng như giá trị lịch sử và văn hóa tâm linh của cây đa cổ thụ; đây là tiền đề để xã Thèn Sin quảng bá, phát triển du lịch, giới thiệu về Cây Đa di sản Việt Nam nói riêng, cũng như văn hoá con người xã Thèn Sin đến với du khách thập phương.

Công bố quyết định công nhận cây đa cổ thụ là cây Di sản Việt Nam

Chiều 10/5, tại xã Thèn Sin, Tiến sĩ Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây di sản Việt Nam công bố Quyết định công nhận Cây di sản Việt Nam là “Cây đa ở bản Lở Thàng 1, 2” đồng thời nhấn mạnh, sự kiện góp phần phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn gen thực vật, tôn vinh giá trị nhân văn, hướng về cội nguồn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên gắn liền với cây đa cổ thụ, trên 500 năm tuổi.

Cây đa cổ thụ hơn 500 tuổi có vẻ đẹp kỳ mỹ ở Lai Châu được công nhận là Cây Di sản Việt Nam- Ảnh 4.

Lãnh đạo UBND xã Thèn Sin đón nhận Quyết định công nhận Cây di sản Việt Nam. Ảnh: Tuấn Hùng

Lễ công nhận Cây di sản Việt Nam (cây đa bản Lở Thàng 1, Lở Thàng 2) góp phần lan tỏa ý thức giữ gìn cảnh quan, phát huy giá trị lịch sử văn hóa của cộng đồng dân tộc trên địa bàn. Từ đó, tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay, góp sức chăm sóc cây, bảo vệ môi trường.

Cây đa cổ thụ hơn 500 tuổi có vẻ đẹp kỳ mỹ ở Lai Châu được công nhận là Cây Di sản Việt Nam- Ảnh 5.

Dịp này, đại biểu đã mở bia đá vinh danh và tham quan Cây di sản Việt Nam. Ảnh: Tuấn Hùng

Chia sẻ tại lễ công bố Cây di sản Việt Nam, ông Vũ Xuân Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đường, Lai Châu cho biết: Cây đa được công nhận là Cây di sản Việt Nam lưu giữ những câu chuyện gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày và đời sống tâm linh, lịch sử và văn hóa của người dân địa phương. Đây là cơ hội để xã Then Sin khơi dậy tinh thần yêu nước, tạo sức mạnh đại đoàn kết dân tộc gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày và đời sống tâm linh, lịch sử và văn hóa của người dân.





Nguồn: https://danviet.vn/cay-da-co-thu-hon-500-tuoi-co-ve-dep-ky-my-o-lai-chau-duoc-cong-nhan-la-cay-di-san-viet-nam-20240511112821714.htm

Cùng chủ đề

Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đưa Lai Châu lên nhóm thứ hạng cao

Về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Cùng với việc Lai Châu đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế số đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 10% GRDP, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 5%, tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 5%, tỷ lệ...

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Tuần du lịch văn hóa Lai Châu 2024

Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ” sẽ diễn ra từ ngày 8 - 10/11/2024 tại thành phố Lai Châu, với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, trải nghiệm hấp dẫn. ...

Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Lai Châu: Đối thoại doanh nghiệp và gặp gỡ doanh nhân năm 2024 'Lai Châu, hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng phát triển' Mới đây, tỉnh Lai Châu đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024. Tại hội nghị, tỉnh Lai Châu đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 doanh nghiệp với số...

Hơn 700 hộ dân ở Lai Châu cần được di dời khỏi nơi nguy cơ sạt lở đất, sắp xếp, bố trí nơi ở...

Clip: Chính quyền và bộ đội biên phòng giúp người dân ở huyện Phong Thổ, Lai Châu sau khi bị sạt lở đất. Nơi ở mới cơ bản ổn định cuộc sống và sản xuấtNói về công tác di...

Tam Đường (Lai Châu): Khơi dậy tinh thần vươn lên thoát nghèo trong đồng bào DTTS

Huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu có 13 xã, thị trấn, với hơn 12.500 hộ. Xác định mục tiêu giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, Đảng bộ, chính quyền huyện đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và Nhân dân cùng tham gia vào chương trình giảm nghèo. Đồng thời, huyện đã hướng dẫn các xã, thị trấn tổ chức xây dựng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Chatbot Meta AI có khả năng tìm kiếm không phụ thuộc Google, Microsoft

Meta được cho là đang tự phát triển một công cụ tìm kiếm tích hợp trên chatbot để giảm phụ thuộc vào Google và Microsoft. The Information dẫn tin Meta đã phát triển các chỉ mục web (index) trong ít nhất 8 tháng vừa qua. Mục tiêu của công ty này là tích hợp chỉ mục vào Meta AI để cung cấp cho chatbot khả năng tìm kiếm thay thế cho Google Search và Microsoft Bing. Công ty mẹ Facebook đã...

OpenAI mang tính năng tìm kiếm đến ChatGPT, thách thức Google

OpenAI sẽ bổ sung một bộ tính năng tìm kiếm mới lên ChatGPT, leo thang cuộc chiến giữa startup này với Google. ChatGPT Search cho phép người dùng chatbot tìm kiếm thông tin kịp thời như họ vẫn làm trên web. OpenAI cung cấp nguyên mẫu vào tháng 7, độc lập với ứng dụng ChatGPT và chỉ dành cho một số người dùng giới hạn. Các tính năng tìm kiếm mới – sử dụng mô hình 4o của OpenAI – sẽ...

Công ty mẹ TikTok thiệt hại 10 triệu USD vì thực tập sinh?

ByteDance - công ty mẹ TikTok - xác nhận sa thải một thực tập sinh vì ‘can thiệp ác ý’ quá trình đào tạo mô hình AI. Cuối tuần trước, ByteDance – công ty mẹ TikTok – xác nhận sa thải một thực tập sinh sau khi tin tức lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc. Theo đó, thực tập sinh bị cáo buộc bổ sung mã và thay đổi các thông số trên một nhóm máy tính, về cơ...

Cùng chuyên mục

Độc đáo lớp vẽ không lời của những người khiếm thính ở TPHCM

TPO - Lớp vẽ chỉ rộng hơn 20m2 chất đầy những bức tranh tươi đẹp về thiên nhiên, làng quê yên bình… Điều bất ngờ hơn, đó là tác phẩm của những “họa sĩ” không nghe, không nói được. 03/11/2024 | 13:54 TPO - Lớp vẽ...

Không bỏ phố về quê, ở một chỗ trọ từ thời sinh viên đến khi cưới vợ sinh con

Trong khi nhiều người bỏ phố về quê hay loay hoay đổi trọ một năm vài lần, có không ít người bạn trẻ gắn bó với chỗ trọ của mình từ thời sinh viên đến khi lấy vợ sinh con, trở thành những không gian thân quen. ...

Bị ngã rạn xương, ‘Nữ hoàng Wushu’ Thuý Hiền trình diễn thế nào ở ‘Chị đẹp’?

Đúng với tinh thần của Chị đẹp đạp gió Thúy Hiền đã “đạp” những cơn “sóng gió” đầu tiên khi cô vượt qua cơn đau vì chấn thương. Trước đêm diễn, cựu vận động viên Wushu Thúy Hiền gặp sự cố ngã mạnh, dẫn đến bị rạn xương, trật khớp và không thể di chuyển. Cô phải nhờ một nhân viên trong ê-kíp hỗ trợ cõng lên sân khấu. Năm 1993, khi mới 14 tuổi, Thúy Hiền đã xuất...

Trung tướng Trần Công Chính nhận nhiệm vụ tổng cục trưởng Tổng cục II

Sáng 3-11, Tổng cục II (Bộ Quốc phòng) đã tổ chức Hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ tổng cục trưởng Tổng cục II. Tại hội nghị, thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng Bộ Quốc phòng về...

Cảnh sát lập tức thu hồi, dự đoán niên đại hàng trăm năm

Cùng một vị trí, người ta còn phát hiện thêm nhiều báu vật cổ giá trị khác. ...

Mới nhất

Trí Việt dự tính mua lại 8 triệu cổ phiếu quỹ, “cược” lớn vào cổ phiếu MWG

Một phần ba tài sản của Trí Việt đang sử dụng để đầu tư vào cổ phiếu MWG và tạm thời ghi nhận khoản lãi lớn. Công ty này cũng nằm trong số ít doanh nghiệp lên kế hoạch mua lại cổ phiếu của chính công ty. Trí Việt dự tính mua lại 8 triệu cổ phiếu quỹ, “cược”...

Không bỏ phố về quê, ở một chỗ trọ từ thời sinh viên đến khi cưới vợ sinh con

Trong khi nhiều người bỏ phố về quê hay loay hoay đổi trọ một năm vài lần, có không ít người bạn trẻ gắn bó với chỗ trọ của mình từ thời sinh viên đến khi lấy vợ sinh con, trở thành những không gian thân quen. ...

Mưa sao băng cực đại, siêu trăng cuối cùng 2024 chờ người Việt

Mưa sao băng, siêu trăng… xuất hiện trong tháng 11 này được nhiều người yêu thiên văn Việt Nam mong chờ. Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) cũng như các chuyên gia đã dự báo về những hiện tượng thiên văn thú vị có thể quan sát được trên bầu trời Việt Nam tháng 11 này. Có gì thú vị? Mưa sao băng Taurids chờ...

Thúc đẩy hợp tác thông tin và truyền thông với các nước Trung Đông

Các buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại UAE, Saudi Arabia và Qatar góp phần đưa quan hệ hợp tác về thông tin và truyền thông của Việt Nam với Trung Đông ngày càng thiết thực, hiệu quả. Từ ngày 28-31/10, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến...

Thống nhất trình Quốc hội chính sách thí điểm ‘gỡ vướng’ cho nhà ở thương mại

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ đánh giá chi tiết, toàn diện tình hình thực tiễn việc phát triển nhà ở thương mại, hiệu quả sử dụng quỹ đất dành cho phát triển nhà ở thương mại tại các tỉnh, thành phố. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Ảnh: GIA HÂN Ngày 3-11, Ủy ban Thường...

Mới nhất