Trang chủKinh tếNông nghiệpCây bo bo ở vùng biên xứ Nghệ

Cây bo bo ở vùng biên xứ Nghệ


Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Hợp giúp gia đình ông Vừ Giống Chùa chăm sóc cây bo bo
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Hợp giúp gia đình ông Vừ Giống Chùa chăm sóc cây bo bo

Gia đình ông Vừ Giống Chùa, ở bản Huổi Sơn, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương là hộ đầu tiên được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Hợp giúp đỡ triển khai mô hình trồng cây bo bo – loại cây sinh trưởng, phát triển nhanh, chống chịu hạn tốt, phù hợp với các loại đất đồi, bạc màu, thiếu nước ở vùng núi.

Đồn đã hỗ trợ gia đình ông Chùa 2 triệu đồng để mua phân bón, hỗ trợ ngày công trồng, tư vấn chăm sóc cây. Sau một năm trồng và chăm sóc, 1ha cây bo bo của gia đình ông Chùa đã thu về 400kg hạt, theo giá thị trường mỗi kg bo bo khô có giá là 20.000 đồng. Nguồn thu từ bán bo bo đã giúp gia đình ông tu sửa nhà cửa, tái đầu tư sản xuất.

Chia sẻ về sự hỗ trợ của Đồn Biên phòng Tam Hợp, ông Vừ Giống Chùa cho biết: “Không chỉ hỗ trợ tiền, các cán bộ Đồn Biên phòng còn hướng dẫn tỉ mỉ về kỹ thuật trồng và chăm sóc, giúp cây bo bo sinh trưởng và phát triển tốt, cho thu hoạch với năng suất khá. Bộ đội Biên phòng còn giúp gia đình trồng lúa nước, sửa chữa nhà cửa khang trang. Bây giờ, gia đình chỉ tập trung phát triển kinh tế để sớm thoát khỏi đói nghèo”.

Bản Huổi Sơn, nơi Đồn Biên phòng Tam Hợp triển khai mô hình trồng cây bo bo
Bản Huổi Sơn, nơi Đồn Biên phòng Tam Hợp triển khai mô hình trồng cây bo bo

Xã Tam Hợp, huyện Tương Dương có 5 bản với 531 hộ/2.570 khẩu, thuộc 5 dân tộc sinh sống là Kinh, Thái, Mông, Khơ Mú, Tày, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới vẫn còn trên 50%. Xác định Nhân dân là sức mạnh, chỗ dựa vững chắc để bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, Đồn Biên phòng Tam Hợp đã chủ động tham mưu, phối hợp với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các lực lượng trên địa bàn triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động giúp dân phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

Theo đó, Đồn đã phân công 21 đảng viên phụ trách 92 hộ gia đình ở khu vực biên giới, chủ động tiếp cận các hộ gia đình để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ người dân tích cực phát triển kinh tế bằng mô hình, việc làm cụ thể. Đặc biệt là chuyển đổi phương thức sản xuất từ phát nương làm rẫy sang trồng các loại cây cho năng suất cao, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt để mang lại thu nhập.

Cây bo bo được trồng, chăm sóc và phát triển tốt
Cây bo bo được trồng, chăm sóc và phát triển tốt

Trung tá Ngô Văn Thiện, Chính trị viên Đồn Biên phòng Tam Hợp cho biết: “Trong các mô hình đơn vị đang triển khai giúp dân, mô hình trồng cây bo bo dưới tán rừng đang phát huy hiệu quả. Đơn vị đã phối hợp địa phương hỗ trợ giống ban đầu, ngày công trồng và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, đến nay các hộ gia đình trên địa bàn tham gia trồng cây bo bo bước đầu đã có nguồn thu nhập. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp triển khai nhân rộng mô hình để giúp người dân phát triển kinh tế, tạo sinh kế, xóa đói giảm nghèo và hướng tới làm giàu”.

Nói về những đóng góp quan trọng của Đồn Biên phòng Tam Hợp đối với địa phương và bà con Nhân dân trên địa bàn, ông Xồng Bá Nỏ, Phó Bí thư Đảng uỷ xã Tam Hợp cho biết: “Hiệu quả từ các mô hình kinh tế mà Đồn Biên phòng giúp dân phát triển đã được khẳng định. Từ những cách làm cụ thể, cầm tay chỉ việc của Bộ đội Biên phòng, người dân đã từng bước thay đổi tư duy, phương thức sản xuất, chủ động trong việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi, áp dụng kỹ thuật vào chăm sóc. Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, Đảng ủy, UBND xã sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Đồn Biên phòng Tam Hợp để nhân rộng các mô hình, đảm bảo theo quy hoạch để giúp người dân phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo”.

Phát triển “kinh tế xanh” ở huyện nghèo nhất xứ Nghệ





Nguồn: https://baodantoc.vn/cay-bo-bo-o-vung-bien-xu-nghe-1725871040588.htm

Cùng chủ đề

Để điệu Ví, Giặm ngân dài trong đời sống đương đại

10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh, cũng là 10 năm người dân nơi đây nỗ lực để di sản này được được ngân dài trong đời sống đương đại. Ngày 27/11/2014, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là dấu mốc quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví,...

Hiện thực “giấc mơ” thu nhập từ rừng của người dân xứ Nghệ

Phát triển rừng vốn là thế mạnh của Nghệ An- địa phương có diện tích lâm nghiệp lớn nhất cả nước, đặc biệt khi triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 3 "Phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân", thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG...

Đặc sắc Văn hóa Lễ hội xứ Nghệ

Lễ hội truyền thống là nơi lưu trữ nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống và được thực hành trong dịp diễn ra lễ hội, đó là các tín ngưỡng dân gian; trình diễn nghệ thuật; nghề thủ công; ... Chính vì thế lễ hội là một bảo tàng sống về văn hóa dân tộc ẩn chứa nhiều giá trị, nền văn hóa ấy được hồi sinh, tái tạo và truyền giao từ thế hệ này sang thế hệ...

Vật Cù

Từ xưa, môn vật cù - trò chơi truyền thống đầy tính thượng võ khá phổ biến, gần gũi với người dân nhiều làng quê. Ở vùng quê Xứ Nghệ mà tiêu biểu là ở huyện Thanh Chương, nơi có dòng sông Lam chảy qua, môn vật cù có những nét đặc trưng mang tính địa phương tiêu biểu rất được mọi người ưa thích và tổ chức vào dịp Tết nguyên đán hoặc vào mùa lễ hội. Tác giả...

Xứ Nghệ non xanh nước biếc

Nằm ở dải miền Trung nổi tiếng với “gió Lào, cát trắng” nhưng thiên nhiên lại ưu ái cho xứ Nghệ những thế sông, dáng núi hữu tình, lại thêm biển rộng, rừng sâu nên đi theo cung đường nào cũng tới được những cảnh đẹp nên thơ mà kỹ vĩ. Tựa như những viên ngọc chưa được mài giũa, cảnh sắc ấy chính là vẻ đẹp thô mộc đủ để chinh phục những ai ưa thích thiên nhiên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín TP. Hồ Chí Minh

Nhân dịp Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS TP. Hồ Chính Minh đến thăm Thủ đô Hà Nội, chiều 17/12, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Vinh Tơr đã thân mật tiếp đón và gặp Đoàn đại biểu tại trụ sở UBDT. Cùng tiếp đón Đoàn có lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc UBDT.Thực hiện Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại các đơn vị lâm nghiệp

Ngày 17/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bác Ái. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng...

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom,...

Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).Sáng 17/12, Thượng tướng...

Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được xếp hạng tín dụng AAA

Chiều 17/12 Công ty Cổ phần Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase) tổ chức lễ công bố Phát hành thành công trái phiếu được xếp hạng AAA đầu tiên tại Việt Nam của Biwase. Đông đảo lãnh đạo và đại diện các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư tài chính trong và ngoài nước đến dự và chúc mừng. Ông Trần Chiến Công – Phó chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Cùng chuyên mục

Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được xếp hạng tín dụng AAA

Chiều 17/12 Công ty Cổ phần Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase) tổ chức lễ công bố Phát hành thành công trái phiếu được xếp hạng AAA đầu tiên tại Việt Nam của Biwase. Đông đảo lãnh đạo và đại diện các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư tài chính trong và ngoài nước đến dự và chúc mừng. Ông Trần Chiến Công – Phó chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc...

Trồng đu đủ đực, hoa đu đủ đực nở cản chả kịp, anh nông dân Sài Gòn bán tươi, bán khô đắt hàng

Khoảng 1 năm nay, trên vùng đất thép Củ Chi (TP HCM) xuất hiện hơn 1 ha trồng đu đủ đực lấy bông (hoa đu đủ đực) của anh Hoàng Thanh Hải. Anh Hải đang chế biến sâu các loại sản phẩm từ loại bông “thần dược” này. Từ xa xưa,...

Đảm bảo nguồn cung nông sản, thực phẩm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Dồn lực sản xuất, liên kết Thời điểm này, các vùng sản xuất của thành phố Hà Nội dồn lực chuẩn bị phục vụ thị trường cuối năm. Tại các huyện: Thường Tín, Thanh Oai, Đông Anh, Sóc Sơn, Thường Tín, Mê Linh…. nhiều trang trại, hợp tác xã đang đẩy mạnh chăm sóc cây trồng, vật nuôi để kịp phục vụ thị trường cuối năm.  Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, với gần 10 triệu dân cư trú thường xuyên...

tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,11%

Ngày 17/12, Tỉnh ủy Sơn La tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 21/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 21,66% năm 2021 xuống còn 11,11% vào cuối năm...

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động...

Mới nhất

Thừa Thiên Huế quy hoạch thêm một Khu du lịch 445 ha tại huyện Phong Điền

Khu vực quy hoạch có diện tích khoảng 445 ha, thuộc địa giới hành chính các xã Phong Chương và Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thừa Thiên Huế quy hoạch thêm một Khu du lịch 445 ha tại huyện Phong ĐiềnKhu vực quy hoạch có diện tích khoảng 445 ha, thuộc địa giới hành chính các...

Việt Nam là điểm đến có sức hút đặc biệt với khách quốc tế dịp Tết dương lịch

Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan và Hoa Kỳ là các quốc gia có số lượng du khách lựa chọn Việt Nam nhiều nhất để tạm biệt năm cũ, với các điểm đến "hot" như Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc.Vì sao người Việt vẫn mạnh tay chi tiêu cho du lịch dù kinh tế còn khó...

Một số nét nổi bật trong công tác thanh tra, kiểm tra năm 2024

Thực trạngNăm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và ngành Công Thương nói riêng diễn ra trong bối cảnh thế giới tiếp tục có những biến động lớn và khó lường với nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Năm thứ tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát...

Thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến đón năm mới hàng đầu tại Việt Nam

NDO - Việt Nam đang trở thành điểm đến đón giao thừa Tết Dương lịch 2025 được yêu thích của du khách quốc tế khi lượng tìm kiếm chỗ ở tại Việt Nam thời điểm này tăng 30% so năm trước. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi du khách có thể chiêm ngưỡng màn pháo hoa...

Mới nhất