Trang chủNewsNhân quyềnCây 500 tuổi ở Song Khê được công nhận “Cây di sản...

Cây 500 tuổi ở Song Khê được công nhận “Cây di sản Việt Nam”


Các cây được trồng bên cạnh di tích Quốc gia tiêu biểu là Chùa Bối Khê (cây Đa, cây Bồ đề). Trong suốt thời gian tồn tại, cây Đa, cây Bồ đề và cây Đa ba rễ đã góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước cho nhân dân địa phương.

Việc công nhận 03 cây di sản, là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho việc chăm sóc bảo vệ và góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn gen quý hiếm giữ gìn truyền thống lịch sử, văn hóa quốc gia, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường Việt Nam.

small_cay-di-san_16.jpg
Sáng 7/5, nhân dân thôn Song Khê vinh dự được đón nhận bằng công nhận Cây di sản việt Nam đối với 3 cây trên địa bàn thôn Song Khê là cây Đa, cây Bồ đề và cây Đa ba rễ

Ngôi chùa lịch sử 1000 năm tuổi

Song Khê là nơi địa linh nhân kiệt. Vùng đất Song Khê, Tam Hưng xưa và nay luôn được biết đến với bề dày lịch sử, văn hóa, cách mạng. Trên địa bàn thôn có có 05 di tích được xếp hạng trong đó có 03 di tích được xếp hạng di tích Quốc gia tiêu biểu như Chùa Bối Khê; Đình Kim; Nhà thờ Trạng nguyên Nguyễn Trực…

Chùa Bối Khê tên chữ là Đại Bi tự (大 悲 寺). Chùa Bối Khê có từ thời Lý và được xây dựng quy mô vào thời Trần vào năm Khai Hựu thứ 10 (1338) thời vua Trần Hiến Tông. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở vùng Bắc Bộ nằm bên dòng sông cổ Đỗ Động Giang. Ở vùng Thanh Oai từ nhiều đời nay đã có câu truyền ngôn “Đỗ Động giang khai Thanh Oai hiển Thánh”.

small_chua.jpg
Chùa Bối Khê tên chữ là Đại Bi tự (大 悲 寺). Chùa Bối Khê có từ thời Lý và được xây dựng quy mô vào thời Trần vào năm Khai Hựu thứ 10 (1338) thời vua Trần Hiến Tông

Chùa Bối Khê thờ Phật và thờ Đức Thánh có tên là Nguyễn Bình An (dân gian gọi là Đức Thánh Bối). Ngài đã có nhiều công đức giúp các đời vua đánh giặc, trị nước, yên dân. Chùa Bối Khê không những là di tích lịch sử quý giá về niên đại mà còn có kiến trúc bằng gỗ độc đáo. Chùa đã được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia ngày 20-4-1979.

Trong kháng chiến chống Pháp, Chùa Bối Khê cũng là nơi tụ điểm hoạt động của du kích xã Tam Hưng. Hệ thống địa đạo ngầm trong lòng đất mà cửa hầm bí mật tại chùa Bối Khê (còn lưu giữ đến ngày nay) thông đến các làng trong xã dài tới mấy ngàn mét lập nên chiến tích oai hùng của bốn chữ vàng “Tam Hưng anh dũng” và danh hiệu “Đơn vị anh hùng LLVT nhân dân” trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Chùa Bối Khê gắn liền với chặng đường lịch sử oai hùng của dân tộc xứng đáng với niềm ngưỡng vọng của mọi người.

small_cay-di-san_13.jpg
Cổng Chùa Bối Khê là nơi chứng kiến nhân dân thôn Song Khê vinh dự được đón nhận bằng công nhận Cây di sản việt Nam đối với 3 cây trên địa bàn thôn Song Khê là cây Đa, cây Bồ đề và cây Đa ba rễ.
GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng cây di sản Việt Nam, Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN và GS.TS.NGND. Trần Hiếu Nhuệ, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam lên trao bằng công nhận cây di sản Việt Nam cho thôn Song Khê, xã Tam Hưng.

Ngày nay, Chùa Bối Khê là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của không những người dân địa phương mà còn là nơi tham quan của khách thập phương chiêm ngưỡng các bảo vật của chùa.

Biểu tượng của Phật giáo của chùa cổ Bối Khê

Theo tương truyền, ngôi đền Đức Ông trước chùa Bối Khê có cùng thời với chùa Bối Khê. Đền Đức Ông là đền trình của chùa. Trước khi vào chùa, khách thập phương qua đền Đức Ông thắp nhang trình báo xin phép vào chùa lễ Phật, lễ thánh. Cây bồ đề được trồng sau khi ngôi đền được xây dựng. Trong gia phả của dòng họ Lê ở làng Bối Khê có ghi người trồng cây bồ đề là cụ Lê Đình Thọ, trồng cách đây gần 500 năm.

small_cay-di-san_17.jpg
Trong gia phả của dòng họ Lê ở làng Bối Khê có ghi người trồng cây bồ đề là cụ Lê Đình Thọ, trồng cách đây gần 500 năm.

Trải qua thời gian mấy trăm năm, cây đề này chứng kiến các bước thăng trầm của lịch sử quê hương và dân tộc; chứng kiến nhiều sự kiện văn hóa tín ngưỡng ở chùa Bối Khê với các nghi lễ trong các dịp lễ hội chùa và các hoạt động văn hóa tâm linh khác.

Cụ Lê Thị Chúc (83 tuổi) cho biết, từ thời ông bà của Cụ đã thấy các “Cụ cây” uy nghi ở đây, tỏa bóng mát cho bà con nhân dân. Mấy trăm năm đã trôi qua, cây bồ đề đền Đức Ông, chùa Bối Khê vẫn được nhân dân địa phương chăm sóc, bảo vệ. Cây bồ đề là biểu tượng của Phật giáo gắn liền với ngôi chùa cổ Bối Khê.

small_cay-di-san_15.jpg
Cụ Lê Thị Chúc (83 tuổi), xã Tam Hưng, Thanh Oai: Cây bồ đề cổ thụ trong khuôn viên di tích chùa Bối Khê là niềm tự hào của quê hương.

Cây bồ đề cổ thụ trong khuôn viên di tích chùa Bối Khê là niềm tự hào của quê hương, góp phần tô vẽ bức tranh di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của người dân địa phương.

Về cây đa trước cửa chùa, Ông Nguyễn Văn Cường (70 tuổi, thôn Song Khê) chia sẻ, theo các bậc cao niên trong làng truyền lại thì cũng đã có từ lâu đời, hàng trăm năm nay. Thực tế, không ai biết chính xác cây có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, “Cây đa chùa Bối” hay “Cây đa cửa chùa” là câu nói cửa miệng mà bao đời nay mọi người đều nhắc tới.

small_cay-di-san_1.jpg
Ông Nguyễn Văn Cường (70 tuổi, thôn Song Khê) đang giới thiệu cây Đề và Cây Đa gần 500 tuổi
small_cay-di-san_3.jpg
Ông Nguyễn Văn Cường (70 tuổi, thôn Song Khê) đang giới thiệu cây Đề và Cây Đa gần 500 tuổi

​Cây đa đứng trên một thân chính và một số rễ phụ, hơi nghiêng về phía sân rộng trước cổng ngũ môn của chùa càng làm cho cảnh chùa thêm tôn nghiêm, trầm mặc đúng với tính chất của chốn thiền tự ở làng quê.

​Trải qua thời gian mấy trăm năm, cây đa chùa Bối Khê vẫn uy nghi trước cổng ngũ môn của chùa là sự bài trí vô cùng khéo léo giữa đền Đức Ông với cây bồ đề cổ thụ, cổng ngũ môn, sâu bên trong là tam quan kiêm gác chuông chùa hai tầng tám mái, tạo nên phong cảnh tuyệt diệu chốn thiền lâm ở nơi thôn giã. Mấy trăm năm đã trôi qua, cây đa chùa Bối Khê vẫn được người dân quanh vùng chăm sóc bảo vệ.

small_cay-di-san_10.jpg
Các cụ cao niên và Lãnh đạo Trung ương, địa phương tiến hành nghi thức mở Bia công nhận Cây di sản Việt Nam

“Căn cứ” trong kháng chiến

Cây đa ba rễ đầu làng Song Khê đã có từ lây đời. Cây có thân chính và 3 thân phụ do rễ cắm xuống đất nên dân gian thường gọi là cây đa ba rễ. Hình ảnh cây đa ba rễ từ lâu đã trở nên thân thuộc với người dân Song Khê và nhân nhân quanh vùng. Cây đa ba rễ đã chứng kiến biết bao đổi thay của quê hương, đất nước, là nơi nghỉ chân của người dân thôn quê và khách bộ hành khi qua nơi này.

small_cay-di-san_9.jpg
Cây Đa, Biểu tượng của thôn Song Khê, Tam Hưng

​Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, cây đa ba rễ là tụ điểm để du kích và dân làng chống giặc. Dưới gốc cây là hòm thư bí mật, các chỉ thị của cấp trên, cất giữ truyền đơn của Mặt trận Việt Minh. Vì thế, các trận đấu chống càn đã làm cho quân giặc bạt vía, kinh hoàng, góp phần tạo nên thành tích lẫy lừng của du kích Tam Hưng với bốn chữ vàng “Tam Hưng Anh Dũng” (1948).

​Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cây đa ba rễ là nơi dân quân đặt chòi trực chiến. Khi có máy bay Mỹ thì báo động để dân quân tham gia chiến đấu, còn nhân dân xuống hầm trú ẩn. Trên chòi cao, đội thanh niên xung kích là những phát thanh viên gọi loa thông báo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kháng chiến kiến quốc, vận động thanh niên lên đường ra trận, những người ở lại thì hăng hái sản xuất, thực hiện khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” góp phần cùng toàn xã Tam Hưng đạt danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (1995).

small_cay-di-san_2.jpg
Khách thập phương và nhân dân đi Lễ Chùa Bối Khê

Niềm tự hào của nhân dân xã Tam Hưng

Trong suốt thời gian tồn tại, cây đa, cây đề, cây đa ba rễ đã góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước cho nhân dân địa phương.

small_cay-di-san_11.jpg
GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng cây di sản Việt Nam, Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN

Theo GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng cây di sản Việt Nam, Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN, việc công nhận 03 cây di sản, là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho việc chăm sóc bảo vệ và góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn gen quý hiếm giữ gìn truyền thống lịch sử, văn hóa quốc gia, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường Việt Nam. Đây không chỉ là niềm vinh dự của nhân dân thôn Song Khê mà là niềm tự hào của nhân dân xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai nói chung.

small_cay-di-san_14(1).jpg
Các đại biểu tham dự từ phải sang trái: 
PGS.TS.NGUT. Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng cây di sản Việt Nam; GS.TS.NGND. Trần Hiếu Nhuệ, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam; GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng cây di sản Việt Nam, Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN và PGS.TS. Phạm Minh Phúc, Quyền Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

PGS.TS. Phạm Minh Phúc, Quyền Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Chủ tịch Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, người đã tích cực tham gia cùng lãnh đạo thôn chuẩn bị hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền công nhận 3 Cây di sản Việt Nam được vinh danh ngày hôm nay.

Việc công nhận và tôn vinh cây di sản hôm nay, tiếp tục cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân thôn Song Khê quyết tâm hơn nữa xây dựng quê hương ngày càng vững bước giành thắng lợi mới, ngày càng giàu đẹp và văn minh. Chúng ta trân trọng giữ gìn những giá trị đã có và không ngừng phát huy để tạo dựng phát triển những giá trị tốt đẹp hơn trong tương lai.

Trong niềm vui lớn hôm nay, Lãnh đạo Xã Tam Hưng, lãnh đạo thôn Song Khê đã thay mặt cán bộ và nhân dân thôn Song Khê xin được tri ân các bậc tiền nhân đã trồng, chăm sóc, bảo tồn, giữ gìn cây di sản đến ngày hôm nay. Xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, cùng các tầng lớp nhân dân, các dòng họ, con em đang sinh sống ở quê hương cũng như đang sinh sống, làm việc ở xa quê nhưng đã dày công vun đắp, gìn giữ để phát huy giá trị cây di sản.

small_cay-di-san_12.jpg
Lễ cắt băng Khánh thành bia công nhận Cây di sản Việt Nam để đánh dấu sự kiện trọng đại của nhân dân thôn Song Khê, xã Tam Hưng.
small_cay-di-san_8.jpg
Các tiết mục văn nghệ do các cháu thiếu nhi biểu diễn

Cán bộ và nhân dân thôn Song Khê sẽ tiếp tục chăm sóc, bảo vệ, quản lý, nhằm phát huy hơn nữa giá trị của cây di sản, góp phần làm thắm hơn trang sử truyền thống văn hóa, cách mạng của quê hương Song Khê, xã Tam Hưng trở thành quê hương giàu mạnh, văn minh, xứng đáng với danh hiệu xã anh hùng, góp phần giáo dục truyền thống, phát triển văn hóa, du lịch của Tam Hưng.

small_cay-di-san_4.jpg
Tiết mục Múa Lân Sư Rồng: Song Lân báo tin vui, Song Long hội tụ. Biểu diễn: CLB Lân Sư rồng thôn Song Khê
small_cay-di-san_7.jpg
Tiết mục Múa Lân Sư Rồng: Song Lân báo tin vui, Song Long hội tụ. Biểu diễn: CLB Lân Sư rồng thôn Song Khê
small_cay-di-san_12.jpg



Nguồn

Cùng chủ đề

Lập Tổ công tác gỡ vướng về quỹ nhà đất phục vụ tái định cư tại TPHCM

(CLO) Ngày 11/11, Văn phòng UBND TP HCM cho biết UBND TP HCM vừa ban hành Quyết định về thành lập Tổ công tác và Tổ giúp việc .Tổ công tác giải quyết các vướng mắc trong việc rà soát, báo cáo nguồn vốn hình thành quỹ nhà ở, đất ở...

Thái Nguyên: Hiệu quả từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất giúp nông dân thoát nghèo

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (Tiểu dự án 1 – Dự án 3) thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững được triển khai ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã và đang mang lại những tín hiệu tích cực, thông qua qua nguồn kinh phí triển khai dự án đã giúp nhiều hộ có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thêm cơ hội thoát nghèo.Sau...

Hỗ trợ start-up Việt khắc phục điểm yếu, bước ra toàn cầu

Sáng kiến quốc tế hỗ trợ start-up Việt từ ý tưởng đến thành công vừa ra mắt chiều 11-11, kỳ vọng đưa start-up Việt ra toàn cầu. Chương trình do Viet Unicorn tổ chức hướng đến cố vấn, hỗ trợ và phát triển các...

TP.HCM gặp gỡ tri ân những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô

Sáng 11-11, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức gặp gỡ những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hồ Hải - phó...

Việt Nam – Ô-xtrây-li-a trao đổi kinh nghiệm về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh trong hoạt động gìn giữ hoà bình Liên...

(Bqp.vn) - Sáng 8/11, tại Hà Nội, Cục Gìn giữ hòa bình (GGHB) Việt Nam phối hợp với Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh trong hoạt động GGHB Liên hợp quốc. Đại tá Nguyễn Như Cảnh, Phó Cục trưởng Cục GGHB Việt Nam và Đại tá Michael Jansen, Tùy viên Quốc phòng Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam đồng chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công thương không đề xuất thí điểm quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá thế hệ mới

(TN&MT) – Trả lời chất vấn về việc Bộ Công thương muốn thí điểm để quản lý tốt hơn thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thuốc lá thế hệ mới, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định Bộ Công Thương và cá nhân Bộ trưởng không đề xuất tiếp tục thí điểm đề án này. Và cho biết, thời gian qua, Bộ Công Thương luôn từ chối cấp phép kinh doanh, cấp đăng ký thông báo cho...

Ông Nguyễn Đức Trung được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Chiều 11/11, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XIX, ông Nguyễn Đức Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với số phiếu đạt 100% đại biểu tham dự. ...

Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng làm “nóng” Nghị trường, Bộ trưởng Y tế mong muốn có Nghị quyết cấm

(TN&MT) - Trả lời chất vấn đại biểu chiều 11/11, Bộ trưởng Đào Hồng Lan khẳng định, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đang tăng nhanh về số người sử dụng, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, đặc biệt là đối với giới trẻ. Đồng thời, người đứng đầu ngành Y tế đề xuất có Nghị quyết về cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung...

Việc điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ rất hợp lý

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, việc điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong thời gian qua rất tốt, hợp lý. Chính sách tiền tệ đã được điều hành chủ động, kịp thời, linh hoạt và hiệu quả; chính sách tài khóa được thực hiện mở rộng và hợp lý nên kết quả đạt được trong thời gian qua tốt, vượt thu ngân sách tăng cao, năm sau cao hơn năm trước. ...

Thống đốc Ngân hàng nêu giải pháp để người thu nhập thấp mua được nhà ở

(TN&MT) - Trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu giải pháp để cho người thu nhập thấp mua được nhà ở trong thời gian tới. Đối với những đối tượng thuộc đối tượng cho vay...

Bài đọc nhiều

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Kinh tế tăng trưởng, chính sách an sinh xã hội triển khai hiệu quả

(LĐXH) - Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 đạt kết quả đáng ghi nhận như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp... Ngoài ra, số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, chính sách an sinh xã hội tiếp tục được triển khai hiệu quả…Vốn FDI đạt kết quả tích cực, xuất siêu 23,31 tỷ USDTheo Báo cáo của Tổng cục...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Cùng chuyên mục

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới

Từ 10/11, nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, dột nát trong 2025, theo Thủ tướng phải tạo phong trào thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Nâng mức hỗ trợ ngay từ ngày hôm nay 10/11Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành, xã Thành An đã tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến...

Mới nhất

Giá vàng thế giới lao dốc băng băng trong ngày sale sốc 11-11

Cuối ngày hôm nay, 11-11, giá vàng thế giới bốc hơi hơn 29 USD/ounce, xuống còn 2.655,6 USD/ounce. Công ty SJC đã giảm giá...

Deal đỉnh cuối năm – Giảm 300.000 đồng/giao dịch khi Đặt vé xe khách

Deal đỉnh cuối năm - Giảm 300.000 đồng/giao dịch khi Đặt vé xe khách - Đặt vé tàu hỏa trên app ngân hàng và ví VNPAY Đặt vé xe khách - đặt vé tàu hỏa trên app ngân hàng và ví VNPAY vào dịp cuối năm vừa giúp tiết kiệm tối đa chi phí di chuyển vừa giúp bạn...

Tranh “Vỏ Tương lai” được chọn làm quà tặng HANIFF

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 (HANIFF) để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với giới điện ảnh trong nước và quốc tế. Bức tranh Vỏ Tương lai - Cover of Future với thông điệp về môi trường của họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức vinh dự được lựa chọn làm quà tặng cho các khách mời tham dự Liên hoan phim.

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hưởng ứng thi đua hoàn thành 3.000km cao tốc

(ĐCSVN) - Nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc” theo Quyết định số 1008/2024 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Kế hoạch phát động đợt thi đua...

Mới nhất