Trang chủKinh tếNông nghiệpCâu chuyện "tư duy ngược" và cách biến rừng thành "vàng" của...

Câu chuyện “tư duy ngược” và cách biến rừng thành “vàng” của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan


Sáng 9/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì Hội nghị.

Xuất khẩu đạt 25 tỷ USD năm 2030

Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ban hành tại Quyết định số 895 ngày 24/8/2024.

Câu chuyện

Ông Trần Quang Bảo – Cục trưởng Cục Lâm nghiệp công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Bảo Thắng

Theo ông Trần Quang Bảo – Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, quy hoạch đặt ra những mục tiêu đảm bảo duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42 – 43%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên hiện có.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5,0 – 5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025 và 25 tỷ USD vào năm 2030; giá trị tiêu thụ đồ gỗ và lâm sản trong nước đạt 5 tỷ USD (quy đổi) vào năm 2025, 6 tỷ USD (quy đổi) vào năm 2030.

Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng 1,5 lần, đến năm 2030 tăng 2 lần so với năm 2020; diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt khoảng 500.000ha và sẽ đạt khoảng 1 triệu ha vào năm 2030.

Đến 2030, 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học và đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng, giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

Đến năm 2050, xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật, phát huy tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng nhiệt đới; ứng dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường; tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ, giá trị gia tăng cao, chủ động tham gia chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu; đóng góp ngày càng tăng vào sự phát triển bền vững của đất nước; góp phần cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống và không gian sinh tồn của đồng bào các dân tộc; bảo đảm giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước…

Câu chuyện

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Bảo Thắng

Theo định hướng quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc đến năm 2030 về phát triển rừng: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chọn tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao, giống cây bản địa mọc nhanh có năng suất, chất lượng phục vụ phát triển rừng sản xuất, rừng gỗ lớn. Đảm bảo cung cấp bình quân 575 triệu cây/năm.

Chế biến, thương mại gỗ và lâm sản: Ưu tiên sử dụng trang thiết bị hiện đại, tự động hoá, chuyên môn hoá. 

Khuyến khích phát triển công nghệ tạo ra các sản phẩm chất lượng, có giá trị gia tăng cao. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua đổi mới nội dung chương trình đào tạo, gắn đào tạo với thực tiễn; đào tạo trên cơ sở đặt hàng và nhu cầu của doanh nghiệp.

Từ câu chuyện “tư duy ngược” của Bộ trưởng Lê Minh Hoan

Từ câu chuyện những người nông dân Hàn Quốc đã trở nên giàu có nhờ trồng sâm dưới chân núi và người Phần Lan bán muối thảo dược trong rừng, Bộ trưởng Lê Minh Hoan truyền tải thông điệp về cách tư duy, thay đổi cách làm để người dân nâng cao được thu nhập từ rừng.

Bộ trưởng nói rằng bản thân đôi lúc phải có “tư duy ngược”, đặt câu hỏi vì sao người dân lại đưa sâm từ trên núi cao xuống trồng dưới chân núi hoặc đồng bằng mà hiệu quả vẫn cao, trong khi chúng ta lại đua nhau đưa sâm lên trồng trên núi cao, lúc này chúng ta đã bỏ đi cả không gian về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Trong chuyến công tác đến Phần Lan, Bộ trưởng cho biết, có đi thăm một cánh rừng. Điều làm ông bất ngờ là người dân bán muối trên rừng. Để tăng giá trị cho muối, người dân đã đưa các thảo dược vào muối. Bộ trưởng nhấn mạnh về cách tiếp cận đa chiều để khai thác giá trị của rừng. Đó là kết nối giữa rừng với biển…

Câu chuyện

Bộ trưởng Lê Minh Hoan trao đổi với lãnh đạo xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) về phát triển cây pơ mu tại địa phương. Ảnh: Thanh Lê

Cũng theo Bộ trưởng, “tư duy quy hoạch” không chỉ là phân bổ diện tích, phân loại rừng mà còn là “tư duy quản trị” để thu hút thêm các nguồn lực. “Từ Quy hoạch lâm nghiệp chúng ta phải tích hợp được đa giá trị trong phát triển kinh tế rừng. Khi phát triển rừng bền vững, nhiều giá trị thì sẽ có nguồn lực để tái đầu tư cho bảo tồn và phát triển sinh kế cho người dân…”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan gợi mở.

Bộ trưởng nói rất trăn trở khi thấy du khách nước ngoài sau khi tham quan rừng trên đảo thì không có sản phẩm lưu niệm nào để mua về. “Phải chăng chúng ta cần có thêm sự khéo léo, những tư duy mới để có những sản phẩm khai thác được giá trị ngoài lâm sản?”, Bộ trưởng gợi ý.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, nếu cứ tập trung vào khai thác thì giá trị lâm sản sẽ sớm cạn kiệt, câu chuyện sẽ giống như thủy sản dưới biển. “Chúng ta phải lùi ra xa để nhìn vào rừng, gắn được cấu trúc giá trị từ nhiều góc độ. Khi không gian giá trị được mở rộng thì ai cũng có được lợi ích, không còn xung đột và sẽ tìm cách để bảo vệ, phát triển rừng…” , Bộ trưởng nhấn mạnh.

Từ “khung” của Quy hoạch lâm nghiệp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan thẳng thắn cho rằng giá trị của rừng phải cao gấp 10, gấp 100 lần nữa mới xứng đáng với hai chữ “rừng vàng” và “muốn làm được điều đó, cần “thổi” được hồn, đưa được những câu chuyện vào những sản phẩm từ rừng để tăng giá trị”.

Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 1 trong 4 quy hoạch ngành quốc gia do Bộ NNPTNT tổ chức lập, bên cạnh Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thuỷ lợi; Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Theo Quy hoạch, tổng nhu cầu vốn thực hiện là 217.305 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2021-2025 khoảng gần 107.000 tỷ, chiếm gần 50% tổng nhu cầu vốn.





Nguồn: https://danviet.vn/cau-chuyen-tu-duy-nguoc-va-cach-bien-rung-thanh-vang-cua-bo-truong-bo-nnptnt-le-minh-hoan-20241009152308966.htm

Cùng chủ đề

Triết lý đủ đầy và cách người Thái hỗ trợ phát triển “cộng đồng nông thôn” ở Thái Lan

Từ các chia sẻ kinh nghiệm của người Thái về "triết lý kinh tế đủ đầy", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, người Thái thành công nhờ một số yếu tố cốt lõi sau:Cộng đồng: Người Thái ưu tiên sản xuất nông sản để đáp ứng nhu cầu tiêu...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan hỏi, tài nguyên Việt Nam phong phú, sao sản phẩm OCOP khiêm tốn thế?

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan, dù Việt Nam đã có hơn 14.000 sản phẩm OCOP của gần 8.000 chủ thể, tuy nhiên, với tài nguyên phong phú của đất nước, tinh thần năng động của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, những gì chúng ta đạt được...

Nỗi niềm trăn trở của “tư lệnh” ngành nông nghiệp về đầu ra của sản phẩm OCOP

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan: Chúng ta có niềm tin rằng, thế giới sẽ biết thêm về Việt Nam nhờ OCOP không? Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chương trình Quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được triển khai thực hiện từ năm 2018. Sau 6 năm triển khai, diện mạo nông nghiệp của Việt Nam được định hình rõ hơn bằng hàng...

Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, dư địa cho sản phẩm OCOP còn rất lớn nhưng cần được cạnh tranh bằng giá trị văn hóa khi tiếp cận thị trường. Còn nhiều dư địa cho sản phẩm OCOP Việt vươn xa Sáng 31/10, “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu” - VIETNAM OCOPEX được diễn ra tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3, tỉnh Hưng Yên. Đây là lần...

Tháo gỡ khó khăn, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Đánh giá kết quả 9 tháng và định hướng phấn đấu cho chặng đường cuối nămHội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 9 tháng năm 2024; thảo luận định hướng giải pháp phấn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đừng để luật Nhà giáo ban hành mà các thầy lại thấy khó khăn hơn

Lưu ý Luật Nhà giáo chắc chắn được các thầy cô giáo rất chờ đón, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu luật phải thực sự tôn vinh được người giáo viên, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác giáo dục. ...

Chàng trai, cô gái miền núi về TP.HCM tranh tài với các dự án khởi nghiệp

Nhiều chàng trai, cô gái miền núi các tỉnh đang có mặt tại TP.HCM để giới thiệu các dự án khởi nghiệp được phát triển các sản phẩm từ tài nguyên bản địa của quê hương. ...

Những vấn đề sẽ làm “nóng” Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch tỉnh với nông dân Quảng Ngãi

Trong các nội dung, kiến nghị mà Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu cấp, ngành chuẩn bị giải quyết và trả lời cho nông dân tại Hội nghị đối thoại năm 2024, đáng chú ý là những nội dung liên quan...

Dự báo cường độ của bão số 7 ở Biển Đông, khi nào suy yếu thành áp thấp nhiệt đới?

Tin bão mới nhất: Hồi 10 giờ (09/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14...

Triền đồi toàn hoa dại ở ngoại ô TP.Đà Lạt có gì mà khách du lịch lại đến check-in ầm ầm?

Triền đồi hoa dã quỳ đang nở vàng rực ở ngoại ô TP.Đà Lạt đang trở thành nơi chụp ảnh, check-in của nhiều người yêu hoa, thích vẻ đẹp của loài hoa dại nhưng có sức sống mãnh liệt này. ...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Con số xuất khẩu nông sản kỷ lục chứng minh hiệu quả công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Theo Bộ NNPTNT, xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2024 đã đạt 46,28 tỷ USD, chứng minh chất lượng nhiều loại nông sản của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường trên thế giới. Con số này cũng chứng tỏ công tác quản...

Doanh nghiệp Việt tự tin đưa sản phẩm “bất ngờ” vào thị trường Trung Quốc

Trong 6 kỳ Hội chợ nhập khẩu quốc tế CIIE Thượng Hải, các doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu tới bạn hàng Trung Quốc các sản phẩm thế mạnh của mình như cà phê, hạt điều, các dòng đồ uống hoa quả, nước yến. ...

Mèo báo, con động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ lần đầu tiên thấy ở rừng rậm Nghệ An

Bẫy ảnh được đặt ở một khoảnh rừng rậm thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã "soi" được hình ảnh một con động vật hoang dã lần đầu thấy. Đó là một con mèo báo lạ đang đi lầm lũi trong đêm, bẫy...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người...

Cùng chuyên mục

Chàng trai, cô gái miền núi về TP.HCM tranh tài với các dự án khởi nghiệp

Nhiều chàng trai, cô gái miền núi các tỉnh đang có mặt tại TP.HCM để giới thiệu các dự án khởi nghiệp được phát triển các sản phẩm từ tài nguyên bản địa của quê hương. ...

Những vấn đề sẽ làm “nóng” Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch tỉnh với nông dân Quảng Ngãi

Trong các nội dung, kiến nghị mà Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu cấp, ngành chuẩn bị giải quyết và trả lời cho nông dân tại Hội nghị đối thoại năm 2024, đáng chú ý là những nội dung liên quan...

Dự báo cường độ của bão số 7 ở Biển Đông, khi nào suy yếu thành áp thấp nhiệt đới?

Tin bão mới nhất: Hồi 10 giờ (09/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14...

Khi những nhà văn hoá tiền tỷ đua nhau mọc lên từ sự đồng thuận của ý đảng, lòng dân

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, gần chục nhà văn hoá xóm lần lượt được xây dựng với kinh phí hàng tỷ đồng đã và đang dần hiện hữu tại xã Dương Thành (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) nhờ sức mạnh của lòng dân, tạo nên một diện mạo làng...

Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương, khơi dậy ý chí tự lực vươn lên của người nghèo.Thời gian qua, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng...

Mới nhất

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam 10 tháng năm 2024 đạt 3.981 USD/tấn, tăng mạnh 57% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá tăng đã mang về 4,6 tỷ USD. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 1,2 triệu tấn Theo số liệu thống kê sơ...

Italy giới hạn lượng khách tham quan để bảo vệ di sản quý của La Mã

Chính quyền Rome quy định, mỗi ngày sẽ chỉ có 20.000 người được vào tham quan khu khảo cổ Pompeii, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt đẹp của thành phố cổ La Mã ở miền Nam Italy.

Mỹ buộc tội công dân Iran âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump, Tehran lập tức lên tiếng

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 8/11 tuyên bố xác nhận nước này đã buộc tội một người đàn ông Iran liên quan đến âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump do Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ra lệnh thực hiện, song đã bị ngăn chặn.

Dùng gói cước 5G trả sau NINE, nhận BIB giải chạy Viettel Marathon

Từ ngày 12/11/2024, Viettel tặng miễn phí BIB tham gia giải chạy Viettel Marathon 2024 (chặng Hà Nội) cho khách hàng sử dụng gói cước 5G trả sau NINE (thành viên NINE 5G). Nhằm khích lệ phong trào rèn luyện thể thao, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) triển khai chương trình tặng voucher để nhận BIB giải...

Đường 4.800 tỷ đồng thông xe thêm 700m, giảm ùn tắc cửa ngõ Tân Sơn Nhất

Dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà hơn 4.800 tỷ đồng vừa thông thêm đoạn 700m, giúp giảm kẹt xe cửa ngõ Tân Sơn Nhất tại khu vực đường Thăng Long, vòng xoay Lăng Cha Cả. Đoạn thông xe thuộc gói thầu số 10 - một trong những gói xây lắp quan trọng nhất của dự án...

Mới nhất