Trang chủChính trịNgoại giaoCâu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc

Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc

Trung Quốc đã trở thành một “tấm gương’ trong chuyển đổi năng lượng sạch với những cách tiếp cận, bước đi, chính sách táo bạo, hiệu quả và truyền cảm hứng.

Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc
Một trang trại điện gió ngoài khơi huyện Bình Đàm, tỉnh Phúc Kiến, Đông Nam Trung Quốc. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Trung Quốc hiện là quốc gia phát thải lớn nhất thế giới, chiếm 27% lượng khí thải carbon của thế giới và 1/3 tổng lượng khí thải nhà kính. Tuy vậy, cường quốc châu Á này lại có những nỗ lực đáng kinh ngạc nhằm thúc đẩy năng lượng tái tạo trong thời gian gần đây, khẳng định vai trò dẫn dắt của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong cuộc đua giảm phát thải toàn cầu, trở thành một “tấm gương” để các quốc gia trong và ngoài khu vực học hỏi với những cách tiếp cận, bước đi, chính sách táo bạo, hiệu quả và truyền cảm hứng.

Tiên phong trong ngoại giao khí hậu

Trung tuần tháng 11 này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Rio de Janeiro (Brazil) tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Theo trang web chính thức của G20 Brazil, với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững”, Hội nghị thượng đỉnh lần này đã bàn về các giải pháp để hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có sứ mệnh không để nhiệt độ trái đất vượt quá 1,5 độ C, tài chính xanh, tác động của biến đổi khí hậu…

Do vậy, rõ ràng việc Lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc tham dự sự kiện lần này cũng thể hiện cam kết ở mức cao nhất của Bắc Kinh trong việc tìm ra những “chìa khóa” cho các bài toán chung toàn cầu.

Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc
Đến năm 2035, các phương thức sản xuất và tiêu thụ năng lượng xanh sẽ trở nên phổ biến tại Trung Quốc. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Thời gian qua, Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thiết lập các khuôn khổ quốc tế tạo thuận lợi cho đối thoại về biến đổi khí hậu. Đầu tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp về biến đổi khí hậu kéo dài 5 ngày, tập hợp “các nước đang phát triển có cùng chí hướng” tại tỉnh Sơn Đông. Tiếp ngay sau đó là cuộc họp cấp Bộ trưởng “BASIC” hành động vì khí hậu với Brazil, Ấn Độ và Nam Phi.

Năm 2017, cựu Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố rút nước Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Không để Hiệp định quốc tế quan trọng này “tụt dốc không phanh”, Canada, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để tái khẳng định những cam kết chính trị rằng cần phải có những hành động khẩn cấp để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc
Tính đến hết 10 tháng đầu năm 2024, tổng doanh số xe chở khách sử dụng năng lượng mới của Trung Quốc đạt 8,33 triệu chiếc. (Nguồn: CNC)

Cuộc họp được các bên hưởng ứng và trở thành sự kiện thường niên. Cuối tháng 7, cuộc họp cũng đã được tổ chức tại Vũ Hán, Trung Quốc, quy tụ các Bộ trưởng phụ trách vấn đề về biến đổi khí hậu và các quan chức cấp cao từ gần 30 quốc gia, hướng đến thúc đẩy các cuộc đàm phán về khí hậu toàn cầu.

Nhất quán từ chính sách đến thực thi

Cuối tháng 8 vừa qua, Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố Sách Trắng “Chuyển đổi năng lượng Trung Quốc”, nêu rõ trong thập niên qua, Trung Quốc đã giảm được 3 tỷ tấn khí thải CO2 trong nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng xanh.

Chi tiết hơn, trong 10 năm qua, Trung Quốc đã tiết kiệm được lượng điện tương đương mức tiêu thụ khoảng 1,4 tỷ tấn than. Nhờ sự quyết liệt của Bắc Kinh về việc triển khai các giải pháp đồng bộ trong cuộc chiến “giành lại bầu trời xanh”, vùng ô nhiễm nặng nề Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc đã được Chính phủ Trung Quốc giải quyết triệt để.

Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc
Sản lượng ngành công nghiệp năng lượng sạch Trung Quốc đang đứng đầu thế giới. (Nguồn: The Washington Post)

Bên cạnh đó, theo quy hoạch phát triển trung và dài hạn đối với quá trình chuyển đổi năng lượng, đến năm 2035, các phương thức sản xuất và tiêu thụ năng lượng xanh sẽ trở nên phổ biến. Đến giữa thế kỷ này, Trung Quốc sẽ hoàn thành xây dựng hệ thống năng lượng sạch mới, có mức phát thải carbon thấp và an toàn.

Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc
Ngày 8/11, Trung Quốc thông qua luật năng lượng mới thúc đẩy trung hòa carbon, hướng đến mục tiêu phi carbon hóa nền kinh tế vào năm 2060. (Nguồn: AFP)

Tiếp đó, ngày 8/11, Trung Quốc đã thông qua Luật năng lượng mới nhằm thúc đẩy nỗ lực trung hòa carbon, hướng đến mục tiêu phi carbon hóa nền kinh tế vào năm 2060. Luật năng lượng mới sẽ “tích cực và kiên trì thúc đẩy nỗ lực đạt đỉnh phát thải carbon và trung hòa carbon”. Mục tiêu của luật là “phát triển năng lượng chất lượng cao, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon và phát triển bền vững nền kinh tế-xã hội”.

Tính đến hết 10 tháng đầu năm 2024, tổng doanh số xe chở khách năng lượng mới của Trung Quốc đạt 8,33 triệu chiếc, tăng 39,8% so với cùng kỳ năm 2023. Về xuất khẩu, Trung Quốc đã xuất xưởng 120.000 xe trong tháng 10, tăng 10,4% so với năm ngoái và tăng 13,7% so với tháng 9. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm nay đạt khoảng 1,09 triệu chiếc, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc
Trung Quốc đã giảm được 3 tỷ tấn khí thải CO2 trong nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng xanh. (Nguồn: IC)

“Chìa khóa” để Trung Quốc đạt được những thành tựu đáng nể trong thời gian qua chính là sự quyết liệt và kiên quyết từ trung ương đến địa phương từ từng người dân. Trung Quốc mạnh dạn trong việc tái cấu trúc nhiều ngành công nghiệp, trong đó kiên quyết đóng cửa các doanh nghiệp gây ô nhiễm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ bằng vay vốn ưu đãi lãi suất thấp…





Nguồn: https://baoquocte.vn/thuc-day-nang-luong-tai-tao-cau-chuyen-truyen-cam-hung-tu-trung-quoc-294540.html

Cùng chủ đề

Hãng tàu lớn thứ ba trên thế giới đầu tư sà lan điện tại Việt Nam

Tập đoàn CMA CGM, một trong ba hãng vận tải biển lớn nhất thế giới, vừa công bố dự án đầu tư sà lan chạy hoàn toàn bằng điện tại Việt Nam. Các doanh nghiệp đang tối ưu hóa chuỗi cung ứng xanh. Tập...

Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi năng lượng tái tạo, mở vốn ngoại cho điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về năng lượng tái tạo, năng lượng mới với loạt chính sách ưu đãi mới. Theo đó, trên cơ sở Luật Điện lực...

Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi năng lượng tái tạo, mở vốn ngoại cho điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về năng lượng tái tạo, năng lượng mới với loạt chính sách ưu đãi mới. Theo đó, trên cơ sở Luật Điện lực...

Nguồn năng lượng từ đá siêu nóng 374 độ C dưới lòng đất

Các nhà khoa học nghiên cứu đá siêu nóng ở độ sâu gần 10 km làm nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng thay thế nhiên liệu hóa thạch. Trong bối cảnh thế giới đang chuyển hướng sang năng lượng tái tạo, năng lượng địa nhiệt nhận được sự quan tâm lớn. Các nhà máy điện địa nhiệt thường khai thác nhiệt từ bề mặt Trái Đất. Nhưng hiện nay, giới...

Tem kiểm định ô tô có 3 màu, xe sử dụng năng lượng sạch dán nhãn xanh

Từ 1/1/2025, ô tô sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường sẽ được dán tem kiểm định màu xanh lá cây. Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 47/2024 quy định trình tự, thủ tục kiểm định, miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy. Theo quy định hiện hành, các cơ sở đăng kiểm cấp giấy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tập đoàn năng lượng hàng đầu CH Czech công bố kế hoạch đầu tư chiến lược vào Việt Nam

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Sev.en Global Investments (CH Czech) đã công bố kế hoạch đầu tư chiến lược tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Czech.

Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Người đang ốm, cảm, dị ứng protein... đều không thích hợp ăn yến sào.

Gọi Tây Balkan là ‘trái tim’, EU hứa hẹn con đường hội nhập, một quốc gia có bước tiến quan trọng hướng tới ‘nhà...

Ngày 18/12, Chủ tịch Hội đồng châu Âu António Costa đã chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU)-Tây Balkan, đánh dấu cuộc họp đầu tiên trên cương vị mới của ông.

Thảm kịch giẫm đạp kinh hoàng tại hội chợ dành cho thiếu nhi, ít nhất 30 trẻ em thiệt mạng

Ngày 18/12, ít nhất 30 trẻ em đã thiệt mạng và hàng chục trẻ bị thương trong vụ giẫm đạp tại một hội chợ dành cho thiếu nhi được tổ chức tại Ibadan, thủ phủ bang Oyo, Tây Nam Nigeria.

Điều bất ngờ của Nga và châu Âu, có liên quan đến khí đốt; hướng đi mới có thể giúp EU hoàn toàn ‘cạch’...

Gần ba năm qua, châu Âu tăng tốc từ bỏ năng lượng Nga, thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, Moscow vẫn là một trong những nhà cung cấp năng lượng quan trọng nhất của châu lục này. Vì sao vậy?

Bài đọc nhiều

Doanh nhân Phạm Đình Thương và những bước chân không nghỉ hướng về quê hương Việt Nam

Ra nước ngoài với hoài bão thay đổi tương lai của bản thân và gia đình, khi trở về mang theo những yêu thương đóng góp xây dựng quê hương, doanh nhân Phạm Đình Thương và SUN SHINE đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật có những đóng góp tích cực cho Việt Nam.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Sức mạnh mềm tăng cường gắn kết Việt Nam với thế giới

Với sự đan xen cùng đối ngoại nhân dân để tạo sự gắn kết sâu rộng trong quan hệ giữa các nước, đối ngoại văn hóa được đánh giá sẽ phát huy hiệu quả sâu rộng khi được đầu tư phù hợp. Sức mạnh mềm thời hội nhập Đó là nhận xét của một cựu đại sứ VN tại một nước châu Âu khi trả lời Thanh Niên về ngoại giao văn hóa trong chiến lược ngoại giao quốc gia, xây...

Giá cà phê “bốc hơi mạnh”; trong nước giá vẫn rất cao, cơ hội khẳng định chất lượng ở thị trường châu Âu

Tuần này dày đặc các cuộc họp chính sách của các ngân hàng trung ương lớn, như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ)... sẽ đưa ra quyết định lãi suất cuối cùng của năm 2024. Dự báo, thị trường cà phê nói riêng, các thị trường hàng hoá nói chung sẽ có tuần biến động.

Chuyển đổi năng lượng mở ra một tương lai tươi sáng cho Việt Nam

Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và quá trình chuyển dịch năng lượng hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội dài hạn cho người dân trong tương lai.

Cùng chuyên mục

Tập đoàn năng lượng hàng đầu CH Czech công bố kế hoạch đầu tư chiến lược vào Việt Nam

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Sev.en Global Investments (CH Czech) đã công bố kế hoạch đầu tư chiến lược tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Czech.

Điều bất ngờ của Nga và châu Âu, có liên quan đến khí đốt; hướng đi mới có thể giúp EU hoàn toàn ‘cạch’...

Gần ba năm qua, châu Âu tăng tốc từ bỏ năng lượng Nga, thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, Moscow vẫn là một trong những nhà cung cấp năng lượng quan trọng nhất của châu lục này. Vì sao vậy?

Giá cà phê robusta đang chịu áp lực, Fed giảm thêm lãi suất, thị trường tiếp tục chinh phục kỷ lục mới?

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ này dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Tiêu thụ cà phê nội địa dự báo đạt từ 270.000-300.000 tấn. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa kết hợp với sản lượng sản xuất thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu, tuy nhiên, xuất khẩu sẽ vẫn còn thuận lợi, theo Vicofa.

Thứ trưởng Lê Thu Hằng gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Sydney

Đoàn đã gặp đại diện chính quyền bang New South Wales (NSW), thăm và làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney và có các cuộc gặp gỡ với đại diện các Hội Trí thức và Chuyên gia Việt Nam tại Úc (VASEA), Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Úc, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Sydney (VEAS), Tổ chức trao đổi Văn hóa Việt Nam – Úc (VACEO), một số doanh nghiệp...

Thế giới tăng nhẹ; chiều nay, trong nước sẽ tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 19/12, thế giới tăng nhẹ. Do giá xăng dầu thế giới tuần trước tăng mạnh và những ngày qua giảm nhẹ nên giá xăng dầu trong nước nhiều khả năng sẽ đồng loạt tăng.

Mới nhất

Giảm 30% lượng thuốc trừ sâu vào năm 2030

Thực hiện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp sẽ giảm 30% lượng thuốc trừ sâu và phân bón vô cơ, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế 20%. ...

Cọ ỏm -Loại quả quê gắn với người dân Đất Tổ, từ cành, lá đến quả,… đều có công dụng riêng

Đã từ lâu, cây cọ gắn bó với đời sống của người dân Đất Tổ từ cành, lá làm mành, làm chổi, lợp nhà... Rồi mùa đông đến, khi những buồng...

‘Dân mạng’ năm 2024 quan tâm đến âm nhạc hơn ăn uống

Theo báo cáo Nhìn lại các hot trend trên mạng xã hội (MXH) năm 2024 do YouNet Media vừa công bố cho thấy, một năm đang dần khép lại, tô điểm một bức tranh rực rỡ với vô vàn trào lưu ấn tượng: từ những chương trình giải trí "gây bão" đến các lễ hội âm nhạc cuồng...

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Ngày 19/12, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức toạ đàm nhằm nâng cao nhận thức, hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày chuyển đổi xanh trong EVFTA. Theo đó, xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại...

Thanh niên Đà Nẵng học hỏi từ lịch sử, vững bước lập nghiệp

Hàng trăm đoàn viên thanh niên Đà Nẵng xem phim tài liệu, nghe những câu chuyện xúc động từ các Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân nhân tại chương trình Giao lưu với các nhân chứng lịch sử vào ngày 19-12. ...

Mới nhất