Trang chủKinh tếNông nghiệpCâu chuyện một chỗ trũng

Câu chuyện một chỗ trũng


Trời sinh có biển có nguồn

Có ta có bạn, còn buồn nỗi chi?

Nói “một cái chỗ trũng” nghe có vẻ rườm rà, lượm thượm, nhưng đều có lý do. Đến thăm cảng Cái Xà Cong, phường Hà Phong, TP Hạ Long (Quảng Ninh) trong cơn bão Yagi, nhiều suy nghĩ vấn vương mãi đến tận hôm nay. Suy nghĩ về một ngành nghề có lịch sử lâu đời, về số phận những con người đi biển hôm qua, hôm nay và ngày mai. Cuộc sống không bao giờ dừng lại, sau cơn mưa trời lại sáng, bùn dưới chân nhưng nắng vẫn trên đầu.

Quảng Ninh, đặc biệt là Hạ Long, có nhiều địa danh bắt đầu bằng chữ “cái”. Tra cứu thêm thông tin bắt gặp một dẫn giải: “cái” là nơi trũng, nơi đậu thuyền. Phải vậy chăng nên có thành ngữ “lạ nước lạ cái”?. Cái Xà Cong có thể hình dung là một vịnh nước cạn giống chiếc xà cong, được che chắn bởi những ngọn núi nhấp nhô giáp biển. Đây là nơi neo đậu, lên cá của hơn hai trăm tàu đánh bắt thuỷ sản ven bờ và là nơi tránh trú mỗi khi giông bão. Ngày trước, ngư dân đánh bắt thuỷ sản và bán cho các tàu du lịch trên vịnh. Những ngày bà con lênh đênh chìm nổi đã qua nhờ địa phương lập ra khu định cư để ngư dân có nơi đi về.

Câu chuyện một chỗ trũng - Ảnh 1.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng đoàn công tác của Sở NNPTNT Quảng Ninh và TP Hạ Long xuống kiểm tra khu nghề cá Cái Xà Cong (phường Hà Phong, TP Hạ Long) sau bão số 3 Yagi. Ảnh: Cường Vũ.

Câu chuyện một chỗ trũng - Ảnh 2.

Sau những trận cuồng phong do siêu bão Yagi gây ra, rất mừng là bà con không bị thiệt hại về người và tài sản. Gương mặt những người của biển vẫn rắn rỏi, nụ cười vẫn ngời lên tinh thần hào sảng, lạc quan. Bà con cho rằng một phần nhờ dãy núi che chắn, quan trọng hơn là ngư dân đã cột chặt những chiếc tàu lại với nhau nên không bị va đập. Lấy hình tượng “những chiếc tàu được cột chặt” đã vượt qua giông bão, thì bà con mình cũng cần “tự cột chặt vào nhau” trở thành một cộng đồng của những người sống nhờ biển để có thể giàu từ biển. Bà con rất vui khi có một thiết chế cộng đồng ngay ở Cái Xà Cong này.

Trong bất kỳ thời kỳ nào, sự vận động của xã hội luôn nhanh nhạy, năng động, muôn màu, khó có thể quản lý một chiều bằng mệnh lệnh hành chính từ trên xuống dưới, từ bên trong hệ thống ra ngoài cuộc sống. Bộ máy quản lý thường “động”, luôn có sự dịch chuyển, trong khi cộng đồng luôn ổn định, có chăng là thế hệ này nối tiếp thế hệ sau. Con người đâu chỉ có nhu cầu ăn ở, mà còn bao nhu cầu khác: hoạt động nghề nghiệp, mối quan hệ xã hội, hưởng thụ văn hoá, đời sống tinh thần, được hoà nhập vào sự phát triển chung.

Câu chuyện một chỗ trũng - Ảnh 3.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng quà cho bà con ngư dân sau bão số 3 – Yagi.

Câu chuyện một chỗ trũng - Ảnh 4.

Lãnh đạo địa phương chủ trương xây dựng Cái Xà Cong trở thành một cảng cá tích hợp đa chức năng. Theo ý tưởng quy hoạch, bên này là nơi tàu cập bến, bên kia là khu dịch vụ hậu cần, chỗ nọ là không gian du lịch trải nghiệm. Bà con rất hào hứng đón chờ chủ trương đó sớm trở thành hiện thực. Tuy nhiên, luồng lạch cạn gây khó khăn cho tàu ra vào, có khi phải neo tàu rất lâu chờ triều lên mới vào được. Ngoài ra, bà con còn quan tâm chi phí mỗi chuyến ra biển, doanh nghiệp thu mua ổn định với mức giá hợp lý.

Cái Xa Cong hiện nay không lớn so với những bến cảng khác, chỉ dành cho những con tàu thân ngắn, vỏ gỗ chủ yếu câu giăng gần bờ. Hôm nay là vậy, nhưng mai nơi đây sẽ có một bến cảng hiện đại như giấc mơ của bao người, bao đời. Những con tàu sẽ vững chãi, đảm bão an toàn trước sóng gió. Cơ sở vật chất sẽ được đầu tư tương xứng với chiến lược kinh tế biển. Những chiếc băng tải thay cho gồng gánh bằng sức người. Khu bảo quản sơ chế tự động hoá tạo giá trị gia tăng cao. Không gian du khách trải nghiệm đời sống của biển, văn hoá của người đi biển, thưởng thức những sản vật do chính bà con đánh bắt và chế biển.

Câu chuyện một chỗ trũng - Ảnh 5.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi lời thăm hỏi, động viên ngư dân.

Bến cảng hiện đại về cơ sở vật chất thôi chưa đủ mà cần tư duy về tầm quan trọng của thiết chế “Cộng đồng đồng quản lý”. Cộng đồng mạnh là điều kiện cho các nghiệp đoàn, cơ quan thuỷ sản, kiểm ngư, các đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội tiếp cận, gần gũi với bà con ngư dân. Cộng đồng mạnh là điều kiện bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, không còn rác thải nhựa để môi trường biển xanh hơn, sạch hơn. Cộng đồng mạnh là điều kiện chuyển từ ngành thuỷ sản truyền thống hướng tới hiện đại có sự tham gia của đại diện bà con ngư dân với vai trò chủ thể. Đầu tư hiện đại hoá ngành thuỷ sản là cần thiết, nhưng đầu tư cho con người và cộng đồng sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững.

Bất kỳ nghề nghiệp nào đều cao quý vì mang lại cho con người cuộc sống tốt đẹp hơn. Hoạt động nghề nghiệp đâu chỉ duy nhất một mục đích mưu sinh kiếm sống, mặc dù điều đó là quan trọng. Con người còn mong muốn được xã hội ghi nhận và tôn trọng, được gắn bó với những người cùng ngành nghề. Mỗi khu cảng mới cần có một không gian cộng đồng, nơi bà con sinh hoạt cùng nhau, học tập cùng nhau, nơi lãnh đạo đến thăm hỏi và lắng nghe bà con sau mỗi chuyến ra biển trở về. Những tư liệu lịch sử về những bước chân đầu tiên của bậc tiền hiền khai mở vùng đất trũng này là vốn quý, giáo dục thế hệ mai sau trân quý hơn, tự hào hơn về công sức của bao thế hệ vươn mình ra biển khơi.

Câu chuyện một chỗ trũng - Ảnh 6.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đi kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 – Yagi tại Quảng Ninh.

Câu chuyện một chỗ trũng - Ảnh 7.

Trong một thế giới thay đổi, nghề nghiệp, trong đó nghề cá cũng phải thay đổi. Muốn thay đổi phải học hỏi để làm giàu trí tuệ, để biết có những điều mới mẻ hơn, những cách làm khác hơn. Không học hỏi sẽ mãi quanh quẩn những điều đã biết, cách làm như hiện nay. Hấp thu kiến thức giúp tạo ra không gian giá trị mới thay vì chỉ chăm bẵm vào giá trị hiện có. Thành thục kỹ năng giúp tăng năng suất lao động, ứng phó với rủi ro, hiểm nguy. Hình thành thái độ yêu biển, yêu thiên nhiên giúp bà con yêu nghề, sống hết mình với nghề, ngay cả những lúc khó khăn nhất, sóng gió nhất.

Nghề cá đâu mãi chấp nhận những con tàu lay lắt trước muôn trùng sóng gió bủa vây. Ngư dân đâu mãi chấp nhận thu mình trong một cái chỗ trũng về hoạt động nghề nghiệp, trũng về tri thức. Nghề cá sẽ thay đổi khi bà con ngư dân thay đổi và được thay đổi, khi ấy cuộc sống của hàng triệu ngư dân không chỉ ấm no hơn mà còn hạnh phúc hơn.

Tạm biệt bà con ra về nhớ mãi sinh cảnh hữu tình, những con người đôn hậu, đầy ý chí. Mong có dịp được trở lại Cái Xà Cong để thêm một lần được yêu biển, yêu những con người cả một đời sống tựa biển khơi!





Nguồn: https://danviet.vn/cau-chuyen-mot-cho-trung-20240922083004182.htm

Cùng chủ đề

Sức cùng lực kiệt sau bão dữ, chủ lồng oằn vai ‘gánh’ nợ nghìn tỷ

có   LTS: Dù bảo hiểm nông nghiệp đã được Chính phủ có quyết định thực hiện thí điểm từ hơn 10 năm trước, song cứ mỗi lần thiên tai ập đến, hàng nghìn nông dân lại lâm cảnh trắng tay, trong khi bảo hiểm dường như vẫn còn là từ xa lạ với họ. Tuyến bài Để bảo hiểm nông nghiệp thực sự là phao cứu sinh cho nông dân của VietNamNet hy vọng sẽ góp thêm một góc...

Hơn 3,6 tỷ đồng từ đêm nhạc Nghĩa tình phương Nam hướng về đồng bào vùng bão lũ

Tối 22-9, tại TPHCM diễn ra đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam” do Đài Truyền hình Việt Nam, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TPHCM phối hợp cùng Phòng trà Không Tên và Nova Service tổ chức. Tới dự đêm nhạc có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND...

Xúc động tình cảm người dân vùng lũ Yên Bái dành cho bộ đội ngày chia tay

Sau hơn 10 ngày nỗ lực cùng đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Yên Bái khắc phục hậu quả cơn bão số 3, sau khi công tác khắc phục cơ bản hoàn tất, hôm nay (22/9), cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đã lên đường trở về đơn vị. Hàng nghìn người dân địa phương đã đứng dọc hai bên đường đoàn đi qua để gửi lời cảm ơn, bịn rịn chào tạm biệt. Đài Truyền...

Cận cảnh loạt tàu đắm ở vịnh Hạ Long 2 tuần sau bão Yagi vẫn chưa được trục vớt

Hàng loạt tàu, thuyền du lịch ở Hạ Long bị chìm sau cơn bão Yagi suốt hơn 2 tuần qua vẫn chưa thể được trục vớt, trong khi các chủ tàu bất lực nhìn tài sản có giá trị hàng tỉ đồng có nguy cơ mất trắng. Các chủ tàu lập lán trại để trông nom tàu và chờ trục vớt, được ghi nhận ngày 21-9 - Ảnh: NGỌC AN Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, Cảng quốc tế Tuần Châu -...

Cảm động hình ảnh người dân vùng lũ bịn rịn chia tay bộ đội

Chủ Nhật, 13:42, 22/09/2024 VOV.VN - Sau hơn 10 ngày nỗ lực cùng đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Yên Bái khắc phục hậu quả cơn bão số 3, sau khi công tác khắc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nguy cơ sạt lở đất đồi núi, thêm 12 hộ dân ở Hòa Bình khẩn cấp di dời

Chiều ngày 22/9, trao đổi với phóng viên Dân Việt, lãnh đạo UBND xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình thông tin, sáng nay (22/9), chính quyền xã đã phải di dời thêm 6 hộ dân ở xóm Rài đến nơi an toàn trước...

Một làng chài đẹp như phim ở TT-Huế sau này sao lại mang tên Lăng Cô, nơi la liệt chim hoang dã?

Theo cư dân địa phương, Lăng Cô vốn là một làng chài nổi tiếng mang tên An Cư từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, nhiều người lại nói tên làng là "Làng Cò" vì có nhiều chim muông về trú ngụ và sau này người ta...

Liều trồng rau cù nèo, loại rau dại, ai ngờ một ông nông dân Hậu Giang nhổ bán hút hàng, giàu lên

 Những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang chuyển đổi diện tích trồng lúa lúa kém hiệu quả, năng suất thấp sang trồng màu trên đất ruộng, trong đó có trồng rau dại, rau đồng, cụ thể...

Tình cờ bắt được con trăn gấm có tên trong sách Đỏ, một ông nông dân TT-Huế liền làm điều này đây

Ngày 22/9, theo tin từ Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), cơ quan này vừa tiếp nhận; tiến hành thả về môi trường tự nhiên một cá thể trăn gấm-một loài động vật hoang dã quý hiếm.Con trăn gấm dài 3m, nặng 12kg-loài...

Đề xuất các hành vi nghiêm cấm đối với giáo viên

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3) để lấy ý kiến nhân dân. Dự án sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025). Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo luật là các hành vi bị nghiêm cấm với giáo...

Bài đọc nhiều

Nuôi con động vật hoang dã chỉ thích ăn tre, nứa, anh thanh niên Bình Phước thu 300 triệu đồng nhàn tênh

Năm 2019, gắn bó nhiều năm với nghề cạo mủ cao su thu nhập ngày càng eo hẹp, anh Tâm trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế mới, qua tìm hiểu và so sánh nhiều mô hình kinh tế khác nhau, nhận thấy nuôi dúi...

Đặc sản “trường thọ” của người Hoa ở Sóc Trăng thực ra là món gì, mặn, ngọt ra sao?

Sợi mì rất dài nên nó còn được gọi là mì trường thọ. Mì sụa có hai loại: mặn và ngọt.Mì sụa ngọt được dùng để nấu chè với trứng gà luộc. Phiên bản này thường được dùng trong các bữa tiệc sinh nhật. Màu đỏ...

đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Chương trình số 07-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025” đã xác định 7 nhóm chỉ tiêu, trong đó có chỉ tiêu tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên tổng sản phẩm nông nghiệp đến năm 2025 đạt trên 70% (hiện đang ở mức 46%). Để thực hiện Chương trình...

Cùng chuyên mục

Thuỷ điện Hoà Bình mở 3 cửa xả lũ, mực nước sông Hồng đang lên

Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng thao Quyết định số 740/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ mực nước thượng – hạ lưu hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình, Bộ NN&PTNT đã có công điện gửi Công ty Thuỷ điện Hoà Bình. Theo đó, lần lượt vào hồi 12 giờ, 13 giờ và 15 giờ ngày 22/9/2024, Công ty Thuỷ điện Hoà Bình đã mở liên tiếp 3 cửa xả...

Nguy cơ sạt lở đất đồi núi, thêm 12 hộ dân ở Hòa Bình khẩn cấp di dời

Chiều ngày 22/9, trao đổi với phóng viên Dân Việt, lãnh đạo UBND xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình thông tin, sáng nay (22/9), chính quyền xã đã phải di dời thêm 6 hộ dân ở xóm Rài đến nơi an toàn trước...

Một làng chài đẹp như phim ở TT-Huế sau này sao lại mang tên Lăng Cô, nơi la liệt chim hoang dã?

Theo cư dân địa phương, Lăng Cô vốn là một làng chài nổi tiếng mang tên An Cư từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, nhiều người lại nói tên làng là "Làng Cò" vì có nhiều chim muông về trú ngụ và sau này người ta...

Liều trồng rau cù nèo, loại rau dại, ai ngờ một ông nông dân Hậu Giang nhổ bán hút hàng, giàu lên

 Những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang chuyển đổi diện tích trồng lúa lúa kém hiệu quả, năng suất thấp sang trồng màu trên đất ruộng, trong đó có trồng rau dại, rau đồng, cụ thể...

Thăm làng gốm của người Chăm nổi tiếng ở Ninh Thuận

"Bên cạnh đó, các chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chính sách phát triển làng nghề của các cấp, các ngành và của tỉnh Ninh Thuận đã đang thúc đẩy làng nghề đang hồi sinh mạnh mẽ”, anh Thuần chia sẻ thêm. Nghệ nhân Đàng Thị Hoa với nghề “sống cùng đất” Nguồn: https://baodantoc.vn/tham-lang-gom-cua-nguoi-cham-noi-tieng-o-ninh-thuan-1726993195974.htm

Mới nhất

Bẫy ‘bao đậu’ thi chứng chỉ tiếng Anh

Đó là thông tin trên fanpage Dịch vụ thi hộ ngoại ngữ. Nơi này cam kết học viên đạt điểm tối thiểu TOEIC 450đ, IELTS 4.5.Bao đậu, rớt hoàn tiềnĐể có thể lấy chứng chỉ B2, người của trang này đã tư...

Những món ăn đẹp mắt, đậm vị quê hương của chàng trai Việt ở nơi xứ người

Mặc dù đang sinh sống tại Nhật Bản, khó khăn trong việc tìm mua nguyên liệu, nhưng những món ăn dù chay hay mặn do chàng thanh niên Nguyễn Văn Dân (33 tuổi) vào bếp nấu cũng đều được bài trí rất ngon mắt, đậm nét ẩm thực quê hương. Sau khi hình ảnh những món ăn do anh Dân...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

Tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kêu gọi cần tăng cường đoàn kết, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế trong giai đoạn bước ngoặt. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai...

Quặn lòng bé trai 2 tuổi toàn thân nứt nẻ

Trong căn nhà xập xệ ở phường Hương Vinh, TP Huế, chị Đỗ Thị Bông nhẹ nhàng lấy dụng cụ y tế chăm sóc bé Đặng Nhật Phong (sinh năm 2022, ảnh) trong tình trạng toàn thân nứt nẻ, mảng vảy cứng dày khắp cơ thể. Chị Bông nói trong nước mắt: “Từ khi lọt lòng,...

Sức cùng lực kiệt sau bão dữ, chủ lồng oằn vai ‘gánh’ nợ nghìn tỷ

có   LTS: Dù bảo hiểm nông nghiệp đã được Chính phủ có quyết định thực hiện thí điểm từ hơn 10 năm trước, song cứ mỗi lần thiên tai ập đến, hàng nghìn nông dân lại lâm cảnh trắng tay, trong khi bảo hiểm dường như vẫn còn là từ xa lạ với họ. Tuyến bài Để bảo hiểm...

Mới nhất