Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCấp trên chi sai phụ cấp ưu đãi, hàng loạt giáo viên...

Cấp trên chi sai phụ cấp ưu đãi, hàng loạt giáo viên mang nợ


Hàng loạt giáo viên thành 'con nợ' vì nhận tiền ưu đãi - Ảnh 1.

Nhiều giáo viên có thâm niên hơn 20 năm ở Đắk Lắk lo lắng số tiền truy thu phụ cấp ưu đãi quá cao, ảnh hưởng đến cuộc sống, việc giảng dạy – Ảnh: TÂM AN

Chiều 27-9, một lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết đã chỉ đạo rà soát số giáo viên phải trả lại tiền phụ cấp ưu đãi, đồng thời xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy để giải quyết vấn đề này.

Phập phồng vì “nợ” phụ cấp ưu đãi

Theo vị này, đầu năm học 2024 – 2025, nhiều địa phương tỉnh Đắk Lắk yêu cầu truy thu tiền phụ cấp ưu đãi đối với hàng loạt giáo viên vì dạy ở những nơi không còn thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa theo quy định tại quyết định số 861 ngày 4-6-2021 của Thủ tướng.

Những giáo viên bỗng thành “con nợ” là vì theo quyết định 861, những nơi họ dạy trước đây là “miền núi, hải đảo”, nhưng từ tháng 6-2021 không còn là “vùng 3” nữa. 

Có những giáo viên đã nhận phụ cấp ưu đãi từ giữa năm 2021 nay buộc phải trả lại, lo lắng chưa biết lấy tiền từ đâu trong khi đồng lương eo hẹp.

Cô Trần Thị Thơm, giáo viên Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Ea K’pam, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), cho hay ở xã của cô có những giáo viên bị truy thu từ 30 đến 80 triệu đồng.

“Nếu truy thu trong thời gian ngắn sẽ ảnh hưởng không ít đến đời sống cũng như việc dạy học của đội ngũ giáo viên. 

Chúng tôi bỗng thành con nợ nên vừa đi dạy vừa lo trả nợ từ đồng lương”, cô Thơm giãi bày.

Theo cô Thơm, nhiều giáo viên rất sốc vì UBND huyện có văn bản truy thu số tiền chi vượt trong 38 tháng (từ tháng 6-2021 đến tháng 8-2024). 

Như vậy, số tiền mỗi giáo viên “nợ” huyện lên đến hàng chục triệu đồng.

Tương tự, cô P.T.T., giáo viên tiểu học ở thị trấn Phước An (huyện Krông Pắk, Đắk Lắk), cho biết huyện cũng có văn bản yêu cầu thu hồi tiền phụ cấp ưu đãi, thời hạn hơn 1 năm. Mỗi tháng, cô sẽ bị truy thu hơn 2,6 triệu đồng.

“Chúng tôi sẵn sàng thực hiện theo chính sách, quy định của pháp luật, nhưng mong các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giãn thời gian truy thu bằng thời gian mà giáo viên đã nhận được khoản tiền phụ cấp ưu đãi để giáo viên yên tâm công tác và ổn định cuộc sống”, cô T. đề xuất.

Thu thế nào để không ảnh hưởng đến đời sống giáo viên?Hàng loạt giáo viên thành 'con nợ' vì cấp trên chi sai phụ cấp ưu đãi - Ảnh 3.

Các giáo viên đề nghị kéo dài việc truy thu phụ cấp ưu đãi để không ảnh hưởng đến cuộc sống – Ảnh: TÂM AN

Nói về vấn đề này, ông Lê Ngọc Vinh – phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk – cho biết theo quyết định 861, toàn tỉnh Đắk Lắk chỉ còn 130 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó 54 xã khu vực III (hay còn gọi là xã đặc biệt khó khăn), 71 xã khu vực II và 5 xã khu vực I. 

Theo đó, có 54 xã đã không còn thuộc “vùng đặc biệt khó khăn” nữa.

Cũng theo ông Vinh, ngay sau khi quyết định 861 có hiệu lực pháp luật, tỉnh đã triển khai đến huyện, xã, thôn, buôn. “Không rõ sao mà một số địa phương vẫn chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên chưa đúng quy định, dẫn đến giờ phải thu hồi”, ông Vinh nói.

Ông Võ Văn Cảnh – phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk – cho biết hiện nay UBND tỉnh đang xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các bộ ngành trung ương về vấn đề truy thu phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên.

“Về phương án thu hồi, UBND tỉnh sẽ tính toán cẩn thận. Về mặt pháp luật là phải thu nhưng thu như thế nào thì cũng phải quan tâm đến đời sống của giáo viên. Khi nào có kết luận sẽ thông tin đầy đủ”, ông Cảnh nói.

Hàng loạt giáo viên thành 'con nợ' vì cấp trên chi sai phụ cấp ưu đãi - Ảnh 4.

UBND huyện Cư M’gar vừa họp với đại diện các cơ sở giáo dục bị truy thu chế độ phụ cấp ưu đãi vượt mức quy định để tìm hướng khắc phục – Ảnh: TÂM AN

Một thị xã chi vượt 5,6 tỉ đồng phụ cấp ưu đãi

Trước đó, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk phát hiện thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên từ tháng 6-2021 đến tháng 7-2024 không đúng hướng dẫn.

Chỉ tính riêng tại thị xã Buôn Hồ, việc chi trả sai tới hơn 5,6 tỉ đồng.

Thanh tra tỉnh Đắk Lắk kiến nghị chủ tịch UBND tỉnh cho chủ trương tiến hành thanh tra chuyên đề về chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo thời kỳ 2021 – 2024 để có hướng tham mưu xử lý.

Ngoài thị xã Buôn Hồ, một số huyện như Krông Pắk, M’Đrắk, Cư M’gar, Krông Năng cũng yêu cầu các địa phương, cơ sở giáo dục tạm dừng chi trả phụ cấp ưu đãi.

Qua đó rà soát những xã không còn thuộc “vùng 3” từ tháng 6-2021 đến tháng 8-2024 thì tổ chức truy thu tiền phụ cấp ưu đãi đã chi sai.



Nguồn: https://tuoitre.vn/cap-tren-chi-sai-phu-cap-uu-dai-hang-loat-giao-vien-mang-no-20240927154029059.htm

Cùng chủ đề

Người đàn ông hành hung, cầm dao đòi chém nữ shipper

(Dân trí) - Khi nữ shipper đến giao hàng, một người đàn ông đi ra ngoài để tiếp chuyện. Chỉ vài phút sau, người này bất ngờ lao vào tát, đấm nữ shipper ngay giữa đường. Chiều 3/11, lãnh đạo UBND xã Ea Kao (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) cho biết đã chỉ đạo công an xã vào cuộc xác minh thông tin một người đàn ông hành hung nữ shipper.Trưa cùng ngày, trên mạng xã hội Facebook...

Ngã rẽ của một cử nhân bằng trung bình và bài toán tuyển dụng giáo viên giỏi

Giáo viên cần giỏi nhưng phải thực chất. Có một cách tuyển dụng giáo viên giỏi đơn giản, hiệu quả, đã được một trường tư ở Hà Nội áp dụng thành công nhiều năm nhưng chưa được nhân rộng. Khi năm học mới đã diễn ra 2 tháng, câu chuyện thiếu giáo viên lại được nhắc tới và trở thành vấn đề tại nhiều địa phương, thậm chí như Thanh Hóa phải dừng một số môn học vì không có...

Từng hái rau trai để ăn qua bữa

Thầy Hoàng Minh Ngọc - Hiệu trưởng Trường THPT Phan Chu Trinh, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk, chia sẻ về quãng thời gian đầu đầy khó khăn, khi từng phải hái rau dại qua bữa để vượt qua thiếu thốn. Thế nhưng, tình yêu nghề và lòng tận tụy đã...

Giải pháp phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng ở Đắk Lắk

Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đang xây dựng Đề án phát triển ngành hàng sầu riêng bền vững. Mục tiêu của đề án, đến năm 2030, diện tích sầu riêng phát triển ổn định khoảng 40.000 ha, sản lượng đạt 790.000 tấn/năm. Địa phương đã có sự chuẩn bị như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra. Phóng viên VOV thường trú tại Tây Nguyên phỏng vấn ông Nguyễn Văn Hà, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát...

Một tỉnh Tây Nguyên có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất nước lại đang tăng “nóng”, phát cảnh báo

Trong khi diện tích cây cà phê, hồ tiêu giảm nhẹ thì cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk lại có sự phát triển tương đối "nóng". Tuy nhiên, ngành chức năng và các địa phương không khỏi lo lắng khi chuỗi liên kết sản xuất thiếu bền vững,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ lạc quan về quan hệ thương mại với Việt Nam sau bầu cử

Mỹ sẽ có lãnh đạo mới trong vài ngày tới, nhưng mối quan hệ kinh tế song phương Việt Nam - Mỹ sẽ vẫn tiếp tục phát triển. Cả hai quốc gia đang chia sẻ mục tiêu tăng cường chuỗi cung ứng và đối phó với thách thức trong an ninh mạng.   Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quen thuộc với nhiều sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ - Ảnh: QUANG ĐỊNH Ông Arun Venkataraman - trợ lý...

Đại biểu Quốc hội: Chật vật làm thủ tục, nhà đầu tư than ‘đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh’

Nhà đầu tư vẫn mòn mỏi chờ đợi dẫn đến mất cơ hội đầu tư, đành tâm tư rằng 'đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh'.   Đại biểu Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) - Ảnh: GIA HÂN Câu thơ "Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du phản ánh nỗi lo lắng và trăn trở của Thúy Kiều về số phận của mình sau một giấc mộng đáng sợ, cuộc đời dài phía trước đầy bất...

Đại biểu bức xúc trend ‘phông bạt’, sửa hình ảnh thổi phồng tiền ủng hộ, đánh bóng tên tuổi

Theo đại biểu Nguyễn Văn Huy, sau khi sao kê công khai, nhiều cá nhân bị phát hiện chỉnh sửa hình ảnh thổi phồng số tiền ủng hộ để đánh bóng tên tuổi.   Đại biểu Nguyễn Văn Huy - Ảnh: GIA HÂN Sáng 4-11, nêu ý kiến thảo luận tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Văn Huy (Thái Bình) nêu với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ trên 2.000 tỉ đồng và rất...

Mái ấm cho những phận đời neo đơn ở vùng đất biển Kiên Giang

Nhà dưỡng lão ở phường An Hòa (TP Rạch Giá, Kiên Giang) không chỉ là ngôi nhà thứ hai, mà còn là mái nhà chung của nhiều phận đời neo đơn khác nhau. Cô chú mỗi người có hoàn cảnh riêng nhưng được mình...

Giảm trừ gia cảnh lạc hậu mà Bộ Tài chính nói chưa thể nâng, quá chạnh lòng!

Tại sao cứ dựa vào biến động chỉ số giá tiêu dùng trong khi ai cũng thấy quy định này gây ra sự lạc hậu trong việc giảm trừ gia cảnh? Như Tuổi Trẻ Online thông tin, cử tri TP.HCM vừa đề nghị Quốc...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cùng chuyên mục

Trao học bổng cho 60 sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân

Khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) vừa tổ chức chương trình Lễ Trao học bổng và Chào tân sinh viên Khóa 66 – SOLASTA. 60 sinh viên...

Trường ĐH Đà Lạt có ít nhất 5 trường thành viên vào năm 2045

Theo đề án xây dựng Trung tâm đào tạo chất lượng cao tại TP.Đà Lạt và TP.Buôn Ma Thuột của Bộ GD-ĐT, đến năm 2045, Trường ĐH Đà Lạt có ít nhất 5 trường thành viên. ...

Vì sao Trường Đại học Sư phạm TPHCM bỏ xét tuyển học bạ?

Từ 2025, Trường Đại học Sư phạm TPHCM sẽ bỏ xét tuyển học bạ - phương thức có điểm chuẩn cao ở các năm trước. Việc xét tuyển vào trường cũng sẽ có nhiều điểm mới. Bỏ xét học bạ để công bằng cho thí sinh Những năm qua, điểm chuẩn phương thức xét tuyển học bạ của Trường Đại học Sư phạm TPHCM rất cao. Để được làm giáo viên tương lai, thí sinh phải có học bạ giỏi và...

Học sinh Việt Nam ghi dấu ấn tại kỳ thi toán và khoa học quốc tế ở Indonesia

Tại Kỳ thi Toán và Khoa học quốc tế 2024 (WMSC 2024) vừa diễn ra tại Bogor, Indonesia, 4 học sinh lớp 3B1 và 4B1 của hệ song ngữ Trường Tiểu học và THCS MAY Academy (Hoàng Mai, Hà Nội) đã xuất sắc mang về những thành tích nổi bật, vượt...

Trường đại học giúp nâng cao kiến thức và ứng dụng về AI cho doanh nghiệp

Với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại TP.HCM nâng cao kiến thức và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Khoa Kinh tế - Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã phối hợp với...

Mới nhất

Đại biểu bức xúc trend ‘phông bạt’, sửa hình ảnh thổi phồng tiền ủng hộ, đánh bóng tên tuổi

Theo đại biểu Nguyễn Văn Huy, sau khi sao kê công khai, nhiều cá nhân bị phát hiện chỉnh sửa hình ảnh thổi phồng số tiền ủng hộ để đánh bóng tên tuổi.   Đại biểu Nguyễn Văn Huy - Ảnh: GIA HÂN Sáng 4-11, nêu ý kiến thảo luận tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Văn Huy (Thái Bình) nêu với tinh thần...

18 năm Việt Nam gia nhập WTO: Hành trình hội nhập và phát triển

Sau gần hai thập kỷ, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu về thương mại, đầu tư, không những giúp nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu mà còn thể hiện rõ cam kết hội nhập quốc tế.   Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức ký Nghị định thư gia nhập Tổ chức Thương...

ĐBQH đề xuất giảm thuế VAT, tiếp tục tháo gỡ nút thắt để hỗ trợ nền kinh tế

VOV.VN - ĐBQH Trần Thị Quỳnh (Đoàn tỉnh Nam Định) cho rằng, nhu cầu của nền kinh tế còn yếu, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào bên ngoài, chi đầu tư công còn chậm... Do đó, đại biểu đề xuất giảm thuế VAT, tiếp tục tháo gỡ nút thắt để hỗ trợ nền kinh tế.   Tiếp tục kỳ họp thứ...

Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi các nước lớn chia sẻ khoa học – công nghệ để cùng phát triển

Ngày 22-9 (giờ Mỹ), phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kêu gọi các nước lớn cần chia sẻ các thành tựu chung về nghiên cứu khoa học - công nghệ để cùng phát triển; đồng thời, hợp tác với các...

Mới nhất