Trang chủKinh tếNông nghiệpCấp thiết đưa thuế GTGT phân bón về mức 5%

Cấp thiết đưa thuế GTGT phân bón về mức 5%


Bất cập của Luật thuế 71

Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất phân bón trong nước, chủ động nguồn phân bón phục vụ nông nghiệp, giảm dần phân bón nhập khẩu là một trong những chủ trương quan trọng nhằm điều tiết cung cầu khi thị trường phân bón có biến động. Để thực hiện chủ trương này, năm 2014, Quốc hội đã ban hành Luật thuế 71, có hiệu lực từ năm 2015. Tại Khoản 1, Điều 3, Luật thuế 71 quy định các mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không phải chịu thuế GTGT, được kỳ vọng có thể giảm chi phí giá thành sản phẩm phân bón, giúp người nông dân tăng lợi nhuận trong quá trình canh tác nông nghiệp.

Tuy nhiên, ngay sau khi triển khai thực hiện, Luật thuế 71 đã bộc lộ nhiều bất cập. Do doanh nghiệp sản xuất phân bón không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT nên không những giá bán phân bón trong nước không giảm mà còn tăng lên. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, từ năm 2015 khi thực hiện Luật thuế 71, giá thành phân đạm trong nước tăng 7,2-7,6%; phân DAP tăng 7,3-7,8%, phân supe lân tăng 6,5-6,8%; phân NPK và hữu cơ tăng 5,2-6,1%… so với những năm còn áp dụng thuế GTGT 5% đối với phân bón. Giá phân bón đến tay bà con nông dân cũng tăng theo, kéo theo chi phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp tăng lên đáng kể…, đồng thời làm hạn chế sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tiêu cực đến các dự án đầu tư sản xuất phân bón.

Thực tế đã cho thấy, chính sách thuế GTGT phân bón trong Luật thuế 71 hiện hành đi ngược lại hoàn toàn so với kỳ vọng ban đầu là giảm giá bán phân bón, mang lại lợi nhuận cho người nông dân. Không chỉ như vậy, chính sách thuế GTGT phân bón hiện nay còn tạo ra nhiều hệ lụy khác cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón trong nước khi có nguy cơ thua ngay trên sân nhà trước phân bón nhập ngoại, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp…

Nông dân “điêu đứng” vì giá phân bón cao

Sau khi Luật thuế 71 được ban hành và đi vào cuộc sống, giá phân bón tăng lên nhanh chóng, đỉnh điểm là vào năm 2022. Trong khi đó, giá thành nông sản bấp bênh, chi phí đầu vào nói chung tăng khiến cho người nông dân vốn gắn bó với ruộng nương đã lâm vào cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”…

Ông Phan Văn Minh (xã Hương Bình, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) cho hay, gia đình ông hiện đang canh tác 7 sào lúa (mỗi sào Trung Bộ tương đương 500m2) và 4 sào hoa màu. Nhiều năm gần đây, gia đình ông đều dùng phân bón của các doanh nghiệp nội địa. Theo tính toán của ông Minh, 1 sào lúa thu hoạch được khoảng 1,5-2 tạ thóc, bán được khoảng 1,2 triệu đồng, trong đó chi phí để mua các loại phân bón như NPK, đạm, kali, hóa chất chiếm gần một nửa, còn lại là chi phí mua giống, thuê máy móc và một số chi phí khác. Sau khi trừ đi tất cả các chi phí, tiền lãi còn lại rất ít, lấy công làm lời.

“Làm nông dân bao đời vất vả. Nếu giá các nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật rẻ hơn, chúng tôi thực sự vui mừng, đời sống của chúng tôi cũng sẽ tốt hơn”, ông Minh chia sẻ.

Bà Nguyễn Ngọc Hiền (56 tuổi, trú tại huyện Thạnh Thới An, Sóc Trăng) cho hay, do giá phân bón tăng cao, người làm nông rất thiệt thòi. Vì nếu giảm lượng phân bón trong các giai đoạn bón lót, bón thúc thì lúa chậm phát triển, không chắc hạt dẫn đến năng suất thấp, nếu bón đủ thì lại tốn thêm chi phí – kiểu gì cũng ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của bà con. Bà Hiền mong muốn có chính sách giảm giá phân bón hợp lý, ổn định, để bà con nông dân được nhờ.

Thực tế cho thấy, khi không chịu thuế GTGT, giá phân bón tăng lên đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến người nông dân, nhất là vào những đợt thị trường sốt giá như năm 2022, đến mức khiến nông dân phải thu hẹp diện tích sản xuất hoặc bỏ vụ. Cộng thêm với giai đoạn gần đây, các phần chi phí khác trong sản xuất nông nghiệp như nhân công, thuốc bảo vệ thực vật… đều tăng, giá nông sản thì “nhảy múa” liên hồi… khiến người nông dân càng thêm khó khăn.

Doanh nghiệp, nông dân cùng khó

Thực tế cho thấy, chính sách “ưu đãi” không đánh thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón ở tất cả các khâu: nhập khẩu, sản xuất, bán buôn, bán lẻ đến tay người tiêu dùng như Luật thuế 71 hiện hành đã và đang trở thành… “ngược đãi” với doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước.

Thứ nhất, doanh nghiệp gặp khó khăn do không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất phân bón, cũng như đầu tư mở rộng sản xuất, trang bị công nghệ, máy móc thiết bị mới. Đối với phần thuế GTGT đầu vào này, doanh nghiệp phải tính vào chi phí sản xuất, khiến giá thành tăng, tiêu thụ giảm, tồn kho tăng dẫn đến lợi nhuận giảm.

Mặt khác, khi giá phân bón trong nước tăng cao, dẫn đến hệ lụy là sức tiêu thụ sẽ giảm, tồn kho tăng. Trong khi đó, đối với phân bón nhập khẩu, tình hình lại diễn ra theo chiều ngược lại. Phân bón nhập khẩu từ các nước trong khu vực, phần lớn có thuế nhập khẩu bằng 0% và hầu hết các nước này có chi phí nguyên liệu sản xuất phân bón rất thấp nên có lợi thế cạnh tranh hơn, khiến phân bón nội thất thế ngay trên sân nhà.

Do đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước đều mong muốn mặt hàng phân bón được đưa trở lại diện chịu thuế GTGT. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, có thể đầu tư dây chuyền công nghệ mới, giúp nhà nông tăng năng suất cây trồng với chi phí hiệu quả…

Sớm đưa thuế GTGT phân bón về mức 5%

Phân tích về những bất cập của Luật thuế 71, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long khẳng định, việc phân bón không chịu thuế GTGT như Luật thuế 71 hiện hành không những ảnh hưởng đến doanh nghiệp và nông dân mà còn ảnh hưởng tới môi trường và nông sản đầu ra của Việt Nam.

Ông phân tích rõ như sau: Với giá tăng cao do chính sách thuế GTGT bất hợp lý khiến phân bón nội địa “lép vế” so với sản phẩm nhập khẩu vốn đang được ưu đãi về thuế. Thực tế là các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong khu vực, kể cả các doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, đều được hậu thuẫn để chen chân vào thị trường Việt Nam. Điều này, không những làm cho phân bón nội địa thụt lùi mà sản phẩm nông nghiệp và môi trường cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi lẽ các loại sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ lạc hậu giá rẻ chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới môi trường và nông sản đầu ra, đây chính là nguy cơ rất lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Về lâu dài, sự lệ thuộc vào phân bón nhập khẩu không thể bảo đảm phát triển nền nông nghiệp bền vững, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ công nghiệp – nông nghiệp – nông dân và nông thôn, ảnh hưởng đến an ninh lương thực của nước nhà.

PGS.TS Ngô Trí Long đề nghị, cần thiết phải đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng, sòng phẳng giữa các nhà sản xuất trong nước với phân bón nhập khẩu. Từ đó, mang lại lợi ích thiết thực cho ngành nông nghiệp, cho người nông dân, tạo đòn bẩy cho sự tăng trưởng phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương nói riêng và phát triển kinh tế – xã hội của cả nước nói chung.

Về mức thuế GTGT phân bón, PGS.TS Ngô Trí Long đề xuất mức 5% là phù hợp nhất, bởi các doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ có khoản chênh lệch giảm trừ ở GTGT đầu vào ở mức 7-8%, chi phí sản xuất phân bón sẽ giảm 2-3%, từ đó có cơ sở giá bán thấp hơn, nông nghiệp – nông dân sẽ được hưởng lợi.

Còn theo TS Phùng Hà – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Luật thuế 71 “góp phần” để phân bón giả, phân bón kém chất lượng được thể tung hoành. Nhiều năm qua, phân bón giả, phân bón kém chất lượng luôn được xem là vấn nạn trong sản xuất nông nghiệp. Để tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho ngành sản xuất phân bón trong nước duy trì và phát triển ổn định, bền vững, tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu, TS Phùng Hà đề nghị cần nhanh chóng đưa mặt hàng phân bón từ không chịu thuế GTGT sang chịu thuế GTGT.

Ông Nguyễn Văn Phụng – Chuyên gia cao cấp về Thuế, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn nêu thêm quan điểm, để bảo đảm tính nhân văn, thực hiện chủ trương hỗ trợ nông dân – đối tượng yếu thế nhất trong xã hội và tăng sức cạnh tranh của nông sản, áp mức thuế suất 5% với phân bón là hợp lý nhất. Tuy nhiên, theo ông Phụng cũng cần phải thẳng thắn một điều rằng, “khi áp thuế 5% thì giá phân bón cũng cần phải giảm tương ứng (ngoài việc còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như giá thế giới hay giá nguyên liệu đầu vào…)”.

Những năm qua, Chính phủ có chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất phân bón chất lượng cao trong nước nhằm mục tiêu chủ động nguồn phân bón phục vụ nông nghiệp, giảm dần phân bón nhập khẩu. Đây là một trong những chủ trương quan trọng giúp Chính phủ điều tiết cung cầu khi thị trường phân bón có biến động. Do đó, hơn lúc nào hết, những bất cập của chính sách thuế GTGT theo Luật thuế 71 rất cần nhanh chóng được sửa đổi để tạo điều kiện cho nền nông nghiệp, nông dân và ngành sản xuất phân bón trong nước phát triển bền vững./.





Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/cap-thiet-dua-thue-gtgt-phan-bon-ve-muc-5-post1102002.vov

Cùng chủ đề

Hỗ trợ sinh kế cho 167 hộ nghèo ở vùng sâu vùng xa Đam Rông

TPO - Ngày 16/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) huyện Đam Rông bàn giao một số mô hình đa dạng sinh kế cho hộ nghèo và cận nghèo thuộc 4 xã đặc biệt khó khăn, bao gồm Đạ M’Rông, Đạ Long, Đạ Tông và Liêng Srônh. Thanh niên tình nguyện hướng dẫn người dân vùng sâu vùng xa làm phân bón từ vỏ cà phê ...

ĐBQH nêu ví dụ vụ Vạn Thịnh Phát khi góp ý Luật Công chứng (sửa đổi)

Thủ tục thành lập doanh nghiệp lớn nhỏ quá dễ dàng Chiều 17/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, các ĐBQH thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Tham gia ý kiến, ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà (đoàn Hà Nội) đề nghị quy định bắt buộc công chứng hồ sơ thành lập doanh nghiệp với 5 lý do, cụ thể: Doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế hợp đồng. Điều lệ doanh nghiệp là...

Giải trình về quy định trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ai sai, người...

Chiều 17-6, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi. Bộ trưởng Bộ Tài chính giải trình một số vấn đề liên quan. Phát biểu tại tổ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay, chúng ta đứng trước hai lựa chọn. Nếu không đưa vào chịu thuế GTGT thì các doanh nghiệp sản xuất trong nước khó...

Đà Nẵng: Không để xảy ra thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến

DNVN - Trên cơ sở đề nghị của Sở Công Thương, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ban, ngành, quận, huyện tiếp tục tập trung thực hiện các biện pháp quản lý, điều hành giá những tháng còn lại năm 2024. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cần Thơ xuất khẩu lô xoài đầu tiên sang thị trường Úc và Hoa Kỳ

Sự kiện xuất khẩu lô xoài là kết quả của Bộ Nông nghiệp & PTNT trong đàm phán để trái xoài tượng da xanh được xuất khẩu sang thị trường Úc và Hoa Kỳ. Lô xoài sẽ được vận chuyển bằng đường hàng không và Công ty Vina T&T là đơn vị xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu sang sang Úc 1 tấn và sang Hoa Kỳ 1 tấn. ...

VietinBank tung gói ưu đãi phí “Zero Fee” dành cho doanh nghiệp ngành dược

Zero Fee là gói ưu đãi chuyên biệt được VietinBank ra mắt dành riêng cho doanh nghiệp ngành dược với ưu đãi “không phí” cho nhiều dịch vụ, đặc biệt là phát hành bảo lãnh dự thầu. Từ đầu năm 2023, việc liên tục đưa ra các chính sách giúp khơi thông pháp lý cho ngành dược của Chính phủ đã giúp thúc đẩy tăng trưởng của ngành. Việc sửa đổi Luật Dược cũng được kỳ vọng sẽ tạo thêm...

Vướng giá đất, dự án trọng điểm ở Bình Thuận chậm tiến độ

Chậm tiến độ thi công Cầu Văn Thánh được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, có chiều dài 179,85m. Cầu bắc qua sông Cà Ty cách cầu Dục Thanh gần 2km về phía thượng lưu, kết nối khu dân cư Văn Thánh với 4 phường phía Nam sông Cà Ty. Việc xây dựng cầu và đường dẫn vào cầu Văn Thánh giúp kết nối giao thông giữa khu vực Nam sông với Bắc...

Phát triển du lịch Lào Cai theo hướng bền vững

Những kết quả lạc quan của ngành du lịch Lào Cai là do các cấp chính quyền và người dân ở tỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các đơn vị kinh doanh du lịch và đặc biệt là sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư. Huyện Bắc Hà có trên 100 cơ sở lưu trú, đáp ứng khoảng 3.000 khách/đêm....

Kinh tế Bắc Ninh tăng trưởng 2,32% trong 6 tháng đầu năm

Ngày 17/6, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức họp báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2024. Trong 6 tháng đầu năm, dưới sự chỉ đạo điều hành chủ động linh hoạt, phù hợp, quyết liệt và sát thực tiễn, tăng trưởng của tỉnh được thúc đẩy ở cả 3 khu vực kinh tế; tình hình biến động giá cả trên địa bàn...

Bài đọc nhiều

Chỉ thị số 40-CT/TW: Nhân thêm sự hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội

Những năm qua, nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hỗ trợ tích cực cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Tây Ninh. Đặc biệt, từ khi thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, hội đoàn thể...

Tôm Việt xuất khẩu sang 103 thị trường, mang về 1,3 tỷ USD

Các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang 103 thị trường, mang về 1,3 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái trong 5 tháng đầu năm. Tính đến hết quý II, xuất khẩu tôm có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khi tồn kho giảm bớt, giá xuất khẩu khả quan hơn. Xuất khẩu tôm năm 2024 có thể đạt khoảng 4 tỷ USD...

Cần Thơ xuất khẩu lô xoài đầu tiên sang thị trường Úc và Hoa Kỳ

Sự kiện xuất khẩu lô xoài là kết quả của Bộ Nông nghiệp & PTNT trong đàm phán để trái xoài tượng da xanh được xuất khẩu sang thị trường Úc và Hoa Kỳ. Lô xoài sẽ được vận chuyển bằng đường hàng không và Công ty Vina T&T là đơn vị xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu sang sang Úc 1 tấn và sang Hoa Kỳ 1 tấn. ...

Huyện Lâm Hà vận động nhiều tỷ đồng hỗ trợ người nghèo

TPO - Ngày 21/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Lâm Hà, Lâm Đồng cho biết, từ năm 2021 đến nay, huyện đã vận động đóng góp hơn 7 tỷ đồng cho Quỹ “Vì người nghèo”. Hỗ trợ phân bón, dụng cụ sản xuất cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng cũng đã chuyển...

Làm giàu từ nước

Bên cạnh phát triển kinh tế, các làng chài còn trở thành một sản phẩm du lịch trong “menu du lịch” trải nghiệm hấp dẫn trên lòng hồ sinh thái. UBND 2 huyện Na Hang và Lâm Bình đã xây dựng kế hoạch phát triển trang trại nông nghiệp tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển du lịch. Theo ông Cao Văn Minh, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện...

Cùng chuyên mục

Hội Phụ nữ vùng xa Cát Tiên giúp hàng chục hội viên thoát nghèo

TPO - Chị Trần Thị Ngọc Lài, Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Cát Tiên, Lâm Đồng cho biết, từ đầu năm nay, các tổ chức cơ sở hội đã rà soát, phân loại hội viên nghèo và cận nghèo. Trao sinh kế cho phụ nữ nghèo huyện Cát Tiên Qua rà soát, Cát Tiên (Lâm Đồng) có 94 hội viên nghèo/374 hộ nghèo toàn huyện và...

Dự án chăn nuôi bò sinh sản: Tạo sinh kế bền vững cho người dân biên giới

Chủ tịch UBND xã Sơn Vĩ Thào Mí Sính cho biết, để mô hình chăn nuôi bò sinh sản được triển khai thực hiện hiệu quả, chính quyền xã đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức phụ trách và phải thường xuyên theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện mô hình. Đồng thời, cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ người dân để người dân sử dụng hiệu quả nguồn...

Áp dụng khoa học kỹ thuật trồng chanh, nông dân miền núi Hà Tĩnh thoát nghèo

TPO - Nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc chanh cho năng suất cao nên năm nay, nhiều hộ dân ở Hà Tĩnh không chỉ thoát nghèo mà trở thành hộ khá, giàu. Những ngày này, người nông dân xã Đức Lĩnh (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) phấn khởi khi giá chanh tăng vọt lên cao so với những năm trước. Ông Nguyễn Đình Phú (trú thôn Cao Phong) cho biết:...

Người La Hủ trồng sâm Lai Châu

Tuy nhiên hiện nay, chính sách hỗ trợ và công cụ quản lý trong phát triển giống sâm Lai Châu còn hạn chế; hạ tầng giao thông đến bản còn khó khăn. Để giải quyết vướng mắc này cần phát triển và hình thành chuỗi liên kết sản xuất giữa người dân và doanh nghiệp; chuyển giao khoa học công nghệ về giống, quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm.Ông Đao...

Làm giàu từ nước

Bên cạnh phát triển kinh tế, các làng chài còn trở thành một sản phẩm du lịch trong “menu du lịch” trải nghiệm hấp dẫn trên lòng hồ sinh thái. UBND 2 huyện Na Hang và Lâm Bình đã xây dựng kế hoạch phát triển trang trại nông nghiệp tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển du lịch. Theo ông Cao Văn Minh, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện...

Mới nhất

Vụ hồ tiêu, cà phê nghi mất tại cảng Cát Lái: Phối hợp để điều tra vụ việc đến cùng

Ngày 18-6, Văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết mới đây đã diễn ra buổi làm việc giữa VPSA, doanh nghiệp liên quan và đại diện Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (Tân...

Đề xuất mua bán vàng không dùng tiền mặt, phải thanh toán qua tài khoản

Tại họp báo thường kỳ quý II/2024 của Bộ Tài chính chiều nay (18/6), lãnh đạo Tổng cục Thuế đã trả lời câu hỏi liên quan đến công tác quản lý thuế trong hoạt động kinh doanh vàng. Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, như nhiều ngành nghề khác, hoạt động kinh...

Giảm mạnh, chịu áp lực từ đồng USD

Cập nhật giá vàng SJCDự báo giá vàngGiá vàng thế giới giảm trong bối cảnh chỉ số USD tăng cao. Ghi nhận lúc 17h ngày 18.6, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 105,115 điểm (tăng 0,15%).Theo nhà phân tích Jim Wyckoff, tại chuyên...

Mới nhất

Cá chuồn nướng mọi