Trang chủNewsThế giớiCấp tập viện trợ vũ khí cho Ukraine, Mỹ lộ điểm yếu...

Cấp tập viện trợ vũ khí cho Ukraine, Mỹ lộ điểm yếu đáng lo ngại


Cấp tập viện trợ vũ khí cho Ukraine, Mỹ lộ điểm yếu đáng lo ngại - 1

Hàng nghìn quả đạn pháo đã hoàn thiện bên trong nhà máy Scranton vào tháng trước (Ảnh: Washington Post).

Âm thanh rít chói tai vang lên trong nhà máy Scranton khi những quả đạn pháo nóng đỏ được nhúng vào dầu sôi.

Richard Hansen, một cựu chiến binh Hải quân hiện là quản lý nhà máy thuộc sở hữu chính phủ Mỹ, giải thích đây là cách để đảm bảo đầu đạn pháo phát nổ (nhiều khả năng là trên chiến trường ở Ukraine) theo đúng tính toán. “Đó là công việc của chúng tôi, chế tạo những vũ khí quân sự”, ông Hansen nói.

Nhà máy đạn pháo quân sự Scranton là một phần trong mạng lưới sản xuất đạn pháo 155mm cho quân đội Mỹ, là điểm khởi đầu cho nỗ lực của chính quyền Tổng thống Joe Biden trong việc đẩy nhanh tốc độ viện trợ vũ khí cho Ukraine chống lại Nga.

Kế hoạch tăng quy mô sản xuất đạn pháo trong 2 năm tới của Lầu Năm Góc đánh dấu bước đột phá trong nỗ lực giải quyết “cơn khát” vũ khí của Ukraine. Nhưng cuộc xung đột đã đặt ra những vấn đề sâu xa mà Mỹ phải vượt qua để có thể sản xuất hiệu quả các loại vũ khí cần thiết không chỉ để hỗ trợ các đồng minh mà còn để tự đảm bảo an ninh quốc phòng nếu xung đột nổ ra với một quốc gia nào đó.

Mặc dù tự hào về nguồn ngân sách quân sự lớn nhất thế giới với hơn 800 tỷ USD/năm cùng ngành công nghiệp quốc phòng hiện đại bậc nhất, nhưng Mỹ từ lâu đã phải vật lộn với nhiều khó khăn trong nỗ lực phát triển và sản xuất hiệu quả các loại vũ khí có khả năng đánh bại các nước láng giềng về mặt công nghệ hiện đại.

Những thách thức đó lại một lần nữa nổi lên khi xung đột bùng nổ ở Ukraine  và Washington cũng tính đến khả năng xảy ra cuộc chiến với các cường quốc khác.

Ngay cả khi người dân giảm dần sự ủng hộ đối với những khoản viện trợ khổng lồ dành cho Ukraine và vấn đề này cũng gây chia rẽ nền chính trị Mỹ, cuộc xung đột này làm dấy lên những tranh cãi về yêu cầu phải khắc phục điểm yếu của ngành công nghiệp quốc phòng và tìm kiếm con đường mới nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất vũ khí vào những thời điểm khủng hoảng.

Một số nhà quan sát lo ngại, Lầu Năm Góc đã không quyết liệt trong chiến lược bổ sung ngân sách cho kho vũ khí đạn pháo, vốn được ví là “vũ khí bị bỏ lại” của Mỹ. Báo cáo do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho thấy, sản lượng hiện tại của các nhà máy Mỹ có thể không đủ để ngăn chặn nguy cơ kho dự trữ các mặt hàng chính mà Mỹ đang cung cấp cho Ukraine bị cạn kiệt.

Ngay cả khi tăng tốc độ sản xuất, có thể sẽ mất ít nhất vài năm, Mỹ mới để phục hồi kho dự trữ tên lửa chống tăng Javelin, tên lửa đất đối không Stinger và các mặt hàng quan trọng khác.

Nghiên cứu trước đây do nhóm chuyên gia cố vấn của Washington thực hiện phơi bày một vấn đề phổ biến hơn: Tốc độ sản xuất chậm đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ mất tới 15 năm ở mức sản xuất thời bình và hơn 8 năm ở mức thời chiến để lấp đầy trở lại các kho dự trữ gồm những hệ thống vũ khí quan trọng như tên lửa dẫn đường, máy bay có người lái và không người lái, nếu chúng bị phá hủy trong giao tranh hoặc được chuyển viện trợ cho đồng minh.

“Đó là một hồi chuông cảnh tỉnh”

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Thượng nghị sĩ Jack Reed, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, thừa nhận rằng, “đó là một hồi chuông cảnh tỉnh” khi đề cập đến các vấn đề bộc lộ trong chiến sự ở Ukraine. “Chúng ta phải có một cơ sở công nghiệp có thể đáp ứng rất nhanh với khủng hoảng”, ông nói thêm.

Cấp tập viện trợ vũ khí cho Ukraine, Mỹ lộ điểm yếu đáng lo ngại - 2

Những quả đạn pháo gần hoàn thiện xếp thành hàng dưới sàn nhà máy Scranton (Ảnh: Washington Post).

Một năm sau cuộc chiến ở Ukraine, viện trợ quân sự của Mỹ đã lên tới con số  30 tỷ USD. Washington viện trợ cho Kiev mọi thứ từ kính nhìn ban đêm cho đến xe tăng Abrams. Phần lớn vũ khí được lấy từ kho dự trữ của Lầu Năm Góc trong khi số khác phải được sản xuất tại các nhà máy ở Mỹ.

Các quan chức Mỹ và NATO đã ca ngợi hiệu quả mạnh mẽ của số vũ khí mà họ viện trợ trên chiến trường khi đã giúp quân đội Ukraine cầm chân lực lượng Nga cho đến nay. Nhưng nỗ lực trang bị vũ khí như thế này cũng đã khiến các quan chức Mỹ và châu Âu lo lắng vì có nguy cơ làm cạn kiệt kho dự trữ quân sự của các quốc gia viện trợ và làm lộ ra những lỗ hổng trong năng lực sản xuất của họ.

Trong 8 tháng đầu chiến sự, quân đội Ukraine đã khai hỏa số tên lửa phòng không Stinger đủ dùng trong 13 năm và tên lửa Javelin dùng trong 5 năm, theo Raytheon, công ty sản xuất cả hai loại vũ khí này.

Khi chiến sự ngày càng khốc liệt trong những tháng mùa đông lạnh giá, cuộc chiến trên bộ đã trở thành những cuộc giao tranh đẫm máu, sử dụng nhiều pháo binh hơn nữa. Ước tính chỉ trong vài tháng qua, lực lượng Ukraine đã khai hỏa trung bình 7.700 quả đạn pháo mỗi ngày, vượt xa sản lượng của Mỹ trước xung đột là 14.000 quả đạn 155mm mỗi tháng.

Tướng Mark A. Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, dự đoán việc tăng cường kho dự trữ đạn pháo có thể buộc Lầu Năm Góc phải tăng chi tiêu hơn nữa. Theo ông, động thái này có khả năng chấm dứt kỷ nguyên mà đạn dược chỉ đóng vai trò là “người thanh toán hóa đơn” quân sự, một phần của nguồn ngân sách mà các quan chức có thể cắt giảm để ưu tiên cho các mặt hàng đắt tiền hơn như xe tăng hoặc máy bay chiến đấu.

Hồi tuần trước, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Colin Kahl đã nói với các nghị sĩ rằng: “Xung đột Ukraine cho thấy rõ ràng rằng ngành công nghiệp quốc phòng của chúng ta đang không ở mức cần có để có thể sản xuất đủ đạn dược, tăng tốc sản xuất đạn pháo, tên lửa dẫn đường và các mặt hàng khác”.

Vấn đề không chỉ giới hạn ở đạn dược cũng như các mặt hàng vũ khí cung cấp cho Ukraine. Theo Mark Cancian, chuyên gia quốc phòng từ CSIS, với tốc độ sản xuất tại các nhà máy hiện nay của Mỹ, họ sẽ mất hơn 10 năm để thay thế phi đội trực thăng UH-60 Black Hawk và gần 20 năm với kho dự trữ tên lửa không đối không tầm trung tân tiến. Lầu Năm Góc cũng sẽ mất tối thiểu 44 năm để có thể thay thế hạm đội hàng không mẫu hạm của mình.

Một phân tích riêng của Lầu Năm Góc cho thấy, vấn đề với ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ bắt nguồn từ kế hoạch hợp nhất các tập đoàn quốc phòng sau Chiến tranh Lạnh, khi chi tiêu quân sự giảm và số lượng quân nhân cũng giảm 1/3.

Trong một thế giới không ai nghĩ sẽ xảy ra một cuộc xung đột quy mô lớn, chính phủ Mỹ từng hoan nghênh làn sóng sáp nhập và mua lại khiến lĩnh vực này bị thu hẹp đáng kể. Có thời điểm, 1.000 công việc liên quan đến lĩnh vực quốc phòng dân sự biến mất mỗi ngày. Vào những năm 1990, Mỹ có 51 nhà thầu quốc phòng và không quân lớn, nhưng đến nay chỉ còn 5. Số lượng các nhà sản xuất máy bay đã giảm từ 8 xuống còn 3. 

Lầu Năm Góc từng thiết kế các chương trình vũ khí để có ít nhất 2 nguồn sản xuất, nhưng theo thời gian, họ bắt đầu coi năng lực dư thừa đó là lãng phí. David Berteau, cựu quan chức phụ trách mua lại của Lầu Năm Góc và là người đứng đầu Hội đồng Dịch vụ chuyên nghiệp, cho biết: “Chúng tôi ngừng mua nhiều hơn mức cần thiết. Chúng tôi ngừng trả nhiều hơn mức cần”.

Các quan chức cũng cho rằng, việc chậm trễ trong sản xuất cũng một phần do thiết bị quân sự ngày nay phức tạp hơn so với thời Thế chiến II khi công ty Ford có thể sản xuất một máy bay chiến đấu trong 1 giờ. Vũ khí hiện tại thường yêu cầu vi điện tử và các bộ phận đến từ hàng chục hoặc hàng trăm cơ sở khác nhau. Ví dụ tiêm kích tàng hình F-35 của Lockheed Martin chứa 300.000 linh kiện từ 1.700 nhà cung cấp.

Ông Doug Bush, quan chức phụ trách mua vũ khí chính cho quân đội Mỹ, mô tả quyết định của chính phủ về việc duy trì các cơ sở sản xuất như nhà máy đạn Scranton là một canh bạc đã được đền đáp.

Quân đội nước này hiện có kế hoạch tăng công suất sản xuất đạn 155mm hàng tháng từ khoảng 14.000 hiện nay lên 30.000 vào mùa xuân này, và cuối cùng là 90.000. Quân đội cũng đang chi 80 triệu USD để đưa nguồn thứ hai cho việc sản xuất động cơ tên lửa Javelin, một thành phần quan trọng và có kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng lên khoảng 4.000 tên lửa mỗi năm.

Lầu Năm Góc mới đây còn ký hợp đồng trị giá 1,2 tỷ USD với Raytheon để chế tạo thêm 6 hệ thống phòng không NASAMS đang được sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine để chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Nga, nhưng chúng sẽ chỉ sẵn sàng sau ít nhất 2 năm nữa.

Tại nhà máy Scranton, công nhân ở đây mất nhiều ngày mới hoàn thành vỏ đầu đạn pháo rồi chuyển chúng đến một nhà máy ở Iowa, nơi thuốc nổ được nhồi vào quả đạn và vận chuyển cho huấn luyện hoặc chiến đấu. Có thể mất 2-3 tháng kể từ khi đạn pháo rời xưởng Scranton đến khi chúng sẵn sàng được sử dụng.

Không rõ nhà máy Scranton, vốn đã hoạt động 24/7 trong tuần cùng với việc tăng thêm giờ làm vào cuối tuần, có thể mở rộng sản lượng sản xuất của mình đến mức nào. Các quan chức của nhà máy cho biết, tốc độ sản xuất đã không tăng lên kể từ khi chiến tranh Ukraine bùng nổ và họ không biết về kế hoạch tăng cường hoạt động ra sao.

Và nếu quá trình chuyển đổi sản xuất được hy vọng có thể không diễn ra đủ nhanh không đủ nhanh với Ukraine khi Kiev chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn vào mùa xuân này, chiến sự có thể khốc liệt và nguy hiểm hơn nhiều cho chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelensky.

Châu Âu cũng “lo sốt vó”

Ở châu Âu, các vấn đề cũng nghiêm trọng không kém.

Hồi tháng 2, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo thời gian chờ đợi vũ khí cỡ nòng lớn đã tăng hơn gấp 3 lần, có nghĩa là các mặt hàng được đặt hàng bây giờ sẽ phải chờ đến hơn 2 năm mới được nhận.

Tại Đức, nguồn cung cấp đạn dược của nước này được cho là đủ cho 2 ngày chiến đấu trong khi của Anh là chỉ kéo dài 8 ngày.

Để giải quyết những vấn đề đó, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực tìm cách để tăng tốc sản xuất, có thể sử dụng các thỏa thuận mua trước giống như cuộc chạy đua phát triển vaccine chống Covid-19.

Tại Ukraine, cuộc khủng hoảng đạn dược đang hiện hữu rõ nhất. Ở những nơi như Bakhmut, nơi quân đội Ukraine đang mắc kẹt trong trận chiến khốc liệt với tập đoàn quân sự tư nhân Wagner và binh sĩ Nga. Các lực lượng phòng thủ thừa nhận phải phân phối đạn dược rất chi ly vì số lượng nhận được quá ít.

Nga, với ngành công nghiệp quốc phòng đang bị trừng phạt nặng nề, cũng gặp phải vấn đề tương tự. Theo ông Kyrylo Budanov, người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội Ukraine, Điện Kremlin đã buộc phải giảm tốc độ các cuộc không kích do nguồn cung vũ khí chủ chốt ngày càng cạn kiệt, trong đó có tên lửa hành trình Kalibr và Kh-101. 



Nguồn

Cùng chủ đề

Ứng dụng nhắn tin Rakuten Viber với tính năng bảo mật vượt trội | Số hóa | Tài Chính

Rakuten Viber là một ứng dụng đặt sự bảo mật và quyền riêng tư của người Việt Nam lên hàng đầu, liên tục cam kết cải tiến các tính năng bảo mật cho người dùng. Rakuten Viber ghi nhận hơn 54% người dùng đánh giá cao các tính...

Khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối vươn xa”

Tối 8/11, tại khu vực vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội tổ chức khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống, sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Hà Nội...

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam 10 tháng năm 2024 đạt 3.981 USD/tấn, tăng mạnh 57% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá tăng đã mang về 4,6 tỷ USD. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 1,2 triệu tấn Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê tháng 10/2024 ước đạt 50.000 tấn, giá trị đạt 292,7...

Dùng gói cước 5G trả sau NINE, nhận BIB giải chạy Viettel Marathon

Từ ngày 12/11/2024, Viettel tặng miễn phí BIB tham gia giải chạy Viettel Marathon 2024 (chặng Hà Nội) cho khách hàng sử dụng gói cước 5G trả sau NINE (thành viên NINE 5G). Nhằm khích lệ phong trào rèn luyện thể thao, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) triển khai chương trình tặng voucher để nhận BIB giải chạy Viettel Marathon (chặng Hà Nội) áp dụng cho tất cả các cự ly 42km, 21km, 10km, 5km cho khách...

Đại Từ (Thái Nguyên) kỳ vọng thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu sinh sản

Nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã phê duyệt Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thực hiện Tiểu Dự án 1, thuộc Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, với tổng kinh phí hơn 2,1 tỷ đồng. Dự án được triển khai nhằm hỗ trợ người dân về con giống, vật...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“1.001 tiện ích” sẵn sàng phục vụ cư dân mua căn hộ Sun Group tại Hà Nam

(Dân trí) - Đô thị Sun Urban City Hà Nam đang chinh phục nhiều khách hàng nhờ "1.001 tiện ích" đáp ứng mọi nhu cầu. Đây là minh chứng cho triết lý lấy con người làm gốc, đặt chất lượng sống của cư dân làm tôn chỉ phát triển mà chủ đầu tư Sun Group theo đuổi. Hệ sinh thái "all in one"Được kiến tạo để trở thành đô thị kiểu mẫu đẳng cấp đầu tiên của Hà Nam, đáp...

Ông Trump thực sự có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine “trong 24 giờ”?

(Dân trí) - Theo giới phân tích quân sự, thật khó để bất kỳ một ai đó, dù có tài giỏi thế nào, có thể giải quyết vấn đề phức tạp như xung đột Ukraine trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Ông Zelensky từng gặp gỡ ông Trump trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9 (Ảnh: Reuters). Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã kết thúc với chiến thắng được truyền thông nước này tuyên bố là thuộc về ứng viên...

“Cò” hô sốt giá chung cư ở Hà Nội, chủ rao suốt 3 tháng không có khách mua

(Dân trí) - Giá chung cư ở Hà Nội được cho là liên tục tăng giá trong thời gian qua, song chủ nhà rao bán ròng rã nhiều tháng vẫn chưa có khách mua. "Sốt" dường như chỉ ở miệng "cò". Chủ nhà ròng rã rao bán vẫn chưa có khách muaThời gian qua, thông tin giá chung cư tại Hà Nội liên tục tăng giá mạnh tràn ngập khắp các nơi khiến nhiều người đang sở hữu cũng muốn...
01:41:05

Gen Z gợi ý những góc check-in đẹp tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

(Dân trí) - Từ kiến trúc hiện đại bên ngoài đến không gian trưng bày ấn tượng phía trong, giới trẻ có nhiều góc chụp ảnh để cho ra đời những tấm hình ưng ý tại điểm check-in hot nhất lúc này. Vừa mở cửa đón khách tham quan từ đầu tháng 11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhanh chóng trở thành điểm đến thu hút giới trẻ. Mỗi ngày, có...

Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump

(Dân trí) - Con trai út Barron đóng góp quan trọng cho chiến dịch tái tranh cử thành công của ông Donald Trump bằng việc lựa chọn những podcast có sức hút đối với cử tri trẻ tuổi. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cùng phu nhân Melania và con trai út Barron trên sân khấu mừng chiến thắng (Ảnh: Getty). Đầu năm nay, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, 78 tuổi, bắt đầu cố gắng thu hút các cử...

Bài đọc nhiều

Ông Biden hứa chuyển giao quyền lực hòa bình và trật tự cho ông Trump

Trong bài phát biểu với cả nước, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông sẽ đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự cho Tổng thống đắc cử Donald Trump. ...

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Thống tướng Myanmar phát thông điệp cho phe nổi dậy trong chuyến thăm Trung Quốc

Thống tướng Min Aung Hlaing, đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường hôm 6.11. ...

Cùng chuyên mục

NÓNG! Đánh bom ga tàu hỏa gây thương vong rất lớn

Ít nhất 13 người đã thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ nổ bom tại một ga tàu ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan, ngày 9/11, theo truyền thông địa phương.

Vì sao Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa cho Ukraine?

Giới chức Ukraine tỏ ra bức xúc và cho rằng Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa là do mối quan hệ song phương đang xấu đi kể từ khi Công đảng Anh lên cầm quyền. ...

Chó robot tham gia bảo vệ ông Trump

Chó robot thuộc biên chế Sở Mật vụ Mỹ đã được triển khai tuần tra quanh khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Donald Trump ở bang Florida. ...

Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.

Mới nhất

Thời tiết bất lợi, sầu riêng miền Tây khan hiếm khiến giá tăng vọt

Hiện nay nhiều vựa thu mua sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang đang phát giá 195.000 đồng/kg sầu riêng Monthong (Thái) và 140.000 đồng/kg sầu riêng ri 6, nhưng không có hàng để mua. ...

Loại rau dân dã bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Rau cần được chứng minh có khả năng thúc đẩy giải phóng insulin, giúp giảm lượng đường trong máu cho người bệnh tiểu đường. ...

“Chúng tôi ủng hộ nhưng…”

Câu nói bỏ lửng thể hiện sự băn khoăn của anh Vũ Minh, phụ huynh học sinh Trường...

Một cán bộ quản lý thị trường ở Sóc Trăng bị tố xin tiền chủ cây xăng

Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng vào cuộc xác minh làm rõ nội dung tố cáo. Còn người bị tố cáo nói rằng không nhớ có nhắn tin hay điện thoại xin tiền hay không. ...

Chồng giở trò biến thái với phụ nữ rồi bị bắt quả tang, vợ chia sẻ câu chuyện khiến CĐM dậy sóng

Sau khi giở trò biến thái với một cô gái trẻ và bị ghi lại hình ảnh, người chồng đã nổi "như cồn" trên MXH và lập tức bị sa thải ở nơi làm việc. ...

Mới nhất