Trang chủNewsThế giớiCáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang – Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương, nơi truyền tải hơn 95% lưu lượng Internet toàn cầu, kết nối các lục địa đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.

Vũ khí chiến lược dưới lòng biển
Cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành một vũ khí mới trong cạnh tranh nước lớn. (Nguồn: navegaro.com)

Tháng 7/1858, hai con tàu gặp nhau giữa Đại Tây Dương mang theo một sợi cáp biển đường kính 1,5 cm rồi được hàn với nhau tạo thành sợi cáp biển đầu tiên dài 4.000 km nối giữa châu Âu và Bắc Mỹ. Sợi cáp này truyền đi bức điện tín đầu tiên từ Nữ hoàng Victoria của nước Anh tới Tổng thống Mỹ James Buchanan.

Mặc dù phải mất tới 17 giờ để bức điện tín được kết nối giữa hai nước thông qua mã Morse, nhưng nó đã đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử truyền tải thông tin của con người. Đến năm 1966, cáp quang bắt đầu xuất hiện và được các công ty viễn thông triển khai sử dụng vào cuối những năm 1970. Tuy nhiên, chỉ đến thập niên 90 của thế kỷ XX, Internet mới thực sự khiến công nghệ cáp quang bùng nổ.

Ưu thế vượt trội

Hiện nay, truyền dữ liệu qua cáp quang vẫn được ưa chuộng hơn qua vệ tinh vì có thể truyền tải nhanh tương đương tốc độ ánh sáng (99,7%) và độ tin cậy cao, khó bị can thiệp (như nghe trộm, đánh cắp tín hiệu… ), không cháy (do không có điện chạy qua cáp)… Tuy nhiên, việc lắp đặt hệ thống cáp quang biển đòi hỏi chi phí cao, kết nối khó khăn do xuyên lục địa qua các đại dương, phải tìm kiếm khu vực đáy biển phù hợp… Ngoài ra, do đặc tính truyền dẫn ánh sáng, dây cáp cần được kéo thẳng, tránh bị gấp khúc hay gặp phải vật cản.

Theo Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), hiện có khoảng 600 tuyến cáp đã được quy hoạch hoặc đang hoạt động trên toàn thế giới với độ dài khoảng 1,2 triệu km. Đây thực sự là siêu xa lộ thông tin cung cấp các kết nối băng thông rộng đáp ứng sự gia tăng của điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI), mạng 5G và thực hiện từ những giao dịch tài chính trị giá khoảng 10 nghìn tỷ USD mỗi ngày cho đến các thông tin tình báo cơ mật.

Hệ thống cáp biển hiện nay chủ yếu do các công ty tư nhân xây dựng, sở hữu, vận hành và bảo trì. Vào năm 2021, khoảng 98% hệ thống cáp ngầm toàn cầu được sản xuất và lắp đặt bởi bốn công ty là SubCom của Mỹ; Alcatel Submarine Networks (ASN) của Pháp, Nippon Electric Company (NEC) của Nhật Bản (nắm giữ 87 % thị phần) và HMN Technologies (trước đây là Huawei Marine Networks Co., Ltd) của Trung Quốc (nắm giữ 11%). Trong khi đó, Amazon, Google, Meta và Microsoft hiện sở hữu hoặc cho thuê khoảng một nửa tổng băng thông của hệ thống cáp biển này.

Dễ bị tổn thương

Quan trọng là vậy, nhưng các hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương lại rất dễ gặp sự cố bởi nhiều yếu tố. Trong số đó, hầu hết là bởi các va chạm từ thiết bị neo đậu của tàu thuyền bên cạnh yếu tố thời tiết khắc nghiệt, động đất và lở đất… Theo CSIS, mỗi năm trung bình có 100-150 vụ, chủ yếu là do tác động của thiết bị đánh cá hoặc mỏ neo các tàu thuyền. Tuy nhiên, cũng có các vụ được cho là do tác động trực tiếp “có kế hoạch” của con người.

Năm 2023, hai tuyến cáp ngầm cung cấp Internet cho Quần đảo Matsu của Đài Loan (Trung Quốc) đã gặp “sự cố”, khiến 14.000 cư dân nơi đây rơi vào tình trạng cô lập kỹ thuật số trong sáu tuần. Tương tự, tháng 10/2023, một tuyến cáp viễn thông dưới Biển Baltic nối Thụy Điển và Estonia đã bị hư hại cùng lúc với đường ống dẫn khí đốt và cáp của Phần Lan-Estonia. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thụy Điển Carl-Oskar Bohlin cho biết, tuyến cáp hư hỏng là do “lực lượng bên ngoài” và quan chức Estonia cũng đưa ra kết luận tương tự.

Theo các công ty vận hành cáp biển, các tuyến ở Biển Đông và Biển Đỏ là hai điểm nghẽn đáng chú ý trong mạng lưới cáp ngầm quốc tế. Tại Biển Đỏ, một loạt cuộc tấn công của lực lượng Houthi hồi đầu năm nay đã làm hỏng các tuyến cáp chính kết nối châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương. CNN dẫn lời Công ty viễn thông Global Communications của Hong Kong (Trung Quốc), khoảng 25% lưu lượng truy cập giữa châu Á và châu Âu cũng như Trung Đông đã bị ảnh hưởng trong vụ tấn công được cho là của lực lượng Houthi ngày 4/3/2023.

Cạnh tranh chiến lược

Từ khi sáng kiến Con đường tơ lụa kỹ thuật số được đưa ra vào năm 2015, Trung Quốc nhanh chóng trở thành nhà cung cấp và chủ sở hữu cáp ngầm hàng đầu thế giới. Theo báo cáo năm 2020 của Ủy ban truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), với mục tiêu chiếm 60% thị trường cáp quang toàn cầu, HMN Technologies đã nhắm vào các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và Thái Bình Dương. Hiện HMN Technologies đã cung cấp tới 18% tổng chiều dài cáp ngầm so với 11% của năm 2021 và trở thành công ty phát triển nhanh nhất thế giới trong 10 năm qua.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc trở thành một trong số ít quốc gia có đủ năng lực trong việc lắp đặt, vận hành và duy tu, bảo trì cáp quang biển khiến Mỹ tăng cường các biện pháp kiềm chế. Từ năm 2020 đến nay, nhiều tuyến cáp quang biển nối Mỹ với Hong Kong (Trung Quốc) đã bị Washington yêu cầu hủy bỏ hoặc thay đổi hướng đi với lý do an ninh quốc gia. Hiện nay, mạng lưới cáp quang Thái Bình Dương của Google và Metaverse chỉ có thể truyền dữ liệu từ Mỹ đến Philippines và Đài Loan (Trung Quốc), còn đoạn kết nối tới Hong Kong (Trung Quốc) dài hàng trăm km hiện đang bị bỏ rơi dưới đáy biển. Đại diện Bộ Tư pháp Mỹ nói với CNN cho biết, nếu tuyến cáp quang biển này được kéo đến Hong Kong, Trung Quốc sẽ dễ dàng xâm nhập để mô phỏng và thu thập số liệu và thông tin của Mỹ.

Trong khi đó, các công ty Mỹ đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này. Tháng 2/2023, SubCom đầu tư 600 triệu USD xây dựng tuyến cáp quang biển Singapore – Pháp dài hơn 19.000 km, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Trước đó, vào đầu năm 2020, công ty Heiman của Trung Quốc đã trúng thầu sản xuất và đi dây của dự án này với mức giá 500 triệu USD và các công ty China Telecom, China Mobile, China Unicom cũng cam kết góp vốn. Tuy nhiên, dưới sức ép của chính phủ Mỹ, chủ đầu tư dự án phải chuyển hợp đồng cho SubCom của Mỹ. Trước đó, vào năm 2021, dưới tác động của Washington, dự án cáp quang biển Micronesia mà công ty HMN của Trung Quốc tham gia đấu thầu cũng bị gác lại. Công ty Mỹ và một số nhà môi giới Nhật Bản, Australia đã đầu tư 95 triệu USD để giúp Micronesia xây dựng dự án này.

Tháng 4/2020, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã ký sắc lệnh số 13913, thành lập Ủy ban thẩm tra đầu tư nước ngoài về dịch vụ viễn thông (ECA) trực thuộc Bộ Tư pháp. Cơ quan này có quyền thẩm tra các đơn gửi FCC để bảo đảm mạng lưới viễn thông quốc gia tránh bị gián điệp mạng tấn công. Theo Sắc lệnh số 13913, ECA là cơ quan liên ngành với các thành viên đến từ Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh nội địa… Ban cố vấn của ECA gồm Ngoại trưởng, Bộ trưởng Tài chính, Thương mại và Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương (CIA).

Chính phủ Mỹ đang tích cực phối hợp với cơ quan chức năng của các nước như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc để tìm cách hạn chế các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực mạng viễn thông. Ngày 29/7, trong thời gian diễn ra Hội nghị Ngoại trưởng Bộ tứ (Quad) gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ tại Tokyo, Ngoại trưởng Australia Penny Wong cho biết, trong bốn năm tới, Canberra sẽ đầu tư hơn 18 triệu AUD để thành lập Trung tâm kết nối và phục hồi cáp quang. Trung tâm này nhằm chia sẻ kinh nghiệm của Australia trong triển khai các dự án cáp quang biển lớn, hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án cáp quang biển truyền tải thông tin và dữ liệu ở khu vực Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, phòng chống tấn công mạng và thu thập dữ liệu trái phép, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các nước khác.

Trong Đạo luật ủy quyền quốc phòng 2020, chính phủ Mỹ còn đề xuất thành lập các dự án an ninh cáp quang, thành lập đội tàu an ninh cáp quang do các tàu cáp quang của nước này hợp thành để thực hiện việc lắp đặt, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cáp quang biển. Tháng 5/2023, Hải quân Mỹ thông báo đầu tư 5,1 tỷ USD để đóng tàu ngầm mang tên Jimmy Carter chạy bằng năng lượng hạt nhân dùng để bảo dưỡng hệ thống cáp quang dưới đáy biển. Điều này cho thấy những vùng biển sâu, nơi có cáp quang biển, sẽ trở thành đấu trường mới cho cuộc đọ sức nước lớn.

Hợp tác vì lợi ích chung

Một số cơ quan truyền thông Mỹ cho rằng, cáp quang biển là dịch vụ toàn cầu, đi qua các vùng biển quốc tế, vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của các nước. Chính phủ Mỹ không thể can thiệp quá sâu bởi điều này khiến Washington khó có được sự ủng hộ của các quốc gia và tập đoàn công nghệ trong nước. Bên cạnh đó, sức ép của Mỹ trong lĩnh vực cáp quang biển cũng sẽ tác động ngược tới sự phát triển ngành viễn thông Mỹ và thế giới, làm giảm hiệu năng truyền tải dữ liệu, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Internet như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, AI…Trong một bài viết đăng trên tạp chí Tri thức thế giới (Trung Quốc) số 20/2024, TS. Trương Đạc còn cho rằng, Washington không thể ngăn chặn tất cả doanh nghiệp Trung Quốc ra khỏi mạng lưới viễn thông toàn cầu.

Khi tuyến cáp quang biển vượt Đại Tây Dương đầu tiên kết nối thành công giữa Anh và Mỹ ngày 16/8/1858, nhà văn Áo Stefan Zweig (1881-1942) đã viết trong cuốn Những khoảnh khắc quyết định của lịch sử rằng: “Hiện hai tuyến cáp này đã kết nối châu Âu cũ với thế giới mới là Mỹ thành một thế giới chung… Dù đã chiến thắng không gian và thời gian, nhưng mong rằng nhân loại sẽ mãi thân thiện và đoàn kết…”. Tuy nhiên, sau hơn 1,5 thế kỷ, cáp quang biển lại trở thành thứ vũ khí siêu lợi hại trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các cường quốc.





Nguồn: https://baoquocte.vn/cap-quang-he-vu-khi-chien-luoc-duoi-long-bien-298703.html

Cùng chủ đề

Ngành Du lịch Thái Nguyên có những bước phát triển rất tích cực

Ngành Du lịch Thái Nguyên đang có những bước tiến phát triển rất tích cực về lượng khách, doanh thu và nhiều hoạt động thu hút du khách. ...

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Rumani

Thương vụ Việt Nam tại Rumani có nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp các bên kết nối giao thương, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại. Chức năng, nhiệm vụ của Thương vụ Việt Nam tại Rumani Rumani là thị trường tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam khai thác, đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có quy mô tài chính vừa phải. Với vai...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (29/12): Tăng mạnh

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (29/12): Giá vàng miếng SJC tăng gần 1 triệu đồng/lượng so với cuối tuần trước. Giá vàng nhẫn cũng ở mức tăng cao. Tại thời điểm khảo sát lúc 10h30 ngày 29/12/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 82,7 triệu đồng/lượng, bán...

Khách đi metro TPHCM tiếp tục lập ‘đỉnh’ với hơn 175.000 người/ngày

TPO - Trong ngày thứ 7 vận hành, tuyến metro TPHCM đón hơn 175.000 hành khách, vượt kế hoạch vận chuyển 450%. TPO - Trong ngày thứ 7 vận hành, tuyến metro TPHCM đón hơn 175.000 hành khách, vượt kế hoạch vận chuyển 450%. Sáng 29/12, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1, đơn vị vận hành) đã có thống kê mới nhất về lượng hành khách di chuyển bằng tàu metro...

Cô gái đẹp nhất thế giới năm 2024

TPO - Như thông lệ, TC Candler thông báo danh sách “Những gương mặt đẹp nhất” của năm 2024. Bảng xếp hạng 100 người đẹp nhất vẫn có nhiều đại diện từ châu Á, nhất là các thần tượng Kpop. Tuy nhiên hạng nhất năm nay thuộc về nữ diễn viên người Philippines.  29/12/2024 | 12:41 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoạt động ngoại giao kinh tế kinh tế ngày càng hiệu quả, cần chú trọng xuất khẩu sản phẩm Halal

Năm 2024, Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore, với thị phần khoảng 9,22%.

‘Bừng sáng’ công nghệ bán dẫn, AI

Trong năm 2024, nhiều nhà đầu tư, tập đoàn lớn của thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) đã đến “gõ cửa” Việt Nam.

Cách làm dịu cơn đau khớp vào mùa Đông

Nhiều người bị đau khớp nhiều hơn vào mùa Đông, đặc biệt nếu bị viêm khớp hoặc chấn thương trước đó. Tại sao lại như vậy và làm thế nào để phòng ngừa?

Chính quyền lâm thời tái tổ chức cơ quan an ninh, lãnh đạo Ai Cập-Pháp điện đàm

Ông Anas Khattab, người đứng đầu Tổng cục Tình báo do chính quyền mới của Syria bổ nhiệm, cho hay các cơ quan an ninh nước này sẽ được tái tổ chức sau khi giải thể tất cả các cơ quan tình báo.

Tai nạn máy bay, số người thiệt mạng sẽ tăng mạnh, xác định nguyên nhân sơ bộ

Theo thông tin mới nhất do giới chức Hàn Quốc cung cấp, ít nhất 29 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay tại sân bay Muan ở phía Tây Nam nước này sáng 29/12 và con số thiệt mạng dự kiến tăng mạnh.

Bài đọc nhiều

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Nước Mỹ trong vòng xoáy quyền lực của tỉ phú Elon Musk

Có tài sản khổng lồ cùng nhiều công ty đầy ảnh hưởng và nắm giữ một vị trí trong chính quyền của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, tỉ phú Elon Musk đang tạo dựng quyền lực chưa từng có ở xứ...

Nga tấn công Ukraine ồ ạt trong ngày Giáng sinh?

Không quân Ukraine cáo buộc Nga đã phóng hơn 180 tên lửa và máy bay không người lái (UAV) vào Ukraine trong ngày Giáng Sinh 25.12. ...

Triều Tiên đi bước quyết liệt cắt đứt với Hàn Quốc, có khả năng đưa quân đến Moscow để làm điều này

Ngày 24/12, một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên được cho là đã giải thể toàn bộ khoảng 10 tổ chức chính thức phụ trách các vấn đề liên Triều.

Cùng chuyên mục

Chính quyền lâm thời tái tổ chức cơ quan an ninh, lãnh đạo Ai Cập-Pháp điện đàm

Ông Anas Khattab, người đứng đầu Tổng cục Tình báo do chính quyền mới của Syria bổ nhiệm, cho hay các cơ quan an ninh nước này sẽ được tái tổ chức sau khi giải thể tất cả các cơ quan tình báo.

Tai nạn máy bay, số người thiệt mạng sẽ tăng mạnh, xác định nguyên nhân sơ bộ

Theo thông tin mới nhất do giới chức Hàn Quốc cung cấp, ít nhất 29 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay tại sân bay Muan ở phía Tây Nam nước này sáng 29/12 và con số thiệt mạng dự kiến tăng mạnh.

Hiện trường vụ tai nạn máy bay trượt khỏi đường băng tại Hàn Quốc

Lực lượng cảnh sát và cứu hỏa đã lập tức có mặt tại hiện trường máy bay trượt khỏi đường băng ở thành phố Muan, Hàn Quốc sáng 29.12. ...

4 xu hướng công nghệ có thể định hình thế giới 2025

Agentic AI, internet vệ tinh, xe tự lái và robot hình người, được dự báo sẽ tiếp tục là những xu hướng công nghệ nổi bật và định hình thế giới vào năm 2025. ...

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực.

Mới nhất

Sinh viên ngành y hưởng hỗ trợ như ngành sư phạm, nên không?

Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, Bộ Y tế vừa kiến nghị một số chính sách đãi ngộ, thu hút sinh viên ngành y, dược tương đương với ngành sư phạm như hỗ trợ tiền học phí, hỗ trợ chi phí sinh...

Huế sắp có thêm khu chung cư nghìn tỉ đồng

Dự án cải tạo, xây mới lại khu chung cư Đống Đa đã chính thức được triển khai tại TP Huế. Tại buổi lễ,...

Petrovietnam tiếp tục lập nên những kỷ lục mới

Petrovietnam tiếp tục lập nên những kỷ lục mới | 29/12/2024 ...

Khuyến khích cán bộ đi cơ sở trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Yêu cầu trong hồ sơ trình cấp có thẩm quyền cần có nội dung giải trình rõ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan các nội dung liên quan, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xem xét đưa một số Ủy ban có bộ máy về các Bộ quản lý; tiếp tục hoàn thiện chế...

Ngưỡng mộ gia đình nữ giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam

Gia đình này khiến nhiều người phải ngưỡng mộ khi có đến 6 thế hệ đều là những người tài hoa: cụ tổ làm quan to trong triều đình, con cháu...

Mới nhất