Powered by Techcity

Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xóa bỏ hủ tục lạc hậu


Với đặc thù là tỉnh vùng cao, biên giới, Cao Bằng có 27 dân tộc cùng sinh sống với 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc đều có đời sống văn hóa, phong tục, tập quán mang những nét độc đáo, đặc sắc rất riêng. Tuy nhiên, một số nơi còn giữ những phong tục, tập quán lạc hậu trong đời sống sinh hoạt, sản xuất và tín ngưỡng, trong đó có hủ tục trở thành rào cản đối với sự phát triển, tiến bộ xã hội.

Xóm Nà Pù, xã Nam Quang (Bảo Lâm) có 112 hộ, 558 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông. Nhiều năm trước đây, trong xóm còn tồn tại nhiều hủ tục trong việc tang, việc cưới, cúng bái lúc ốm đau… gây lãng phí, tốn kém tiền của, thời gian như: trong việc cưới, nhiều gia đình nhà gái thách cưới rất cao; đám cưới tổ chức dài ngày, ăn uống linh đình gây tốn kém. Trong việc tang, đồng bào tổ chức đám tang dài ngày, người chết không được đưa vào áo quan; mổ nhiều gia súc để cúng bái, đốt nhiều vàng mã gây lãng phí và ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, hoặc khi ốm đau người nhà không đưa đến các cơ sở y tế điều trị mà mời thầy mo về cúng… Nhiều gia đình có tư tưởng trọng nam khinh nữ, cấm con dâu ngồi ăn cơm chung với bố chồng, cùng với đó là tệ nạn uống rượu, tảo hôn khiến tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo ở xóm luôn chiếm tỷ lệ cao trong xã.

Trưởng xóm Nà Pù, xã Nam Quang (Bảo Lâm) Đào Văn Trọng cho biết: Trước đây, xóm tồn tại một số hủ tục, nhất là việc các đám cưới, đám tang tổ chức dài ngày, ăn uống linh đình gây tốn kém. Do đó, Ban Công tác Mặt trận xóm đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con tích cực xóa bỏ các hủ tục, xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang. Quan tâm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, tích cực tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Cùng với đó, xóm xây dựng hương ước, quy ước, trong đó có nội dung phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và đề ra các giải pháp xóa bỏ những phong tục, tập quán còn lạc hậu trong nhân dân. Các hộ được cấp phát tài liệu tuyên truyền, giúp người dân hiểu và tuân thủ các quy định về pháp luật.

Từ những cách làm đó, đến nay, hầu hết người dân trong xóm đều xây dựng, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh. Đồng bào dân tộc Mông tổ chức đám cưới, đám tang gọn nhẹ, đơn giản, không kéo dài gây lãng phí, các giá trị văn hóa tốt đẹp được người dân gìn giữ và phát huy. Tỷ lệ gia đình văn hóa hằng năm đạt 95%; tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, đời sống vật chất, tinh thần của người dân dần được nâng cao.

Chủ tịch UBND xã Nam Quang Mã Văn Vừ cho biết: Để các dân tộc trong xã gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và bài trừ những hủ tục ra khỏi đời sống, trong những năm qua, xã Nam Quang đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân hiểu và tích cực thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thông qua các buổi sinh hoạt thôn, xóm, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tích cực phối hợp với các đoàn thể tích cực, chủ động tuyên truyền, phổ biến tới các hội viên, nhân dân, thực hiện có hiệu quả nhiều phong trào như: “Gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, “Gia đình 5 không, 3 sạch” của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, phong trào xây dựng “Gia đình nông dân văn hóa”, “Nông dân sản xuất giỏi” của Hội Nông dân… Để người dân có địa điểm vui chơi, sinh hoạt, xã hỗ trợ các xóm xây dựng nhà văn hóa mới từ 550 – 700 triệu đồng/nhà. Nhờ đó, các xóm vận động bà con đóng góp để xây dựng nhà văn hóa khang trang, sạch đẹp. Hiện tại, 9/11 xóm trong xã đạt danh hiệu xóm văn hóa. Các hoạt động văn nghệ, thể thao ngày càng phát triển sôi nổi, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. 

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc hằng năm thu hút đông đảo nhân dân tham gia các trò chơi dân gian.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc hằng năm thu hút đông đảo nhân dân tham gia các trò chơi dân gian.

Bảo Lâm là địa phương có trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hóa riêng từ phong tục tập quán, tiếng nói riêng, trong đó có những phong tục, tập quán tốt đẹp cần được bảo tồn và phát huy, song cũng có một số hủ tục ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của nhân dân cần phải loại bỏ. Để các dân tộc trong huyện, nhất là dân tộc Mông xóa bỏ được các hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa mới, huyện chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn, trong đó, phục dựng lại một số lễ hội của đồng bào dân tộc như: Lễ hội dân tộc Mông, Lô Lô, các làn điệu dân ca, dân vũ… Ngoài ra, huyện khuyến khích người dân đẩy mạnh thực hiện và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gia đình văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội… Nhờ đó, đời sống văn hóa ở cơ sở trên địa bàn huyện được nâng lên rõ rệt, thể hiện qua các phong trào thể thao, văn nghệ quần chúng được quan tâm tổ chức, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Việc cưới, tang, lễ hội ngày càng đi vào nền nếp, thực hiện theo nếp sống văn minh.

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào các dân tộc thiểu số được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Từ đó, tạo dựng môi trường sống văn hóa, văn minh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. 

Quá trình triển khai, các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, huyện, Thành phố chú trọng lồng ghép tuyên truyền các nội dung của phong trào, tuyên truyền xóa bỏ hủ tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa. Tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân đoàn kết, lao động sản xuất, xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân, gia đình, việc cưới, việc tang và lễ hội. Các khu dân cư lấy tiêu chí xây dựng nếp sống văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội là một trong những tiêu chí bình xét các danh hiệu thi đua; vận động nhân dân đưa nhiệm vụ xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu vào quy ước, hương ước. Đến nay, về cơ bản việc cưới đã tổ chức trang trọng, văn minh, tiết kiệm phù hợp với truyền thống dân tộc và bản sắc văn hóa từng vùng, miền. Các nghi thức trong tang lễ được tổ chức gọn gàng, vệ sinh, văn minh, tiết kiệm.

Cùng với đó, việc xây dựng hoàn thiện quy ước, hương ước tiếp tục được các địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh có 1.462/1.462 hương ước, quy ước được công nhận. Thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, góp phần đẩy lùi các hủ tục, đưa nếp sống văn hóa, văn minh ngày càng hiện hữu trong đời sống nhân dân. Từ đó, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.   


               Nông Hậu





Nguồn: https://baocaobang.vn/xay-dung-doi-song-van-hoa-gan-voi-xoa-bo-hu-tuc-lac-hau-3174477.html

Cùng chủ đề

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Văn Thạch kiểm tra tiến độ thi công cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Ngày 25/12, đoàn công tác của tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Thạch làm trường đoàn kiểm tra thực địa tình hình triển khai thi công Dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng); làm việc với các địa phương có tuyến cao tốc đi qua. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ban, ngành, 2 huyện: Thạch An, Quảng Hòa và doanh nghiệp Dự án. Tại huyện Quảng Hòa, đoàn công tác...

Tình quê chan chứa trong sắc màu thổ cẩm

Quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng được ví như “viên ngọc xanh” nơi núi rừng Đông Bắc, nổi tiếng với truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng, nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Mỗi nghề truyền thống đều gắn với nét đặc trưng về địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng hay phong tục riêng của mỗi địa phương, trong đó có những họa tiết đầy sắc màu của làng nghề thổ cẩm Lũng Nọi,...

Tổng dư nợ cho vay đạt 16.634 tỷ đồng

Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2024 đạt 16.634 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm, bao gồm: 6.263 tỷ đồng dư nợ ngắn hạn, giảm 2,3%; 10.371 tỷ đồng dư nợ trung - dài hạn, tăng 9,9%. Trong tháng 12, doanh số cho vay đạt 3.392 tỷ đồng; doanh số thu nợ đạt 3.197 tỷ đồng; nợ xấu 180 tỷ đồng, tăng 64,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 1,08% trong tổng...

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 62

Sáng 24/12, đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy lần thứ 62. Tham dự có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, đại biểu các ban xây dựng Đảng Trung ương theo dõi Cao Bằng. Hội nghị tiến hành công tác tổ chức cán bộ. Cho ý kiến về các phương án, đề án sắp xếp tổ chức bộ máy...

29 tập thể, 1 cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua và nhiệm vụ công...

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 10, đánh giá, tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2025. Năm 2024, các cấp Hội LHPN tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực hưởng ứng phong trào thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng...

Cùng tác giả

Epic Tower ra mắt quỹ căn hộ hàng hiệu tiêu chuẩn 5 sao

Tọa lạc tại vị trí đắc địa tại khu đô thị mới Cầu Giấy, Epic Tower ra đời như một kết tinh hoàn hảo giữa kiến trúc biểu tượng và dịch vụ 5* quốc tế. Dự án không chỉ là một không gian sống, mà còn là biểu tượng của phong cách sống đẳng cấp được vận hành theo tiêu chuẩn 5* của Tập đoàn Swiss-Belhotel International – một trong những thương hiệu quản lý khách sạn và khu...

Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thạch An lần thứ 3, khóa XVI, nhiệm kỳ 2024

Sáng 25/12, Ủy ban MTTQ huyện Thạch An tổ chức Hội nghị Ủy ban MTTQ huyện lần thứ 3, khóa XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Các đại biểu dự hội nghị. Năm 2024, Ủy ban MTTQ đã tuyên truyền 802 với hơn 14.000 lượt...

Năm 2024, Hải quan Cao Bằng thu ngân sách vượt 57% dự toán

Sáng 24/12, Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và tuyên dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025. Đến dự có đồng chí Âu Anh Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan; đồng chí Hà Nhật Lệ, Tỉnh uỷ...

Kiểm tra tình hình kết quả thực hiện mô hình “Dân vận khéo” tại xã Chu Trinh (thành phố Cao Bằng)

Ban Dân vận Thành ủy Cao Bằng vừa tổ chức đoàn kiểm tra tình hình kết quả thực hiện mô hình “Dân vận khéo” tại xã Chu Trinh. Ban Dân vận Thành ủy Cao Bằng kiểm tra tình hình thực hiện mô hình “Dân...

Khảo sát tình hình, kết quả thực hiện mô hình “Dân vận khéo” tại xã Hưng Đạo (thành phố Cao Bằng)

Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và phong trào thi đua “Dân vận khéo” thành phố Cao Bằng đã có buổi khảo sát về tình hình kết quả thực hiện mô hình “Dân vận khéo” tại xã Hưng Đạo năm 2024. ...

Cùng chuyên mục

Tình quê chan chứa trong sắc màu thổ cẩm

Quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng được ví như “viên ngọc xanh” nơi núi rừng Đông Bắc, nổi tiếng với truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng, nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Mỗi nghề truyền thống đều gắn với nét đặc trưng về địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng hay phong tục riêng của mỗi địa phương, trong đó có những họa tiết đầy sắc màu của làng nghề thổ cẩm Lũng Nọi,...

Giao lưu học sinh, sinh viên “Tuổi trẻ Cao Bằng hướng về Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam”

Tối 19/12, tại Vườn hoa trung tâm Thành phố diễn ra chương trình giao lưu học sinh, sinh viên "Tuổi trẻ Cao Bằng hướng về Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam". Chương trình nằm trong khuôn khổ Triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng” chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn...

Vòng bạc trắng tô điểm trang phục các dân tộc vùng cao

Trong bộ trang phục truyền thống của các dân tộc vùng cao, chiếc vòng bạc trắng là trang sức quan trọng không thể thiếu. Những chiếc vòng bạc không chỉ đơn thuần thể hiện sự sang trọng của người đeo, khả năng thực hành nghề của người chế tác mà còn mang nhiều ý niệm về tín ngưỡng và văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc. Cao Bằng có nhiều dân tộc cùng cư trú trên địa bàn: Tày,...

Cuốn sách quý về Quân đội nhân dân Việt Nam những ngày đầu thành lập

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh ra mắt tập sách ảnh “Sáng mãi ngọn lửa rừng Trần Hưng Đạo” do nhà văn Hoàng Quảng Uyên tổ chức bản thảo và biên soạn. Rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim (Nguyên Bình) - nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng...

Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống

Phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi, sâu rộng thu hút đông đảo người dân tham gia. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và góp phần lưu giữ, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc tại địa phương.  Là tỉnh có thế mạnh về du lịch, Cao Bằng xác định việc bảo tồn, phát huy các giá...

Bàn giao Điểm đọc Báo Cao Bằng tại Phố đi bộ ven sông Bằng

Chiều 5/12, Báo Cao Bằng và UBND Thành phố tổ chức Lễ bàn giao Điểm đọc Báo Cao Bằng tại Phố đi bộ ven sông Bằng Giang, phường Hợp Giang, (Thành phố). Tham dự có lãnh đạo Báo Cao Bằng và UBND Thành phố. Với mục đích đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền giáo dục truyền thống trên quên hương cách mạng Cao Bằng, giai đoạn 2019 - 2025. Góp phần đưa đường lối, chủ...

Lễ cầu hoa – Xo bjoóc

Cao Bằng là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Hoa, Kinh... với những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của mỗi dân tộc, như lễ Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc (lễ cầu tự) của người Tày - Nùng. Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc là một nghi lễ cầu con của người Tày - Nùng ở Cao Bằng, đặc biệt các gia đình ở nông thôn vẫn...

Giữ gìn và phát huy nghệ thuật hát Then, đàn Tính – di sản văn hóa của dân tộc

Hát Then, đàn Tính (HT,ĐT) là loại hình nghệ thuật dân gian có lịch sử lâu đời, gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của dân tộc Tày, Nùng. Qua bao thế hệ, lời Then mộc mạc, tiếng đàn Tính réo rắt đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, chứa đựng giá trị tinh thần sâu sắc và niềm tự hào của cả một cộng đồng. Với ý thức về tầm quan trọng của việc bảo...

Nét đẹp thổ cẩm Cao Bằng

Nghề dệt thổ cẩm là một trong những nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời, thường gắn liền với người phụ nữ và được lưu giữ, truyền từ đời này sang đời khác. Ngày nay, các sản phẩm thổ cẩm truyền thống vẫn được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong các nghi lễ quan trọng như ngày Tết, lễ đầy tháng, cưới hỏi, ma chay,… của cộng đồng các dân tộc miền núi và đặc...

Trang phục truyền thống – nét đặc trưng văn hóa của quê hương Cao Bằng

Cao Bằng là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, giàu truyền thống cách mạng. Cùng với tiếng nói, chữ viết, lễ hội văn hóa, phong tục tập quán thì trang phục dân tộc truyền thống là dấu hiệu nhận diện và thể hiện bản sắc dân tộc rõ nét, tạo nên sự phong phú, đa dạng và tạo nên nét đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Độc đáo trang phục truyền thống các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất