Powered by Techcity

Tình quê chan chứa trong sắc màu thổ cẩm


Quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng được ví như “viên ngọc xanh” nơi núi rừng Đông Bắc, nổi tiếng với truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng, nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Mỗi nghề truyền thống đều gắn với nét đặc trưng về địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng hay phong tục riêng của mỗi địa phương, trong đó có những họa tiết đầy sắc màu của làng nghề thổ cẩm Lũng Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng.

Ngôi làng Luống Nọi bình yên với mái ngói âm dương dưới những dãy núi trập trùng ngát.
Ngôi làng Luống Nọi bình yên với mái ngói âm dương dưới những dãy núi trập trùng xanh ngát.

Thổ cẩm là sản phẩm được dệt thủ công không thể thiếu trong đời sống của người dân tộc Tày. Với những hoa văn, họa tiết đầy màu sắc, thổ cẩm trở thành một nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Làng nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi có truyền thống lâu đời hơn 500 năm. Chính từ ngôi làng này, biết bao sản phẩm thổ cẩm đã “ra đời” và chứa đựng trong mỗi tấm thổ cẩm ấy là hồn cốt văn hóa, là bao ký ức về quê hương. Làng nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi cũng chính là quê ngoại của tôi – nơi gắn bó và ghi đậm dấu ấn suốt một thời tuổi thơ tươi đẹp.

Ngày đó, mái ngói đỏ tươi chưa phủ kín ngôi làng nhỏ. Bên dưới những dãy núi trập trùng ngát xanh là những mái ngói cổ xưa đượm màu hoài cổ của một thời đã đi vào quá khứ. Phía xa là những rặng tre khẽ rì rào vẫy gọi trong cơn gió thoang thoảng khói lam chiều. Tiếng nhạc bình yên nơi quê ngoại đã in sâu trong tâm hồn, những loài hoa nhuộm đầy sắc hương đã tự nở rộ nơi trái tim của trẻ thơ ngày ấy… Tôi tò mò khi trước mắt là vô vàn màu sắc rực rỡ, những khung cửi ấy sao mà cao, những cái “vòng tròn” ấy sao lại cứ quay quay theo sự điều khiển của người lớn… Rồi cả những hoa văn đầy màu sắc trên những tấm vải, vừa lạ mà vừa đẹp… Theo năm tháng, lớn dần lên trong tình yêu thương của gia đình, trong cả những lời kể của bà, những lời gợi nhắc về “truyền thống” trong giọng điệu đầy tự hào của mẹ. Càng lớn, tôi càng có cảm nhận và hiểu rõ hơn về tấm vải thổ cẩm quê hương. Mẫu thổ cẩm của đồng bào Tày có hơn 20 loại hoa văn, họa tiết khác nhau như: hoa lê, hoa mận, hoa đào, hoa mai và các loại hoa lạ trong rừng chỉ có ở miền núi (bjoóc chắm, bjoóc kíp, bjoóc tròn, bjoóc pắt…). Một số muông thú hươu, nai, ngựa, chim, bướm… được thể hiện trên hoa văn thổ cẩm của người Tày. Kỹ thuật dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày bao gồm các công đoạn quay sợi, mắc khung, tạo hoa văn, dệt vải. Nghề dệt thổ cẩm của người Tày ở Luống Nọi là sự kết hợp hài hòa giữa hoa văn, màu sắc và đường nét. Các màu sắc sáng, tối, nóng, lạnh được xử lý khéo léo trên nền chủ đạo là màu trắng đục, tạo nên bản sắc riêng, độc đáo chỉ có ở nơi đây. Từ các màu chủ đạo xanh, đỏ, vàng, tím, trắng, đen, người Tày đã pha chế các gam màu đậm, nhạt, hay tương phản phù hợp theo ý tưởng cho từng sản phẩm, không bị gò bó trong một quy thức nhất định. Cách phối màu ấy cũng chính là thứ tạo nên bản sắc riêng của văn hóa truyền thống người Tày mà không thể nhầm lẫn với hoa văn của các dân tộc khác.

Tấm vải thổ cẩm với nhiều màu sắc, hoa văn, họa tiết đẹp mắt.
Tấm vải thổ cẩm với nhiều màu sắc, hoa văn, họa tiết đẹp mắt.

Nét độc đáo trong dệt thổ cẩm của người Tày ở Cao Bằng là các hoa văn được tạo mặt trái của tấm thổ cẩm. Công cụ máy móc để dệt ra sản phẩm là khung cửi, con thoi bằng gỗ và que tre vô cùng thô sơ. Khi tạo hoa văn, tất cả mọi lập trình đã có trong bộ óc của người nghệ nhân, họ nghĩ ra như nào sẽ dệt ra sản phẩm như vậy, không có mẫu sẵn. Khi người dệt giăng những que tre trên khung cửi là đã lập trình sẵn sẽ đưa sợi vải nào vào và con thoi đưa qua, đưa lại. Mỗi lần giăng chỉ tạo được một hoa văn. khi muốn tạo  hoa văn khác phải lập trình lại từ đầu. Những hoa văn, họa tiết thổ cẩm ấy là hình ảnh của chiếc địu bà và mẹ thường hay dùng. Chiếc địu yêu thương mà mẹ tảo tần địu tôi những tháng ngày bố vắng nhà đóng quân ở một nơi xa; chiếc địu mà bà làm “người mẹ” lần thứ hai để đỡ đần địu cháu. Đó là chiếc địu nâng đỡ giấc mơ của những ngày thơ bé, của biết bao đứa trẻ miền non nước Cao Bằng. Là tình yêu gắn bó, niềm tự hào, khát vọng viết tiếp sự đa dạng của những nghệ nhân dệt thổ cẩm.

Tuy quá trình tạo ra một tấm vải thổ cẩm không hề dễ dàng, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và sự tỉ mỉ của những bàn tay khéo léo, nhưng những tấm thổ cẩm được dệt nên, tỏa sáng vẻ đẹp của riêng nó; vải thổ cẩm được dùng để may địu, may túi, tấm trang trí lọ hoa… Ngoài ra, ở Luống Nọi người ta còn dệt ra những chiếc khăn quàng cổ, ga trải giường.

...
Khung cửi truyền thống dệt thổ cẩm.

Hiện nay, tại Luống Nọi, nghệ nhân Nông Thị Thược với 48 năm trong nghề là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng nghệ nhân làng nghề truyền thống. Gia đình bà được công nhận là thành viên đối tác của Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Năm 2016, được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng “Bảng vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam”; danh hiệu “Sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề tiêu biểu Việt Nam” năm 2018. Mới đây nhất, vào đầu năm 2024, làng nghề Luống Nọi đã đón nhận Giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Nghề thủ công truyền thống “Nghề dệt thổ cẩm của người Tày xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng”.

Ngày nay, những sản phẩm thổ cẩm của làng nghề Luống Nọi được quảng bá trong và ngoài nước. Với những màu sắc rực rỡ, hoa văn đẹp mắt và hơn hết, nó chứa đựng hồn quê và tâm huyết của những nghệ nhân; là niềm tự hào của quê hương non nước Cao Bằng.


Bế Thị Minh Thư





Nguồn: https://baocaobang.vn/tinh-que-chan-chua-trong-sac-mau-tho-cam-3174337.html

Cùng chủ đề

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Văn Thạch kiểm tra tiến độ thi công cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Ngày 25/12, đoàn công tác của tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Thạch làm trường đoàn kiểm tra thực địa tình hình triển khai thi công Dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng); làm việc với các địa phương có tuyến cao tốc đi qua. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ban, ngành, 2 huyện: Thạch An, Quảng Hòa và doanh nghiệp Dự án. Tại huyện Quảng Hòa, đoàn công tác...

Tổng dư nợ cho vay đạt 16.634 tỷ đồng

Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2024 đạt 16.634 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm, bao gồm: 6.263 tỷ đồng dư nợ ngắn hạn, giảm 2,3%; 10.371 tỷ đồng dư nợ trung - dài hạn, tăng 9,9%. Trong tháng 12, doanh số cho vay đạt 3.392 tỷ đồng; doanh số thu nợ đạt 3.197 tỷ đồng; nợ xấu 180 tỷ đồng, tăng 64,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 1,08% trong tổng...

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 62

Sáng 24/12, đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy lần thứ 62. Tham dự có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, đại biểu các ban xây dựng Đảng Trung ương theo dõi Cao Bằng. Hội nghị tiến hành công tác tổ chức cán bộ. Cho ý kiến về các phương án, đề án sắp xếp tổ chức bộ máy...

29 tập thể, 1 cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua và nhiệm vụ công...

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 10, đánh giá, tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2025. Năm 2024, các cấp Hội LHPN tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực hưởng ứng phong trào thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng...

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công dịp cuối năm

Mặc dù đến giữa tháng 12, nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) của tỉnh vẫn ở mức thấp hơn mức trung bình của cả nước và đứng thứ 58/63 tỉnh, thành phố. Song, với quyết tâm cao đạt mục tiêu giải ngân VĐTC năm 2024 ở mức trên 95% kế hoạch (KH) theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, tỉnh đã và đang đề ra hàng loạt giải pháp “thúc” các sở, ban, ngành,...

Cùng tác giả

Hội thảo khoa học đánh giá và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong khai thác và phát triển sản phẩm thạch...

Sáng 23/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng, UBND huyện Thạch An, Viện Nghiên cứu kinh tế & Phát triển nguồn nhân lực - Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong...

Thành phố tổ chức đánh giá phân hạng các sản phẩm OCOP năm 2024

Sáng 23/12, Hội đồng đánh giá, phân hạng Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP thành phố Cao Bằng đã tổ chức hội nghị đánh giá phân hạng các sản phẩm OCOP năm 2024. Hội đồng đánh giá, phân hạng Chương trình...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Thạch: Xây dựng kế hoạch thi công xuyên tết trên cao tốc Đồng Đăng

“Các nhà thầu, doanh nghiệp dự án cần phải xây dựng kế hoạch triển khai các mũi thi công trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh xuyên lễ tết, không để gián đoạn công trường”. Đây là yêu cầu của đồng chí Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại chương trình...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Văn Thạch kiểm tra tiến độ thi công cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Ngày 25/12, đoàn công tác của tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Thạch làm trường đoàn kiểm tra thực địa tình hình triển khai thi công Dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng); làm việc với các địa phương có tuyến cao tốc đi qua. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ban, ngành, 2 huyện: Thạch An, Quảng Hòa và doanh nghiệp Dự án. Tại huyện Quảng Hòa, đoàn công tác...

Hội nghị công bố và phát hành cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ phường Sông Hiến giai đoạn 1930

Sáng 22/12, Đảng bộ phường Sông Hiến, thành phố Cao Bằng tổ chức hội nghị công bố và phát hành cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ phường Sông Hiến giai đoạn 1930 - 2020”. Hội nghị công bố và phát hành cuốn sách “Lịch...

Cùng chuyên mục

Giao lưu học sinh, sinh viên “Tuổi trẻ Cao Bằng hướng về Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam”

Tối 19/12, tại Vườn hoa trung tâm Thành phố diễn ra chương trình giao lưu học sinh, sinh viên "Tuổi trẻ Cao Bằng hướng về Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam". Chương trình nằm trong khuôn khổ Triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng” chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn...

Vòng bạc trắng tô điểm trang phục các dân tộc vùng cao

Trong bộ trang phục truyền thống của các dân tộc vùng cao, chiếc vòng bạc trắng là trang sức quan trọng không thể thiếu. Những chiếc vòng bạc không chỉ đơn thuần thể hiện sự sang trọng của người đeo, khả năng thực hành nghề của người chế tác mà còn mang nhiều ý niệm về tín ngưỡng và văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc. Cao Bằng có nhiều dân tộc cùng cư trú trên địa bàn: Tày,...

Cuốn sách quý về Quân đội nhân dân Việt Nam những ngày đầu thành lập

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh ra mắt tập sách ảnh “Sáng mãi ngọn lửa rừng Trần Hưng Đạo” do nhà văn Hoàng Quảng Uyên tổ chức bản thảo và biên soạn. Rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim (Nguyên Bình) - nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng...

Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống

Phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi, sâu rộng thu hút đông đảo người dân tham gia. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và góp phần lưu giữ, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc tại địa phương.  Là tỉnh có thế mạnh về du lịch, Cao Bằng xác định việc bảo tồn, phát huy các giá...

Bàn giao Điểm đọc Báo Cao Bằng tại Phố đi bộ ven sông Bằng

Chiều 5/12, Báo Cao Bằng và UBND Thành phố tổ chức Lễ bàn giao Điểm đọc Báo Cao Bằng tại Phố đi bộ ven sông Bằng Giang, phường Hợp Giang, (Thành phố). Tham dự có lãnh đạo Báo Cao Bằng và UBND Thành phố. Với mục đích đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền giáo dục truyền thống trên quên hương cách mạng Cao Bằng, giai đoạn 2019 - 2025. Góp phần đưa đường lối, chủ...

Lễ cầu hoa – Xo bjoóc

Cao Bằng là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Hoa, Kinh... với những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của mỗi dân tộc, như lễ Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc (lễ cầu tự) của người Tày - Nùng. Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc là một nghi lễ cầu con của người Tày - Nùng ở Cao Bằng, đặc biệt các gia đình ở nông thôn vẫn...

Giữ gìn và phát huy nghệ thuật hát Then, đàn Tính – di sản văn hóa của dân tộc

Hát Then, đàn Tính (HT,ĐT) là loại hình nghệ thuật dân gian có lịch sử lâu đời, gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của dân tộc Tày, Nùng. Qua bao thế hệ, lời Then mộc mạc, tiếng đàn Tính réo rắt đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, chứa đựng giá trị tinh thần sâu sắc và niềm tự hào của cả một cộng đồng. Với ý thức về tầm quan trọng của việc bảo...

Nét đẹp thổ cẩm Cao Bằng

Nghề dệt thổ cẩm là một trong những nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời, thường gắn liền với người phụ nữ và được lưu giữ, truyền từ đời này sang đời khác. Ngày nay, các sản phẩm thổ cẩm truyền thống vẫn được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong các nghi lễ quan trọng như ngày Tết, lễ đầy tháng, cưới hỏi, ma chay,… của cộng đồng các dân tộc miền núi và đặc...

Trang phục truyền thống – nét đặc trưng văn hóa của quê hương Cao Bằng

Cao Bằng là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, giàu truyền thống cách mạng. Cùng với tiếng nói, chữ viết, lễ hội văn hóa, phong tục tập quán thì trang phục dân tộc truyền thống là dấu hiệu nhận diện và thể hiện bản sắc dân tộc rõ nét, tạo nên sự phong phú, đa dạng và tạo nên nét đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Độc đáo trang phục truyền thống các...

Nhân cách sống của người Tày Cao Bằng

Cao Bằng, từ ngàn xưa đã được các bậc tiền nhân mệnh danh là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” nơi gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đây là nơi cư trú của các dân tộc anh em: Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh, Sán chỉ, Lô lô, trong đó, cư dân Tày là một trong những cư dân bản địa có truyền thống văn hóa từ lâu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất