Powered by Techcity

Tín dụng chính sách thúc đẩy cho vay phát triển sản xuất

Huyện Nguyên Bình tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng hành cùng với người dân và các đối tượng thụ hưởng, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) những năm qua tiếp tục phát huy tính ưu việt, đẩy mạnh các chương trình cho vay, góp phần phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.    

Sớm được tiếp cận nguồn vay ưu đãi từ tín dụng CSXH, gia đình anh Triệu Tòn Dất và nhiều hộ đồng bào dân tộc Dao, xóm Nà Gọn, thị trấn Nguyên Bình đầu tư phát triển chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Dất cho biết: Từ nguồn vốn cho vay hộ nghèo 100 triệu đồng ban đầu, gia đình tôi đầu tư cải tạo chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm; mua con giống, trồng cỏ voi tạo nguồn thức ăn xanh cho đàn vật nuôi; quan tâm phòng trừ dịch bệnh và tìm đầu ra cho sản phẩm. Hiện gia đình đang nuôi 12 con bò sinh sản, 15 con lợn thịt… Ngoài ra, gia đình tôi  vay 40 triệu đồng vốn tín dụng chính sách theo Nghị định số 28 của Chính phủ để làm nhà ở. Từ khi có nhà ở ổn định, chăn nuôi thuận lợi, không lo đầu ra cho sản phẩm, tôi có điều kiện cho con cái học hành đầy đủ và mua sắm nhiều vật dụng thiết yếu cho sinh hoạt gia đình.  

Cùng với gia đình anh Triệu Tòn Dất, năm 2020, hộ bà Hoàng Mùi Coi, xóm Cảm Tẹm, xã Hoa Thám vay 100 triệu đồng từ Chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn để mua thêm đất trồng lúa, ngô và đầu tư cải tạo đất đồi bạc màu trồng quế. Sau hơn 2 năm trồng, hiện cây quế đang phát triển tốt, trung bình cây cao khoảng 2 – 3 m. Bà Coi chia sẻ: Cây quế có giá trị kinh tế cao, vỏ và quả quế dùng làm thuốc, lá và vỏ khô cho tinh dầu và làm gia vị, gỗ dùng trong xây dựng và làm đồ dùng gia đình. Ngoài ra, trồng cây quế còn có tác dụng cải tạo đất, nhất là đối với đất bạc màu gắn với việc bảo vệ rừng, gia đình tôi đầu tư cải tạo đất đồi bạc màu trồng hơn 1 ha quế. Sang năm 2024, gia đình tôi sẽ tỉa thưa cành, tận thu bán sản phẩm.

Huyện Nguyên Bình chỉ đạo các địa phương đầu tư trồng cây quế theo hướng hình thành vùng sản xuất cây dược liệu gắn với liên kết tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm.
Huyện Nguyên Bình chỉ đạo các địa phương đầu tư trồng cây quế theo hướng hình thành vùng sản xuất cây dược liệu gắn với liên kết tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm.

Bám sát các chương trình phát triển kinh tế – xã hội địa phương, những năm qua, tín dụng CSXH tích cực hỗ trợ các hộ sản xuất, kinh doanh vừa và nhỏ, doanh nghiệp, hợp tác xã vay vốn trồng dong riềng lấy tinh bột sản xuất miến dong; trồng cây lê vàng, thanh long, cây hồi, quế, dược liệu, trúc sào… Đến nay, diện tích trồng cây dong riềng của huyện đạt hơn 230 ha, tập trung tại các xã: Thành Công, Phan Thanh, Yên Lạc, Vũ Nông và thị trấn Tĩnh Túc. 

Đến nay, dư nợ các chương trình tín dụng CSXH toàn huyện đạt hơn 341 tỷ đồng với 6.113 khách hàng vay vốn; mức vay trung bình 55,7 triệu đồng/hộ. Trong đó, dư nợ cho vay hộ nghèo đạt hơn 165,7 tỷ đồng, hộ cận nghèo gần 47 tỷ đồng, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn đạt 10,7 tỷ đồng, giải quyết việc làm 50,7 tỷ đồng, sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn gần 40 tỷ đồng, dư nợ theo Nghị định số 28 gần 10,2 tỷ đồng. 

Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Nguyên Bình Lương Thanh Hiếu cho biết: Từ khi triển khai đến nay, tín dụng CSXH hỗ trợ gần 30.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay gần 1.000 tỷ đồng. Trong đó có hơn 17.000 lượt hộ nghèo, trên 2.000 lượt hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư sản xuất, kinh doanh; giúp cho 1.120 lao động nông thôn có việc làm ổn định; gần 5.000 hộ trung bình, khá vay vốn sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ gần 500 lượt hộ nghèo làm mới và sửa chữa nhà ở; gần 1.000 lượt học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn được học tập; xây dựng gần 4.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.


  Thái Hà



Nguồn

Cùng chủ đề

Đưa hàng Việt đến người tiêu dùng nông thôn

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thay đổi nhận thức và hành vi ưu tiên sử dụng hàng Việt của người dân. Người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa ngày càng được tiếp cận đa dạng chủng loại hàng hóa sản xuất trong nước, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo,...

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn...

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, Thành phố. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự chỉ đạo. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó...

Nâng cao chất lượng tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng – quân sự địa phương trên địa bàn Quân khu 1

Tại Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương (QP-QSĐP) giữa Cục Chính trị Quân khu 1 với các cơ quan báo, đài phát thanh - truyền hình (PT-TH) các tỉnh trên địa bàn, giai đoạn 2022 - 2024, được tổ chức sáng 25/10 tại tỉnh Bắc Giang, Báo Cao Bằng được Bộ Tư lệnh Quân khu 1 tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực...

Mở rộng thị trường cho nông sản địa phương

Sau nhiều năm nỗ lực hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, các mặt hàng nông sản của nhiều địa phương trong tỉnh ngày càng đa dạng và mở rộng thị trường. Nhiều cửa hàng, siêu thị, hệ thống phân phối trở thành điểm kết nối để đưa nông sản đến với người tiêu dùng. Cùng với kênh tiêu thụ truyền thống, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình tăng cường giới thiệu sản phẩm trên sàn...

Cùng tác giả

Đưa hàng Việt đến người tiêu dùng nông thôn

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thay đổi nhận thức và hành vi ưu tiên sử dụng hàng Việt của người dân. Người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa ngày càng được tiếp cận đa dạng chủng loại hàng hóa sản xuất trong nước, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo,...

Khai trương Bệnh viện đa khoa Quốc tế 1.500 tỷ đồng; 6.488 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cam Lộ

Khai trương Bệnh viện đa khoa Quốc tế 1.500 tỷ đồng; 6.488 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cam Lộ – La SơnKhai trương Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City; Đầu tư 6.488 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cam Lộ – La Sơn lên 4 làn xe… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Dự án hạ tầng gần 300 tỷ đồng tại Quảng Bình chờ hướng...

Đồng Tháp đầu tư 168 tỷ đồng cho Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thôn

Đồng Tháp đầu tư 168 tỷ đồng cho Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thônTổng số hộ được phục vụ cấp nước trong vùng Dự án là 16.188 hộ, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao và tỷ lệ sử dụng nước sạch phù hợp. Ngày 23/10, UBND tỉnh Đồng Tháp có Quyết định phê duyệt Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu...

Đề xuất đầu tư cao tốc Bắc Kạn

Đề xuất đầu tư cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng trong giai đoạn 2026-2030Dự án đầu tư đường cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng có chiều dài 90 km, trong đó đoạn qua Cao Bằng dài 30 km với hướng tuyến cơ bản theo hướng Quốc lộ 3 hiện hữu. Ảnh minh họa. UBND tỉnh Cao Bằng vừa đề nghị Bộ GTVT đưa Dự án cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng vào trong danh mục dự án...

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Cùng chuyên mục

Đưa hàng Việt đến người tiêu dùng nông thôn

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thay đổi nhận thức và hành vi ưu tiên sử dụng hàng Việt của người dân. Người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa ngày càng được tiếp cận đa dạng chủng loại hàng hóa sản xuất trong nước, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo,...

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

Trong hai ngày 24 - 25/10, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Công ty cổ phần Đào tạo tư vấn Thăng Long tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. ...

Mở rộng thị trường cho nông sản địa phương

Sau nhiều năm nỗ lực hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, các mặt hàng nông sản của nhiều địa phương trong tỉnh ngày càng đa dạng và mở rộng thị trường. Nhiều cửa hàng, siêu thị, hệ thống phân phối trở thành điểm kết nối để đưa nông sản đến với người tiêu dùng. Cùng với kênh tiêu thụ truyền thống, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình tăng cường giới thiệu sản phẩm trên sàn...

Dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) giải ngân vốn đạt hơn 40% kế hoạch

Năm 2024, Dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) được tỉnh bố trí kế hoạch (KH) vốn 1.934 tỷ 193 triệu đồng. Trong đó, KH vốn năm 2023 kéo dài thời gian giải ngân, thanh toán trong năm 2024 là hơn 562,3 tỷ đồng; KH vốn năm 2024 là 1.371,8 tỷ đồng. Đến nay, Dự án giải ngân được 773,2 tỷ đồng, đạt hơn 40 % KH. Bàn giao...

Thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tiếp tục nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động trong triển khai các dự án, làm việc hết mình, hết sức, tránh đùn đẩy, né tránh, hoàn thành, xử lý dứt điểm các công việc đã bàn, đã thống nhất, tất cả vì sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long. ...

Mở cửa hầm nhánh trái phía Bắc cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Cùng với hầm phía Tây (hầm số 2 thuộc địa phận xóm Bản Néng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An) đang được đẩy mạnh triển khai thi công, nhánh trái phía Bắc hầm 1 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thuộc Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh cũng đã khoan những mũi khoan đầu tiên mở cửa hầm. Mốc mở cửa hầm đóng vai trò quan trọng để các nhà thầu tập trung triển khai thi công...

Diện tích mía nguyên liệu của xã Đại Sơn đạt 508ha

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ lâu, bà con nhân dân xã Đại Sơn, huyện Quảng Hoà đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ ngô, lúa sang trồng mía nguyên liệu. Là cây trồng dễ chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao, từ trồng mía nguyên liệu, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, vươn lên làm...

Tăng cường truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin với người tiêu dùng. Đây là yếu tố cạnh tranh quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các sản phẩm hàng hóa, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã đã sử dụng tem TXNG dưới dạng QR-Code nhằm bảo...

Viettel Cao Bằng kỷ niệm 20 năm thành lập

Tối 3/10, Viettel Cao Bằng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (3/10/2004 - 3/10/2024). Toàn cảnh lễ kỷ niệm. Trung tâm Viễn thông Cao Bằng - tiền thân của Viettel Cao Bằng ngày nay chính thức được thành lập ngày 3/10/2004 với...

Giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công hơn 2.300 tỷ đồng

Năm 2024, tổng vốn đầu tư công của tỉnh là 6.109 tỷ 3951 triệu đồng. Trong đó, kế hoạch (KH) vốn năm 2023 kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024 là 1.318 tỷ 178 triệu đồng; KH vốn đầu tư công năm 2024 là 4.791 tỷ 218 triệu đồng. Trên cơ sở nguồn vốn giao, tỉnh tiến hành phân bổ 5.944 tỷ 721 triệu đồng/6.109 tỷ 395 triệu đồng, bằng 97,3% KH. Số vốn còn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất