Powered by Techcity

Thích ứng với thiên tai: Cần “vá” rừng, phân vùng sớm các điểm nguy cơ sạt lở

Để phòng chống, thích ứng với thiên tai, bão lũ, việc làm quan trọng với các địa phương là cần phục hồi hệ sinh thái rừng; sớm phân vùng, cảnh báo chi tiết các điểm, vị trí có nguy cơ trượt – sạt lở.

 

Cơn bão Yagi (bão số 3) và hoàn lưu của bão vừa qua đã tàn phá nặng nề nhiều tỉnh, thành phố ở miền Bắc. Những sườn núi, mép đồi trong chớp mắt đã bị dòng lũ dữ cuốn trôi; những khu dân cư ngập chìm trong biển nước, thôn bản trở thành bình địa gây thiệt hại khủng khiếp về người và kinh tế.

Tái thiết lại cuộc sống sau bão lũ là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết đã và đang được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các địa phương rốt ráo triển khai để sớm ổn định đời sống người dân, chăm sóc sức khỏe cho các nạn nhân.

Tuy vậy để đảm bảo an toàn về lâu dài, thích ứng hiệu quả trước thiên tai, bão lũ, nhiều ý kiến cho rằng chính quyền các địa phương và người dân cần phải chung tay “vá” rừng, giảm phát thải khí nhà kính; đặc biệt là cần sớm phân vùng, cảnh báo chi tiết các điểm, vị trí có nguy cơ trượt – sạt lở.

Sau tái thiết, cần “vá” rừng

Tiến sỹ Mai Kim Liên, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết trong những năm qua, Việt Nam đã ghi nhận 20 trên 21 loại hình thiên tai, thảm họa thiên nhiên xảy ra, gây ra nhiều hệ lụy, thiệt hại nặng nề về người và tài sản, đặc biệt với các nhóm dân cư có tính dễ bị tổn thương cao.

Chỉ tính riêng cơn bão số 3 và hoàn lưu của bão vừa qua, các tỉnh, thành ở miền Bắc đã phải chịu thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu khoảng trên 40.000 tỷ đồng; hơn 350 người chết, mất tích; trên 1.900 người bị thương…

Theo Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm, bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông. Cơn bão này và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn nên sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đã xảy ra ở nhiều địa phương gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản. Một số khu vực đã xảy ra lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng, như tại các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh…

Đặc biệt, tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai sạt lở đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người. Nguyên nhân chính là do khu vực miền núi phía Bắc trong 3 tháng qua đã có mưa rất nhiều.

Trong khi đó, theo Phó Giáo sư – Tiến sỹ Lê Văn Hưng, Viện Nghiên cứu ứng dụng xử lý môi trường, bên cạnh yếu tố thiên tai, các hoạt động thiếu kiểm soát của con người cũng đã góp phần làm gia tăng tính cực đoan của biến đổi khí hậu; trong đó có việc phát thải gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu. Và khi nhiệt độ tăng lên sẽ “tạo điều kiện” cho tình trạng cháy rừng dễ xảy ra hơn, từ đó làm giảm/mất đi khả năng giữ nước của rừng.

Chia sẻ với báo chí mới đây, ông Trịnh Lê Nguyên – Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên cũng đã đưa ra thông tin đáng buồn khi nhấn mạnh rằng Việt Nam đã phải chia tay nhiều khu vực thiên nhiên hoang dã được xem là những “thiên đường trên mặt đất.” Sự biến đổi này là một bài học đắt giá về trách nhiệm của con người. Theo ông Nguyên, rừng bị chặt phá để lấy đất canh tác cùng với các hoạt động khai thác tài nguyên không bền vững đã làm suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học, hệ sinh thái bị mất cân bằng, dẫn tới suy giảm chất lượng môi trường của con người.

Nói thêm về tầm quan trọng của rừng tự nhiên trong việc giữ nước mưa, giảm lũ, một chuyên gia môi trường cho rằng cây rừng tự nhiên có bộ rễ sâu hàng chục mét, đan kết chằng chịt vào nhau, có vai trò quan trọng trong việc giữ vững liên kết giữa đất và đá, giữa tầng mặt và tầng sâu, tạo thành một khối ổn định và vững chắc. Thế nhưng khi rừng đã bị cạo trọc, mối liên kết ấy mất đi. Khi mưa lớn kéo dài, đất trong núi no nước thì liên kết trở nên yếu ớt, đất đá mềm nhão, kết hợp với sự mất chân của núi đồi,… sẽ dẫn tới sạt lở.

Vì thế bên cạnh việc tái thiết lại cuộc sống sau bão lũ cho người dân, các địa phương cũng cần quan tâm tới việc phục hồi hệ sinh thái rừng. Đây được xem là nhiệm vụ cấp bách trong thập kỷ toàn nhân loại đang chung tay để tránh một cuộc khủng hoảng sinh thái.

vnp_sat lo 3.PNG
Rừng được phục hồi sẽ giúp bảo vệ nguồn nước, giảm nguy cơ sạt lở núi đá… (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

“Con người không thể mặc áo rách, rừng cũng vậy” – đó cũng là lời nhắn nhủ từ nhiều chuyên gia làm công tác bảo tồn thiên nhiên bởi rừng được phục hồi sẽ giúp bảo vệ nguồn nước, giảm nguy cơ sạt lở núi đá…

Khoanh vùng sớm các điểm nguy cơ trượt lở

Khẳng định phục hồi hệ sinh thái rừng là rất quan trọng, song đại diện Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng lưu ý để ứng phó với thiên tai hiệu quả, bộ này sẽ tiếp tục tổ chức các đợt điều tra, khảo sát các vị trí đã, đang xảy ra hiện tượng trượt, sạt lở đất đá; khoanh định chi tiết các khu vực có nguy cơ xảy ra trượt lở đất để cảnh báo sớm.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ rà soát tổng thể, điều chỉnh các quy trình liên hồ chứa các hồ chứa trên cơ sở cập nhật, tính toán, xem xét đầy đủ, toàn diện các tính huống bất thường, khẩn cấp, kịch bản biến đổi khí hậu; khi đủ điều kiện thì điều chỉnh Quy trình vận hành theo hướng thời gian thực.

Ngoài ra, bộ sẽ nghiên cứu, đề xuất phương án sử dụng một phần dung tích phòng lũ trên mực nước dâng bình thường của hồ chứa lớn, quan trọng để nâng cao khả năng cắt, giảm lũ cho hạ du khi xảy ra các tình huống khẩn cấp; tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn người dân nhận biết nguy cơ, dấu hiệu có thể xảy ra sạt lở đất, lũ quét, sạt lở bờ sông, kỹ năng ứng phó.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, và các địa phương đôn đốc các cơ quan chức năng, các chủ hồ chứa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông; thực hiện chế độ quan trắc, thông tin hồ chứa theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Về phía địa phương, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam theo Quyết định số 1262/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó tập trung điều tra, đánh giá, khảo sát bổ sung cơ sở dữ liệu về thiên tai sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn; lập bản đồ phân vùng nguy cơ, bản đồ phân vùng rủi ro sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho các vị trí, khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét tại địa phương.

ttxvn_lao_cai_khan_truong_tim_kiem_nan_nhan_mat_tich_do_lu_quet_tai_thon_lang_nu_8.jpg
Căn nhà bị đổ sập sau lũ dữ tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh. (Ảnh: Hồng Ninh/TTXVN)

Theo quan điểm của Tiến sỹ Trịnh Hải Sơn – Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường), thời gian tới cần đặt trọng tâm vào xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở, lũ quét chi tiết nhất có thể.

“Nếu không chi tiết được đến từng điểm nhỏ thì không thể gọi là cảnh báo, mà chỉ dừng ở việc dự báo. Hơn nữa, cần phải hướng tới cảnh báo sạt lở, lũ bùn đá theo thời gian thực cho các điểm có nguy sạt lở đất cao,” ông Sơn nhấn mạnh.

Vietnamplus.vn

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/thich-ung-voi-thien-tai-can-va-rung-phan-vung-som-cac-diem-nguy-co-sat-lo-post977172.vnp

Cùng chủ đề

Bảo hiểm BIC tạm ứng bồi thường gần 1 tỉ đồng

Theo Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC), đơn vị này vừa tạm ứng 945 triệu đồng bồi thường bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc xe ô tô đối với hành khách trên xe trong vụ sạt lở tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng hôm 9-9, làm sạt lở ta luy dương khiến một ô tô khách, 2 ô tô con và một số xe máy bị vùi lấp và cuốn trôi. Ngay khi nhận được...

Cùng tác giả

29 tập thể, 1 cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua và nhiệm vụ công...

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 10, đánh giá, tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2025. Năm 2024, các cấp Hội LHPN tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực hưởng ứng phong trào thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng...

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công dịp cuối năm

Mặc dù đến giữa tháng 12, nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) của tỉnh vẫn ở mức thấp hơn mức trung bình của cả nước và đứng thứ 58/63 tỉnh, thành phố. Song, với quyết tâm cao đạt mục tiêu giải ngân VĐTC năm 2024 ở mức trên 95% kế hoạch (KH) theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, tỉnh đã và đang đề ra hàng loạt giải pháp “thúc” các sở, ban, ngành,...

Năm 2024, Cục Thuế Cao Bằng thu ngân sách tăng 20,6%

Chiều 20/12, Cục Thuế tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có đại diện một số sở, ban, ngành. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024

Chiều 20/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến giữa Thủ tướng Chính phủ với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và trọng tâm năm 2025 nhằm tạo đà bứt phá cho...

Kỳ họp lần thứ 17 HĐND thành phố Cao Bằng khóa XXII, nhiệm kỳ 2021

Sau 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, Kỳ họp lần thứ 17 HĐND thành phố Cao Bằng khóa XXII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua các dự thảo nghị quyết và bế mạc kỳ họp. Kỳ họp...

Cùng chuyên mục

29 tập thể, 1 cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua và nhiệm vụ công...

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 10, đánh giá, tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2025. Năm 2024, các cấp Hội LHPN tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực hưởng ứng phong trào thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024

Chiều 20/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến giữa Thủ tướng Chính phủ với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và trọng tâm năm 2025 nhằm tạo đà bứt phá cho...

Kỳ họp lần thứ 17 HĐND thành phố Cao Bằng khóa XXII, nhiệm kỳ 2021

Sau 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, Kỳ họp lần thứ 17 HĐND thành phố Cao Bằng khóa XXII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua các dự thảo nghị quyết và bế mạc kỳ họp. Kỳ họp...

Hội thảo cuốn sách “Lịch sử Văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng giai đoạn 1930

Sáng 21/12, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo cuốn sách "Lịch sử Văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng giai đoạn 1930 - 2024". Dự hội thảo có đồng chí Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo, cán bộ văn phòng Tỉnh ủy qua các thời kỳ;...

Công nghệ thực tế ảo tái hiện lịch sử 80 năm vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng hòa bình của dân tộc, khẳng định niềm tin và thể hiện góc nhìn của thế hệ trẻ dưới lăng kính công nghệ, một dự án xã hội mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà dự Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2024 của Cụm thi đua số...

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang Hoàng Gia Long; lãnh đạo một số vụ đơn vị của Uỷ ban Dân tộc; cùng lãnh đạo các Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố trong cụm. Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Chu Thị Ngọc Diệp, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, Trưởng Cụm thi đua số 1 cho biết,...

Hôm nay (22/12), kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Cách đây tròn 80 năm, theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân – tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập trong khu rừng nay là xã Tam Kinh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đội quân ban đầu với 34 chiến sĩ, Quân đội ta đã nhanh...

Chặng đường 80 năm anh hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (22.12.1944), tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN Từ những ngày đầu thành lập với chỉ 34 chiến sĩ, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã trưởng thành vượt bậc, lập nên những chiến công hiển hách, đồng hành cùng dân tộc trong mọi thời kỳ lịch sử, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến bảo vệ và xây...

Cụm thi đua các LĐLĐ tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Đông Bắc ký kết giao ước thi đua năm 2025

Chiều 21/12, tại tỉnh Cao Bằng, Cụm thi đua số 5 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Đông Bắc tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua (PTTĐ) năm 2024 và ký kết giao ước thi đua năm 2025. Tham dự có các đồng chí: Huỳnh Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; Hà Ngọc Giáp, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy;...

Hội thảo cuốn sách “Lịch sử Văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng 1930 – 2024”

Sáng 21/12, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo (lần 1) cuốn sách “Lịch sử Văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng 1930 - 2024”. Tham dự có đồng chí Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo, cán bộ Văn phòng Tỉnh ủy qua các thời kỳ; Tổ chỉnh lý, biên soạn cuốn sách “Lịch sử Văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng 1930 - 2024”. Tại hội thảo, đại diện lãnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất