Powered by Techcity

Thạch An đưa sản phẩm OCOP 3 sao thạch đen vươn xa

Từ món ăn dân dã, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và dám nghĩ, dám làm của người dân Thạch An, món thạch đen (thạch sương sáo) đã trở thành đặc sản của địa phương. Hiện sản phẩm được sản xuất và đóng gói theo quy trình hiện đại đạt tiêu chuẩn OCOP và được đông đảo người tiêu dùng, các du khách từ khắp nơi yêu thích.

Đến thăm Cơ sở sản xuất thạch đen Lê Thùy, xóm Chang Khuyên, thị trấn Đông Khê – một trong những cơ sở sản xuất thạch đen có tiếng tại Thạch An. Khi bước vào cơ sở, chúng tôi thấy khu vực chế biến được vệ sinh sạch sẽ, máy móc, thiết bị đang hoạt động hết công suất, đảm bảo số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Trên mỗi hộp thạch đen thành phẩm in đầy đủ thông tin về nguyên liệu, địa chỉ liên hệ… để khách hàng dễ dàng tham khảo và tìm mua sản phẩm của cơ sở.

 Sản phẩm OCOP 3 sao thạch đen Thạch An được khách hàng yêu thích.
Sản phẩm OCOP 3 sao thạch đen Thạch An được khách hàng yêu thích.

Chị Nông Thị Lệ Thùy, chủ cơ sở cho biết: Năm 2015, nhận thấy thạch đen được người tiêu dùng ưa chuộng, tôi bàn với gia đình xây dựng một cơ sở sản xuất thạch đen chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng, tâm huyết đem món ăn đặc sản của địa phương vươn xa, phân phối tới nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Để sản xuất số lượng lớn, đảm bảo chất lượng, tôi đầu tư máy móc hiện đại kết hợp với phương pháp sản xuất thủ công truyền thống để cho ra sản phẩm đảm bảo chất lượng. Sản phẩm thạch đen Lê Thùy mặc dù không dùng chất bảo quản, không phẩm màu nhưng vẫn tạo được màu sắc, độ thơm ngon và dẻo dai. Năm 2020, thạch đen Lê Thùy đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh, đạt “Thương hiệu vàng Nông nghiệp năm 2022” của Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Với chất lượng vượt trội, đến nay, sản phẩm có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm tới nhiều các khách hàng trên khắp cả nước. Năm 2022, cơ sở bán ra thị trường hơn 10 tấn thạch đen thành phẩm, doanh thu trên 100 triệu đồng. Sản phẩm thạch đen Lê Thùy hiện có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước như: Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Kạn…

Cùng với Cơ sở sản xuất thạch đen Lê Thùy, cơ sở sản xuất thạch đen Đinh Tuyên, khu 1, thị trấn Đông Khê cũng được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2023. Với mong muốn mang sản phẩm của quê hương phát triển hơn nữa, tạo dựng thương hiệu chỗ đứng trên thị trường, cơ sở luôn cố gắng nỗ lực cải tiến phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu thạch đen Đinh Tuyên vươn xa, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo cho bà con.

Chị Đinh Thị Kim Tuyên, chủ cơ sở sản xuất chia sẻ: Để tạo ra sản phẩm thạch đen an toàn, cơ sở luôn sử dụng những nguyên liệu đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chủ động liên kết với các hộ dân trên địa bàn xây dựng vùng sản xuất theo hướng hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trong quá trình chế biến, cơ sở cũng không sử dụng các chất phụ gia, các chất cấm, hệ thống máy móc được trang bị đảm bảo an toàn. Hiện nay, vào chính vụ, cơ sở cung cấp từ 800 – 1.200 hộp thạch/ngày; đạt 100.000 hộp/năm, trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về sản xuất và kinh doanh thạch đen tại huyện.

Nguyên liệu chính để làm ra sản phẩm thạch đen là cây thạch (còn được gọi là tiên thảo hay sương sáo), được trồng chủ yếu tại các xã: Trọng Con, Đức Thông. Đây là một loại cây thân cỏ, trồng ngắn ngày, chỉ 4 tháng là có thể thu hoạch. Cây thạch đen có vị ngọt, tính mát, theo Đông y, lá cây này có tác dụng giải nhiệt, giúp giảm huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp, tiểu đường…

Thạch An là địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho cây thạch đen. Từ năm 2016, huyện xác định thạch đen là cây trồng mũi nhọn và có chủ trương vận động người dân mở rộng diện tích. Đến nay, tổng diện tích trồng cây thạch đen đạt gần 500 ha, với tổng sản lượng hơn 2.000 tấn, cây thạch đen đem lại thu nhập cho người dân trên 70 tỷ đồng/năm. Hiện nay, huyện có nhiều cơ sở sản xuất thạch đen chất lượng, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Các cơ sở không ngừng đầu tư thiết bị sản xuất hiện đại, tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại để giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm tới khách hàng và đối tác trong và ngoài tỉnh.

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vũ Đức Thiện cho biết: Để mở rộng diện tích, nâng cao năng suất cây thạch, phòng đã tăng cường khuyến khích nông dân mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm; phối hợp mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thạch đen theo hướng hữu cơ an toàn, tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm thạch đen.

Tuy nhiên, để phát triển và nâng cao giá trị sản xuất cho cây thạch đen và sản phẩm thạch đen Thạch An, cần rất nhiều yếu tố, quan trọng nhất là khâu tìm đầu ra tiêu thụ ổn định cho sản phẩm trên thị trường giúp nhân dân yên tâm mở rộng sản xuất. Thời gian tới, để sản phẩm thạch đen địa phương ngày càng phát triển vươn ra cả nước, huyện tăng cường kêu gọi các đầu tư, doanh nghiệp hỗ trợ huyện quảng bá, hỗ trợ sản xuất, chế biến sản phẩm thạch đen.  


  Tiến Dũng



Nguồn

Cùng chủ đề

Quảng Hòa tập trung hỗ trợ sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản

Huyện Quảng Hòa quan tâm, triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản, trong đó chú trọng về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Một số đề xuất và hoạt động triển khai bước đầu có những tác động tích cực trong phát triển sản xuất của địa phương. Quảng Hòa là một trong...

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày

Cao Bằng có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một bức tranh văn hóa dân tộc đa sắc màu. Văn hóa dân tộc Tày phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, kết tinh nên những giá trị nhân văn cao đẹp.  Người Tày chiếm phần lớn số dân của toàn tỉnh. Bản của người Tày thường ở...

Trùng Khánh giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca

Công tác giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca tại huyện Trùng Khánh được quan tâm, có nhiều khởi sắc, góp phần bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh Chu Thị Vinh cho biết: Hằng năm, huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức các cuộc thi dân ca, hoạt động...

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 65

Chiều 22/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 65. Đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì. Tham dự có đại biểu các ban xây dựng Đảng Trung ương theo dõi Cao Bằng; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy và một số sở, ngành.  Hội nghị thực hiện công tác tổ chức cán bộ. Các đại biểu thảo luận,...

Lễ kỷ niệm 60 năm Báo Tuyên Quang xuất bản số đầu tiên (3/2/1965 – 3/2/2025)

Ngày 22/2, Báo Tuyên Quang tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm xuất bản số đầu tiên (3/2/1965 - 3/2/2025).  Tham dự có các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy...

Cùng tác giả

Quảng Hòa tập trung hỗ trợ sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản

Huyện Quảng Hòa quan tâm, triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản, trong đó chú trọng về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Một số đề xuất và hoạt động triển khai bước đầu có những tác động tích cực trong phát triển sản xuất của địa phương. Quảng Hòa là một trong...

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày

Cao Bằng có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một bức tranh văn hóa dân tộc đa sắc màu. Văn hóa dân tộc Tày phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, kết tinh nên những giá trị nhân văn cao đẹp.  Người Tày chiếm phần lớn số dân của toàn tỉnh. Bản của người Tày thường ở...

Trùng Khánh giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca

Công tác giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca tại huyện Trùng Khánh được quan tâm, có nhiều khởi sắc, góp phần bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh Chu Thị Vinh cho biết: Hằng năm, huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức các cuộc thi dân ca, hoạt động...

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 65

Chiều 22/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 65. Đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì. Tham dự có đại biểu các ban xây dựng Đảng Trung ương theo dõi Cao Bằng; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy và một số sở, ngành.  Hội nghị thực hiện công tác tổ chức cán bộ. Các đại biểu thảo luận,...

Lễ kỷ niệm 60 năm Báo Tuyên Quang xuất bản số đầu tiên (3/2/1965 – 3/2/2025)

Ngày 22/2, Báo Tuyên Quang tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm xuất bản số đầu tiên (3/2/1965 - 3/2/2025).  Tham dự có các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy...

Cùng chuyên mục

Quảng Hòa tập trung hỗ trợ sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản

Huyện Quảng Hòa quan tâm, triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản, trong đó chú trọng về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Một số đề xuất và hoạt động triển khai bước đầu có những tác động tích cực trong phát triển sản xuất của địa phương. Quảng Hòa là một trong...

Điện lực Cao Bằng đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ

Thời gian qua, Công ty Điện lực Cao Bằng đã từng bước triển khai và đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Qua đó, chất lượng cung cấp dịch vụ điện ngày càng nâng cao, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng sử dụng điện. ...

“Chìa khóa” hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng

Để hỗ trợ cho các tổ chức, hộ gia đình có thêm nguồn lực giữ rừng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh nỗ lực triển khai các giải pháp thu tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) và chi trả kịp thời cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân để các chủ rừng trên địa bàn tỉnh yên tâm giữ rừng. Theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, trong năm 2024, đơn vị đã giải...

Hòa An phát triển giống lúa chất lượng cao Japonica

Để nâng cao giá trị hạt gạo, huyện Hòa An tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa; cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả; đồng thời lựa chọn các giống lúa mới có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất.  Hòa An là vựa lúa của tỉnh, diện tích gieo cấy hằng năm trên 4.700 ha, chủ yếu là giống Bao Thai...

Quảng Hòa nâng cao giá trị nông sản

Nâng cao giá trị gia tăng qua chế biến; liên kết sản xuất; sản xuất theo tiêu chuẩn - quy chuẩn; xây dựng bao bì, nhãn mác cho các loại nông sản góp phần nhận diện thương hiệu trên thị trường; gắn với du lịch - dịch vụ. Qua đó, sản xuất nông nghiệp chuyển biến theo hướng tích cực, giá trị gia tăng hằng năm tăng, góp phần nâng cao thu nhập, đa dạng hóa sinh kế của...

Dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh giải ngân đạt 91,38% kế hoạch

Tính đến hết tháng 1/2025, Dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng), dự án đã giải ngân 1.775 tỷ đồng/1.934 tỷ đồng, đạt 91,38% kế hoạch vốn năm 2024. Cụ thể, năm 2024 được giao trên 1.934 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương trên 674 tỷ đồng; ngân sách địa phương 1.260 tỷ đồng. Tổng kế hoạch vốn được giao năm 2025 trên 2.372 tỷ đồng, trong...

Mang giá trị văn hóa địa phương vào sản phẩm OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn, góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị; khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng, miền để hình thành các sản phẩm OCOP tích hợp “đa giá trị”, gắn kết...

Sở Công Thương khảo sát tình hình thị trường cung ứng hàng hoá dịp Tết Nguyên đán

Sáng 21/1, đoàn công tác của Sở Công thương đi khảo sát, nắm bắt tình hình thị trường cung ứng hàng hoá phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại một số nhà phân phối, siêu thị trên địa bàn thành phố Cao Bằng. ...

Vượt thách thức đón những cơ hội mới

Bước vào Xuân Ất Tỵ, kinh tế cửa khẩu có nhiều khởi sắc. Hạ tầng cơ sở khu kinh tế cửa khẩu từng bước được đầu tư đồng bộ, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK), thu thuế từ hoạt động xuất nhập hàng hóa đều tăng trưởng khá so với năm 2023. Đây là kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đột phá phát triển kinh tế cửa khẩu tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ...

BIDV Cao Bằng triển khai nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh năm 2025

BIDV Cao Bằng vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng, triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh năm 2025, hội nghị người lao động kết hợp hội nghị đối thoại các cấp năm 2025. Dự hội nghị có lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất