Powered by Techcity

Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể

UBND tỉnh vừa ban hành văn bản số 2097/UBND-VX ngày 7/8/2023 về việc tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.

Lễ hội Nàng Hai được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã có những chuyển biến tích cực, đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiện tượng vi phạm quy định của pháp luật cũng như vi phạm nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là di sản được UNESCO ghi danh và trong Danh mục quốc gia vẫn diễn ra, có xu hướng gia tăng, thậm chí được thực hiện bởi một số nghệ nhân ưu tú; tổ chức các hoạt động văn nghệ có diễn xướng hầu đồng không đúng bản chất và không gian thực hành của di sản; xâm phạm một số tập tục, kiêng kỵ và làm sai lệch giá trị của di sản văn hóa phi vật thể.

Việc thực hành sai lệch di sản dẫn tới biến đổi giá trị di sản sẽ ảnh hưởng đến việc xem xét thông qua báo cáo định kỳ quốc gia mà Việt Nam phải đệ trình Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, trường hợp nghiêm trọng có thể bị UNESCO xem xét, rút danh hiệu.

Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể chính trị – xã hội, UBND các huyện, Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản theo đúng Chương trình hành động quốc gia mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với UNESCO (đối với các di sản được đưa vào các danh sách của UNESCO) và các biện pháp bảo vệ được ghi trong hồ sơ khoa học (đối với các di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia).

Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương. Nâng cao nhận thức cho nghệ nhân, người thực hành và cộng đồng về giá trị của di sản văn hóa phi vật thể. Nghệ nhân cần nâng cao vai trò truyền dạy di sản và nêu gương trong thực hành đúng để gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng việc thực hành, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật, những hành vi làm sai lệch giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, như: Thực hành di sản không đúng với bản chất và tính chất truyền thống của di sản; thay đổi, bổ sung các yếu tố mới và biểu diễn di sản mà không có sự đồng thuận của cộng đồng; đưa di sản ra trình diễn ngoài phạm vi không gian thực hành của di sản; lợi dụng danh hiệu di sản để tổ chức các sự kiện hội họp, giới thiệu, tập huấn về di sản mà không có sự hiểu biết đầy đủ của cộng đồng, không đúng với tinh thần Công ước 2003 và Luật Di sản văn hóa.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động, quyết liệt hơn nữa trong việc phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, chính quyền các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan, tiếp tục triển khai nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 


P.V



Nguồn

Cùng chủ đề

Kỳ họp thứ 27 (chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026

Sáng 24/2, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 27 (chuyên đề), xem xét cho ý kiến, thông qua một số dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình. Các đồng chí: Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nông Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh...

Quảng Hòa tập trung hỗ trợ sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản

Huyện Quảng Hòa quan tâm, triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản, trong đó chú trọng về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Một số đề xuất và hoạt động triển khai bước đầu có những tác động tích cực trong phát triển sản xuất của địa phương. Quảng Hòa là một trong...

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày

Cao Bằng có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một bức tranh văn hóa dân tộc đa sắc màu. Văn hóa dân tộc Tày phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, kết tinh nên những giá trị nhân văn cao đẹp.  Người Tày chiếm phần lớn số dân của toàn tỉnh. Bản của người Tày thường ở...

Trùng Khánh giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca

Công tác giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca tại huyện Trùng Khánh được quan tâm, có nhiều khởi sắc, góp phần bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh Chu Thị Vinh cho biết: Hằng năm, huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức các cuộc thi dân ca, hoạt động...

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 65

Chiều 22/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 65. Đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì. Tham dự có đại biểu các ban xây dựng Đảng Trung ương theo dõi Cao Bằng; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy và một số sở, ngành.  Hội nghị thực hiện công tác tổ chức cán bộ. Các đại biểu thảo luận,...

Cùng tác giả

Kỳ họp thứ 27 (chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026

Sáng 24/2, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 27 (chuyên đề), xem xét cho ý kiến, thông qua một số dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình. Các đồng chí: Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nông Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh...

Hội nghị công bố quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ

Ngày 21/2, Công an tỉnh tổ chức hội nghị công bố quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí đối với các đồng chí lãnh đạo cấp phòng và tương đương. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Đại tá Vũ Hồng Quang, Ủy viên Ban Thường vụ...

Quảng Hòa tập trung hỗ trợ sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản

Huyện Quảng Hòa quan tâm, triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản, trong đó chú trọng về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Một số đề xuất và hoạt động triển khai bước đầu có những tác động tích cực trong phát triển sản xuất của địa phương. Quảng Hòa là một trong...

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày

Cao Bằng có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một bức tranh văn hóa dân tộc đa sắc màu. Văn hóa dân tộc Tày phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, kết tinh nên những giá trị nhân văn cao đẹp.  Người Tày chiếm phần lớn số dân của toàn tỉnh. Bản của người Tày thường ở...

Trùng Khánh giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca

Công tác giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca tại huyện Trùng Khánh được quan tâm, có nhiều khởi sắc, góp phần bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh Chu Thị Vinh cho biết: Hằng năm, huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức các cuộc thi dân ca, hoạt động...

Cùng chuyên mục

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày

Cao Bằng có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một bức tranh văn hóa dân tộc đa sắc màu. Văn hóa dân tộc Tày phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, kết tinh nên những giá trị nhân văn cao đẹp.  Người Tày chiếm phần lớn số dân của toàn tỉnh. Bản của người Tày thường ở...

Trùng Khánh giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca

Công tác giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca tại huyện Trùng Khánh được quan tâm, có nhiều khởi sắc, góp phần bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh Chu Thị Vinh cho biết: Hằng năm, huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức các cuộc thi dân ca, hoạt động...

Nét đẹp trò chơi dân gian trong lễ hội đầu xuân

Mỗi dịp xuân về, các trò chơi dân gian, thể thao truyền thống tại các lễ hội lại thu hút đông đảo người dân tham gia, cùng gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, tạo nên không gian hội xuân đầy màu sắc và ý nghĩa. Bên cạnh các nghi lễ rước, tế thần, phần hội với những trò chơi dân gian luôn được mọi người mong chờ. Những trò chơi này không chỉ mang lại không khí vui...

Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc và lễ hội chọi bò huyện Bảo Lâm năm 2025

Tối 16/2, UBND huyện Bảo Lâm tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Lễ hội chọi bò huyện Bảo Lâm năm 2025. Tham dự có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Công an tỉnh, một số sở, ban, ngành; các huyện: Hòa An, Quảng Hòa, Hạ Lang Bảo Lạc và Thành phố; Bắc Mê; Mèo Vạc (Hà Giảng); Na Hang (Tuyên Quang); Pác Nặm (Bắc Kạn);...

Tăng cường bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh có Công văn số 327/UBND-VX, ngày 12/2/2025 về việc tăng cường công tác bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Thực hiện Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL ngày 18/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong...

Lễ hội Đền Kỳ Sầm

Tối 6/2 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng), xã Vĩnh Quang (Thành phố) tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Kỳ Sầm. Tham dự có các đồng chí: Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy; Trịnh Trường Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ; lãnh đạo các sở, ban, ngành và Thành phố. Đền Kỳ Sầm được xây dựng từ thời nhà Lý, thờ nhân vật lịch sử, danh tướng Nùng Trí Cao...

Khai hội Chùa Đà Quận

Tối 5/2 (tức mùng 8 tháng Giêng âm lịch), tại xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo (Thành phố), diễn ra Lễ hội Chùa Đà Quận. Chùa Đà Quận - Viên Minh là một trong ba ngôi chùa cổ nhất Cao Bằng, chùa thờ Đà Quận công Mạc Ngọc Liễn, một danh tướng của nhà Mạc. Tương truyền chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (1138 - 1175) trên một gò đất có biểu tượng con rồng, có...

Cây nêu ngày tết – Báo Cao Bằng điện tử

Sắc xuân miền biên viễn từ xưa tới nay đều được khắc họa bởi những điều bình dị, dân dã “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Ở các bản làng vùng cao người Tày, sắc màu cây nêu ngày Tết được coi là linh vật giữ nhà, giữ bản, là điểm tựa tinh thần, nơi gửi gắm mong ước một năm an khang, thịnh vượng của bà con. Theo quan niệm của người...

Sắc đỏ trong ngày tết của người Tày, Nùng

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào Tày, Nùng, màu đỏ được xem như vị thần may mắn đem lại bình an và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Vì vậy, trên khắp các bản làng vùng cao vào mỗi dịp tết đến, xuân về, sắc đỏ rực rỡ ngập tràn khắp muôn nơi tạo nên bản sắc văn hóa riêng biệt, đồng thời, thể hiện niềm tin vào một năm mới với những điều tốt đẹp...

Giữ gìn và làm mới Tết Nguyên đán

Những giá trị truyền thống của Tết Nguyên đán tạo thành nét đẹp riêng, mang bản sắc văn hóa của dân tộc mà không ngày lễ nào trong năm có thể thay thế được. Trong xu thế cuộc sống hiện đại, mỗi người, nhất là giới trẻ có nhiều cách giữ gìn và làm mới tết, tạo nên những điều mới mẻ và một hành trình đón xuân nhiều cảm xúc.  Giữ gìn giá trị truyền thống Tết không chỉ thể...

Tin nổi bật

Tin mới nhất