Powered by Techcity

Quảng Hòa tập trung hỗ trợ sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản


Huyện Quảng Hòa quan tâm, triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản, trong đó chú trọng về khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn. Một số đề xuất và hoạt động triển khai bước đầu có những tác động tích cực trong phát triển sản xuất của địa phương.

Quảng Hòa là một trong những huyện có nhiều làng nghề truyền thống được tỉnh công nhận gồm các sản phẩm đường phên Bó Tờ, rèn Phúc Sen, giấy bản Quốc Dân, hương Phja Thắp, nón lá Hoàng Diệu, ngói đất nung Lũng Rì… Những năm gần đây, một số làng nghề truyền thống đã cải tiến kỹ thuật, công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực nên sản phẩm ngày càng được thị trường, người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa thích, tiêu thụ với số lượng lớn. Các làng nghề huy động được nguồn lực trong dân, sử dụng tài nguyên sẵn có tại địa phương, tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động nông thôn. Hiện nay, ước tính có 322 hộ tham gia hoạt động nghề, 757 lao động tham gia hoạt động các làng nghề. Từ nỗ lực vươn lên của các làng nghề truyền thống đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện, ước tính số doanh thu của các làng nghề đạt khoảng 26,55 tỷ đồng/năm. 

Thực hiện cơ chế, chính sách nhằm bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống, trong đó, định hướng phát triển nghề truyền thống, làng nghề gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP)”, một số nghề, làng nghề truyền thống đã được bảo tồn, phát triển ở dưới dạng tổ hợp tác, hợp tác xã và hộ gia đình; một số sản phẩm trở thành hàng hóa bán ra thị trường, trong đó có sản phẩm đường phên Bó Tờ, dao Phúc Sen – sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, các sản phẩm của huyện đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh đều được đưa lên các sàn thương mại điện tử như Postmart, voso.vn, nongnghiep.caobang.gov.vn, tham gia hội chợ OCOP… giúp hợp tác xã, hộ kinh doanh tìm kiếm đối tác trong việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Sản phẩm đường phên Bó Tờ (Quảng Hòa) được nhiều người tin dùng.
Sản phẩm đường phên Bó Tờ (Quảng Hòa) được nhiều người tin dùng.

Từ năm 2023, huyện quan tâm, định hướng và xúc tiến các hoạt động hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chủ lực, đặc hữu, đặc trưng của địa phương thông qua việc hỗ trợ phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống, như: Triển khai thực hiện thủ tục hồ sơ trình công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống và xây dựng, tạo lập, xác lập bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của làng nghề. Điển hình như Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phúc Sen” cho các sản phẩm của làng rèn Phúc Sen, huyện Quảng Hòa” đã và đang triển khai thực hiện từ 2023 – 2025. Để khẳng định thương hiệu và gìn giữ, phát huy kinh tế làng nghề, làng nghề ở Phúc Sen ngày càng mở rộng và phát triển. Nghề rèn thu hút và tạo việc làm cho gần 300 lao động nông thôn với 140 lò rèn, sản xuất theo quy mô hộ gia đình, hợp tác xã, hằng năm mang lại thu nhập cho địa phương hơn 18 tỷ đồng; thu nhập bình quân hơn 5 triệu đồng/người/tháng. Các đề tài, dự án khoa học công nghệ được đặt hàng triển khai đã góp phần thúc đẩy hoàn thiện, nâng cao giá trị các hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện như: Đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây mác púp tại tỉnh Cao Bằng”; Dự án “Xây dựng mô hình thâm canh cải tạo vùng chè Đoỏng Pán gắn với chế biến một số sản phẩm chè xanh chất lượng cao tạo sản phẩm OCOP tại xã Độc Lập”; Dự án “Hoàn thiện mô hình sản xuất, nâng cao giá trị chế biến cho sản phẩm đường phên của huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng” mới được phê duyệt thực hiện.  

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, địa phương còn nhiều lúng túng, chưa xác định được các giải pháp đồng bộ tổ chức theo hướng như: Quy hoạch sản xuất, quy hoạch vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng, quảng bá phát triển thương hiệu một cách bền vững để tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều sản phẩm vẫn chưa có thương hiệu, các cơ sở sản xuất thiếu sự quan tâm đến việc cải tiến mẫu mã nhãn hiệu hàng hóa, nên sản phẩm chưa tiếp cận được với người tiêu dùng, làm hạn chế khả năng phát triển quy mô sản xuất cũng như tiếp cận thị trường trong và ngoài nước.

Phó trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Quảng Hòa Hoàng Trung Kiên cho biết: Để khắc phục những hạn chế trên, huyện cần được hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu đối với các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý thông qua việc đặt hàng triển khai các dự án thuộc “Đề án Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Cao Bằng đến năm 2030” cho các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trên địa bàn huyện như: sản phẩm đường phên, hương thắp, giấy bản, ngói máng âm dương, hay các sản phẩm thuộc ngành nghề thủ công mỹ nghệ, đan lát… Qua đó, góp phần hỗ trợ huyện trong việc định hình, định hướng trong xây dựng quy hoạch vùng sản xuất, cũng như bảo tồn, khai thác, phát triển các loại đặc sản, vùng sản xuất nguyên liệu cho các đặc sản trên địa bàn giúp người sản xuất sản phẩm có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường; duy trì được lượng khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng tiềm năng; tăng doanh số và lợi nhuận; đưa sản phẩm thâm nhập thị trường thuận lợi.


Xuân Thương





Nguồn: https://baocaobang.vn/quang-hoa-tap-trung-ho-tro-san-pham-lang-nghe-san-pham-dac-san-3175617.html

Cùng chủ đề

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày

Cao Bằng có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một bức tranh văn hóa dân tộc đa sắc màu. Văn hóa dân tộc Tày phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, kết tinh nên những giá trị nhân văn cao đẹp.  Người Tày chiếm phần lớn số dân của toàn tỉnh. Bản của người Tày thường ở...

Trùng Khánh giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca

Công tác giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca tại huyện Trùng Khánh được quan tâm, có nhiều khởi sắc, góp phần bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh Chu Thị Vinh cho biết: Hằng năm, huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức các cuộc thi dân ca, hoạt động...

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 65

Chiều 22/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 65. Đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì. Tham dự có đại biểu các ban xây dựng Đảng Trung ương theo dõi Cao Bằng; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy và một số sở, ngành.  Hội nghị thực hiện công tác tổ chức cán bộ. Các đại biểu thảo luận,...

Lễ kỷ niệm 60 năm Báo Tuyên Quang xuất bản số đầu tiên (3/2/1965 – 3/2/2025)

Ngày 22/2, Báo Tuyên Quang tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm xuất bản số đầu tiên (3/2/1965 - 3/2/2025).  Tham dự có các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy...

Hội nghị Ủy ban Công tác liên hợp lần thứ 16 giữa 4 tỉnh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng...

Chiều 21/2, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh diễn ra Hội nghị lần thứ 16 Ủy ban Công tác liên hợp (CTLH) giữa các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Hội nghị do Chủ tịch Ủy ban CTLH song phương gồm 4 đồng chí Phó Chủ tịch UBND 4 tỉnh của Việt Nam và Phó Chủ tịch Khu tự trị dân...

Cùng tác giả

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày

Cao Bằng có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một bức tranh văn hóa dân tộc đa sắc màu. Văn hóa dân tộc Tày phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, kết tinh nên những giá trị nhân văn cao đẹp.  Người Tày chiếm phần lớn số dân của toàn tỉnh. Bản của người Tày thường ở...

Trùng Khánh giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca

Công tác giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca tại huyện Trùng Khánh được quan tâm, có nhiều khởi sắc, góp phần bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh Chu Thị Vinh cho biết: Hằng năm, huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức các cuộc thi dân ca, hoạt động...

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 65

Chiều 22/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 65. Đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì. Tham dự có đại biểu các ban xây dựng Đảng Trung ương theo dõi Cao Bằng; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy và một số sở, ngành.  Hội nghị thực hiện công tác tổ chức cán bộ. Các đại biểu thảo luận,...

Lễ kỷ niệm 60 năm Báo Tuyên Quang xuất bản số đầu tiên (3/2/1965 – 3/2/2025)

Ngày 22/2, Báo Tuyên Quang tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm xuất bản số đầu tiên (3/2/1965 - 3/2/2025).  Tham dự có các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy...

UBND thành phố Cao Bằng họp phiên thường kỳ tháng 2/2025

Chiều 19/2, UBND thành phố Cao Bằng tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 2/2025, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 2, triển khai phương hướng nhiệm vụ tháng 3/2025. ...

Cùng chuyên mục

Điện lực Cao Bằng đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ

Thời gian qua, Công ty Điện lực Cao Bằng đã từng bước triển khai và đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Qua đó, chất lượng cung cấp dịch vụ điện ngày càng nâng cao, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng sử dụng điện. ...

“Chìa khóa” hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng

Để hỗ trợ cho các tổ chức, hộ gia đình có thêm nguồn lực giữ rừng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh nỗ lực triển khai các giải pháp thu tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) và chi trả kịp thời cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân để các chủ rừng trên địa bàn tỉnh yên tâm giữ rừng. Theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, trong năm 2024, đơn vị đã giải...

Hòa An phát triển giống lúa chất lượng cao Japonica

Để nâng cao giá trị hạt gạo, huyện Hòa An tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa; cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả; đồng thời lựa chọn các giống lúa mới có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất.  Hòa An là vựa lúa của tỉnh, diện tích gieo cấy hằng năm trên 4.700 ha, chủ yếu là giống Bao Thai...

Quảng Hòa nâng cao giá trị nông sản

Nâng cao giá trị gia tăng qua chế biến; liên kết sản xuất; sản xuất theo tiêu chuẩn - quy chuẩn; xây dựng bao bì, nhãn mác cho các loại nông sản góp phần nhận diện thương hiệu trên thị trường; gắn với du lịch - dịch vụ. Qua đó, sản xuất nông nghiệp chuyển biến theo hướng tích cực, giá trị gia tăng hằng năm tăng, góp phần nâng cao thu nhập, đa dạng hóa sinh kế của...

Dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh giải ngân đạt 91,38% kế hoạch

Tính đến hết tháng 1/2025, Dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng), dự án đã giải ngân 1.775 tỷ đồng/1.934 tỷ đồng, đạt 91,38% kế hoạch vốn năm 2024. Cụ thể, năm 2024 được giao trên 1.934 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương trên 674 tỷ đồng; ngân sách địa phương 1.260 tỷ đồng. Tổng kế hoạch vốn được giao năm 2025 trên 2.372 tỷ đồng, trong...

Mang giá trị văn hóa địa phương vào sản phẩm OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn, góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị; khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng, miền để hình thành các sản phẩm OCOP tích hợp “đa giá trị”, gắn kết...

Sở Công Thương khảo sát tình hình thị trường cung ứng hàng hoá dịp Tết Nguyên đán

Sáng 21/1, đoàn công tác của Sở Công thương đi khảo sát, nắm bắt tình hình thị trường cung ứng hàng hoá phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại một số nhà phân phối, siêu thị trên địa bàn thành phố Cao Bằng. ...

Vượt thách thức đón những cơ hội mới

Bước vào Xuân Ất Tỵ, kinh tế cửa khẩu có nhiều khởi sắc. Hạ tầng cơ sở khu kinh tế cửa khẩu từng bước được đầu tư đồng bộ, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK), thu thuế từ hoạt động xuất nhập hàng hóa đều tăng trưởng khá so với năm 2023. Đây là kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đột phá phát triển kinh tế cửa khẩu tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ...

BIDV Cao Bằng triển khai nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh năm 2025

BIDV Cao Bằng vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng, triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh năm 2025, hội nghị người lao động kết hợp hội nghị đối thoại các cấp năm 2025. Dự hội nghị có lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh. ...

Doanh số cho vay tháng 1/2025 đạt 2.759 tỷ đồng

Tháng 1/2025, doanh số cho vay ước đạt 2.759 tỷ đồng; Doanh số thu nợ ước đạt 2.726 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế ước đạt 16.884 tỷ đồng, tăng 0,2% so với cuối năm 2024. Bao gồm 6.473 tỷ đồng dư nợ ngắn hạn, tăng 0,3%; 10.411 tỷ đồng dư nợ trung - dài hạn, tăng 0,1%. Nợ xấu ước 160 tỷ đồng, giảm 1,4 tỷ đồng so với cuối năm 2024, chiếm 0,95% trong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất