Powered by Techcity

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Là vùng đất chứa đựng nền văn hóa phong phú và giàu bản sắc của cộng đồng các dân tộc anh em, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh thời gian qua được triển khai hiệu quả, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, đồng thời kết nối giữa di sản văn hóa với phát triển du lịch.

Cao Bằng được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan hùng vỹ, tươi đẹp nổi tiếng trong nước và quốc tế, là cội nguồn của cách mạng Việt Nam, là tỉnh có công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận, là địa phương có tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên dân số của tỉnh cao nhất cả nước với nhiều dân tộc cùng chung sống…, tạo nên sự đa dạng, phong phú về các di sản văn hóa, trở thành tiềm năng du lịch to lớn của tỉnh. 

Toàn tỉnh hiện có trên 200 di tích, trong đó có 102 di tích được xếp hạng. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thường xuyên được quan tâm, chú trọng triển khai thực hiện thông qua các chương trình, đề tài, dự án. Tổ chức lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể, đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ hộ gia đình sản xuất các sản phẩm của nghề dệt phục vụ khách du lịch. Năm 2020, tỉnh hoàn thành công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ trên toàn tỉnh. Qua kiểm kê, số lượng di sản văn hóa phi vật thể còn tồn tại trên địa bàn tỉnh gồm 2.000 di sản, trong đó, tiếng nói có 6 di sản, chữ viết 2 di sản, nghệ thuật trình diễn dân gian 300 di sản, tập quán xã hội và tín ngưỡng 745 di sản, lễ hội truyền thống 200 di sản, nghề thủ công truyền thống 112 di sản, tri thức dân gian 487 di sản… Thông qua kiểm kê, lựa chọn, lập hồ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Toàn tỉnh hiện có 7 di sản được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Nghi lễ Then Tày, Lễ hội Nàng Hai xã Tiên Thành, Lễ hội Tranh đầu pháo thị trấn Quảng Uyên, Nghề rèn truyền thống của người Nùng An xã Phúc Sen (Quảng Hòa), tri thức dân gian nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao Đỏ xã Vũ Minh (Nguyên Bình), nghệ thuật trình diễn dân gian Lượn Cọi của người Tày các xã Yên Thổ, Nam Quang, Quảng Lâm (Bảo Lâm), nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người Tày xã Ngọc Đào (Hà Quảng).

Du khách trải nghiệm phong tục truyền thống tại Làng du lịch cộng đồng dân tộc Dao Tiền xóm Hoài Khao, xã Quang Thành (Nguyên Bình).
Du khách trải nghiệm phong tục truyền thống tại Làng du lịch cộng đồng dân tộc Dao Tiền xóm Hoài Khao, xã Quang Thành (Nguyên Bình).

Công tác tu bổ, tôn tạo di tích và phục dựng các lễ hội truyền thống độc đáo, đặc sắc được quan tâm; công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về di sản văn hóa được tăng cưởng. Nhiều chuỗi sự kiện, hoạt động được tỉnh tổ chức như: Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lễ hội du lịch thác Bản Giốc, Chương trình hát Then, đàn tính tại lễ hội, lễ vận hành thí điểm cho du khách qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc). Tham gia các hoạt động ngoài tỉnh như: Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”, Ngày hội du lịch Non nước Cao Bằng tại Hà Nội, Ngày hội du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh…  

Những nỗ lực trong việc phát huy và lan tỏa sức mạnh văn hóa đồng thời tạo nên sự kết nối giữa các di sản văn hóa với du lịch đã đem lại hiệu quả “kép”. Điển hình như các làng du lịch cộng đồng, làng nghề truyền thống các dân tộc Lô Lô xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc), Dao Tiền xã Quang Thành (Nguyên Bình), Nùng An xã Phúc Sen (Quảng Hòa), dân tộc Tày xóm Khuổi Ky, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh)… trở thành điểm đến của du khách trong nước và quốc tế. Đơn cử như tại các làng nghề liên quan đến trang phục dân tộc, du khách được tham gia trải nghiệm một số công đoạn của quá trình dệt vải, thêu thùa để khám phá văn hóa bản địa. Đây là một điểm nhấn vì khách du lịch, nhất là khách quốc tế đến trải nghiệm làng nghề không đơn thuần là đến xem người dân bản địa làm ra sản phẩm hay đến mua sắm, tham quan làng nghề mà còn muốn tìm hiểu những giá trị văn hóa tồn tại từ lâu đời. Trên cơ sở đó, tỉnh định hướng khai thác làng nghề theo hình thức “3 cùng”, đó là khách du lịch ăn cùng, ở cùng, làm cùng. Hình thức này thu hút, đưa khách du lịch hòa vào cuộc sống của người dân bản địa, kéo dài thời gian của một chương trình du lịch. Qua đó góp phần tăng lượng khách du lịch đến tỉnh qua các năm. Năm 2023, tỉnh đón 1.945.142 lượt khách, bằng 176% so với năm 2022, bằng 126% so với năm 2019. Tổng thu du lịch đạt 1.334 tỷ đồng, bằng 215% so với năm 2022, bằng 278% so với năm 2019.


Xuân Thương



Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh tiếp xã giao đoàn đại biểu Hội đồng và Ban điều hành, Ban cố vấn của Mạng...

Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8 (APGN) năm 2024 tổ chức tại tỉnh Cao Bằng, chiều 7/9, đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn...

Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân dự khai giảng, tặng quà người dân vùng lũ tại Cao Bằng

Cùng đi có lãnh đạo một số bộ, Văn phòng Chủ tịch nước. Công trình Trường Mầm non Pác Bó là quà tặng của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tặng thiếu nhi xã Trường Hà. Khởi công xây dựng ngày 10/6, công trình hoàn thành vào ngày Quốc khánh 2/9. Công trình có tổng vốn đầu tư 15 tỷ đồng. Được xây dựng trên diện tích 1.800m2, công trình gồm 3 khu nhà 2 tầng, với...

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 55

Sáng 6/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 55. Tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại biểu các ban xây dựng Đảng Trung ương theo dõi Cao Bằng. Đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì. Hội nghị thực hiện công tác tổ chức cán bộ;...

Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hình thành hệ sinh...

Sáng 6/9, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Tỉnh đoàn thanh niên phối hợp, đồng chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST), thúc đẩy hình thành hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn tỉnh Cao Bằng". Tham dự Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy; Cục trưởng Cục Phát triển thị...

Khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”

Sáng 6/9, tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Văn hóa và Thông tin Du lịch tổ chức khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”. Tham dự có các đồng chí: Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội...

Cùng tác giả

Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh tiếp xã giao đoàn đại biểu Hội đồng và Ban điều hành, Ban cố vấn của Mạng...

Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8 (APGN) năm 2024 tổ chức tại tỉnh Cao Bằng, chiều 7/9, đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn...

Hậu bão số 3 Yagi là lũ quét và sạt lở đất rình rập

Cơn bão mạnh nhất 30 năm qua ở các tỉnh Bắc Bộ Theo ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), bão số 3 vào Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh) với cường độ cấp 14, giật cấp 17; Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng) cấp 13, giật cấp 14.  “Đây là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ”, ông Luận chia...

Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân dự khai giảng, tặng quà người dân vùng lũ tại Cao Bằng

Cùng đi có lãnh đạo một số bộ, Văn phòng Chủ tịch nước. Công trình Trường Mầm non Pác Bó là quà tặng của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tặng thiếu nhi xã Trường Hà. Khởi công xây dựng ngày 10/6, công trình hoàn thành vào ngày Quốc khánh 2/9. Công trình có tổng vốn đầu tư 15 tỷ đồng. Được xây dựng trên diện tích 1.800m2, công trình gồm 3 khu nhà 2 tầng, với...

Doanh nghiệp Việt Nam tăng cường giao thương, mở rộng kết nối hợp tác tại thị trường Quảng Tây, …

Tham dự Hội nghị giao thương kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây), về phía đại biểu Việt Nam có Lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Chi nhánh thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc. Về phía đại biểu Trung Quốc có đại diện Lãnh đạo Sở Thương mại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Ngân hàng Quế Lâm. Về phía doanh nghiệp có hơn 30 doanh...

Khi ngành công nghiệp ô tô “ho”, nước Đức “bị cúm”

Câu tuyên bố “khi ngành công nghiệp ô tô ho, nước Đức bị cúm” dường như đang mô tả chính xác tình hình hiện tại của Volkswagen – niềm tự hào của nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Dây chuyền sản xuất các mẫu xe Golf VIII và Tiguan của Volkswagen ở Wolfsburg (Đức). (Nguồn: Reuters) Ngành công nghiệp ô tô của Đức từng được cả thế giới công nhận vì những chiếc xe động cơ đốt trong chất lượng...

Cùng chuyên mục

Toàn tỉnh đón 67.500 lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8 - 3/9), toàn tỉnh đón khoảng 67.500 lượt khách đến tham quan các khu, điểm du lịch, doanh thu ước đạt 53 tỷ đồng. Trong đó, khách quốc tế khoảng 2.500 lượt khách; khách nội địa khoảng 65.500 lượt khách. Công suất sử dụng phòng ước đạt 40%. Doanh thu đạt 53 tỷ đồng. Tại các khu, điểm du...

Thác Bản Giốc đón 1.560 khách ngày đầu tiên kỳ nghỉ lễ 2/9

Kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay kéo dài 4 ngày, thời tiết thuận lợi, nhều du khách đã chọn tham quan trải nghiệm miền non nước Cao Bằng. Ngay ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ (ngày 31/8), Thác Bản Giốc đã đón 1.560 du khách đến tham quan. Nằm trên đường biên giới Việt - Trung, thác Bản Giốc được mệnh danh là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam, thác nước tự nhiên lớn nhất khu...

Ẩm thực đặc sắc góp phần định vị hình ảnh du lịch Cao Bằng

Cao Bằng không chỉ hấp dẫn bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, chiều sâu lịch sử - văn hóa, hệ thống di tích độc đáo mà còn là nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực mời gọi du khách đến trải nghiệm và thưởng thức. Sự mới lạ, ngon miệng và hấp dẫn của ẩm thực địa phương góp phần tăng cường quảng bá, kết nối thúc đẩy du lịch đối với du khách trong nước và quốc...

Tạm dừng đưa đón khách qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc) từ ngày 11/8

Ban Quản ý Khu du lịch Thác Bản Giốc có văn bản số 224/TB-BQLTBG về việc đưa đón khách qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc). Căn cứ tình hình sự cố xảy ra tại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) Đức Thiên (Trung Quốc) bên phía Trung Quốc, Ban Quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc đề nghị các đơn ty cổ phần tập vị lữ hành (Công...

Gia tăng trải nghiệm qua du lịch kết hợp thể thao

Những năm gần đây, xu hướng du lịch kết hợp thể thao đang ngày càng trở nên phổ biến, thu hút không chỉ những người yêu thích vận động mà cả những ai muốn tìm kiếm sự mới mẻ trong các chuyến đi của mình.  Du lịch kết hợp thể thao mang lại nhiều lợi ích to lớn, đây là cách tuyệt vời để cải thiện sức khỏe và thể lực. Thay vì những chuyến đi nghỉ dưỡng truyền thống...

Ấn tượng bản sắc địa phương tại các cơ sở lưu trú du lịch

Cơ sở lưu trú là phương tiện mà mọi du khách đều cần trong chuyến du lịch. Việc đưa bản sắc địa phương vào cơ sở lưu trú là một cách tạo ấn tượng, khiến du khách thích thú, nhớ về những nơi đã từng đi qua. Lâu nay, nói về sức hút của điểm đến du lịch, nhiều người nghĩ ngay đến tài nguyên, sản phẩm du lịch hay cảnh quan văn hóa - lịch sử… Song, trong bối...

Du lịch biên giới – loại hình du lịch hấp dẫn

Với hơn 333 km đường biên giới, có các cặp cửa khẩu, lối mở song phương, sở hữu nhiều cảnh quan, nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, Cao Bằng chứa đựng nhiều tài nguyên du lịch đa dạng và hấp dẫn. Đặc biệt là phát triển loại hình du lịch biên giới, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng dân cư vùng biên giới và góp phần củng cố...

Phát động Cuộc thi sáng tác biểu trưng và khẩu hiệu du lịch tỉnh Cao Bằng

Chiều 9/7, Sở Văn hóa, Thể thoa và Du lịch tổ chức kỷ niệm 64 năm Ngày truyền thống  ngành  du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2024); phát động Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) và khẩu hiệu (slogan) du lịch tỉnh Cao Bằng. Ngày 9/7/1960, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký quyết định thành lập Công ty Du lịch Việt Nam (đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại thương lúc bấy giờ). Từ đó, ngày 9/7 hằng...

Tỉnh Cao Bằng xúc tiến xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thứ 5

Cao Bằng đẩy mạnh xúc tiến xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thứ 5 kết nối Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)-Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Sáu tháng đầu năm 2024, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tiếp tục tăng trưởng tốt. Toàn tỉnh đã đón gần 1,3 triệu lượt khách, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách...

Xu hướng “du lịch tại chỗ” hút khách

Trong cuộc sống hiện đại, việc cân bằng giữa công việc và việc nghỉ ngơi được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện về kinh tế, thời gian cho du lịch. Với nhiều ưu điểm mang lại, du lịch "tại chỗ" trở thành lựa chọn của nhiều người ở nhiều lứa tuổi. Có rất nhiều gợi ý, ý tưởng hay cho một chuyến du lịch tại chỗ hấp dẫn như tìm về không gian...

Tin nổi bật

Tin mới nhất